Tiểu luận môn Luât Hình ̣Sự Viêt Nam - Tội giết con mới đẻ trong luật Việt Nam

Bất kể ai từ khi sinh ra đều có quyền được sống và không ai được quyền xâmphạm đến quyền đó, với trẻ em cũng vậy, cũng có quyền được sống và quyền nàycủa trẻ em được pháp luật rất coi trọng và bảo vệ bởi trẻ em là những sinh linh bébỏng và rất dễ tổn thương.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM: PHP LUÂ
T HNH CHNH
TÊN ĐỀ TI:
TỘI GIẾT CON
MỚI ĐẺ
HÌNH SỰ VIỆT
NAM
BI TIỂU
LUẬN
KẾT THÚC
HỌC PHẦN
Học phần: Luâ
t Hình
Sự
V
t Nam
Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
I. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V PHP LUẬT VTỘI
GIẾT CON MỚI Đ
4
1.1
Một số vấn đề lí luận về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
4
1.1.1
. Khái niệm tội giết con mới đẻ
.........................................................4
lOMoARcPSD| 45740413
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ.................................6
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con
mới đẻ7
1.2.1. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong giai đoạn từ
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985..........................7
1.2.2. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự
1985...........................................................................................................9
1.2.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự
năm 1999.................................................................................................10
1.2.4. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự
năm 2015.................................................................................................11
1.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự
của một số quốc gia 11
1.3.1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển
.................................................................................................................11
1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên bang
Nga..........................................................................................................12
1.3.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada
13 Kết luận chương 1 14
II. CHƯƠNG 1I: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 15
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ 15
2.1.1. Khách thể của tội phạm.................................................................15
2.1.2. Khách quan của tội phạm..............................................................15
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm...........................................................16
2.1.4. Chủ thể của tội phạm....................................................................16
2.1.5. Hình phạt.......................................................................................17
2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.18
2.2.1. Điểm giống nhau...........................................................................18
2.2.2. Điểm khác nhau.............................................................................18
2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.19
2.3.1. Điểm giống nhau...........................................................................19
2.3.2. Điểm khác nhau.............................................................................20
lOMoARcPSD| 45740413
Kết luận chương 2 21
III. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG P DỤNG PHP LUẬT HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRÊN ĐỊA BN CẢ NƯỚC V CC
GIẢI PHP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ. 22
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên
địa bàn cả nước 22 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội giết con mới đ24 Kết luận chương 3 25
KẾT LUẬN 26 DANH MỤC THAM KHẢO 27
DANH MỤC CC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BLHS
Bộ luật Hình sự
TADN
Tòa án nhân dân
TNHS
Trách nhiệm hình sự
lOMoARcPSD| 45740413
DANH MỤC CC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người................................19
Bảng 2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội vô ý làm chết người...............20
lOMoARcPSD| 45740413
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bất kể ai từ khi sinh ra đều quyền được sống không ai được quyền xâm
phạm đến quyền đó, với trẻ em cũng vậy, cũng có quyền được sống và quyền này của
trẻ em được pháp luật rất coi trọng bảo vệ bởi trẻ em những sinh linh bỏng
rất dễ tổn thương. Mỗi trẻ em sinh ra không chỉ được hưởng những tình cảm từ
phía bố, mẹ, các thành viên trong gia đình, còn được pháp luật bảo vệ những
quyền riêng biệt nh cho trẻ em. Tuy nhiên, không phải tất cả em sinh ra đều được
sống trong vòng tay u thương của bố mẹ, vẫn còn những trường hợp do ảnh hưởng
của tư tưởng lạc hậu hoặc do những hoàn cảnh khách quan khácngười mẹ lại
hành vi “giết” chính đứa con của mình sinh ra.
Gần đây, có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở khu dân cư, trong bệnh
viện, thậm chí bãi rác, hố ga dưới trời nắng trời mưa khiến ai cũng phải xót xa trước
số phận kém may mắn của những đứa tội. Tình trạng này khiến mọi người
không khỏi thương tâm đối với những đứa trẻ kém may mắn đó còn cảm thấy
phẫn uất đối với những người mẹ mất nhân tính khi bỏ rơi chính đứa con ruột mình
đẻ ra. Đa phần khi phát hiện, các đứa trẻ đều trong tình trạng sinh non hoặc bị những
bệnh nặng như dị tật bẩm sinh, bị nhiễm trùng thậm chí bị vứt quá lâu không
được ai thấy dẫn đến tử vong. Hành vi của các bà mẹ giết con mới đẻ là một hành vi
quá sức tàn ác, trước hết hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn
đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền con người,
quyền trẻ em của những người mẹ thiếu suy nghĩ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội
phạm giết con mới đẻ gia tăng thì có nhiều, nhưng phổ biến vẫn đạo đức con người,
gánh nặng, thai ngoài ý muốnNhững suy nghĩ ng nổi dẫn đến hành động
đau lòng của người mẹ chẳng những đã tước đoạt đi sinh mạng của đứa trẻ bản
thân người mẹ còn đối diện với những bản án của pháp luật và tòa án ơng tâm. Việc
chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thể hiện trong tinh thần của nhiều n bản pháp luật
như Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục,
Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Chống bạo lực gia đình, đặc biệt
lOMoARcPSD| 45740413
2
trong Bộ luật nh sự (BLHS) quy định nhiều tội đối tượng bị xâm hại trẻ
em với hình phạt nghiêm khắc. Trong hầu hết các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
được quy định trong BLHS, thì đối tượng xâm hại trẻ em luôn được coi một
trong những tình tiết định tội hoặc định khung tăng nặng hình phạt, như tội hiếp dâm
trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu đối với trẻ em, giết con mới đẻ… Tuy nhiên,
nhiều tội xâm hại trẻ em được quy định trong BLHS chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy
không tránh khỏi những vấn đề bất cập trong thực tiễn, việc nhận thức áp dụng
thiếu thống nhất, thậm chí dẫn đến việc tranh cãi giữa các quan điều tra, truy tố,
xét xử. Với những phân tích nêu trên, tôi chọn đề tài “Tội giết con mới đẻ trong luật
hình sự Việt Nam” nhằm mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự trong thực tiễn, đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu trên scác quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ, cũng
như việc áp dụng các quy định của loại tội này trong thực tiễn, từ đó cho thấy những
tồn tại, hạn chế khi áp dụng. Từ những cơ sở này người nghiên cứu đưa ra những giải
pháp nâng cao hiệu quxử tội giết con mới đẻ, góp phần nâng cao các biện pháp
phòng chống tội phạm.
Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nêu khái niệm về tội giết con mới đẻ.
- Nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện
nay vềtội giết con mới đẻ.
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn tình hình tội giết con mới đẻ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống loại tội phạm
nângcao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ.
lOMoARcPSD| 45740413
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Triển khai nghiên cứu đối tượng là hành vi phạm tội người phạm tội giếtcon
mới đẻ.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn xét xử tội giết con mới đẻ trên địa bàn
cảnước.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đ
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giết con mới đẻ;
Chương 2: Tội giết con mới đẻ theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật nh sự đối với tội giết con mới đẻ trên
địa bàn cả nước và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
giết con mới đẻ.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN V PHP LUẬT VỀ TỘI GIẾT CON
MỚI ĐẺ
1.1 Một số vấn đề lí luận về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1.1.1. Khái niệm tội giết con mới đẻ
Từ trước tới nay, quyền sống đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp
quan trọng của quốc tế, của các quốc gia khác nhau và của nước ta như: Tuyên ngôn
quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền
lOMoARcPSD| 45740413
4
dân sự và chính trị của Liên hợp quốc năm 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em
của Liên hợp quốc năm 1989; Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776; Tuyên
ngôn độc lập của Việt Nam 1945… Tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn
cá nhân”. Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng
trường Ba Đình lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945 không những đã kế thừa tinh hoa về
quyền con người trên thế giới còn phát triển những tưởng ấy lên một tầm cao
mới bằng việc nhắc lại những luận điểm bất hủ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của
nước Mỹ và “Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền” của Pháp. Người khẳng định:
“Tất cả mọi người đều sinh ra quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Hiến Pháp Việt Nam mới nhất năm 2013, Điều 19 đã quy định “mọi người
quyền sống. nh mạng con người được pháp luật bảo hộ không ai btước đoạt tính
mạng trái luật. Do đó, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người
nói chung, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói
riêng đều bị xử rất nghiêm khắc. Đây được coi một trong những chế định quan
trọng nhất của bộ luật hình sự Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với cách chủ
thể của các mối quan hệ xã hội.
Trước khi đưa ra được khái niệm về tội giết con mới đẻ, cần xuất phát từ cái
chung nhất đó là khái niệm tội phạm. Theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015 Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật nh sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố
ý hoặc ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
lOMoARcPSD| 45740413
5
Khái niệm tội phạm một trong những khái niệm bản nhất của pháp luật
hình sự, nghĩa là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong
phần các tội phạm cụ thể của BLHS. Đối với tội giết con mới đẻ được quy định tại
Điều 124 của BLHS 2015 thì loại tội phạm này bao gồm những hành vi thể thực
hiện cả bằng hình thức hành động và không hành động.
Hành vi giết con mới đẻ, người mẹ có thể thực hiện hành vi dưới hai dạng hành
động hoặc không hành động. Hành vi giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động như
bóp cổ, thắt cổ, đâm chết... Hành vi phạm tội được thực hiện bằng không hành động,
như không cho con sữa dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Hành vi vứt bỏ con mới đ
dẫn đến đứa trẻ chết. dạng hành vi y người mẹ không nhẫn m tự tay giết đứa
con mình đứt ruột đẻ ra nên đã vứt bỏ con những nơi như: bệnh viện, cổng nhi
viện, nhà chùa... dẫn đến đứa trẻ chết do bị đói, rét hoặc côn trùng, súc vật ăn thịt...Ở
dạng hành vi phạm tội này, tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người và lỗi của
người phạm tội thường là lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể của hành vi giết con mới đẻ phải
là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con, nghĩa là đang tron trạng thái tâm
sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con.
Như vậy, từ các quy định về tội phạm đặc điểm của tội giết con mới đẻ,
thể định nghĩa tội giết con mới đẻ như sau: “Tội giết con mới đẻ là trường hợp người
mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tưởng phong kiến lạc hậu hoặc do hoàn cảnh
khách quan đặc biệt đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng đứa con do mình đẻ ra
trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả
đứa trẻ chết”.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ
Ý nghĩa về mặt lý luận: Giết con mới đẻ là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm
tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người. Việc quy định tội giết con
mới đẻ vào nhóm tội này dựa trên những cơ sở luận chặt chẽ ý nghĩa
cùng quan trọng. Việc quy định tội giết con mới đẻ về mặt luận đáp ứng yêu cầu
bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và con người nói chung. Quyền của trẻ em đã được ghi
nhận chi tiết tại các văn kiện quốc tế. Tội giết con mới đẻ xâm phạm trực tiếp tới đối
tượng là mạng sống của trẻ em nói riêng, xâm phạm tới tính mạng và quyền sống của
lOMoARcPSD| 45740413
6
con người nói chung. Con người được coi vốn quý của hội, đối tượng hàng
đầu được pháp luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Trong các
quyền con người, quyền bất khả xâm phạm vtính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Bảo
vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự
tự do của họ đó những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
Do đó, khi bất khành vi nào xâm phạm đến các quyền con người nói chung,
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói riêng đều
bị xử lý rất nghiêm khắc. BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã dành một
chương riêng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đây được coi là một trong những chế định
quan trọng nhất của BLHS Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với cách chủ
thể của các mối quan hệ hội. vậy vậy việc quy định tội giết con mới đẻ mang
lại ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, đã đặt nên tảng cho việc bảo đảm quyền trẻ
em, cụ thể ở đây là quyền bảo đảm về tính mạng nói riêng, và bảo đảm việc thực hiện
quyền con người nói chung, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên với vai trò
Việt Nam là quốc gia thành viên của các
Điều ước quốc tế về quyền trẻ em và quyền con người.
Ý nghĩa thực tiễn của việc quy định tội giết con mới đẻ: Những năm gần đây do
nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng giết hoặc vứt bỏ trẻ sinh người thực
hiện hành vi này cha mẹ hoặc người thân của trẻ sinh đã diễn ra ngày càng nhiều,
gây luận bất bình trong xã hội. Những đứa trẻ vô tội vì nhiều nguyên do của người
lớn mà bị bỏ rơi từ lúc mới sinh ra thật quá đáng thương. Thương những đứa trẻ vẫn
còn đã phải chịu cảnh nơi cổng chùa, vỉa hè, bệnh viện, càng xót xa
hơn khi chúng bập bẹ hỏi: “Bố mẹ con đâu? ”. Từ năm 2013 trở lại đây trên cả nước
liên tục diễn ra những vụ giết con mới đẻ gây phẫn nộ dư luận. Từ những vụ việc giết
con mới đẻ được trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin trong thời gian qua
có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi giết con mới đẻ đó là: người mẹ là
trẻ vị thành niên, chưa nhận thức về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục trước hôn
nhân dẫn tới hậu quả có thai ngoài ý muốn, lo sợ xã hội, bạn bè, người thân lên án về
hành vi có con trước hôn nhân mà sau khi sinh đã giết đứa con do chính mình sinh ra,
do ảnh hưởng nặng nề tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, điều kiện
kinh tế khó khăn không khả năng nuôi con nghĩ quẩn giết con ngay sau khi sinh.
Những hành vi trên không chỉ vi phạm về đạo đức hội còn trực tiếp vi phạm
lOMoARcPSD| 45740413
7
vấn đề pháp luật quốc gia cũng như quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung và
các quy định về bảo vệ quyền trẻ em nói riêng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sống
của trẻ em. Tuy vậy, việc nhận thức và xử lý đối với các hành vi giết con mới đẻ đặc
biệt là hành vi vứt bỏ trẻ sơ sinh chưa thực sự được triệt để, thậm chí còn chưa đúng
pháp luật, dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật.Vì vậy việc quy định tội giết con
mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam là điều vô cùng cần thiết đối với tình hình thực tế
hiện nay, giải quyết được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình
hình mới.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ
con mới đẻ
1.2.1. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong giai đoạn từ
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985
Trong thời kỳ này, Nhà nước ta đã ban hành một số Sắc lệnh sở pháp
cho công tác bảo vệ trật tự an toàn hội trong giai đoạn hiện tại để thực hiện việc
quản lý, xây dựng đất nước, trong đó có quy định về tội phạm như: Sắc lệnh thiết lập
Tòa án quân sự ngày 14/12/1946 để xét xử tất cả những người nào thực hiện một việc
gì đó gây phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh
số 27/SL ngày 28/2/1946, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946, Sắc lệnh số 168/SL
ngày 14/04/1948 nhằm tăng cường bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn hiện
tại. Ngoài ra, do còn có những hạn chế về mặt lập pháp nên Chính phủ còn cho phép
áp dụng một số điều khoản của pháp luật hình sự nhằm duy trì n định trật tự
hội trong lúc chưa xây dựng kịp thời các văn bản Luật mới. Tuy nhiên, hành vi giết
con mới đẻ chưa được quy định thành tội danh độc lập, thậm chí chưa được đề cập
trong các quy định của pháp luật. Tội phạm liên quan được đề cập đến tội giết
người với một loạt các văn bản hướng dẫn như: Thông 422/TT ngày 19/01/1955
của Thủ tướng chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm. Điểm 3 thông tư này quy
định: Cố ý giết người phạt từ 5 đến 20 năm, nếu trường hợp nhẹ thể hạ
xuống một năm, giết người dự mưu thể phạt tử hình”. Thông 556 ngày
24/12/1958 của Thủ tướng chính phủ nêu một cách toàn diện chính sách truy tố
lOMoARcPSD| 45740413
8
xét xử đối với tội phạm hình sự trong đó tội giết người. Thông báo về Hội nghị
Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 25/03/1963 về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 1963 của ngành TAND Điểm 3 nhấn mạnh: “Đấu tranh chống tệ nạn hội,
đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người...”. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa
hội những m 1960 ở miền Bắc đã bắt đầu xuất hiện hành vi giết trẻ em mới đẻ. Hầu
hết những trường hợp này người mẹ đẻ con hoang sợ luận hội chê ời
hoặc vì gặp hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt nên đã bí mật giết con mình đi, cá biệt
có một số vụ giết trẻ em mới đẻ vì mê tín. Năm 1963 ngành Tòa án nhân dân đã tổng
kết và đưa ra Chỉ thị số 01/NCCS ngày
14/03/1963 về đường lối xử tội gọi tội giết trẻ sinh. Đồng thời ngày
10/08/1970 Tòa án nhân dân tối cao cũng có bản chuyên đề tổng kết thực hiện xét xử
loại tội giết người kèm theo Công văn số 452/HS2 cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ
phạm tối giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu
của trường hợp phạm tội này. Trong một thời gian dài, việc xét xử các vụ án giết
người trong đó có hành vi giết trẻ sinh chủ yếu dựa vào Thông tư 442/TTg ngày
19/01/1955 của Thủ tướng chính phủ, Sắc luật 03 – SL/76 ngày 15/03/1976 của Hội
đồng chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và một số văn bản
hướng dẫn khác của Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã xác
định được một số dấu hiệu đặc trưng của trường hợp phạm tội giết con mới đẻ với
đường lối xử giảm nhẹ hơn so với tội giết người. Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp
luật hình sự trên đều những văn bản đơn hành để tổng kết, để hướng dẫn nên
hiệu lực thấp (như Sắc luật, Sắc lệnh, Thông tư của Chính phủ…), thiếu sự đồng bộ,
thiếu thống nhất, nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng tùy tiện áp dụng pháp luật, xử nặng,
xử nhẹ, thậm chí xử sai, làm oan người vô tội.
1.2.2. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình
sự 1985
Bộ luật hình sự 1985 ra đời đã trở thành công cụ sắc bén của Nhà ớc ta để
bảo vệ những thành qucủa cách mạng, bảo vệ chế độ hội chủ nghĩa, các quyền
lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục mọi người dân ý thức tôn trọng tuân
lOMoARcPSD| 45740413
9
theo pháp luật đấu tranh chống phòng ngừa tội phạm và các nh vi vi phạm pháp
luật khác. nh vi giết con mới đẻ đã được đề cập trong BLHS năm 1985, đây một
bước tiến lớn trong ng tác xây dựng pháp luật của Nhà nước, sở để các
quan hành pháp tiến nh đấu tranh với loại tội phạm này. Tuy nhiên, tội giết con mới
đẻ không được quy định là tội phạm độc lập chỉ được coi một trường hợp giết
người được giảm nhẹ đặc biệt. Bộ luật hình sự 1985 quy định: Người mẹ nào do ảnh
hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cảnh
cáo không giam giữ đến một m hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [25, Điều
101, Khoản 4]. Những dấu hiệu xác định tình tiết giảm nhẹ đặc biệt được tả cụ
thể trong quy định của Bộ luật hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985 cũng có
giải thích, hướng dẫn thêm, quy định hành vi giết con mới đẻ thuộc một số tình tiết
định khung hình phạt nhẹ. Trong giai đoạn này, tội giết con mới đẻ được quy định là
chính sách hình sự giảm nhẹ đặc biệt của Nhà ớc ta, bởi vậy hình phạt của tội phạm
cũng được giảm nhvới mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, so với khung cơ bản của
tội giết người với mức hình phạt từ năm năm đến mười n m thì thể thấy
được mức độ hình phạt của tội phạm này đã được giảm nhẹ rất nhiều.
1.2.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình
sự năm 1999
Sự ra đời của BLHS năm 1999 góp phần sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 về
kỹ thuật lập pháp lẫn chính sách hình sự. Đặc biệt, B LHS năm 1999 đã tách tội giết
con mới đẻ thành một tội danh độc lập, quy định tại Điều 94, phần nào phản ánh chính
xác hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi giết con mới đẻ. Đồng thời đây
chính sự kế thừa chính sách hình sự đã từ trước đây, thể hiện tính nhân đạo, nhân
văn sâu sắc của Đảng , Nhà nước ta. Việc tách tội giết con mới đẻ thành tội danh độc
lập trong quy định của Bộ luật hình sự 1999 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận
và thực tiễn. Bởi theo quy định của BLHS năm 1985 thì giết con mới đẻ được coi
lOMoARcPSD| 45740413
10
một cấu thành giảm nhẹ của tội giết người, nên trong thực tiễn xét xử người phạm tội
tuy được hưởng hình phạt giảm nhẹ nhưng vẫn bị định danh tội giết người. Điều
này gây ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề cũng như dư luận xã hội đối với người phạm
tội. Việc sửa đổi của Bluật hình sự 1999 đã thể hiện nét chính sách hình sự của
Nhà nước ta ngay việc định tội danh, từ đây, người phạm tội giết con mới đẻ sẽ
không phải gánh chịu tội danh giết người nữa. BLHS năm 1999 quy định tội giết con
mới đẻ trường hợp: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ
đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai m hoặc
phạt từ ba tháng đến hai năm [27, Điều 94].
Điều luật trên đã tả khá đầy đủ các dấu hiệu pháp bản của tội phạm,
mức hình phạt cũng được sửa đổi cao hơn so với quy định của BLHS 1985, thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật trong thời kỳ mới. Đồng thời, việc quy định cụ thể
tội danh trong điều luật còn khẳng định được tính nhân đạo của pháp luật nước ta
1.2.4. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình
sự năm 2015
BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm
1985, Điều 94 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định cụ
thể, rõ ràng hơn về hành vi phạm tội. Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về tội giết
con mới đẻ như sau:
“1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt t
06 tháng đến 03 năm”;
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm” ;
lOMoARcPSD| 45740413
11
Như vậy, ta thấy BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể, ràng hơn, hình phạt
nghiêm khắc hơn, chỉ quy định áp dụng hình phạt với mức phạt từ 6 tháng đến
3 năm theo khoản 1 và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm theo khoản 2. Điều này cho thấy đã sự phân hóa trách nhiệm
hình sự giữa hai hành vi khác nhau trong cùng một điều luật.
1.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình
sự của một số quc gia
1.3.1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển
Trong BLHS của Thụy Điển có 38 chương bao gồm 379 điều. Tội giết con mới
đẻ được quốc gia Thụy Điển quy định tại điều 3 chương 4 thuộc nhóm các tội xâm
phạm tính mạngsức khỏe của con người. Điều 3, chương 4 Bộ luật hình sự Thụy
Điển quy định: Người mẹ nào do rối loạn tâm thần hoặc quá đau khổ giết con
mới đẻ thì bị phạt tù đến sáu năm về tội giết con mới đẻ” [38, Điều 3]. Khách thể mà
người phạm tội xâm phạm ở đây được pháp luật đề cập đến đó là quyền sống, là tính
mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội người mẹ đẻ - người trực
tiếp sinh ra đứa trẻ đó thực hiện hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của đứa trẻ, hậu
quả dẫn đến đứa trẻ chết người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngay trong quy định của điều luật chúng ta thể thấy sự giống nhau của BLHS
Thụy Điển và BLHS Việt Nam đó là dấu hiệu nguyên nhân phạm tội là dấu hiệu quan
trọng, được BLHS Thụy Điển quy định yếu tcấu thành tội phạm. Dấu hiệu nguyên
nhân phạm tội của người mẹ đây được nhấn mạnh đó là “do rối loạn tâm thần hoặc
quá đau khổ[38, Điều 3] dẫn đến hành vi giết con mới đẻ. Đối tượng tác động của
tội giết con mới đẻ theo quy định của pháp luật Thụy Điển pháp luật Việt Nam đều
là con mới đẻ. Mặt khác ta có thể thấy hình phạt ở Thủy Điển nặng hơn Việt Nam và
có sức răn đe trừng trị cao hơn.
1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên
bang Nga
Tội giết con mới đẻ được BLHS Liên bang Nga quy định tại điều 106 thuộc
chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
lOMoARcPSD| 45740413
12
BLHS Liên bang Nga quy định: “Người mẹ giết con mới đẻ trong hoặc ngay sau khi
sinh, cũng như người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc
rối loạn tâm thần mà không làm mất năng lực trách nhiệm hình sự thì bị phạt tù đến
năm năm [40, Điều 106]. Quy định của BLHS Liên bang Nga khách thể bị người
phạm tội xâm phạm đây cũng quyền sống, tính mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực
hiện tội giết con mới đẻ cũng người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Cũng giống
như theo quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Liên Bang Nga ng nhấn mạnh
nguyên nhân người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối
loạn tâm thần” [40, Điều 106]. Tuy nhiên khác với quy định của BLHS Việt Nam và
BLHS của Thụy Điển, BLHS Liên Bang Nga đưa cả điều kiện người mẹ không bị
mất năng lực trách nhiệm hình sự vào điều luật. Trong khi đó BLHS Việt Nam
BLHS của Thụy Điển không đưa quy định điều kiện người mẹ không bmất năng lực
trách nhiệm hình sự trong điều luật mà vấn đề trách nhiệm hình sự đã được hiểu là đã
là chủ thể của tội phạm thì phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự. Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ theo quy định của BLHS
Liên Bang Nga không chỉ con mới đẻ sau khi sinh cả con mới đẻ đang trong
khi sinh. mức hình phạt đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS
Liên bang Nga năm năm tù, hình phạt cao hơn hẳn so với quy định hình phạt của
Việt Nam hiện nay.
1.3.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada
Tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 3, chương 3 các tội xâm phạm tính
mạng và sức khỏe của con người, phần II các tội phạm. BLHS Canada quy định:
“Người mẹ nào giết con mới đẻ hoặc vào thời điểm sinh con trong trạng thái bị rối
loạn tâm thần hoặc đau khổ trầm trọng thì bphạt đến sáu năm vtội giết trẻ
sinh” [39, Điều 3].
Theo quy định của Bộ luật hình sự Canada thì khách thể bị người phạm tội xâm
hại đây cũng quyền sống, tính mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực hiện tội giết con
mới đẻ cũng là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Đối tượng tác động của tội
lOMoARcPSD| 45740413
13
giết con mới đẻ theo quy định của bộ luật hình sự Canada giống với quy định về đối
tượng tác động trong quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga tức là đều gồm hai
đối tượng: Con mới đẻ sau khi sinh trong khi sinh. Nguyên nhân phạm tội cũng
được Bộ luật hình sự Canda nhấn mạnh đó “trong trạng thái bị rối loạn tâm thần
hoặc đau khổ trầm trọng” [39, Điều 3]. nh phạt đối với tội giết con mới đẻ theo
quy định của Bộ luật hình sự Canada sáu năm, cao hơn so với hình phạt của Việt
Nam, Liên Bang Nga và bằng với mức hình hình phạt của Thụy Điển.
Kết luận chương 1
Trong chương này, người nghiên cứu đã đi sâu phân tích khái niệm về tội giết
con mới đẻ, các dấu hiệu về khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của
tội phạm cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành và quy định về tội
giết con mới đẻ trong pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985,
quy định trong BLHS năm 1985, BLHS m 1999 BLHS năm 2015. Những quy
định pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật trên đã tạo sở pháp
bảo vệ quyền được sống cho những đứa trẻ sinh thể hiện quan điểm của Nhà
nước ta qua các thời kỳ về hành vi giết con mới đẻ. Phân tích làm những quy
định về tội giết con mới đẻ trong BLHS một số ớc trên thế giới như Liên bang Nga,
Canada, Thụy Điển.
CHƯƠNG II
TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ
Phân tích quy định về tội giết con mới đẻ tại Điều 94 B HS năm 1999 và tội giết con
mới đẻ tại Điều 124 B HS năm 2015 cho thấy, các dấu hiệu pháp lý của tội này n
sau:
2.1.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm
xâm hại.” Như vậy, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm
hại, nhưng không phải mọi quan hệ xã hội bị xâm hại đều là khách thể của tội phạm.
lOMoARcPSD| 45740413
14
Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi khách thể bảo vệ của
luật hình sự những quan hệ hội được xác định trong Điều 8 BLHS năm 1999.
Hành vi bị coi là tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ hội đã
được xác định đó. Đối với tội giết hoặc vứt bcon mới đẻ, khách thloại quyền
sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, khách thể trực tiếp quyền sống,
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của đứa trẻ cụ thể. Hành vi giết hoặc vứt bỏ
con mới đẻ hành vi của người mẹ mới đẻ con ra, do nào đó đã làm cho con
mình bị chết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết. Như vậy, tội phạm đã trực tiếp
xâm phạm đến quyền sống của con người.
2.1.2. Khách quan của tội phạm
“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu
hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan”
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn tại bên
ngoài mà con người thể nhận biết được, đó hành vi khách quan nguy hiểm cho
hội, hậu quả nguy hiểm cho hội cũng nmối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội
(Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm...) Đối
với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bao
gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: người mẹ có thể thực hiện bằng hành độngnhư
bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn đứa trẻ...hoặc thể được thực hiện bằn không hành
động như không cho sữa, không cho uống thuốc (khi đứa trẻ ốm mà cần phải được
uống thuốc). Con mới đẻ trong trường hợp này đứa trẻ do chính người mẹ (người
có hành vi nguy hiểm cho xã hội) sinh ra trong vòng 07 ngày. Nếu quá thời gian trên
thì không còn thuộc nội hàm của khái niệm “con mới đẻ” theo quy định của tội giết
hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
lOMoARcPSD| 45740413
15
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hộicó
ý nghĩa rất quan trọng trong định tội danh quyết định hình phạt, đặc biệt khi tội
giết con mới đẻ là tội có cấu thành vật chất.
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm thể thống nhất của hai mặt khách quan chủ quan. Nếu mặt khách
quan của tội phạm mặt bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm
mặt bên trong của tội phạm, thái độ tâm của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt
chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động phạm tội mục đích
phạm tội. “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó dây ra được biểu hiện ới hình thức cố ý
hoặc vô ý” [8, tr.197]. Trường hợp hành vi giết con mới đẻ nếu hậu quả đứa trẻ chết
thì lỗi của người phạm tội cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp đều không ảnh hưởng
đến việc định tội danh. Tờng hợp đứa trẻ không chết, nếu lỗi cố ý trực tiếp thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ giai đoạn phạm
tội chưa đạt. Nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu xử lí đến đấy.
2.1.4. Chủ thể của tội phạm
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm có chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội
phạm này ngoài việc thỏa mãn các dấu hiệu chung đó là phải có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì cần
phải những dấu hiệu đặc biệt khác theo quy định của điều luật. Căn cứ vào Điều
94 BLHS năm 1999 và Điều 124 BLHS năm 2015, tội giết con mới đẻkhung hình
phạt cao nhất phạt đến 3 năm, vậy đó tội ít nghiêm trọng. Chủ thể thực hiện
hành vi này phải từ đủ 16 tuổi trở lên. Hơn nữa, theo quy định của điều luật, chủ thể
tội này phải là chủ thể đặc biệt, tức là ngoài dấu hiệu thông thường về độ tuổi và năng
lực trách nhiệm hình sự thì còn đòi hỏi người đó phải có hai dấu hiệu:
- Là mẹ của đứa trẻ (nạn nhân) mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi;
lOMoARcPSD| 45740413
16
- người do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnhkhách quan đặc biệt.
Điều 124 BLHS 2015 đã dùng thuật ngữ “người mẹ nào”. Như vậy, thể
thấy việc quy định chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ có thể mẹ của đứa trẻ, điều
này thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật của nước ta. Mặc
dù cũng là tội giết người, nhưng các nhà làm luật đã xét đến yếu tố tâm lý của người
phụ nữ sau khi sinh để có những hình phạt phù hợp với hoàn cảnh của họ. Do đó, bất
kể mẹ nuôi, bố đẻ, hay một người thân thiết nào khác của đứa trẻ cũng không thể
là chủ thể của tội này dù học có thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu khác của mặt khách
quan của tội phạm.
2.1.5. Hình phạt
Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của nh dẫn đến đứa chết thể bị
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Cùng là tội phạm xâm hại tới khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo
vệ là quyền sống của con người, đặc biệt đối tượng bị xâm hại là những đứa trẻ non
nớt không có khả năng tự vệ nhưng lại được áp dụng hình phạt nhẹ hơn nhiều so với
hành vi giết người quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Xuất phát từ bản chất nhân
đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ.
Bởi người phạm tội trong trường hợp này là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân với
tình mẫu tử, họ phải giết con mình do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, do tàn dư của xã
hội cũ, những tệ nạn, hủ tục của xã hội hay những hoàn cảnh khách quan đặc biệt
đưa người phụ nữ vào đường cùng… nhìn ở một góc độ khác thì họ là nạn nhân của
những tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. Bên cạnh đó người phụ nữ
khi mang thai và sinh nở có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý và thể chất, sự kiềm
chế hành vi cũng như nhận thức bị hạn chế.
2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.
| 1/29

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM: PHÁP LUÂ T HÀNH CHÍNH TÊN ĐỀ TÀI: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM BÀI TIỂU
LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luâ t Hình Sự Viê t Nam Hà Nội - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
I. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
GIẾT CON MỚI ĐẺ 4
1.1 Một số vấn đề lí luận về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 4
1.1.1 . Khái niệm tội giết con mới đẻ .........................................................4 lOMoAR cPSD| 45740413
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ.................................6
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ7
1.2.1. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong giai đoạn từ
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985..........................7
1.2.2. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự
1985...........................................................................................................9
1.2.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự
năm 1999.................................................................................................10
1.2.4. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự
năm 2015.................................................................................................11
1.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình sự
của một số quốc gia 11
1.3.1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển
.................................................................................................................11
1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên bang
Nga..........................................................................................................12
1.3.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada
13 Kết luận chương 1 14
II. CHƯƠNG 1I: TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 15
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ 15
2.1.1. Khách thể của tội phạm.................................................................15
2.1.2. Khách quan của tội phạm..............................................................15
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm...........................................................16
2.1.4. Chủ thể của tội phạm....................................................................16
2.1.5. Hình phạt.......................................................................................17
2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.18
2.2.1. Điểm giống nhau...........................................................................18
2.2.2. Điểm khác nhau.............................................................................18
2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.19
2.3.1. Điểm giống nhau...........................................................................19
2.3.2. Điểm khác nhau.............................................................................20 lOMoAR cPSD| 45740413
Kết luận chương 2 21
III. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ
. 22
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên
địa bàn cả nước 22 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội giết con mới đẻ
24 Kết luận chương 3 25
KẾT LUẬN 26 DANH MỤC THAM KHẢO 27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BLHS Bộ luật Hình sự TADN Tòa án nhân dân TNHS Trách nhiệm hình sự lOMoAR cPSD| 45740413
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người................................19
Bảng 2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội vô ý làm chết người...............20 lOMoAR cPSD| 45740413 1 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bất kể ai từ khi sinh ra đều có quyền được sống và không ai được quyền xâm
phạm đến quyền đó, với trẻ em cũng vậy, cũng có quyền được sống và quyền này của
trẻ em được pháp luật rất coi trọng và bảo vệ bởi trẻ em là những sinh linh bé bỏng
và rất dễ tổn thương. Mỗi trẻ em sinh ra không chỉ được hưởng những tình cảm từ
phía bố, mẹ, các thành viên trong gia đình, mà còn được pháp luật bảo vệ những
quyền riêng biệt dành cho trẻ em. Tuy nhiên, không phải tất cả em bé sinh ra đều được
sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, vẫn còn những trường hợp do ảnh hưởng
của tư tưởng lạc hậu hoặc do những hoàn cảnh khách quan khác mà người mẹ lại có
hành vi “giết” chính đứa con của mình sinh ra.
Gần đây, có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở khu dân cư, trong bệnh
viện, thậm chí ở bãi rác, hố ga dưới trời nắng trời mưa khiến ai cũng phải xót xa trước
số phận kém may mắn của những đứa bé vô tội. Tình trạng này khiến mọi người
không khỏi thương tâm đối với những đứa trẻ kém may mắn đó mà còn cảm thấy
phẫn uất đối với những người mẹ mất nhân tính khi bỏ rơi chính đứa con ruột mình
đẻ ra. Đa phần khi phát hiện, các đứa trẻ đều trong tình trạng sinh non hoặc bị những
bệnh lý nặng như dị tật bẩm sinh, bị nhiễm trùng và thậm chí bị vứt quá lâu không
được ai thấy dẫn đến tử vong. Hành vi của các bà mẹ giết con mới đẻ là một hành vi
quá sức tàn ác, trước hết hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn
đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền con người,
quyền trẻ em của những người mẹ thiếu suy nghĩ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội
phạm giết con mới đẻ gia tăng thì có nhiều, nhưng phổ biến vẫn là đạo đức con người,
là gánh nặng, có thai ngoài ý muốn… Những suy nghĩ nông nổi dẫn đến hành động
đau lòng của người mẹ chẳng những đã tước đoạt đi sinh mạng của đứa trẻ mà bản
thân người mẹ còn đối diện với những bản án của pháp luật và tòa án lương tâm. Việc
chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thể hiện trong tinh thần của nhiều văn bản pháp luật
như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Chống bạo lực gia đình, đặc biệt lOMoAR cPSD| 45740413 2
trong Bộ luật Hình sự (BLHS) có quy định nhiều tội mà đối tượng bị xâm hại là trẻ
em với hình phạt nghiêm khắc. Trong hầu hết các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
được quy định trong BLHS, thì đối tượng xâm hại là trẻ em luôn được coi là một
trong những tình tiết định tội hoặc định khung tăng nặng hình phạt, như tội hiếp dâm
trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu đối với trẻ em, giết con mới đẻ… Tuy nhiên,
nhiều tội xâm hại trẻ em được quy định trong BLHS chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy
không tránh khỏi những vấn đề bất cập trong thực tiễn, việc nhận thức và áp dụng
thiếu thống nhất, thậm chí dẫn đến việc tranh cãi giữa các cơ quan điều tra, truy tố,
xét xử. Với những phân tích nêu trên, tôi chọn đề tài “Tội giết con mới đẻ trong luật
hình sự Việt Nam” nhằm mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự trong thực tiễn, đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ, cũng
như việc áp dụng các quy định của loại tội này trong thực tiễn, từ đó cho thấy những
tồn tại, hạn chế khi áp dụng. Từ những cơ sở này người nghiên cứu đưa ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ, góp phần nâng cao các biện pháp phòng chống tội phạm.
Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện
những nhiệm vụ chủ yếu sau: -
Nêu khái niệm về tội giết con mới đẻ. -
Nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện
nay vềtội giết con mới đẻ. -
Nghiên cứu, phân tích thực tiễn tình hình tội giết con mới đẻ -
Đề xuất một số giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống loại tội phạm và
nângcao hiệu quả xử lý tội giết con mới đẻ. lOMoAR cPSD| 45740413 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Triển khai nghiên cứu đối tượng là hành vi phạm tội và người phạm tội giếtcon mới đẻ.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn xét xử tội giết con mới đẻ trên địa bàn cảnước.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giết con mới đẻ;
Chương 2: Tội giết con mới đẻ theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên
địa bàn cả nước và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết con mới đẻ. NỘI DUNG CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ
1.1 Một số vấn đề lí luận về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1.1.1. Khái niệm tội giết con mới đẻ
Từ trước tới nay, quyền sống đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý
quan trọng của quốc tế, của các quốc gia khác nhau và của nước ta như: Tuyên ngôn
quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền lOMoAR cPSD| 45740413 4
dân sự và chính trị của Liên hợp quốc năm 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em
của Liên hợp quốc năm 1989; Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776; Tuyên
ngôn độc lập của Việt Nam 1945… Tại Điều 3 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn
cá nhân”. Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng
trường Ba Đình lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945 không những đã kế thừa tinh hoa về
quyền con người trên thế giới mà còn phát triển những tư tưởng ấy lên một tầm cao
mới bằng việc nhắc lại những luận điểm bất hủ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của
nước Mỹ và “Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền” của Pháp. Người khẳng định:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Hiến Pháp Việt Nam mới nhất năm 2013, Điều 19 đã quy định “mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ không ai bị tước đoạt tính
mạng trái luật”. Do đó, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người
nói chung, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói
riêng đều bị xử lý rất nghiêm khắc. Đây được coi là một trong những chế định quan
trọng nhất của bộ luật hình sự Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ
thể của các mối quan hệ xã hội.
Trước khi đưa ra được khái niệm về tội giết con mới đẻ, cần xuất phát từ cái
chung nhất đó là khái niệm tội phạm. Theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015 “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa.” lOMoAR cPSD| 45740413 5
Khái niệm tội phạm là một trong những khái niệm cơ bản nhất của pháp luật
hình sự, có nghĩa là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong
phần các tội phạm cụ thể của BLHS. Đối với tội giết con mới đẻ được quy định tại
Điều 124 của BLHS 2015 thì loại tội phạm này bao gồm những hành vi có thể thực
hiện cả bằng hình thức hành động và không hành động.
Hành vi giết con mới đẻ, người mẹ có thể thực hiện hành vi dưới hai dạng hành
động hoặc không hành động. Hành vi giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động như
bóp cổ, thắt cổ, đâm chết... Hành vi phạm tội được thực hiện bằng không hành động,
như không cho con bú sữa dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Hành vi vứt bỏ con mới đẻ
dẫn đến đứa trẻ chết. Ở dạng hành vi này người mẹ không nhẫn tâm tự tay giết đứa
con mình đứt ruột đẻ ra nên đã vứt bỏ con ở những nơi như: bệnh viện, cổng cô nhi
viện, nhà chùa... dẫn đến đứa trẻ chết do bị đói, rét hoặc côn trùng, súc vật ăn thịt...Ở
dạng hành vi phạm tội này, tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người và lỗi của
người phạm tội thường là lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể của hành vi giết con mới đẻ phải
là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con, nghĩa là đang tron trạng thái tâm
sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con.
Như vậy, từ các quy định về tội phạm và đặc điểm của tội giết con mới đẻ, có
thể định nghĩa tội giết con mới đẻ như sau: “Tội giết con mới đẻ là trường hợp người
mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến lạc hậu hoặc do hoàn cảnh
khách quan đặc biệt đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng đứa con do mình đẻ ra
trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội giết con mới đẻ
Ý nghĩa về mặt lý luận: Giết con mới đẻ là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm
tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người. Việc quy định tội giết con
mới đẻ vào nhóm tội này là dựa trên những cơ sở lý luận chặt chẽ và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Việc quy định tội giết con mới đẻ về mặt lý luận đáp ứng yêu cầu
bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và con người nói chung. Quyền của trẻ em đã được ghi
nhận chi tiết tại các văn kiện quốc tế. Tội giết con mới đẻ xâm phạm trực tiếp tới đối
tượng là mạng sống của trẻ em nói riêng, xâm phạm tới tính mạng và quyền sống của lOMoAR cPSD| 45740413 6
con người nói chung. Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng
đầu được pháp luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Trong các
quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Bảo
vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và
tự do của họ vì đó là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
Do đó, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người nói chung,
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nói riêng đều
bị xử lý rất nghiêm khắc. BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã dành một
chương riêng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đây được coi là một trong những chế định
quan trọng nhất của BLHS Việt Nam, trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ
thể của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy vậy việc quy định tội giết con mới đẻ mang
lại ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, đã đặt nên tảng cho việc bảo đảm quyền trẻ
em, cụ thể ở đây là quyền bảo đảm về tính mạng nói riêng, và bảo đảm việc thực hiện
quyền con người nói chung, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên với vai trò
Việt Nam là quốc gia thành viên của các
Điều ước quốc tế về quyền trẻ em và quyền con người.
Ý nghĩa thực tiễn của việc quy định tội giết con mới đẻ: Những năm gần đây do
nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng giết hoặc vứt bỏ trẻ sơ sinh mà người thực
hiện hành vi này là cha mẹ hoặc người thân của trẻ sơ sinh đã diễn ra ngày càng nhiều,
gây dư luận bất bình trong xã hội. Những đứa trẻ vô tội vì nhiều nguyên do của người
lớn mà bị bỏ rơi từ lúc mới sinh ra thật quá đáng thương. Thương những đứa trẻ vẫn
còn bé tí mà đã phải chịu cảnh bơ vơ nơi cổng chùa, vỉa hè, bệnh viện, càng xót xa
hơn khi chúng bập bẹ hỏi: “Bố mẹ con đâu? ”. Từ năm 2013 trở lại đây trên cả nước
liên tục diễn ra những vụ giết con mới đẻ gây phẫn nộ dư luận. Từ những vụ việc giết
con mới đẻ được trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin trong thời gian qua
có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi giết con mới đẻ đó là: người mẹ là
trẻ vị thành niên, chưa nhận thức về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục trước hôn
nhân dẫn tới hậu quả có thai ngoài ý muốn, lo sợ xã hội, bạn bè, người thân lên án về
hành vi có con trước hôn nhân mà sau khi sinh đã giết đứa con do chính mình sinh ra,
do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, điều kiện
kinh tế khó khăn không có khả năng nuôi con nghĩ quẩn giết con ngay sau khi sinh.
Những hành vi trên không chỉ vi phạm về đạo đức xã hội mà còn trực tiếp vi phạm lOMoAR cPSD| 45740413 7
vấn đề pháp luật quốc gia cũng như quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung và
các quy định về bảo vệ quyền trẻ em nói riêng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sống
của trẻ em. Tuy vậy, việc nhận thức và xử lý đối với các hành vi giết con mới đẻ đặc
biệt là hành vi vứt bỏ trẻ sơ sinh chưa thực sự được triệt để, thậm chí còn chưa đúng
pháp luật, dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật.Vì vậy việc quy định tội giết con
mới đẻ trong luật hình sự Việt Nam là điều vô cùng cần thiết đối với tình hình thực tế
hiện nay, giải quyết được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình mới.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1.2.1. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong giai đoạn từ
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985
Trong thời kỳ này, Nhà nước ta đã ban hành một số Sắc lệnh là cơ sở pháp lý
cho công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn hiện tại để thực hiện việc
quản lý, xây dựng đất nước, trong đó có quy định về tội phạm như: Sắc lệnh thiết lập
Tòa án quân sự ngày 14/12/1946 để xét xử tất cả những người nào thực hiện một việc
gì đó gây phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh
số 27/SL ngày 28/2/1946, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946, Sắc lệnh số 168/SL
ngày 14/04/1948 nhằm tăng cường bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn hiện
tại. Ngoài ra, do còn có những hạn chế về mặt lập pháp nên Chính phủ còn cho phép
áp dụng một số điều khoản của pháp luật hình sự cũ nhằm duy trì ổn định trật tự xã
hội trong lúc chưa xây dựng kịp thời các văn bản Luật mới. Tuy nhiên, hành vi giết
con mới đẻ chưa được quy định thành tội danh độc lập, thậm chí chưa được đề cập
trong các quy định của pháp luật. Tội phạm có liên quan được đề cập đến là tội giết
người với một loạt các văn bản hướng dẫn như: Thông tư 422/TT ngày 19/01/1955
của Thủ tướng chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm. Điểm 3 thông tư này quy
định: “Cố ý giết người phạt tù từ 5 đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ có thể hạ
xuống một năm, giết người có dự mưu có thể phạt tử hình”. Thông tư 556 ngày
24/12/1958 của Thủ tướng chính phủ nêu một cách toàn diện chính sách truy tố và lOMoAR cPSD| 45740413 8
xét xử đối với tội phạm hình sự trong đó có tội giết người. Thông báo về Hội nghị
Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 25/03/1963 về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 1963 của ngành TAND ở Điểm 3 nhấn mạnh: “Đấu tranh chống tệ nạn xã hội,
đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người...”. Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội những năm 1960 ở miền Bắc đã bắt đầu xuất hiện hành vi giết trẻ em mới đẻ. Hầu
hết những trường hợp này là người mẹ đẻ con hoang vì sợ dư luận xã hội chê cười
hoặc vì gặp hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt nên đã bí mật giết con mình đi, cá biệt
có một số vụ giết trẻ em mới đẻ vì mê tín. Năm 1963 ngành Tòa án nhân dân đã tổng
kết và đưa ra Chỉ thị số 01/NCCS ngày
14/03/1963 về đường lối xử lý tội gọi là tội giết trẻ sơ sinh. Đồng thời ngày
10/08/1970 Tòa án nhân dân tối cao cũng có bản chuyên đề tổng kết thực hiện xét xử
loại tội giết người kèm theo Công văn số 452/HS2 cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ
là phạm tối giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu
của trường hợp phạm tội này. Trong một thời gian dài, việc xét xử các vụ án giết
người trong đó có hành vi giết trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào Thông tư 442/TTg ngày
19/01/1955 của Thủ tướng chính phủ, Sắc luật 03 – SL/76 ngày 15/03/1976 của Hội
đồng chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và một số văn bản
hướng dẫn khác của Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã xác
định được một số dấu hiệu đặc trưng của trường hợp phạm tội giết con mới đẻ với
đường lối xử lý giảm nhẹ hơn so với tội giết người. Tuy nhiên, tất cả các văn bản pháp
luật hình sự trên đều là những văn bản đơn hành để tổng kết, để hướng dẫn nên có
hiệu lực thấp (như Sắc luật, Sắc lệnh, Thông tư của Chính phủ…), thiếu sự đồng bộ,
thiếu thống nhất, nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng tùy tiện áp dụng pháp luật, xử nặng,
xử nhẹ, thậm chí xử sai, làm oan người vô tội.
1.2.2. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ luật hình sự 1985
Bộ luật hình sự 1985 ra đời đã trở thành công cụ sắc bén của Nhà nước ta để
bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục mọi người dân ý thức tôn trọng và tuân lOMoAR cPSD| 45740413 9
theo pháp luật đấu tranh chống – phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật khác. Hành vi giết con mới đẻ đã được đề cập trong BLHS năm 1985, đây một
bước tiến lớn trong công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước, là cơ sở để các cơ
quan hành pháp tiến hành đấu tranh với loại tội phạm này. Tuy nhiên, tội giết con mới
đẻ không được quy định là tội phạm độc lập mà chỉ được coi là một trường hợp giết
người được giảm nhẹ đặc biệt. Bộ luật hình sự 1985 quy định: Người mẹ nào do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà
giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cảnh
cáo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [25, Điều
101, Khoản 4]. Những dấu hiệu xác định tình tiết giảm nhẹ đặc biệt được mô tả cụ
thể trong quy định của Bộ luật hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng thẩm phán hướng dẫn phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985 cũng có
giải thích, hướng dẫn thêm, quy định hành vi giết con mới đẻ thuộc một số tình tiết
định khung hình phạt nhẹ. Trong giai đoạn này, tội giết con mới đẻ được quy định là
chính sách hình sự giảm nhẹ đặc biệt của Nhà nước ta, bởi vậy hình phạt của tội phạm
cũng được giảm nhẹ với mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng là cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, so với khung cơ bản của
tội giết người với mức hình phạt tù từ năm năm đến mười lăn năm thì có thể thấy
được mức độ hình phạt của tội phạm này đã được giảm nhẹ rất nhiều.
1.2.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 1999
Sự ra đời của BLHS năm 1999 góp phần sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 về
kỹ thuật lập pháp lẫn chính sách hình sự. Đặc biệt, B LHS năm 1999 đã tách tội giết
con mới đẻ thành một tội danh độc lập, quy định tại Điều 94, phần nào phản ánh chính
xác hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi giết con mới đẻ. Đồng thời đây
chính là sự kế thừa chính sách hình sự đã có từ trước đây, thể hiện tính nhân đạo, nhân
văn sâu sắc của Đảng , Nhà nước ta. Việc tách tội giết con mới đẻ thành tội danh độc
lập trong quy định của Bộ luật hình sự 1999 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận
và thực tiễn. Bởi theo quy định của BLHS năm 1985 thì giết con mới đẻ được coi là lOMoAR cPSD| 45740413 10
một cấu thành giảm nhẹ của tội giết người, nên trong thực tiễn xét xử người phạm tội
tuy được hưởng hình phạt giảm nhẹ nhưng vẫn bị định danh là tội giết người. Điều
này gây ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề cũng như dư luận xã hội đối với người phạm
tội. Việc sửa đổi của Bộ luật hình sự 1999 đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự của
Nhà nước ta ngay ở việc định tội danh, từ đây, người phạm tội giết con mới đẻ sẽ
không phải gánh chịu tội danh giết người nữa. BLHS năm 1999 quy định tội giết con
mới đẻ là trường hợp: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ
đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt từ ba tháng đến hai năm [27, Điều 94].
Điều luật trên đã mô tả khá đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm,
mức hình phạt cũng được sửa đổi cao hơn so với quy định của BLHS 1985, thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật trong thời kỳ mới. Đồng thời, việc quy định cụ thể
tội danh trong điều luật còn khẳng định được tính nhân đạo của pháp luật nước ta
1.2.4. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong Bộ Luật hình sự năm 2015
BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 101 BLHS năm
1985, Điều 94 BLHS năm 1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định cụ
thể, rõ ràng hơn về hành vi phạm tội. Điều 124 BLHS năm 2015 quy định về tội giết con mới đẻ như sau:
“1 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm”;
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm” ; lOMoAR cPSD| 45740413 11
Như vậy, ta thấy BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn, hình phạt
nghiêm khắc hơn, chỉ quy định áp dụng hình phạt tù với mức phạt tù từ 6 tháng đến
3 năm theo khoản 1 và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm theo khoản 2. Điều này cho thấy đã có sự phân hóa trách nhiệm
hình sự giữa hai hành vi khác nhau trong cùng một điều luật.
1.3. Quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong pháp luật hình
sự của một số quốc gia
1.3.1. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Thụy Điển
Trong BLHS của Thụy Điển có 38 chương bao gồm 379 điều. Tội giết con mới
đẻ được quốc gia Thụy Điển quy định tại điều 3 chương 4 thuộc nhóm các tội xâm
phạm tính mạng và sức khỏe của con người. Điều 3, chương 4 Bộ luật hình sự Thụy
Điển quy định: “Người mẹ nào do rối loạn tâm thần hoặc quá đau khổ mà giết con
mới đẻ thì bị phạt tù đến sáu năm về tội giết con mới đẻ” [38, Điều 3]. Khách thể mà
người phạm tội xâm phạm ở đây được pháp luật đề cập đến đó là quyền sống, là tính
mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người mẹ đẻ - người trực
tiếp sinh ra đứa trẻ đó thực hiện hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của đứa trẻ, hậu
quả dẫn đến đứa trẻ chết người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngay trong quy định của điều luật chúng ta có thể thấy sự giống nhau của BLHS
Thụy Điển và BLHS Việt Nam đó là dấu hiệu nguyên nhân phạm tội là dấu hiệu quan
trọng, được BLHS Thụy Điển quy định là yếu tố cấu thành tội phạm. Dấu hiệu nguyên
nhân phạm tội của người mẹ ở đây được nhấn mạnh đó là “do rối loạn tâm thần hoặc
quá đau khổ” [38, Điều 3] dẫn đến hành vi giết con mới đẻ. Đối tượng tác động của
tội giết con mới đẻ theo quy định của pháp luật Thụy Điển và pháp luật Việt Nam đều
là con mới đẻ. Mặt khác ta có thể thấy hình phạt ở Thủy Điển nặng hơn Việt Nam và
có sức răn đe trừng trị cao hơn.
1.3.2. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Liên bang Nga
Tội giết con mới đẻ được BLHS Liên bang Nga quy định tại điều 106 thuộc
chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. lOMoAR cPSD| 45740413 12
BLHS Liên bang Nga quy định: “Người mẹ giết con mới đẻ trong hoặc ngay sau khi
sinh, cũng như người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc
rối loạn tâm thần mà không làm mất năng lực trách nhiệm hình sự thì bị phạt tù đến
năm năm” [40, Điều 106]. Quy định của BLHS Liên bang Nga khách thể bị người
phạm tội xâm phạm ở đây cũng là quyền sống, tính mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực
hiện tội giết con mới đẻ cũng là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Cũng giống
như theo quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Liên Bang Nga cũng nhấn mạnh
nguyên nhân “người mẹ giết con mới đẻ trong tình trạng thần kinh bị ức chế hoặc rối
loạn tâm thần” [40, Điều 106]. Tuy nhiên khác với quy định của BLHS Việt Nam và
BLHS của Thụy Điển, BLHS Liên Bang Nga đưa cả điều kiện người mẹ không bị
mất năng lực trách nhiệm hình sự vào điều luật. Trong khi đó BLHS Việt Nam và
BLHS của Thụy Điển không đưa quy định điều kiện người mẹ không bị mất năng lực
trách nhiệm hình sự trong điều luật mà vấn đề trách nhiệm hình sự đã được hiểu là đã
là chủ thể của tội phạm thì phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện về tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự. Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ theo quy định của BLHS
Liên Bang Nga không chỉ là con mới đẻ sau khi sinh mà cả con mới đẻ đang trong
khi sinh. Và mức hình phạt đối với tội phạm hoàn thành theo quy định của BLHS
Liên bang Nga là năm năm tù, hình phạt cao hơn hẳn so với quy định hình phạt của Việt Nam hiện nay.
1.3.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Canada
Tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 3, chương 3 các tội xâm phạm tính
mạng và sức khỏe của con người, phần II các tội phạm. BLHS Canada quy định:
“Người mẹ nào giết con mới đẻ hoặc vào thời điểm sinh con trong trạng thái bị rối
loạn tâm thần hoặc đau khổ trầm trọng thì bị phạt tù đến sáu năm về tội giết trẻ sơ
sinh” [39, Điều 3].
Theo quy định của Bộ luật hình sự Canada thì khách thể bị người phạm tội xâm
hại ở đây cũng là quyền sống, tính mạng của đứa trẻ. Chủ thể thực hiện tội giết con
mới đẻ cũng là người mẹ - người trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Đối tượng tác động của tội lOMoAR cPSD| 45740413 13
giết con mới đẻ theo quy định của bộ luật hình sự Canada giống với quy định về đối
tượng tác động trong quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga tức là đều gồm hai
đối tượng: Con mới đẻ sau khi sinh và trong khi sinh. Nguyên nhân phạm tội cũng
được Bộ luật hình sự Canda nhấn mạnh đó là “trong trạng thái bị rối loạn tâm thần
hoặc đau khổ trầm trọng” [39, Điều 3]. Hình phạt đối với tội giết con mới đẻ theo
quy định của Bộ luật hình sự Canada là sáu năm, cao hơn so với hình phạt của Việt
Nam, Liên Bang Nga và bằng với mức hình hình phạt của Thụy Điển.
Kết luận chương 1
Trong chương này, người nghiên cứu đã đi sâu phân tích khái niệm về tội giết
con mới đẻ, các dấu hiệu về khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của
tội phạm và cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành và quy định về tội
giết con mới đẻ trong pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985,
quy định trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Những quy
định pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý
bảo vệ quyền được sống cho những đứa trẻ sơ sinh và thể hiện quan điểm của Nhà
nước ta qua các thời kỳ về hành vi giết con mới đẻ. Phân tích và làm rõ những quy
định về tội giết con mới đẻ trong BLHS một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Canada, Thụy Điển. CHƯƠNG II
TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ
Phân tích quy định về tội giết con mới đẻ tại Điều 94 B HS năm 1999 và tội giết con
mới đẻ tại Điều 124 B HS năm 2015 cho thấy, các dấu hiệu pháp lý của tội này như sau:
2.1.1. Khách thể của tội phạm
“ Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm
xâm hại.” Như vậy, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm
hại, nhưng không phải mọi quan hệ xã hội bị xâm hại đều là khách thể của tội phạm. lOMoAR cPSD| 45740413 14
Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của
luật hình sự là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 BLHS năm 1999.
Hành vi bị coi là tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã
được xác định đó. Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, khách thể loại là quyền
sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, khách thể trực tiếp là quyền sống,
quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của đứa trẻ cụ thể. Hành vi giết hoặc vứt bỏ
con mới đẻ là hành vi của người mẹ mới đẻ con ra, vì lí do nào đó đã làm cho con
mình bị chết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết. Như vậy, tội phạm đã trực tiếp
xâm phạm đến quyền sống của con người.
2.1.2. Khách quan của tội phạm
“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu
hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan”
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn tại bên
ngoài mà con người có thể nhận biết được, đó là hành vi khách quan nguy hiểm cho
xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội
(Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm...) Đối
với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: người mẹ có thể thực hiện bằng hành độngnhư
bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn đứa trẻ...hoặc có thể được thực hiện bằn không hành
động như không cho bú sữa, không cho uống thuốc (khi đứa trẻ ốm mà cần phải được
uống thuốc). Con mới đẻ trong trường hợp này là đứa trẻ do chính người mẹ (người
có hành vi nguy hiểm cho xã hội) sinh ra trong vòng 07 ngày. Nếu quá thời gian trên
thì không còn thuộc nội hàm của khái niệm “con mới đẻ” theo quy định của tội giết
hoặc vứt bỏ con mới đẻ. lOMoAR cPSD| 45740413 15
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hộicó
ý nghĩa rất quan trọng trong định tội danh và quyết định hình phạt, đặc biệt khi tội
giết con mới đẻ là tội có cấu thành vật chất.
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách
quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là
mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt
chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích
phạm tội. “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó dây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý” [8, tr.197]. Trường hợp hành vi giết con mới đẻ nếu hậu quả đứa trẻ chết
thì lỗi của người phạm tội dù cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp đều không ảnh hưởng
đến việc định tội danh. Trường hợp đứa trẻ không chết, nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm
tội chưa đạt. Nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu xử lí đến đấy.
2.1.4. Chủ thể của tội phạm
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm có chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội
phạm này ngoài việc thỏa mãn các dấu hiệu chung đó là phải có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì cần
phải có những dấu hiệu đặc biệt khác theo quy định của điều luật. Căn cứ vào Điều
94 BLHS năm 1999 và Điều 124 BLHS năm 2015, tội giết con mới đẻ có khung hình
phạt cao nhất là phạt tù đến 3 năm, vậy đó là tội ít nghiêm trọng. Chủ thể thực hiện
hành vi này phải từ đủ 16 tuổi trở lên. Hơn nữa, theo quy định của điều luật, chủ thể
tội này phải là chủ thể đặc biệt, tức là ngoài dấu hiệu thông thường về độ tuổi và năng
lực trách nhiệm hình sự thì còn đòi hỏi người đó phải có hai dấu hiệu: -
Là mẹ của đứa trẻ (nạn nhân) mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi; lOMoAR cPSD| 45740413 16 -
Là người do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc ở trong hoàn
cảnhkhách quan đặc biệt.
Điều 124 BLHS 2015 đã dùng thuật ngữ là “người mẹ nào”. Như vậy, có thể
thấy việc quy định chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ có thể là mẹ của đứa trẻ, điều
này thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật của nước ta. Mặc
dù cũng là tội giết người, nhưng các nhà làm luật đã xét đến yếu tố tâm lý của người
phụ nữ sau khi sinh để có những hình phạt phù hợp với hoàn cảnh của họ. Do đó, bất
kể là mẹ nuôi, bố đẻ, hay một người thân thiết nào khác của đứa trẻ cũng không thể
là chủ thể của tội này dù học có thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội phạm.
2.1.5. Hình phạt
Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của mình dẫn đến đứa bé chết có thể bị
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Cùng là tội phạm xâm hại tới khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo
vệ là quyền sống của con người, đặc biệt đối tượng bị xâm hại là những đứa trẻ non
nớt không có khả năng tự vệ nhưng lại được áp dụng hình phạt nhẹ hơn nhiều so với
hành vi giết người quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Xuất phát từ bản chất nhân
đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ.
Bởi người phạm tội trong trường hợp này là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân với
tình mẫu tử, họ phải giết con mình do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, do tàn dư của xã
hội cũ, những tệ nạn, hủ tục của xã hội hay những hoàn cảnh khách quan đặc biệt
đưa người phụ nữ vào đường cùng… nhìn ở một góc độ khác thì họ là nạn nhân của
những tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. Bên cạnh đó người phụ nữ
khi mang thai và sinh nở có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý và thể chất, sự kiềm
chế hành vi cũng như nhận thức bị hạn chế.
2.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người.