Tiểu luận "Ô nhiễm môi trường biển"
Tiểu luận "Ô nhiễm môi trường biển"
Môn: Môi trường và con người (NAS10128)
Trường: Đại học Văn Hiến
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
TIỂU LUẬN : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Trịnh Thị Thanh Thảo 221A140489 2 Lê Thiên Thành 221A140393 3 Lê Minh Tú 221A011225 4 Từ Ngọc Uyên Nhi 221A140400
GVGD : Cô Phạm Thu Phượng TP. HỒ CHÍ MINH - T12/2022 1
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn “Con người và môi trường”
vào chương trình đào tạo. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Phạm Thu Phượng đã hỗ trợ, truyền
đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã tích lũy thêm
cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích. “Con người và môi trường” là
môn học thú vị, gần gũi và có tính thực tế cao, đối với những kỹ sư
tương lai như chúng em, được tiếp nhận những kiến thức như thế rất
có lợi cho quá trình học tập sắp tới cũng như là công việc sau này.
Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được góp ý từ
Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn ! 2 MỤC LỤC I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. KHÁI NIỆM III. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân từ tự nhiên
2. Nguyên nhân từ các hoạt động của con người
IV. THỰC TRẠNG
1. Trên thế giới
2. Ở Việt Nam V. HẬU QUẢ
1. Tác động đến sức khỏe con người
2. Tác động lên môi trường sống của các loài sinh vật
3. Tác động lên kinh tế - xã hội
4. Tác động đến giao thông đường biển
VI. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao ý thức người tiêu dùng
2. Trách nhiệm và sự giúp đỡ từ các tổ chức doanh nghiệp
3. Chính sách và quy định của Nhà nước VII. KẾT LUẬN
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
I. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép
con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình
thường của không gian như độ cao, chiều sâu. Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân
số ở nhiều nước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy.
Tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên trên biển.
Hướng ra biển, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển mới của loài người, một
chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới.
Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển
dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu
km2, gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan
trọng. Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng
biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước đã
đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển”. Tuy
nhiên, đi đôi với sự phát triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đang trở
thành một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chất
độc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị tàn phá; nước thải công
nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai làm xói
mòn bờ biển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận “Ô nhiễm
biển” với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về hiện trạng của môi trường biển
hiện nay, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, từ
đó chung tay bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng
II. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường nói chung là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật
Là hiện tượng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển, trong 4
trầm tích biển vùng ven bờ gia tăng dẫn đến suy thoái các hệ sinh thái
biển, trữ lượng các loài sinh vật biển giảm. Sự tích tụ chất ô nhiễm vào
trong các thực phẩm lấy từ biển gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người
cũng là những biểu hiện của ô nhiễm biển
III. Nguyên nhân
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về mức độ ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là
rác thải bằng nhựa. Tại một số khu vực cửa sông và ven biển nước ta bị ô nhiễm dầu, chất thải
sinh hoạt, những khu rừng ngập mặn tràn ngập túi nilong,…. Ngoài ra, chất thải rắn trong sinh
hoạt trên vùng Biển nước ta rơi vài khoảng 14,03 triệu tấn/năm. Không những ô nhiễm mà
nguồn tài nguyên biển tại Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt. Điều này gây ra tác hại vô
cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
1. Nguyên nhân từ tự nhiên
• Do sự bào mòn, sạt lở núi.
• Sự phun trào của nham thạch xuống dưới biển khiến các sinh vật biển chết, gây
biến đổi nguồn nước.
• Khói từ núi lửa bốc lên kéo theo những cơn mưa xuống biển.
• Do triều cường dâng cao gây ô nhiễm dòng sông.
• Hòa tan muối khoáng với nồng độ cao, trong đó chứa hoạt chất gây ung thư, kim loại nặng,…
• Do hiện tượng băng tan.
2. Nguyên nhân từ con người
• Con người sử dụng chất nổ, điện và các chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản
khiến các sinh vật biển chết hàng loại, làm biến đổi môi trường nước
• Các rạn san hô, vùng nước lợ, rừng ngập mặn không được bảo toàn tốt sẽ gây
mất cân bằng hệ sinh thái biển, làm mất môi trường sống của các loài lưỡng cư.
• Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp không được xử lý đổ
thẳng ra sông, ra biển gây ô nhiễm.
• Vứt rác bừa bãi khi đi du lịch của một bộ phận khách du lịch khiến nguồn nước
biển ô nhiễm , không còn trong sạch
• Vứt rác bừa bãi khi đi du lịch của một bộ phận khách du lịch khiến nguồn nước biển 5
• Khai thác dầu gây sự cố tràn , làm sản sinh các chất gây độc hại làm ô nhiễm biển
IV. Thực trạng
1. Trên thế giới
hình 4.1: cận cảnh rác ở một vùng biển
Biển là nguồn thu nhập chính và nuôi sống 37% dân số toàn cầu vào năm 2017 (Theo
The Ocean Conference united nation, New York, 2-9-June-2017). Nhưng hiện nay nó đang
bị tàn phá đến mức đáng báo động và sắp để lại những hậu quả nặng nề cho toàn thế giới. 6
Hình 4.2: biểu đồ thống kê mức độ gây ô nhiễm mt biển
của các quốc gia
• Hơn 8 triệu tấn nhựa được thải vào các đại dương mỗi năm, tương
đương với việc đổ một xe rác nhựa mỗi phút. Có tới 80% rác thải
trong các đại dương của chúng ta được làm từ nhựa.
• Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng hoạt động địa chất như núi
lửa, bão...làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác chết của chúng
không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ.
• Các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển ngày càng gia tăng về số lượng
gây ra hiện tượng thủy triều đỏ, phú dưỡng…
2. Ở Việt Nam
• Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là một vấn đề nghiêm trọng và nó gây
ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Ô nhiễm biển cũng là một vấn đề lớn đáng nói đến
ở Việt Nam, nhưng điều gì đã gây nên tình trạng này.Các nguyên nhân chính đều gây
ra vấn đề ô nhiễm môi trường biển, đều là do ý thức của con người, nhưng hầu hết tất
cả đều bị ô nhiễm bởi chất thải biển gây nên.
• Việt Nam xả rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới theo báo cáo của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (TN&MT), trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng không ngừng
tăng lên, hiện đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. 7
• Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước,
270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm
biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất
độc hại từ các khu dân cư tập trung, từ các khu công nghiệp và đô
thị, từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp.
• Đặc biệt, ô nhiễm rác thải nhựa, túi ni lông hiện nay rất nghiêm
trọng, lượng chất thải nhựa và túi ni lông vẫn ở mức rất cao, chiếm
khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, lắng đọng và quấn bám
vào các rạn san hô ở các khu bảo tồn biển. Bên cạnh đó, chất lượng
các rạn san hô của Việt Nam đang biến đổi theo chiều hướng xấu, ở
trạng thái không tốt; đồng thời, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
biến đổi đại dương là những thách thức dài hạn đối với các khu bảo tồn biển V. Hậu quả
1. Tác động đến sức khỏe con người
• Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc
bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy,…. ngày càng tăng
• Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người,
động vật có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn.
2. Tác động đến môi trường sống của các
loài sinh vật
• Hầu hết các vật chất bị xả vào đại dương rất khó phân hủy và sẽ tồn tại
trong nhiều năm. Quá trình phân hủy các vật chất này tiêu tốn oxi trong
nước biển. Do đó nhiều rác bẩn, hóa chất…cần được phân hủy sẽ làm
lượng oxi giảm đi và trong một thời gian dài, chúng sẽ lấy đi lượng oxi quan
trọng cho sự sống của các loài sinh vật biển.
• Cục quản lý khí quyển quốc gia mỹ cho biết mỗi năm có khoảng 100.000 động vật có vú biển,
hàng triệu loài cá và chim biển đã chết vì ăn trúng rác thải nhựa
• Gây khó khăn trong hoạt động của các loài sinh thậm chí gây tử vong do mắc kẹt
3. Tác động về kinh tế - xã hội
• Về mặt kinh tế, rác thải biển gây ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp về
kinh tế. Rác thải trên biển có thể gây ra thiệt hại kinh tế cho lĩnh vực
vận tải biển do tàu thuyền, hàng hóa hư hỏng khi bị kẹt hoặc va
chạm với rác thải biển
• Hoạt động du lịch, dịch vụ biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy sản doanh thu cũng bị giảm do tăng chi phí cho tàu cá, sửa
chữa máy bơm tại các khu nuôi, giảm sản lượng đánh bắt, nuôi
trồng, chi phí cho việc dọn dẹp rác thải biển nhằm đảm bảo và duy 8
trì sức hấp dẫn lẫn sự an toàn của bãi biển đối với người sử dụng
trong một số trường hợp có thể tăng thêm gánh nặng
• Về mặt xã hội, rác thải biển có tác động rất lớn đến an toàn thực
phẩm. Con người sẽ tiếp xúc với vi nhựa và siêu vi nhựa
(nanoplastic) khi tiêu thụ hải sản, nhất là các loài được ăn nguyên
con không lọc bỏ ruột như trai, sò, tôm, nhím biển…
• Rác thải nổi kích thước lớn là mối đe dọa đối với giao thông đường
biển. Điều này có thể dẫn đến thương tích và tử vong do mất điện,
do chân vịt hoặc đường ống nước bị kẹt và va chạm với các vật thể
nổi hoặc chìm một phần, bao gồm thùng cách nhiệt bằng nhựa.
Thương tích và tử vong cũng có thể xảy ra đối với con người do bị kẹt khi bơi và lặn
4. Tác động đến giao thông đường biển
• Chúng ta phải thừa nhận rằng vận tải đường biển có những tác động
tiêu cực đến môi trường sống của con người , mà cụ thể chính là môi
trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.
• Lịch sử hình thành của vận tải đường biển rất dài, từ đó cho đến nay hoạt động
này diễn ra liên tục trên biển. Với sự phát triển hiện đại của các phương tiện
máy móc vận tải đã mang đến cho biển cả không ít những tác động mạnh mẽ,
và nó dẫn đến sự ô nhiễm này tác động ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhưng
hiện nay, thì con người lại còn đang chưa quan tâm nhiều lắm tới vấn đề này, vì
vậy nên những biện pháp khắc phục cũng không được quan tâm đến để thực hiện.
• Vận chuyển đường biển vô tình mang đến cho đại dương của chúng ta cơ số
chất thải, khói xăng dầu ,… và đặc biệt nói đến là những vụ tai nạn gây tràn
dầu, những sự cố tràn dầu ngày càng nhiều và nó đã vô tình đẩy tình trạng ô
nhiễm đại dương lên một mức độ mới đáng lo ngại hơn rất nhiều.
Ô nhiễm biển đã kéo theo hệ lụy việc thu hẹp môi trường sống của hàng loạt
những loài động vật biển, đẩy rất nhiều các chủng loài quý hiếm vào con đường
bị tuyệt chủng và điều này là 1 trong những điều đã làm cho hành tinh của
chúng ta ngày một suy thoái dần đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
• Bên cạnh đó, những biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển vẫn
không có chuyển biến gì tích cực, mà vận tải đường biển vẫn phải diễn ra liên
tục từng ngày đã góp phần khiến cho vấn nạn ô nhiễm biển xảy ra nhiều hơn,
nghiêm trọng hơn, mà không ai có thể lường trước được những hậu quả nào mà
con người phải gánh chịu cho vấn đề đáng nói trên.
• Với tầm quan trọng của vận tải đường biển, chúng ta khó có thể nào giảm bớt
được sự lưu thông hàng hóa bằng đường biển, và cũng không thể nào có cách
khắc phục được cho các vấn đề về môi trường biển. Do đó chúng ta chỉ hi vọng
rằng trong một tương lai gần sẽ có sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ và sẽ cải 9
tiến được vấn đề này để giúp cho kinh tế thế giới và vận tải biển phát triển một
cách an toàn nhất cho tự nhiên.
VI. Giải pháp
1. Nâng cao ý thức người tiêu dùng
• Đây có thể là một biện pháp đơn giản và đã quá quen thuộc, nhưng mỗi người dân
chúng ta, đặc biệt là các tổ chức và chính phủ, cần tập trung triển
khai. Những năm gần đây, khi hàng ngày chúng ta càng bắt gặp
nhiều tin tức về hậu quả của ô nhiễm biền. Chắc chắn con người đã
cảm nhận được tác hại to lớn của nó, nhưng để hành động vẫn là
một câu hỏi lớn. Vậy làm sao để thay đổi nhận thức của con người?
• Tuyên truyền là cách tốt nhất nhưng phải tuyên truyền đúng cách.
Thay vì cho người dân xem những hình ảnh báo động về môi trường
đó thì hãy cho họ xem những điều tích cực hơn. Khi con người thấy ai
khác làm điều tốt hơn, sống tốt hơn, đó sẽ là động lực thúc đẩy to
lớn để họ làm theo. Sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông
đại chúng, khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội vì môi
trường, lan tỏa tinh thần đó đến thế
• Bên cạnh đó cần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân thông
qua giáo dục, tuyên truyền. Khuyến khích sử dụng đồ tái chế và
tránh sử dụng các sản phẩm từ nhựa khi có thể. Đây là vấn đề của
các tổ chức, doanh nghiệp trong công cuộc quảng bá về một môi trường bền vững.
2. Trách nhiệm và sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp
• Với mục tiêu phát triển bền vững- thân thiện môi trường, những năm
gần đây các doanh nghiệp sản xuất đã dần định hướng hình ảnh
xanh cho thương hiệu của mình. Bên cạnh giảm thiểu nguyên vật
liệu từ nhựa trong quá trình sản xuất, họ còn có những ý tưởng đưa
nguyên liệu tái chế vào một số bộ phận, giúp giảm một phần rác thải
nhựa ra môi trường. Ngoài ra, các công ty lớn đang chạy đua để phát
triền những cải tiến mới trong qui trình sản xuất, mặc dù giai đoạn
đầu rất tốn kém và chưa thật sự hiệu quả về mặt kinh tế
• Ngoài rác thải nhựa là tác nhân đáng quan tâm nhất thì còn tồn tại
những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tràn dầu, ... Ta có
thể thấy hiện tượng phú dưỡng do lượng lớn phân bón được sử dụng
trong nông nghiệp tràn ra ao hồ, khiến tảo phát triển không kiểm
soát. Ngoài gây hại cho sinh vật khác, tảo còn thải ra methane, một 10
loại khí nhà kính mạnh gấp 25 lần so với CO2. Vì thế, để giảm lượng
CO2 trong sản xuất cũng như làm sạch nguồn nước, nhiều doanh
nghiệp đã sử dụng loại tảo gây hại hệ sinh thái này để sản xuất hàng
tiêu dùng như đế giày, chậu hoa...
3. Chính sách và quy định Nhà Nước
• Từ thực trạng ô nhiễm biển từ tàu ở Việt Nam, nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách cũng như Công ước nêu rõ các điều luật về vấn đề
ô nhiễm biển, đặt biệt là các vụ tràn dầu. Một trong số đó là Công ước Luật Biển 1982
• “Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) là điều ước quốc tế đa
phương toàn cầu quan trọng nhất về biển, đây được coi là “bản Hiến
pháp về biển và đại dương”, đồng thời cũng là một điều ước quốc tế
có vai trò tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.” (ThS. NCS. GV. HÀ THANH HÒA , 2018)
VII. Kết luận
Qua bài tiểu luận của nhóm , chúng em đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường biển. Có thể hiểu rằng đi kèm với
phát triển kinh tế , việc gây hại cho môi trường là khó tránh khỏi. Chính phủ và
các doanh nghiệp luôn ra sức hết mình trong việc hạn chế tác hại cho môi trường
biển và giữ vững tài nguyên sinh thái biển . Chúng ta ngay bây giờ có thể đóng
góp hết sức mình để bảo bệ môi trường , bởi lẽ , mỗi cá nhân chính là nhậ tố quan
trọng nhất quyết định đến tình trạng ô nhiễm của môi trường. Biển cả và đại dương
đang kêu cứu, chúng ta phải chung tay hành động ngay bây giờ !
VIII. Tài liệu tham khảo https://camau.gov.vn
https://dienmaysakura.vn/o-nhiem-moi-truong-bien.html https://anphatholdings.com
https://dulichhatien.net/tac-dong-cua-van-tai-duong-bien-den-moi- truong-4-964.html https://hosomoitruong.com.vn https://Tapchimoitruong.vn