Tiểu luận: phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple
Tiểu luận: phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple
Môn: Triết học mác - lênin(MLN)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVEN JOBS TẠI APPLE
Mở đầu…………………………………………………………………...…3
Phần I: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo…………………..……….4
1. Phong cách lãnh đạo là gì…………………………………………….4
Khái niêm về phong cách lãnh đạo……………………………..4
Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo………………4
1. Phân loại phong cách lãnh đạo……………………………………..4
Phong cách lãnh đạo độc đoán………………………………….4
Phong cách lãnh đạo dân chủ……………………………...……5
Phong cách lãnh đạo tự do………………………………………5
Phần II: Phân tích thực trạng vê phong cách lãnh đạo của Stven Jobs tại
Apple………………………………………………………………….. ..6
1. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của steven Jobs….…6
Cá tính……………………………………………………………6
Môi trường làm việc……………………………………………..7
2. Thực trạng vê phong cách lãnh đạo độc đoán của Steven Jobs tại
Apple……………………………………………………………........7
Những biểu hiện độc đoán của Steven Jobs tại Apple…………7
2.2 Luật im lặng - hệ quả của phong cách điều hành độc đoán của Steve
Jobs tại Apple………………………………………………………....9
2.3 Những thành tựu nổi bật mà Steve Jobs đã mang lại cho Apple...9
3. Đánh giá ưu và nhược điểm về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve
Jobs tại Apple…………………………………………………...10
3.1 Ưu điểm…………………………….………………….……….…..10
3.2 Nhược điểm………………………………………………………...11
PHẦN III: GIẢI PHÁP VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA
STEVEN JOBS TẠI APPLE………………………………………12 0 lOMoARcPSD| 36149638
1. Cách cư xử với Nhân viên…………………………………………12
2. Lấy lại niềm tin cho cổ đông……………………………………...…13
3. Chú trọng tới khách hàng hơn……………………………………...13
4. Tương lai của Apple khi không còn Steve Jobs……………………14
Kết luận……………………………………………………………………15
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..16 1 lOMoARcPSD| 36149638 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ một tổ chức nào nhà lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng,
được coi là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thử
thách để đạt mục tiêu. Tuy nhiên mỗi nhà lãnh đạo lại có phong cách lãnh đạo khác
nhau dựa trên những yếu tố doanh nghiệp và năng lực, tính cách của bản thân. Việc
nghiên cứu phong cách lãnh đạo của những nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thể giới sẽ
giúp cho bản thân mình có những bài học kinh nghiệm quí báu trong con đường
kinh doanh đầy thử thách và thử sức mình trong vai trò lãnh đạo. Em rất khâm phục
phong cách lãnh đạo củ Steve Jobs - người đã đưa Apple từ một công ty không tên
tuổi trở thành một đế chế hùng mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giải trí.
Chính vì vậy em đã chọn nghiên cứu về “Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tai
Apple” làm đề tài nghiên cứu. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu
do thởi gian và kiến thức còn hạn chế, Em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính
mong cô thông cảm và góp ý của cô giáo để những đề tài sau được tốt hơn.
Kết cấu của đề tài: Gồm 3 phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
- Phần II: Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại công ty Apple
- Phần III: Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại Apple 2 lOMoARcPSD| 36149638
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Phong cách lãnh đạo là gì?
Khái niệm về phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp và cách thức nhà lãnh đạo thường
dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo không chỉ
thể về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí
hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của lãnh đạo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo:
- Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng hay ngược lại.
- Mức độ của sức ép: sự kỳ vọng của cấp trên, các cổ đông và nhân viên.
- Ai là người nắm giữ thông tin: Người lãnh đạo, các nhân viên hay cả hai.
- Các nhân viên được huấn luyện ra sao và người lãnh đạo hiểu rõ các nhiệm vụ như thế nào?
- Các mâu thuẫn trong nội bộ.
2. Phân loại phong cách lãnh đạo:
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau và mỗi phong cách lại thể hiện những
ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên trên thực tế có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là:
Lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do.
Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền
lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình,
trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên
chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo
bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả ĐẶC ĐIỂM:
- Nhân viên ít thích lãnh đạo. . 3 lOMoARcPSD| 36149638
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân 2.2.
Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền
lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.
Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới
được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,
đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. ĐẶC ĐIỂM
- Nhân viên thích lãnh đạo hơn
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo 2.3.
Phong cách lãnh đạo tự do:
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền
ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích
tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm
đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ
thác một số nhiệm vụ nào đó. ĐẶC ĐIỂM
- Nhân viên ít thích lãnh đạo.
- Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA STEVE JOBS TẠI APPLE 4 lOMoARcPSD| 36149638
1. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Steve Jobs: Cá tính:
- Ông là người tự tin, có tính tự lập, tự chủ cao:
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại bang California, Mỹ. Bố mẹ cậu là sinh viên
nên cậu được đưa vào trại mồ côi và may mắn được một gia đình nhận làm con nuôi.
Sau 6 tháng học đại học Reed, Jobs đã bỏ học và sống những ngày tháng cơ cực
nhất cuộc đời mình. Không được ở ký túc xá, ông phải ngủ ở sàn nhà phòng các
bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành
phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare
Krishana. Ông cho rằng mình “thật sự thích cuộc sống đó” vì “ chính những gì đã
xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò tuổi trẻ… lúc đó đã biến thành những
kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này”. Chính nhờ những năm tháng cơ cực đó đã
khiến tính cách của Steve trở nên độc lập.
Năm 1985, Steve Jobs bị buộc rời bỏ Apple, ra đi với bàn tay trắng, ông đã lập
ra NEXT Computer và hãng phim hoạt hình nổi tiếng Pixar Amination và năm Jobs
quay về Apple trong vinh quang với vai trò của người thủ lĩnh.
- Cầu toàn, bướng bỉnh và lối nghĩ khác người:
+ Steve Jobs la ngưòi cầu toàn, luôn muốn mọi việc mình làm đạt kết quả hoàn
hảo nhất, chính vì vậy ông luôn nghiêm khác với bản thân, với nhân viên và với
những chính việc mình đang làm
+ Ông có suy nghĩ khác người và khả năng tư duy sáng tạo. Ông thể hiện điều
đó ngay từ hồi ngồi trên ghế nhà trường, thấy giáo của ông đã nhận xét răng “
Steve khác mọi người ở hai điểm: Luôn lầm lũi, cô đơn và có khả năng nhìn
tuyệt vời các sự vật, hiện tượng trong một thể giới khác”
+ Với tính cách ngang tàn ông luôn làm theo những gì mình thích mà không bị
chi phối bởi moi thứ xung quanh.
- Có khả năng lôi cuốn người khác: ông có khả năng thuyết phục, lôi cuốn
người khác nghe theo, phục tùng mình. Môi trường: 5 lOMoARcPSD| 36149638
- Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của ngành công nghệ thông tin
đòi hỏi Apple phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang
tính sáng tạo và bảo mật tuyệt đối. Ông từng nói “dân chủ không tạo ra
những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều này, các anh cần một nhà
độc tài thông thái”
- Do ông nắm giữ vị trí cao nhất của Apple nên ông có những quyền hạn và
quyền lực cao nhất, do đó ông dễ lạm dụng quyền hạn của mình.
- Việc ông bị đuổi ra khỏi công ty do chính mình thành lập và tâm huyết với
nó đã khiên ông trở nên độc đoán sau khi quay vê, nhằm mục đích khiến nhân
viên e sợ và phục tùng mình.
- Năm 1997 khi ông quay trở lại, công ty đang trong giai đoạn tuột dốc. Nhân
viên không có tính tự chủ, thiếu kỉ luật, thiếu nghị lực và không sáng tạo,
thậm chí còn chống đối. Để vực dậy một đế chế đang lụi dần, cần phải thẳng
tay loại bỏ phần tử mục rỗng, thối nát và tạo ra những thứ mới hơn, hoàn hảo
hơn. Chính vì vậy sự cứng rắn và uy quyền của nhà lãnh đạo là vô cùng cần thiết.
2. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple
2.1 Những biểu hiện độc đoán của Steve Jobs tại Apple:
Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lên người khác.
Ông hay đưa ra những quyết định một cách độc đoán trong chớp mắt khiến không
ít lần Jobs làm mọi người ngạc nhiên sững sờ. Sự ra đời của chiếc máy Imac năm
1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán của ông. Với ý tưởng kỳ lạ về thiết kế
như quả cầu vàng trong phim khoa học viễn tưởng, Jobs đã nhận được 38 lý do từ
chối từ bộ phận kỹ sư, ho cho rằng ý tưởng này là không thể thực hiện. Nhưng Jobs
gạt phắt đi và khẳng định “Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng làm được”. Tuy
nhiên không phải lúc nào ông cũng đúng. Việc ra quyết định mang tính độc đoán
mà không tham khảo ý kiến mọi người đã khiến Jobs đối mặt với những sai lầm
chết người. Vào trước những năm 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần
cứng khác áp dụng phần mềm điều hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăng 6 lOMoARcPSD| 36149638
nghiên cứu và sản xuất phần mềm riêng cho máy tính của mình. Tuy nhiên, khi sản
xuất ra thì phầm mềm đã lỗi thời so với các đối thủ.
Trước khi Jobs tiếp quản khu công sở có một bầu không khí làm việc thoải mái.
Các nhân viên thích đi loanh quanh hút thuốc lá và tán gẫu trong sân khu liên hiệp
R&D. Vài nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thởi gian để ném thức ăn cho chó của
họ. Jobs bắt đầu đưa ra những nguyên tắc mới. Ông ra lệnh không cho hút thuốc là
bất kì nơi nào trong tổ chức, rồi cấm chó vào công sở, lấy cớ vì chó bẩn và nhiểu
người dị ứng với nó. Mọi người đang nhận thức rằng Jobs có thể khẳng địn uy quyền
của mình ở bất kì mặt nào trong công ty. Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ đi
theo tầm nhìn cuủa giám đốc độc đoán này.
Trước khi Jobs tiếp nhận công ty, mọi người tại Apple rất thích tiết lộ bí mật.
Họ làm vậy một phần vì công ty ít có sự tiếp thị. Họ cho rằng cách duy nhất để mọi
người biết nó là tự bản thân mình tiết lộ. Tuy nhiên, Jobs đi ngược lại hoàn toàn
những quan niệm đó và khăng khăng cách làm việ của mình. Đây là tiền đề để Jobs
xây dừng nên luật im lặng – văn hóa công ty nổi tiếng của Apple.
Jobs có thái độ rất khắt khe với nhân viên của mình, ông luôn đòi hỏi sự hoàn
hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận một sai sót nào dù là nhỏ nhất.
Ông còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, vì ông có thể sa thải bất cứ nhân
viên nào trong cơn nóng giận. Nhiều nhân viên cấp cao của ông tại Apple đã làm
việc tại Apple trong nhiều năm liền đã ngậm ngùi ra đi, họ cho rằng tuy Jobs tàn
bạo, nhưng khi ở bên ông, họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế.
Jobs cũng khét tiếng trong việc là hét các giám đốc và nhân viên côngty một
các không thưong tiếc. Cựu giám đốc PR của Apple từng nói rằng “làm việc với
Jobs là một thàch thức khủng khiếp, thú vị khủng khiếp và đôi khi cũng khó khăn khủng khiếp”
Bên cạnh đó, Jobs còn là người nổi tiếng quá khắt khe với công đoàn, ông đã
áp dụng nhiều biện pháp để đàm phán với đại diện công đoàn như: doạ phá sản, thuê
ngoài.. để có được những thoả thuận cò lợi. 7 lOMoARcPSD| 36149638
Cách thức điều hành công việc của Jobs: là cha đẻ của 103 bản quyền của
Apple, mọi thứ từ giao diện của Ipod đến hệ thống hỗ trợ cho bộ phận thang máy
được dùng cho bộ phận bán lẻ của Apple ông luôn có sự tham gia giám sát đền từng
chi tiết nhỏ nhất. Ông không thể yên tâm mọi thứ sẽ hoàn hảo nếu không có sự giám
sát chặt chẽ của mình trong mọi khâu. Ông dường như có mặt mọi nơi trong công ty.
2.2 Luật im lặng - hệ quả của phong cách điều hành độc đoán của Steve
Jobs tại Apple.
Bí mật không chỉ là “chiến lược” quan hệ với giới truyền thông mà còn trở thành
văn hoá đặc trưng của Apple.
- Luật im lặng: Luật này qui định nghiêm ngặt về việc tuyệt đối bảo mật mọi
thông tin liên quan đến Apple đôi với khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
- Biện pháp trừng phạt là hết sức nghiêm khắc: bất kì ai vi phạm dù vô tình
hay cố ý đều lập tức bị sa thải.
- Thái độ của nhân viên: Luật im lặng của Apple khắc nghiệt đến nỗi ngay cả
cấp quản lý cao cũng cảm thấy sợ khi phải đối diện hay chỉ đi ngang qua
Steve Jobs. Một nhân viên cao cấp hiện nay đang làm việc cho Apple, vốn
rất cởi mở cũng chối đây đẩy khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ của Jobs
du thông tin đó đã được công bố trên báo chí.
2.3 Những thành tựu nổi bật mà Steve Jobs đã mang lại cho Apple:
Tuy phong cách lãnh đạo của Jobs đã gây ra khá nhiều phản ứng tiêu cực nhưng
nó đã giúp Apple nhanh chong trở thành một đại gia sánh vai với các đối thủ như
Dell, Hewlett – Packard… Nhờ tài cẩm quân của Steve Jobs, Apple nhanh chóng
phát triển và mở rộng lãnh địa với những phát minh độc đáo.
- Trên thị trường máy tính: với những cách tân liên tục dòng máy tính của
Apple ngày càng được tiêu thụ nhiều như máy tính xách tay Power Book,
máy tính để bàn iMac G5. Trong năm 2007, Apple cũng cho ra mắt hệ điều
hành Leopard và được đánh giá là đối thủ xứng tầm của Window Vista. 8 lOMoARcPSD| 36149638
- Thị trường điện tử giải trí: Cột mốc đầu tiên năm 2001, Apple tung ra sản
phẩm thiết bị nghe nhạc số iPod làm cả thế giới phải chú ý với những tính
năng vượt trội. Năm 2007, Apple lại tung ra thị trường sản phẩm đầu thu ky
thuật số ITV với ổ cứng lên đến 40G. Apple hiện nay cũng đang dẫn đầu vê
thị trưòng download nhạc hợp phát trên Internet.
3. Đánh giá ưu và nhược điểm về phong cách lãnh đạo độc đoán của
SteveJobs tại Apple:
3.1 Ưu điểm:
- Việc áp đặt suy nghĩ và đưa ra những quyết định độc đoán trong chớp
mắtgiúp Jobs tận dụng được thời gian, giải quyết nhanh những việc khẩn cấp,
tận dụng được thời cơ, tránh được những bàn cãi không cần thiết. ĐẶc biệt
sự áp đặt những suy nghĩ của ông lên toàn bộ công ty đã giúp cho hàng loạt
sản phẩm độc đáo mang tính đột phá đã ra đời.
- Những đòi hỏi khắt khe của ông trong công việc cùng với việc không
ngầnngại sa thải bất kì nhân viên nào đã tạo nên sức ép để khién nhân viên
thực sự cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
- Khi Jobs tiềp quản công ty, đội ngũ nhân viên có kỷ luật thấp, không có
nghịlực, thiếu tình sáng tạo, bộ máy quản lý hoạt động không hiệu quả. Chính
cách điều hành độc đoán của Steve Jobs đã khiến nhân viên đi vào khuôn
khổ, tính kỉ luật cao và bộ máy công ty vận hành hiệu quả nhất.
- Việc tham gia giám sát từng chi tiết nhỏ nhất của Jobs giúp giảm thiểu
đếnmức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí.
3.2 Nhược điểm:
- Việc đưa ra quyết định độc đoán, không hỏi ý kiến bất kì ai sẽ làm tăng tínhrủi
ro trong những quyết định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn. 9 lOMoARcPSD| 36149638
- Việc áp đặt suy nghĩ của Jobs lên nhân viên khiến họ cảm thấy ý kiến
củamình không được tôn trọng, họ cảm thấy lãnh đạo không hiểu được
nguyện vọng của nhân viên, khiến khoảng cách cấp trên và dưới ngày càng
xa cách. Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc. Hậu
quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng sáng tạo dồi dào từ nhân viên.
- Việc đòi hỏi khắt khe trong công việc khiến nhân viên luôn bị áp lực,
khôngkhí làm việc lúc nào cũng căng thẳng, hiệu quả sẽ bị giảm sút.
- Phong cách lãnh đạo độc đoán của Jobs làm cho ông có tầm ảnh hưởng
quálớn đối với Apple đến nôkx bất cứ động tĩnh nào của ông cũng dẫn đến
một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như tin ông bị ung thư thi lập
tức giá cổ phiếu Apple giảm xuống nhanh chóng.
- Việc ông can thiệp vào mọi thứ từ lớn đến nhỏ khiến nhân viên cảm thấy
khóchịu. Hơn nữa nó cũng lấy đi của ông nhiều thời gian cũng như sự tập
trung để giải quyết những vần đề quan trọng.
PHẦN III: GIẢI PHÁP VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN 10 lOMoARcPSD| 36149638
CỦA STEVEN JOBS TẠI APPLE
Mục tiêu của giải pháp: nhằm trả lời các câu hỏi sau
- Jobs vốn nổi tiếng với thái độ thiếu tôn trọng nhân viên đồng thời ông cũng
là chuyên gia trong việc làm cho bầu không khí làm việc trở nên áp lực, căng
thẳng. Giải pháp cho vấn đề này là gì?
- Charles Wolf, chuyên gia phân tích của Nedham & Company đã từng nhân
định: “Apple là Steve Jobs và Steve Jobs là Apple”. Vậy vấn đề đặt ra là
thương hiệu trong tương lai của Apple sẽ đi về đâu khi không còn sự hiện diện của Steve Jobs?
1 Cách cư xử với Nhân viên:
- Mỗi nhân viên khi được nhận về công ty đều có những trách nhiệm và quyền
hạncụ thể. Chính vì vậy, Jobs không nên can thiệp quá sâu vào công việc chi
tiết của từng bộ phận. Cần thể hiện sự tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết và
khả năng sáng tạo của nhân viên bằng cách thử đặt niềm tin vào họ. Có thể
vẫn áp dụng biện pháp kiểm soát, đôn đốc chặt chẽ với những nhân viên mới
là những người chưa kịp nắm bắt nhịp độ làm việc, chưa thể hòa mình vào
nên văn hóa của công ty. - Mỗi người bất kể là ai đều có nhu cầu cảm thấy
mình được tôn trọng. Vì vậy Jobs và Apple nên có nhiều hơn nữa những
chính sách ưu đãi cụ thể cho nhân viên để họ cảm thấy được quan tâm và tôn
trọng. Những chính sách có thể đơn giản như: cho nhân viên mua sản phẩm
với giá ưu đãi, gửi thư mời tham gia những buổi giới thiệu sản phẩm ...
- Luật im lặng đã trở thành một văn hóa đặc trưng của Apple chính vì vậy
khôngthể có giải pháp nhằm thay đổi sự im lặng đó. Thế nhưng, cần phải
chấm dứt việc hãng liên tục tung ra những thông tin và bắt các nhân viên phải
kí vào bản cam kết “tử thần” để bảo mật những thông tin đó. Hệ quả là gây
ra những áp lực và căng thẳng không đáng có cho bầu không khí làm việc.
Và thử tưởng tượng xem các nhân viên sẽ cảm giác như thế nào khi biết đó
chỉ là những thông tin giả được tung ra chỉ vì lí do thử độ im lặng của họ.
2. Lấy lại niềm tin cho cổ đông: 11 lOMoARcPSD| 36149638
Steve Jobs và Apple cần tạo thêm niềm tin cho các cổ đông bằng cách:
- Minh bạch những thông tin về tình hình tài chính – doanh thu của Apple cũng như
thông tin về Steve Jobs, cơ cấu tổ chức và những vị lãnh đạo khác của công ty. Bởi
lẽ mỗi cổ đông khi bỏ tiền đầu tư vào một công ty đều có quyền được biết những
thông tin chính xác, minh bạch về công ty đó nhằm ngăn ngừa đến mức thấp nhất
những rủi ro trong đầu tư kinh doanh. VD: tình trạng sức khỏe của Steve Jobs...
-Thường xuyên tổ chức các buổi Đại hội để qua đó các cổ đông có thể cập nhật
những thông tin cần thiết về tình hình chính thức của công ty. Đồng thời đóng góp
ý kiến của mình vào chính sách phát triển của hãng. Bởi lẽ khi sở hữu trong tay cổ
phiếu của một công ty đồng nghĩa với việc các cổ đông cũng sở hữu một phần công ty đó.
3. Chú trọng tới khách hàng hơn:
Mặc dù là ông trùm trong ngành công nghệ số với những sản phẩm luôn tạo
được sự háo hức đến tột độ trong lòng khách hàng thế nhưng một sự thực không thể
chối bỏ đó là khách hàng của Apple luôn phải chạy theo công ty chứ công ty lại
không chú trọng đến khách hàng. Chính vì vậy một bộ phận khách hàng đã rời
thương hiệu “Quả táo” để đếnvới những thương hiệu khác. Để khắc phục tình trạng
này, Steve Jobs và Apple cần phải có những hành động cụ thể:
- Chú trọng phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt là các cửa hàngđại
lý bởi với hệ thống bán lẻ, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm
được trưng bày đẹp mắt và sang trọng đồng thời được hướng dẫn làm thế nào để sử
dụng sản phẩm một cách thành thạo.
- Lập những trang thông tin như forum, website để thu nhận ý kiến phản hồi
từkhách hàng qua đó kịp thời nhận biết và giải quyết những sai sót đồng thời khảo
sát được phản ứng, thái độ của khách hàng với dòng sản phẩm mới. Có thể, đôi khi
những phản hồi không thực sự cần thiết cho sự phát triển của sản phẩm tuy nhiên
nó khiến khách hàng cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng hơn.
- Khi thiết kế sản phẩm cần chú trọng hơn nữa thị hiếu của khách hàng. Đặc
biệtsản phẩm nên có tính thông dụng tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Hạn chế tình 12 lOMoARcPSD| 36149638
trạng độc quyền trong việc cài đặt các ứng dụng bất chấp ý kiến phản đối của người sử dụng.
- Tăng cường PR, đưa hình ảnh công ty đến gần công chúng. Phá vỡ hình tượng
một Apple “lạnh lùng, xa cách” thay vào đó là hình ảnh một Apple thân thiện hơn
với cộng đồng. VD: tham gia vào các hoạt động từ thiện, tài trợ các chương trình ..
4. Tương lai của Apple khi không còn Steve Jobs:
Với phong cách lãnh đạo độc đoán, Steve Jobs nắm hết mọi quyền hành ở Apple.
Tầm ảnh hưởng của ông là vô cùng lớn. Ngoài Steve Jobs không có người thứ hai
nắm rõ tất cả cơ cấu làm việc, các bộ phận, phòng ban của Apple. “Steve Jobs là
Apple, Apple là Steve Jobs”. Vậy những giải pháp nào để Apple có thể tiếp tục phát
triển hùng mạnh khi Steve Jobs không còn nắm quyền nữa? - Phân tán quyền lực.
- Dân chủ hơn trong các cuộc họp, lắng nghe ý kiến của nhân viên không nên tựmình
quyết định giải quyết mọi việc.
- Định hướng cho nhân viên, bàn giao nhiệm vụ đặc biệt là trong khâu kiểm tragiám
sát cần bổ sung những nhân viên khác.
- Lựa chọn, bổ nhiệm những người đáng tin cậy kế nhiệm mình.
- Giới thiệu cho mọi người những thành viên chủ chốt trong công ty vừa để cácnhân
viên có sự chuẩn bị tâm lí cho sự ra đi của Jobs đồng thời giúp họ biết được những
ứng viên sẽ lên thay vị trí Tổng giám đốc.
- Tạo điều kiện cho những ứng viên thể hiện năng lực của mình để tạo uy tín
bướcđầu trước khách hàng và nhân viên.
- Tạo cơ hội cho những người kế nhiệm xuất hiện trước công chúng nhiều hơnnhất
là khi tung ra các sản phẩm mới để khi nhắc đến Apple mọi người không còn chỉ
nghĩ về một mình Steve Jobs. 13 lOMoARcPSD| 36149638 KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu luận án, dễ nhận thấy lãnh đạo là một nhiệm vụ khó
khăn mà mỗi phong cách lãnh đạo khi sử dụng độc lập, không kết hợp hài hòa về
lâu dài sẽ mang lại những hệ quả tiêu cực .
Cụ thể là phong cách lãnh đạo độc đoán được Steve Jobs – giám đốc điều hành
của Apple sử dụng trong vòng 12 năm trở lại đây đã tạo nên một Apple huy hoàng
trong quá khứ và có được vị trí như hiện nay. Tuy vậy, Apple cũng đang phải đối
mặt với những vấn đề nan giải do phong cách lãnh đạo của vị giám đốc điều hành
mang lại. Vì lý do thời gian nghiên cứu ngắn ngủi và giới hạn dung lượng cho phép
của một tiểu luận, em chỉ có thể phân tích vài vấn đề cơ bản và cấp thiết dựa trên
những kiến thức đã được học hỏi và tài liệu thu thập, nghiên cứu được, với hi vọng
góp phần khắc phục những nhược điểm mà phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs đã tạo ra ở Apple. 14 lOMoARcPSD| 36149638
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng phát triển kỹ năng lãnh đạo: TS. Lê Thị Thu Thủy
2. Tài liệu trên website: dantri.com, quantri.com.vn, doanhnhan360.com 15