Tiểu luận ktct - Tiểu luận về độc quyền| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Lý luận của Mác-Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Ngô Ngọc Lê Mã SV: 11218234
Lớp tín chỉ: LLNL1106(122)_09 Số thứ tự: 29 Hà Nội - 2022 LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là sự tồn tại khách quan trong lịch sử, là sản phẩm của văn
minh nhân loại. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường và
quy luật cạnh tranh là một trong số đó. Khi đã tham gia vào thị trường, các chủ thể sản xuất
kinh doanh bên cạnh sự hợp tác , luôn phải chấp nhận cạnh tranh . Kinh tế thị trường càng
phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn. Nền kinh
tế thị trường cho phép sự cạnh tranh tự do, mà theo C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng:
tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất , tích tụ và tập trung sản xuất đến
một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Nền kinh tế Việt Nam cho tới năm 1986 đã chuyển sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng. Kinh tế Việt
Nam dưới sự điều hành của chính phủ tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là về vấn đề độc quyền
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là vấn đề tồn tại cần giải quyết, gắn liền với
gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế.
Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về độc quyền trong nền kinh tế thị trường, tìm hiểu
vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục những nhược điểm và phát triển đất nước.
Với những ý nghĩa và tác dụng của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài: Lý “ luận
của Mác-Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã sử dụng nền tảng lý
thuyết từ tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin của Khoa Triết học
thuộc Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bởi vì vốn hiểu biết
còn hạn hẹp nên bài làm chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận
được sự góp ý quý báu của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA MÁC-LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền KTTT
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao.
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các
chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền.
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
1.2. Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
1.2.1. Nguyên nhân hình thành độc quyền
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ
nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền, đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai
đoạn phát triển mới - giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền
Tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn
mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn. Hai là, do cạnh tranh
Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh sẽ làm
cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị
những doanh nghiệp khác làm ăn hiệp quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc bị
đào thải khỏi cuộc chơi. Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả doanh nghiệp khác đều
bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh
nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc
quyền giống như V.I.Lênin đã khẳng định: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự
tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn đến độc quyền.”
Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng
Toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi
cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873. Các doanh nghiệp quy mô lớn vẫn tồn tại, tuy
nhiên, họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất để có thể tiếp tục phát
triển được. Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy việc tập
trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các
tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện mới có thể ấn định giá cả độc
quyền mua, độc quyền bán để thu lợi nhận độc quyền cao. Giá cả độc quyền là giá cả áp đặt
trong mua và bán hàng hóa. Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa nên các tổ chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền.
Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân. Nguồn gốc
của lợi nhuận độc quyền là phần lao động không công của công nhân làm việc trong xí
nghiệp trong và ngoài độc quyền; phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ, của
nhân dân lao động ở các nước do sự thống trị của các tổ chức độc quyền.
Giá cả độc quyền là giá cả do tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa,
bao gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Giá cả độc quyền gồm giá cả độc
quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền cao khi mua. Trong giai đoạn độc quyền, các tổ
chức độc quyền luôn mua và bán hàng hóa xoay quanh giá cả độc quyền, do đó họ luôn thu
được lợi nhuận độc quyền cao.
1.2.2. Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế
1.2.2.1. Những tác động tích cực
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai
các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao. Do đó,
các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về
tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự
tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng, còn khả năng có trở thành hiện thực hay
không còn phụ thuộc và nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ
chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc quyền
tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất
mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất, do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình, nhất là sức
mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm,
mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung,
quy mô lớn, hiện đại. V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành
độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn
bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”.
1.2.2.2. Những tác động tiêu cực:
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội.
Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, mặc dù như
đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do đó
giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng
hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đối không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng
hóa tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh
các sáng chế khoa học, kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát
minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung
lay. Do vậy, mặc dù có khả năng về nguồn lực tài chính tạo ra khả năng nghiên cứu, phát
minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không tích cực thực
hiện các công việc đó. Điều này chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến
bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc
quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp
với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà
nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của
quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘC QUYỀN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
2.1. Đặc điểm thứ nhất: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thỏa thuận với
nhau; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt,
quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm
lấy địa vị độc quyền.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên
kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về
sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở
rộng ra nhiêu ngành khác nhau.
Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm:
Cartel (Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consortium (Công-xoóc-xi-om).
Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp
nghị thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh
toán,... Các xí nghiệp tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lưu thông hàng
hóa. Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững.
Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp
tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận).
Trust là hình thức độc quyền cao hon Cartel và Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản
xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý.
Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình
thức độc quyền trên. Tham gia Consortium có các xí nghiệp tư bản lớn thuộc các ngành
khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một
Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài
chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù.
* Biểu hiện mới: Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự
phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ nên đã diễn ra
quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và
chiều ngang, ở cả trong và ngoài nước. Từ đó, những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời.
Concern: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp
có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiêu nước. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là do cạnh tranh gay gắt việc kinh doanh chuyên môn hoá
hẹp dễ bị phá sản. Hơn nữa, hình thức độc quyền đa ngành còn để đối phó với luật chống
độc quyền ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (luật này cấm độc quyền 100% mặt hàng trong một ngành).
Conglomerate: Là sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không có sự
liên quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của các
Conglomerate là thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Do vậy phần lớn các
Conglomerate dễ bị phá sản nhanh hoặc chuyển thành các Concern. Tuy nhiên một bộ phận
các Conglomerate vẫn tồn tại vững chắc bằng cách kinh doanh trong lĩnh vực tài chính trong
những điều kiện thường xuyên biến động của nền kinh tế thế giới.
Ở các nước tư bản phát triển hiện nay, bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại ngày
càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp (công ty, hãng) vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế. Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép
tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó, đó
là: nhạy cảm đối với thay đối trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biến động của
thị trường; mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm; dễ đối mới
trang thiết bị, kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung; có thể kết hợp nhiều loại
hình kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao trong điều kiện kết
cấu hạ tầng hạn chế.
2.2. Đặc điểm thứ hai: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
Quy luật tích tụ, tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do
quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sản hoặc bị thôn tính và hình thành những ngân hàng lớn.
Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay
đối quan hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai
trò mới: từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, thì nay đã
nắm được hầu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi
hoạt động của nền kinh tế xã hội.
Dưa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình
để theo dõi việc sử dụng tiền vay hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống
chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng
trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc
quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bang cách mua có phần
của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền hoá
trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình
tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.
V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chỉnh là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân
hàng của một số ít ngần hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc
quyền các nhà công nghiệp".
Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực
chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số
có phiếu khống chế, chi phối một công ty lớn nhất - công ty gốc gọi là "công ty mẹ";
công ty này lại mua được có phiếu khống chế, thống trị các "công ty con"; "công ty con"
đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu",...
*Biểu hiện mới: Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều
ngành, nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp.
Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đối, "chế độ tham dự" được
bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm", nghĩa là những đại có đông được "uỷ nhiệm"
thay mặt cho đa số có đông có ít có phiếu (các có đông nhỏ) quyết định phương hướng
hoạt động của công ty cố phần.
2.3. Đặc điểm thứ ba: Xuất khấu tư bản trở thành phổ biến
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước
nhập khẩu tư bản. Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số
"tư bản thừa" tương đối, nghĩa là lượng tư bản này nếu đầu tư ở trong nước thì lợi nhuận
thấp, nên họ cần tìm nơi đầu tư ra nước ngoài có 90 nhiều lợi nhuận cao hơn. Đồng thời,
nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất
thiếu vốn để phát triển kinh tế, giá cả ruộng đất tương đối hạ, tiền lương lại thấp, nguyên
liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
- Xét về hình thức, xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp
mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đâu tư đê trực
tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức,
mua có phần, có phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng
khoán và thông qua các đinh chế tài chánh trung gian khác mà nhà đầu tư không
trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Xét về chủ thể xuất khẩu, thì xuất khẩu tư bản được chia thành: xuất khẩu tư
bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
Xuất khấu tư bản tư nhân thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng
quay vốn ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Xuất khẩu tư bản nhà nước là đầu tư vào nước nhập khấu tư bản; hoặc viện cớ
hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và
quân sự nhất định của chúng. *Biểu hiện mới:
Thứ nhất, những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa
các nước tư bản phát triển với nhau.
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đối lớn, trong đó vai trò của các
công ty xuyên quốc gia. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khấu tư bản từ các nước đang phát triển.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản
và xuất khẩu hàng hoá tăng lên.
Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ
dần và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.
2.4. Đặc điểm thứ tư: Sự phân chia thế giới về kình tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyển
Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kình tế
hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt
giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị
độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình
thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.
Ngày nay, sự phân chia thế giới về kinh tế có những biêu hiện mới, đó là xu
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hoá nền kinh tế.
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tăng
lên đã thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.
3. ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
3.1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to
lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng các tổ chức độc
quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm
và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận
tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bàn, ... Vì vậy, nhà nước phải đứng ra đảm nhận
phát triển các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm
sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi nhà
nước phải có những chính sách xã hội để xoa dịu những mâu thuẫn đó, như các chính
sách trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội,...
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi
ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các
quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước
3.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của ba quá trình gắn
bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp
của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức manh của
nhà nước trong một cơ chể thông nhât và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phụ
thuộc vào các tổ chức độc quyền.
Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản, nhà nước đã trở
thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nhà nước cũng là chủ sở hữu những doanh nghiệp,
là nhà tư bản tập thể, và nhà nước ấy càng chuyền nhiều lực lượng sản xuất thành tài
sản của nổ bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
3.3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyển và nhà nước
Một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước
với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được
“cài cắm” vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu
chính thức hoặc danh dự hoặc trở thành những người đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền.
Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như: giao thông vận tải,
giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, ... Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình
thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu
hoá các doanh nghiệp tư nhân bằng cách mua lai; nhà nước mua có phần của các doanh
nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiện nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân...
Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng
sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chù nghĩa tư
bản. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc
quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít
lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba,
làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những chương trình nhất định.
Cùng với sự phát triền của sở hữu nhà nước thì thị trường nhà nước cũng hình
thành và phát triển. Sự hình thành thị trường nhà nước thể hiện ở việc nhà nước chủ
động mở rộng thị trường trong nước bằng việc bảo mua sản phẩm của các doanh nghiệp
độc quyền thông qua những hợp đồng được ký kết.
Ba là, sự điếu tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính
sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước,
kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.
Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế thì
trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhả nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đổ là cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chù nghĩa tư bàn độc quyền.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Điện lực là ngành
có vai trò chiến lược hết sức quan trọng, phải đi trước một bước, là động lực phát triển
của kinh tế - xã hội. Tuy vậy, ở Việt Nam hiện nay, việc sản xuất, phân phối điện năng
vẫn do Nhà nước mà trực tiếp là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) độc quyền. Đến
nay, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không còn là đơn vị sản xuất điện duy nhất
nhưng EVN vẫn giữ tỷ trọng độc quyền cao vì vẫn là đơn vị mua duy nhất từ các nguồn
phát và là đơn vị bán duy nhất.
Và tất nhiên hệ lụy của việc EVN độc quyền là người dân không có lựa chọn, sẽ
phải chấp nhận vô điều kiện mọi quy định, giá cả do chính EVN đưa ra, nếu không
muốn trưa nóng hơn 40 độ như hiện nay phải dùng quạt nan phe phẩy. Một mình một
chợ nên EVN có thể tùy hứng, thích cắt điện là cắt, đố khách hàng dám phàn nàn.
Nghiên cứu về tình trạng độc quyền điện và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng độc
quyền điện ở Việt Nam là cần thiết.
1. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Độc quyền trong sản xuất
Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 đến
240,1 TWh vào năm 2019. Tỷ lệ tăng hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-
15%, gần như gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Thủy điện, khí tự nhiên và than là những
nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện. Than chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
nguồn năng lượng với 41,6%, theo sau là thủy điện với 37,7% và khí với 18,8%. Ngoài
thủy điện lớn, bao gồm cả thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ
(0,5%). Mặc dù vậy, từ đầu năm 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống năng
lượng đã tăng lên đáng kể; phần nhiều nhờ vào năng lượng mặt trời; tuy vậy, năng
lượng gió cũng đang trên đà phát triển.
Hình 1: Sản xuất điện và Công suất lắp đặt theo nguồn (Báo cáo thường niên EVN 2019)
Hình 2: Công suất lắp đặt theo chủ sở hữu (theo Báo cáo thường niên EVN 2021)
Thành lập từ năm 2012, 3 Tổng công ty phát điện (GENCO) được giao trách nhiệm
đảm nhận quản lý các nhà máy điện và phần vốn của EVN tại các Công ty phát điện đang
hoạt động. Do vậy riêng EVN và 3 công ty cổ phần GENCO đã chiếm đến 53,56% công
suất lắp đặt vào năm 2019 và 42,59% vào năm 2020. Tức là gần một nửa công suất lắp đặt
để sản xuất điện ở nước ta là do EVN nắm giữ.
EVN đang quản lý hệ thống nhà máy phát điện gồm cả thủy điện và nhiệt điện. Một
số nhà máy điện được tiến hành cổ phần hóa như Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà,… trong đó có
một số nhà máy do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có
thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện.
Hình 3: Sản lượng điện của EVN theo nguồn (Báo cáo thường niên EVN 2021)
Do tình trạng độc quyền điện diễn ra khiến quá trình ứng dụng năng lượng tái tạo vào
sản xuất điện ở nước ta không có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ do thiếu động lực cạnh
tranh. Từ năm 2019 đến 2020, sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo đã tăng gấp đôi
từ 6100 triệu kWh lên 12,060 triệu kWh nhưng vẫn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản
lượng điện (cụ thể là 6% vào năm 2020). Lấy ví dụ về Đài Loan, có 3 công ty Sun Rise
E&T Corporation, Swancor Renewable Energy (SRE) và Sysgration Ltd dẫn đầu về việc sản
xuất điện dựa vào năng lượng tái tạo. Năng lượng này chiếm chưa đầy 9% công suất lắp đặt
(năm 2015) ở Đài Loan và đã tăng lên 14% (năm 2019). Điều đó có thể thấy rằng dù có rất
nhiều nguyên nhân để phát triển năng lượng tái tạo nhưng cạnh tranh để phát triển luôn là
một điều không thể thiếu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đền độc quyền trong sản xuất chính bởi việc đàm
phán với EVN hết sức khó khăn. Nhiều nhà đầu tư cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực điện,
nhưng họ sợ khi xây xong nhà máy thì nhà phân phối điện độc quyền là EVN không mua,
hay mua điện với giá quá rẻ. Vì vậy mới nói, khâu truyền tải và phân phối độc quyền của
EVN tất yếu sẽ dẫn tới khâu độc quyền sản xuất điện.
1.2. Độc quyền trong truyền tải và phân phối
Công ty mua bán điện (EPTC) được thành lập năm 2008, trực thuộc EVN là đơn vị
duy nhất được phép mua buôn điện từ tất cả các đơn vị phát điện trên thị trường và bán
buôn cho các công ty phân phối điện. Theo đó, Công ty mua bán điện có trách nhiệm: lập kế
hoạch, đàm phán và thực hiện hợp đồng mua bán điện; thu mua toàn bộ điện năng trong thị
trường điện; và phối hợp với Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (cũng thuộc EVN)
trong công tác lập kế hoạch vận hành thị trường điện trong tháng tới, năm tới và cácnhiệm
vụ khác theo quy định của thị trường điện.
Truyền tải điện là khâu trung gian để mang vận chuyển điện năng đến khâu phân
phối và bán lẻ. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang thực hiện vai trò
của đơn vị truyền tải điện, quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải cấp điện.
EVNNPT hiện là công ty con do EVN nắm 100% vốn điều lệ .
Như vậy, có thể nói EVN đang độc quyền khâu truyền tải điện. Khâu phân phối, bán
lẻ đến người sử dụnglà một mắt xích mà EVN nắm độc quyền (EVN nắm giữ 100% các
Tổng công ty Điện lực - PC) . Như vậy, EVN (trực tiếp hoặc thông qua các công ty con do
EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ) đang quản lý toàn bộ hạ tầng cốt lõi của ngành điện, gồm
hê ‹ thống lưới điê ‹n (truyền tải và phân phối), các hê ‹ thống đo đếm điê ‹n năng (công tơ đo
đếm, thu thâ ‹p, lưu trữ và quản lý số liê ‹u đo đếm) và hê ‹ thống công nghê ‹ thông tin phục vụ
công tác vâ ‹n hành hê ‹ thống điê ‹n và thị trường điê ‹n. Lưới điện truyền tải và phân phối do
Tổng công ty truyền tải điện quốc gia và 5 Tổng công ty điện lực gồm Tổng công ty Điện
lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty
Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) và
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) quản lý; hạ tầng đo điện năng
do Trung tâm Điều đô ‹ hê ‹ thống điê ‹n quốc gia (A0) trực thuộc EVN quản lý, v.v
Mặc dù, khi nhận thấy khả năng không thể tự đáp ứng cung cấp điện từ phía EVN
cho nền kinh tế quốc dân, chính phủ Việt Nam đã cho phép nhiều thành phần kinh tế tham
gia đầu tư vào ngành điện. Nhưng cũng chính bởi cơ chế độc quyền cả 3 khâu mà gây ra cản
trở lớn cho các nhà đầu tư bên ngoài EVN. Đơn cử như công ty AES - một công ty năng
lượng lớn của Mỹ, đã phải mất 5 năm đàm phán với EVN để có một bản hợp đồng mua bán
điện tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh). Còn đối với các nhà đầu tư trong
nước, việc đàm phán mua bán điện với EVN rất khó khăn và thường bị EVN yêu cầu cắt
giảm chi phí và đưa ra giá thành một cách bất hợp lý. Ngay cả khi các công trình nguồn điện
của các chủ đầu tư bên ngoài như Petro Vietnam, TKV hay các chủ đầu tư khác đã vào vận
hành, với chính sách "điều độ tập trung" hay "điều tiết hợp lý", các nguồn điện của chủ đầu
tư bên ngoài thường không được huy động hết khả năng cung cấp của mình so với năng lực
của các nhà máy hoặc so với các nhà máy điện tương tự của EVN.
1.3. Độc quyền về định giá
Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp tham gia, doanh
nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả hợp lý sẽ được khách hàng
lựa chọn. Tuy nhiên, ở ngành điện khi người dân và các doanh nghiệp buộc phải mua điện
với mức giá do EVN định sẵn trong khi chất lượng dịch vụ, cung ứng còn tồn tại rất nhiều bất cập.
Hình 4: Bảng giá điện theo năm (theo Báo cáo thường niên EVN 2021)
Có thể nhận thấy, nhìn chung là giá điện đang tăng lên theo thời gian cho dù dịch vụ
không có nhiều khởi sắc. Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho giá điện tăng tuy nhiên vì
EVN là đơn vị độc quyền phân phối điện nên người dân không có sự lựa chọn cũng như sự
so sánh về giá cả như cái loại mặt hàng khác. Có thể so sánh ngành điện với dịch vụ viễn
thông nhiều năm trước đây khi xảy ra tình trạng độc quyền, cước phí đắt đỏ. Nhưng chỉ mấy
năm trở lại đây, khi có nhiều nhà mạng cạnh tranh độc lập với nhau và thiếu đi sự hậu thuẫn
của nhà nước, người dân được hưởng dịch vụ tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Qua đó có thể
thấy, cũng nên duy trì một môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để người dân có
thể sử dụng nguồn điện đảm bảo hơn, giá cả hợp lý và hạn chế tình trạng thiếu điện. Có như
vậy, nguồn điện mới hy vọng được cung cấp tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của công
cuộc phát triển đất nước. Đồng thời, người dân sẽ không còn phải chịu cảnh giá điện tăng,
tránh xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng do việc cắt điện luân phiên trên diện rộng kéo dài thời gian qua.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Chính sách của Nhà nước
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế, độc quyền tự nhiên trong ngành điện là cần thiết
vì: Không thể có một doanh nghiệp tư nhân nào có đủ tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật để tham
gia sản xuất điện mà Nhà nước buộc phải tự làm bằng cách giao cho các doanh nghiệp nhà
nước, ở đây là Tổng công ty điện Việt Nam (EVN). Khoản 2, Điều 4 Luật Điện lực hiện
hành quy định, Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện và đơn vị truyền tải
điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền
tải đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch phát triển điện lực. Theo đó, đơn vị truyền tải điện duy
nhất được cấp phép hoạt động hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia
(EVNNPT). Trong giai đoạn vừa qua, công tác đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện đã cơ
bản đáp ứng được nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của
đất nước. Lưới điện truyền tải cơ bản bảo đảm vai trò xương sống của hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên, do lượng vốn đầu tư ngành điện cần thu xếp thực hiện đầu tư lưới điện
truyền tải lớn (giai đoạn 2011 - 2020, EVNNPT phải thu xếp vốn khoảng hơn 95.000 tỷ
đồng từ nguồn vay nước ngoài và vay thương mại trong nước) và một số nguyên nhân
khách quan (công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thủ tục về chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, sử dụng rừng, thủ tục đầu tư…) dẫn tới hệ thống lưới điện truyền tải không xây
dựng kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về cả quy mô và tiến độ để phục vụ truyền
tải, giải tỏa công suất nguồn điện.
Các quy định của Luật Điện lực hiện hành chưa thể hiện rõ phạm vi Nhà nước độc
quyền truyền tải điện ở mức độ nào để bảo đảm thực hiện xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền
tải theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong khi đó, theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2045, nhu cầu đầu tư vào hệ thống lưới điện rất lớn. Do đó, cần thiết có cơ
chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống lưới điện truyền tải.
2.2. Mất cân bằng cung - cầu
Nhu cầu về tiêu thụ điện đang gia tăng rất nhanh. Công suất đỉnh của toàn quốc lên
kỷ lục mới ở mức 45.528MW vào ngày 21/6/2022 (tăng gần 3.100 MW so với công suất
đỉnh năm 2021). Sản lượng ngày cao nhất cũng lên mức kỷ lục mới với 900 triệu kWh cũng
vào ngày 21/6/2022. Các ngành công nghệ tiêu thụ điện rất nhiều, kể cả những ngành công
nghệ nhẹ Việt-Nam ngày càng công nghệ hoá khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện càng tăng.
Tuy nhiên, ngành điện mà cụ thể là EVN chưa có những biện pháp “đi trước đón đầu” để
cung ứng lượng điện theo nhu cầu xã hội. Cầu tăng cao trong khi cung không đáp ứng được,
không có công suất dự phòng để duy trì sự ổn định về nguồn điện khi tiến hành duy trì, bảo
dưỡng và đảm bảo cung ứng điện ngay trong những tháng cao điểm mùa khô.
Tình trạng thiếu điện lẽ ra đã không đến mức trầm trọng như trong thời gian qua nếu
như nhiều nhà máy điện đi vào vận hành đúng tiến độ. Trong 5 năm vừa qua, đã có hàng
trăm nghìn tỷ đồng được bỏ ra để làm điện, nhưng hầu hết các nhà máy phát điện đều mắc
chung tình trạng hoặc chậm chạp, kéo dài tiến độ; hoặc hoạt động hỏng hóc, không đáp ứng
yêu cầu đảm bảo nguồn cung điện.
Các dự án chậm tiến độ có thể ảnh hưởng đến cấp điện miền Nam như dự án khí Lô
B, Cá Voi Xanh đều chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm; dự án nhiệt điện Kiên
Giang 1&2 không đáp ứng tiến độ, có thể lùi sau năm 2030; dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến
năm 2025. Các dự án nhiệt điện Thái Bình II, Long Phú 1, Sông Hậu 1 đến nay đã chậm tiến
độ 2 năm, các dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT, những dự án đang trong quá
trình đàm phán như Sơn Mỹ 1, Sông Hậu 3, Long Phú 2, Nam Định 1, Quảng Trị 1… còn
tiềm ẩn rủi ro lớn về tiến độ; nhiều dự án lớn chưa xác định được chủ đầu tư như Long Phú 3, Quỳnh Lập 2…
Chưa kể, việc cấp nguyên liệu tiềm ẩn rủi ro. Đơn cử như cấp than cho điện chưa đáp
ứng được yêu cầu cả khối lượng, chủng loại. Một số dự án chưa rõ phương án vận chuyển
than như Long Phú 2, Sông Hậu 2; cung cấp khí cũng thiếu hụt khoảng 2-3 tỉ m /năm 3 đến
năm 2023-2024 và tăng lên 10 tỉ m3 năm 2030.
Ngoài ra là các yếu tố khác như đường dây 500 kV mạch 3 bị chậm tiến độ gần 1
năm, hệ thống nguồn điện không có vận hành ổn định…
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu
Cung cấp đủ điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện
Khách hàng được sử dụng điện với giá cả hợp lý
Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán
buôn điện và bán lẻ điện 3.2. Giải pháp
3.2.1. Xây dựng môi trường cạnh tranh điện ở Việt Nam
Trên thị trường điện, cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà
truyền tải (cấp 1) - phân phối (cấp 2) và các nhà tiêu thụ; cung là tổng năng lượng điện mà
nhà sản xuất cung ứng cho thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của từng khâu trong ngành
điện có thể thấy ngành điện có tiềm năng cạnh tranh trong các khâu sản xuất điện (phát
điện) và kinh doanh điện (bán buôn và bán lẻ điện); còn khâu truyền tải và phân phối điện là
khâu có tính chất độc quyền tự nhiên nên khó có tính khả thi để thực hiện cạnh tranh trong
việc cung cấp dịch vụ truyền tải và phân phối điện. Như vậy, khâu sản xuất điện năng cần
thực hiện thị trường cạnh tranh; theo đó, các nhà máy điện phải thuộc sở hữu nhiều công ty
khác nhau thay vì trực thuộc một công ty duy nhất quản lý và điều hành. Tương tự như vậy,
khâu kinh doanh điện năng muốn có cạnh tranh thì phải tạo cơ chế để có nhiều nhà cung
ứng cùng tham gia thị trường.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tế trên, để thúc đẩy cải cách, Luật Điện lực được Quốc hội
Việt Nam thông qua năm 2004 (sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2012) chính
thức đặt ra quy định và lộ trình xây dựng phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt
Nam.Điều 4 Luật Điện lực năm 2004 và Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2012 quy định “Xây
dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành
mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi
thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ
hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”. Đây là bước ngoặt thay đổi định
hướng và tính chất phát triển của ngành điện Việt Nam. Cạnh tranh trong ngành điện chính thức được chấp
Các quyết định này cũng chỉ rõ để thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, yêu cầu
trước tiên là các nhà máy điện tham gia thị truường phải bình đẳng, không phân biệt đối xử
giữa các nhà máy. Trừ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được quy định
tại Điều 4 Luật Điện lực, các Tổng công ty phát điện, các nhà máy điện thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam phải tách thành đơn vị phát điện độc lập, không có chung lợi ích với đơn
vị bán buôn điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị
điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, với dự báo kinh tế nước ta tăng trưởng từ 6,5 -
7%/năm, tốc độ tăng trưởng điện năng phải đạt từ 8 - 10%; chưa tính đến làn sóng dịch
chuyển đầu tư FDI vào Việt Nam khiến nhu cầu về điện còn lớn hơn rất nhiều. Thực tế này
cho thấy, khả năng thiếu điện trong vài năm tới rất rõ ràng. Nếu không khẩn trương xây
dựng hệ thống truyền tải điện sẽ không giải tỏa được công suất của các dự án hiện có; mặt
khác, sẽ không thể khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư về nguồn để đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng điện năng của đất nước trong tương lai. Hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào lĩnh vực điện chiếm tới hơn nửa số dự án điện của tư nhân, vì vậy, không có lý
do gì các doanh nghiệp này không đầu tư vào hệ thống truyền tải điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
3.2.2. Tái cơ cấu lại EVN
-Tiếp tục tổ chức lại các nhà máy điện thuộc EVN thành các đơn vị phát điện độc lập.
Yêu cầu trước tiên để thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là các nhà máy điện tham
gia thị trường phải bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà máy điện thuộc EVN và
các nhà máy điện thuộc các ngành khác ngoài EVN như PVN, TKV…
-Tổ chức lại Công ty mua bán điện, sớm phá bỏ thế độc quyền hay vị trí người mua
duy nhất của EVN. EVN cần chuyển giao và phân bổ dần các hợp đồng mua bán điện hiện
nay EVN đã ký cho 5 Tổng công ty Điện lực.
- Tổ chức lại đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia hay đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện (SMO), phải là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận, tách biệt độc lập
hoàn toàn với EVN, hoặc ít nhất là một công ty TNHH một thành viên tách biệt riêng trong
EVN. Đơn vị này cũng cần phải độc lập với cả bên mua điện và bên bán điện. Mức độ độc
lập cần phải tuyệt đối, từ cơ sở vật chất, nhân sự, chức năng cũng tách biệt với các bộ phận khác của EVN.
- Tách đơn vị truyền tải độc lập để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng.
- Việc thực hiện cấp độ thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mở rộng sự
tham gia đối với các đơn vị trong và ngoài EVN. Hiện EVN đang nắm giữ hầu như toàn bộ
bán buôn và bán lẻ. Thực hiện cấp độ này liên quan chặt chẽ tới nội dung tái cấu trúc của EVN và cả ngành điện.
- Các nhà máy điện có trên lãnh thổ Việt Nam không nhất thiết phải đấu nối với lưới
điện quốc gia (hoặc nối chỉ để trao đổi) và bán cho Công ty mua bán điện thuộc EVN; có
quyền bán trực tiếp cho các khách hàng theo quy định của Chính phủ và Luật Điện lực.
Khách hàng tiêu thụ điê ‹n ở mọi quy mô đều có quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán điê ‹n cho mình. 3.2.3. Cái giải pháp khác
Một là, tăng cường các chính sách khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư ứng
dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả về kinh tế và môi trường; phát triển năng lượng tái tạo;
khuyến khích các mô hình mới (như các cụm năng lượng tái tạo nhỏ, tận dụng tài nguyên và
sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, giảm gánh nặng cho nhà nước trong đầu tư phát triển điện).
Hai là, chú trọng chính sách khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; chính
sách giá mua-giá bán tính đủ chi phí ngoại biên cho mọi loại hình doanh nghiệp, hướng tới
hình thành hệ chính sách phát triển điện cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền.
Ba là, đảm bảo tiếp cận công bằng tới hệ thống cốt lõi trong ngành điện (khâu có tính
chất độc quyền tự nhiên), gồm hê ‹ thống lưới điê ‹n (truyền tải và phân phối), các hê ‹ thống đo
đếm điê ‹n năng (công tơ đo đếm, thu thâ ‹p, lưu trữvàquản lý sốliê ‹u đo đếm) và hê ‹ thống công
nghê ‹ thông tin phục vụ công tác vâ ‹n hành hê ‹ thống điê ‹n vàthị trường điê ‹n. Nguyên tắc cơ
bản nhất trong viê ‹c tiếp câ ‹n các hạ tầng cốt lõi để thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điê ‹n đó
là tiếp câ ‹n mở (Open Access) (World Bank, 2013), gồm: Không biê ‹t đối xử (bình đẳng);
Minh bạch; Chi phí hợp lý.
Bốn là, tăng cường vai trò thực chất của cơ quan điều tiết; đảm bảo tính độc lập và
năng lực của cơ quan điều tiết (Cục Điều tiết điện lực) và cơ quan quản lý cạnh tranh, đảm
bảo tất cả các người dùng mạng có thể truy cập và sử dụng mạng lưới cung cấp năng lượng
trên cơ sở không phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong khâu sản xuất, thương
mại và bán lẻ. Cơ quan điều tiết thực hiện công khai báo cáo hàng năm về tổng kết, đánh giá
tình hình hoạt động điều tiết và vận hành của thị trường điện.
Năm là, thực hiện công khai cơ cấu giá điện; ban hành và thực hiện cơ chế giám sát
hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp ngành điện, đặc biệt đối với
EVN với sự tham gia của các Hiệp hội ngành và chuyên gia độc lập nhằm đảm bảo chất
lượng hoạt động của các doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng và nên kinh tế. KẾT LUẬN
Nhìn chung bất cứ quốc gia nào cũng thừa nhận sự tồn tại của độc quyền thị trường,
bởi lẽ đây là một trong các điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia. Tuy thế,
cũng có những loại độc quyền mà sự tồn tại của nó là bất hợp lý và cần phải được loại bỏ. Ở
nước ta đã có những ngành độc quyền bất hợp lý như vậy tồn tại. Việc chưa phân định rõ
ràng đã dẫn đến độc quyền của các ngành như điện lực, đường sắt,... Ngoài các độc quyền
như trên, trong thực tế còn tồn tại nhiều loại rào cản gia nhập ngành khác như: quảng cáo và
tiếp thị sản phẩm để xây dựng nhãn hiệu hàng hoá khiến cho các doanh nghiệp mới tham gia
thị trường không thể đưa sản phẩm của mình tới khách hàng; hay một loại rào cản khác là
việc doanh nghiệp nắm giữ độc quyền là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất, v.v...
Như vậy, không phải mọi rào cản đều là xấu và cần phải loại bỏ, bởi vì có những rào cản là
do nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp (như đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, đẩy mạnh đầu tư
nghiên cứu để hạ giá thành sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới) tạo nên. Chính vì thế, chúng
ta không thể nào hoàn toàn xoá bỏ hoàn toàn độc quyền và pháp luật không thể cấm việc
doanh nghiệp trở thành độc quyền được mà chỉ đưa ra các quy định để doanh nghiệp đó
không thể lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền của mình để gây hạn chế
cạnh tranh và làm tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng.
Nhằm hạn chế những tiêu cực do độc quyền gây ra đối với nền kinh tế và đời sống xã
hội như hạn chế, kiểm soát mức sản xuất, mức đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng giá thu lợi
nhuận độc quyền, … đòi hỏi khi xây dựng pháp luật về cạnh tranh ở nước ta cần xây dựng
các quy định về kiểm soát độc quyền, tập trung kinh tế, hạn chế cạnh tranh không lành
mạnh, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng vị trí ưu thế nổi trội nhằm ngăn cản hậu quả làm
sai lệch tình hình cạnh tranh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (chủ biên) – Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin – Bộ Giáo dục và đào tạo]
[ Tập đoàn điện lực Việt Nam - Báo cáo thường niên của EVN năm 2019 – Nguồn: Internet]
[ Tập đoàn điện lực Việt Nam - Báo cáo thường niên của EVN năm 2021 – Nguồn: Internet]
[Minh Tuệ - Đa dạng hóa nguồn đầu tư xây dựng và vận hành lưới điện truyền
tải – Bộ Công thương Việt Nam]
[Cải cách độc quyền trong ngành điện ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương]