Tiểu luận: Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tiểu luận: Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay, trường đại học thương mại giúp sinh viên ôn luyện và tham khảo
Preview text:
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 2 chúng em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô
Nguyễn Quỳnh Hương – Giảng viên bộ môn Triết học Mác–Lênin tại trường Đại học Thương Mại. Xuyên suốt quá trình học, cô luôn giảng dạy tận tình, hướng dẫn chu đáo và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của chúng em, truyền tải những kiến thức chất lượng và quý báu nhất. Trong quá trình tìm hiểu bộ môn Triết học, cô đã luôn lấy những ví dụ mang tính thực tế giúp chúng em có thể định hướng cách tư duy, áp dụng những kiến thức được học vào đời sống.
Bộ môn Triết học là một môn học vừa bổ ích lại vừa thú vị, mang tính áp
dụng thiết thực vào trong đời sống hiện nay. Với sự giúp đỡ của cô và các thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài thảo luận “Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài và còn tồn tại những hạn chế về kiến thức, bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chưa thực sự hoàn hảo, vì vậy kính mong cô đưa ra nhận xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chúc cô luôn tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................4I. Nội dung đề tài..............................................................................4 II. Lí do và mục đích nghiên cứu.......................................................4
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................4
- Mục tiêu và nhiệm vụ..................................................................4
- PHẦN NỘI DUNG..............................................................................4
- Khái quát về cuộc đời Các-Mác, Ăng-ghen....................................4
- Khái quát về cuộc đời Các-Mác..................................................4
- Khái quát về cuộc đời Ăngghen.................................................8
- Khái quát về cuộc đời Lenin..........................................................8
- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến...............................................9
- Khái niệm...................................................................................9
- Nội dung..................................................................................10
- Tính chất của phương pháp luận.............................................10
- Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................11
- Mối liên hệ thể hiện trên các phương diện..............................12
- Nguyên tắc toàn diện................................................................13
- Khái niệm toàn diện.................................................................13
- Quan điểm toàn diện trong triết học.......................................14
- Nguồn gốc và nội dung của quan điểm toàn diện...................14
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng nguyên
- Khái quát về cuộc đời Các-Mác, Ăng-ghen....................................4
tắc toàn diện................................................................................16
- Vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch
Covid đến các vấn đề của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.......17
- Hiện tượng là gì?......................................................................17
- Sơ lược về "Hiện tượng Covid – 19".........................................18
- Các tác động của Covid đến một số vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam...................................................................................19
- Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.................................35
- Đại dịch và cách nhìn nhận theo quan điểm toàn diện...........43
- PHẦN KẾT LUẬN............................................................................45
- TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................46
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Nội dung đề tài
Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần:
Phần một là phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Phần còn lại viết về việc vận dụng quan điểm trên để phân tích những ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
II. Lí do và mục đích nghiên cứu
Triết học, cụ thể hơn là sự toàn diện luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… hay thậm chí những sự việc diễn ra xung quanh mỗi con người. Đặc biệt trong thời điểm nước ta trải qua đại dịch Covid, không chỉ nhìn nhận một chiều những ảnh hưởng tiêu cực làm xáo trộn mọi công việc, phong cách sinh hoạt của từng cá nhân mà Covid-19 cũng đem lại yếu tố tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Vì vậy, bài nghiên cứu không chỉ cung cấp những kiến thức liên quan đến quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác - Lênin mà còn nêu lên cái nhìn theo quan điểm toàn diện về ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay cũng như tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra giải pháp phù hợp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin và trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: phạm trù về quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ
Phân tích rõ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác- Lênin.
Vận dụng quan điểm để phân tích những tác động của dịch Covid 19 lên mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát về cuộc đời Các-Mác, Ăng-ghen
1. Khái quát về cuộc đời Các-Mác
Các-Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein. Cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa dân nghèo thành thị với thiểu số tầng lớp thị dân giàu có của thành phố này đã góp phần vun đắp tư tưởng lớn lao về nhận thức sứ mệnh cuộc đời của Các-Mác sau này.
Thời niên thiếu và thanh niên
Năm mười hai tuổi, Các-Mác bắt đầu học trung học ở Trier và đạt thành tích xuất sắc trong học tập, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. Ngày học trung học phổ thông, Các-Mác may mắn có được những người thầy giỏi, người dạy lịch sử và triết học, và một giáo viên toán và vật lý - những người theo chủ nghĩa duy vật và những người theo chủ nghĩa tự do. Mùa xuân năm 1837, Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Hêghen (Hêghen), năm 1839 ông dành tâm sức cho việc nghiên cứu triết học, suốt năm 1939 và một phần năm 1840, Mác tập trung nghiên cứu các vấn đề lịch sử triết học cổ đại. Ngày 15 tháng 4 năm 1841, ở tuổi 23, Các.Mác hoàn thành bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Tổng hợp Jena về sự phân biệt giữa triết học tự nhiên của Đêcrit (Démocrite) và triết học tự nhiên của Sử thi (Epicure).
Những năm tháng sống ở nước ngoài
Chuyến đi đầu tiên đến Paris, nơi Mác ở trong một năm rưỡi, là một khoảng thời gian có ý nghĩa đối với sứ mệnh chính trị của CácMác, khi ông gặp Frederick Engels (Friedrich Engels) và sau đó là những chuyến thăm giữa hai gia đình. kết bạn cùng lý tưởng và quan điểm, hợp tác chặt chẽ trong mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngày 14 tháng 3 năm 1883, Các-Mác qua đời tại Luân Đôn và được chôn cất tại Nghĩa trang Highgate, Bắc Luân Đôn.
Hoạt động cách mạng sôi nổi và con đường tìm ra quy luật lịch sử của
Các Mác
Năm 19 tuổi (1837), Mác đã nghiên cứu kỹ tác phẩm của Hegel (1770-1831) và chú ý đến nhiều câu hỏi, như: Triết học Epicurean, thái độ của con người với thế giới. Kể từ đó, Các-Mác đã giải quyết những vấn đề quan trọng như triết học, chứng minh rằng mọi thứ tồn tại là hợp lý hay không, hoặc bản thân nó chứa đựng những gì cần thiết trong mối quan hệ với những gì tồn tại. Mác đặc biệt đánh giá cao ý tưởng rằng Epicurus muốn đạt được tự do và độc lập về tinh thần, thoát khỏi gông cùm của đức tin và mê tín. Trong Luận cương giữa triết học tự nhiên của Democritus và triết học tự nhiên của Epicurus, Mác đã chỉ rõ ông phản đối mê tín, dị đoan và mọi triết học phản động quyết liệt như thế nào, muốn phục tùng nghiên cứu khoa học vì lợi ích của tôn giáo. Sau khi trở thành người đứng đầu tờ báo Rheinische Zeitung, Mác đã viết các bài báo chỉ trích chế độ chuyên quyền của Phổ cho đến khi chính phủ Phổ ký quyết định bãi bỏ chế độ này. Từ đó, thế giới quan cơ bản của Người cũng thay đổi, chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ dân chủ-cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Do đó, vấn đề chính của Mác là câu hỏi về cách mạng, bản chất, nguyên nhân và động cơ của nó.
Khi xem xét tác phẩm của Hêghen, Mác thấy rõ rằng nhà nước không phải là hiện thân của lý trí thế giới, là hiện thân của một vị trí chung vượt ra ngoài lợi ích của chính nó, như Hêghen đã khẳng định. Mác thấy cần phải kiểm tra lại một cách nghiêm túc các khái niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và nhà nước, đồng thời tiết lộ những động cơ, phương tiện và hình thức tiến bộ xã hội thực sự để thay đổi thế giới thông qua một mạng lưới. Trong thời kỳ này, Mác đã viết một tác phẩm quan trọng phê phán lý thuyết của Hegel về nhà nước và pháp luật có tựa đề: Đóng góp vào sự phê phán triết học pháp luật của Hêghen (tác phẩm này chỉ được xuất bản sau khi Mác qua đời, được xuất bản ở Liên Xô năm 1927). Đóng góp lý luận to lớn của Mác vào quá trình phê phán Hêghen đã đưa ra nhận thức đúng đắn về hệ thống xã hội dân chủ, ở đó dân chủ là quyền tự quyết của nhân dân, là lợi ích của nhân dân.
Vào tháng 2 năm 1844, Mác xuất bản bài báo Đóng góp cho sự phê phán luật học của Hêghen ở Deutsch - Franzosische Jahrbucher (Niên giám Pháp-Đức). Phần mở đầu khẳng định rằng giai cấp có thể đem lại sự giải phóng cho cả nhân loại phải là giai cấp vô sản. Cũng trên tạp chí này hai nhà văn đã sát cánh cùng nhau: Mác và Pheđơrich Ăngghen, những người sau này gắn liền với tên tuổi và lý thuyết cách mạng của Mác. Tuy nhiên, những quan điểm mới của Mác được trình bày trong niên biểu Pháp-Đức này chỉ là một giả thuyết tài tình về sự phát triển lịch sử của xã hội. Điều này phải được lịch sử chứng minh. Và Mác đã hướng mọi hoạt động lý luận để phục vụ cho việc chứng minh này. Thực tế khách quan sống động của nước Pháp trong thời gian Mác ở Paris đã giúp Mác hiểu sâu hơn về cấu trúc bên trong của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những mâu thuẫn của nó.
Từ tháng Tư – tháng Tám năm 1844. Mác viết Bản thảo kinh tế - triết học
năm 1844, thực chất là những phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng mà sau này Mác phát triển một cách khoa học trong bộ Tư bản.
Tháng Hai năm 1845, cuốn sách Gia đình thần thánh của Mác và Ăngghen
viết chung ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hêghen trẻ, thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm, đồng thời nêu ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Sau khi kết thúc thời kỳ hoạt động ở Pháp, một thời kỳ mới sau đó mở ra với mục đích rõ ràng mà Mác tự đặt ra cho mình: đề xuất một học thuyết cách mạng mới.
Bộ Tư tưởng Đức (1845-1846), do Mác và Ăngghen viết chung, tiếp tục phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hegel trẻ, đồng thời với chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Ludwig Feuerbach. Trong cuốn sách Sự nghèo nàn của triết học (1847), Mác phản đối triết học trung lưu của Proudhon và trình bày những cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị vô sản. Và sau đó vào năm 1848, Mác và Ăngghen đã viết Tuyên ngôn Cộng sản theo sự ủy nhiệm của Đại hội II của Liên đoàn Cộng sản - một văn kiện có tính chất lập trình về chủ nghĩa Mác và giai cấp vô sản, soi sáng cho toàn thế giới về phương tiện đấu tranh của giai cấp công nhân lật đổ chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa và lãnh đạo cách mạng vô sản đến thắng lợi. Mác và Ăngghen đã phân tích sâu sắc vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử xã hội loài người. Cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức và những người bị áp bức là động lực chủ yếu của sự phát triển lịch sử. Giới thiệu những quy luật cơ bản của cuộc cách mạng vô sản, Mác và Ăngghen đã viết rằng bước đầu tiên của cuộc cách mạng là "sự biến giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị, thành tựu của dân chủ." Ý tưởng này thiết lập “chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản” (mặc dù thuật ngữ này không có trong tuyên ngôn), khái niệm về chuyên chính vô sản và chuyên chính của giai cấp vô sản được thể hiện rõ ràng trong tuyên ngôn. Đồng thời, Mác cũng khẳng định rõ, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, quy luật bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.
Tháng 6 năm 1859, tác phẩm xuất sắc của Mác đã góp phần phê phán kinh tế chính trị của Mác, người viết về tiền tệ và lưu thông tiền tệ; nhưng điều đặc biệt quan trọng là tác phẩm lần đầu tiên trình bày lý luận giá trị của chủ nghĩa Mác, là cơ sở hình thành học thuyết kinh tế của Mác.
Mác là người tổ chức và lãnh đạo Quốc tế Cộng sản thứ nhất. Mác đã dành tất cả tâm sức của mình để thống nhất các phong trào lao động của tất cả các nước. Bộ Tư bản (Tập I) - tác phẩm quan trọng nhất của Mác - được xuất bản năm 1867. Mặc dù tập II và III không được hoàn thành kịp thời, nhưng Ăngghen đã chịu trách nhiệm xuất bản hai tập này. Trong Bộ Tư bản, Mác đã đặt ra quy luật giá trị thặng dư theo giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; còn quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung của sản xuất hàng hóa được phát triển thành quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, v.v. Trong bản tóm tắt của Bộ Tư bản, Mác lưu ý sự cần thiết phải xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng cách thay thế nó. với một hình thức xã hội cộng sản được tổ chức tốt hơn.
Trong tác phẩm của mình, vào những năm cuối đời của Mác, hình thức hợp lý nhất của chế độ độc tài vô sản là một tổ chức chính trị như Công xã Paris (Nội chiến Pháp - 1881).
Sau đó, trong cuốn Phê phán cương lĩnh Gôta (1875), Mác đã chỉ trích gay gắt những sai lầm cơ hội của những người lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức và đặt ra câu hỏi rất quan trọng về quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản. Điều này có nghĩa là bản thân xã hội cộng sản phải phát triển qua hai giai đoạn: trình độ thấp hơn chủ nghĩa xã hội và trình độ cao hơn - chủ nghĩa cộng sản. Năm 1876, sau khi Quốc tế thứ nhất sụp đổ, Mác đưa ra ý kiến cho rằng việc thành lập các đảng vô sản ở các nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của phong trào công nhân.
Tên tuổi của Mác và Ăngghen sẽ còn mãi trong lịch sử nhân loại với tư cách là những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, những người có ảnh hưởng to lớn và rộng lớn đối với nhân loại tiến bộ.
2. Khái quát về cuộc đời Ăngghen
Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một
triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập học thuyết Mác - học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
Cuối năm 1839, Ph. Ăng-ghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hêghen:
- Ph. Ăng-ghen đã cùng với C. Mác xây dựng, tạo lập nền tảng tư
tưởng và hoàn thiện lý luận cho học thuyết cách mạng
- Cống hiến của Ph. Ăng-ghen trong học thuyết giá trị thặng dư –
phát hiện vĩ đại thứ hai của học thuyết Mác
Ăngghen là nhà tư tưởng quân sự lỗi lạc, cũng là người đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển học thuyết Mác về quân đội, chiến tranh và bảo vệ thành quả cách mạng. Những đóng góp của Ph. Ăngghen cho lĩnh vực khoa học và nghệ thuật quân sự đã góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn di sản lý luận của chủ nghĩa Mác với tư cách là kho tàng tri thức và văn hóa nhân loại, chủ nghĩa duy vật biện chứng, là chuẩn mực của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử vào ý thức, lý giải tính đặc thù các lĩnh vực phức tạp là chiến tranh và hòa bình, quân đội và quốc phòng, vũ trang nổi dậy và đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội cách mạng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Khái quát về cuộc đời Lenin
V. I. Lênin (Vladimir Ilych Lenin) sinh ngày 22-4-1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk). Từ nhỏ V. I. Lênin đã bộc lộ là người có trí tuệ uyên bác, có nghị lực tự học rất cao và là người sớm đón nhận học thuyết chủ nghĩa xã hội, sớm tiếp cận chủ nghĩa Mác và phương pháp cách mạng nhân dân.
Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, ông tham gia các hoạt động cách mạng vô
cùng sôi nổi: thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Saint Petersburg; tập hợp những người Mácxít cách mạng để thành lập đảng, lập ra tờ báo “Tia lửa”.
Đầu thế kỉ XX, tại Luân đôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân
xã hội dân chủ Nga, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Ủy ban Trung ương đã được bầu do V. I. Lênin đứng đầu. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn và cống hiến vĩ đại cho cách mạng thế giới. Đặc biệt, trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.
Tiếp thu từ C. Mác, V. I. Lê-nin đã kế thừa và phát triển đầy đủ những tư tưởng còn dang dở của triết học Mác. V. I. Lê-nin là một lãnh tụ vĩ đại đã đóng góp to lớn vào cuộc cách mạng vô sản toàn cầu, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc và hạnh phúc của con cháu. Với di sản tư tưởng và lý luận để lại cho nhân loại tiến bộ, V. I. Lê-nin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, nhà lãnh đạo kiệt xuất của giai cấp công nhân và công nhân toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Lê-nin là người thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác, Người là cha đẻ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Là người thầy đã tạo nên những chiến sĩ cách mạng trên toàn thế giới, không chỉ bằng lý luận khoa học cách mạng nhất mà còn có đạo đức cách mạng cao cả nhất. Đảng và nhân dân ta đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng, lý luận quý báu của Người vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
III. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm
Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
Mối liên hệ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến là một phép biện chứng với mục đích dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng, qua đó cũng có thể khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Bên cạnh đó thì những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
Ví dụ: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
2. Nội dung
Thế giới bao gồm vô số các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau, trong lịch sử triết học, những người theo phương pháp siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng là tách biệt và khác biệt với nhau. Quan điểm siêu hình của các sự vật, hiện tượng không có mối quan hệ hay ràng buộc lẫn nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự tổng quát các quan hệ, tác dụng, hạn chế, quy định, động lực và sự biến đổi lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình. Theo quan điểm này, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, ảnh hưởng lẫn nhau, vận động, biến đổi không ngừng. Trong một thế giới, không có sự vật, hiện tượng bị cô lập, tách rời nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng. Mặc dù các sự vật, hiện tượng của thế giới khác nhau và rất khác nhau, nhưng chúng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của thế giới vật chất, duy nhất. Ý thức của con người không phải là vật chất, nhưng cũng không thể tách rời vật chất, bởi vì ý thức chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ não của con người. Hơn nữa, nội dung của ý thức chỉ là sự phản ánh của các quá trình vật chất. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình mà còn là tính đa dạng của các mối liên hệ; Vì thế giới là một tổng thể với vô số sự vật, hiện tượng khác nhau, chúng luôn vận động và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của hiện thực. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ bản chất và có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật, có mối liên hệ giữa các mặt của mỗi sự vật. Việc phân loại các mối liên hệ là cần thiết vì mỗi mối liên hệ của con người có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Phân loại còn là cơ sở để xác định lĩnh vực nghiên cứu của phép biện chứng duy vật và các ngành khoa học nhất định. Tuy nhiên, việc phân loại các mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi kiểu quan hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, mỗi mắt xích của mối quan hệ chung của toàn thế giới. Nó không chỉ là cơ sở khoa học của việc phân ngành mà còn là cơ sở hình thành các khoa học liên ngành.
3. Tính chất của phương pháp luận
Tính khách quan: Trong thế giới vật chất, các sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau dù ít hay nhiều. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc von người có nhận thức được các mối liên hệ hay không. Sở dĩ mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính khách quan là do nó là vốn có của sự vật, không do ai gán cho sự vật. Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh – trưởng thành – già – chết...-> (cái chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết ... Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động...
Tính phổ biến: Mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã
hội, và tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau...
Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ…: sinh vật, hiện tượng đều có những
mối liên hệ cụ thể và các mối liên hệ có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
Ví dụ: Mối liên hệ con người, con cá... với nước khác nhau, cùng con người nhưng mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau; cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng...
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành "nguyên tắc toàn diện" với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
Một là, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính và mối liên hệ của chỉnh thể đó. V. I. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
Hai là, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
Ba là, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mối liên hệ. Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn vẹn, đầy đủ. Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức đã có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng. Để nhận thức được sự vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ.
Bốn là, cần tránh quan điển phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
5. Mối liên hệ thể hiện trên các phương diện
Đối với mỗi một sự vật hiện tượng sẽ đều có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không tồn tại độc lập riêng lẻ. Và các mối liên hệ ấy đều thể hiện qua các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
a. Tự nhiên
Giới tự nhiên xuất hiện cùng với sự ra đời và hình thành của trái đất. Và chính con người chúng ta đang sống và tồn tại trong thế giới tự nhiên ấy. Ở đó có sự tác động, liên hệ lẫn nhau giữa hữu cơ, vô cơ, giữa động vật, thực vật, cơ thể với môi trường. Từ đó tạo nên sự cân bằng cho hệ sinh thái.
Con người chúng ta hấp thụ khí O2 và thải khí CO2 để duy trì sự sống, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
b. Chính trị
Mối liên hệ trong lĩnh vực chính trị là mối liên hệ mang tính chi phối. Trong hệ thống bộ máy nhà nước Việt Nam chia thành ba cơ quan chính: Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Quốc hội chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước. Chính vì vậy, lập pháp được hiểu quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội. Hành pháp chính là thi hành theo quy định tại hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước. Tư pháp cũng chính là một trong ba chức năng chính của nhà nước. Tư pháp là để mục đích trừng trị tội phạm và giải quyết xung đột giữa các cá nhân. Cơ quan tư pháp chính là hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Như vậy, giữa ba cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên một hệ thống bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
c. Kinh tế
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa thì giữa cung và cầu có mối liên hệ
với nhau. Cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Nếu cầu trên thị trưởng giảm, nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất, từ đó dẫn đến cung giảm. Và ngược lại nếu cầu tăng, nhà sản xuất sẽ mở rộng sản xuất để tối ưu hóa lợi nhuận, từ đó dẫn đên cung tăng. Giữa cung và cầu có mối liên hệ mật thiết, nếu thiếu một trong hai yếu tố, yếu tố còn lại sẽ không tồn tại. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
d. Văn hóa
Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Quá trình phát triển văn hóa cũng là quá trình vận động tư duy và gắn với sự tiến triển của xã hội loài người. Văn hóa được bảo tồn, phát huy, truyền bá qua giáo dục, giao tiếp, định hướng những giá trị của các hoạt động văn học, nghệ thuật, …Văn hóa gắn liền với các quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo con người. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người. Trong khi đó, con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển văn hóa. Động lực phát triển đó chính là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Như vậy, giữa con người và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa làm tiền đề cho con người được hiểu rõ và phản ánh các giá trị khách quan, đồng thời con người cũng cần tiếp thu ở nhiều mặt, xóa bỏ các niềm tin văn hóa lạc hậu, phát triển văn hóa tốt đẹp để xây dựng nên các giá trị nhân văn hơn.
e. Dân tộc
Dân tộc là một trong những nhân tố góp phần nên lịch sử và văn hóa của một quốc gia. Đối với Việt Nam, đây là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) với số lượng dân tộc Kinh chiếm 85,4% và dân tộc thiểu sổ chiếm 14,6%. Giữa các dân tộc có nhiều điểm khác biệt, song cũng nhờ vào đó mà tạo nên một nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc. Mối liên hệ giữa các dân tộc là tất yếu, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… Đây là mối liên hệ tự nhiên, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số đông, thường sinh sống ở đồng bằng. Do vậy họ là những thành phần phát triển kinh tế xã hội một cách khách quan nhất, đồng thời ngôn ngữ của dân tộc Kinh cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến các dân tộc khác dù các dân tộc thiểu số cũng có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Nhưng để phát triển hơn và hội nhập với xã hội thì đa phần các cá nhân thuộc dân tộc thiểu sổ phải tiếp thu các văn hóa của người Kinh. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số cũng giữ cho mình một vai trò quan trọng trong đời sóng xã hội. Thường tập trung đa số ở vùng núi, vùng biên giới, các dân tộc thiểu số ít được tiếp cận với các tiến bộ công nghệ như ở đồng bằng. Tuy nhiên, sự phát triển ở miền núi nói riêng và cả nước nói chung là cần thiết. Miền núi có các điều kiện thích hợp để phát triển các lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi gia súc lớn, bảo vệ biên giới… Chung quy lại, các dân tộc đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển ở nhiều mặt không chỉ riêng kinh tế mà còn là văn hóa, xã hội, đều góp phần làm nên một quốc gia giàu đẹp, đa dạng văn hóa, bản sắc dân tộc.
IV. Nguyên tắc toàn diện
1. Khái niệm toàn diện
Toàn diện là đầy đủ tất cả các mặt, không thiếu mặt nào.
2. Quan điểm toàn diện trong triết học
Quan điểm toàn diện là :
Quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận triết học. Rất cần thiết phải bày tỏ ý kiến một cách toàn diện. Quan điểm này cung cấp hành động chính xác khi kiểm tra hoặc đánh giá một đối tượng cụ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra sự hợp lý cần thiết trong việc phản ánh chính xác và hiệu quả về đối tượng. Từ đó, các đánh giá mới khách quan và hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này là đúng khi có nhu cầu đánh giá, xếp hạng đối tượng.
Thể hiện vai trò của người thực hiện phân tích đối tượng. Khi nghiên cứu, phản ánh về các hiện tượng, sự vật, sự việc, chúng ta phải xem xét tất cả các yếu tố, kể cả các bước trung gian gián tiếp hoặc tình cờ. Đó là tất cả các ảnh hưởng có thể có đối với đối tượng. Đừng chỉ nhìn vào mặt tiêu cực hay mặt tích cực bằng cảm xúc. Điều này phải được thực hiện bằng cách sử dụng nhận thức thông thường, kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn. Vì vậy, khi những hướng ảnh hưởng mới đến thì chúng mới phát huy tác dụng.
Ví dụ :
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải suy nghĩ về mọi thứ từ nhiều góc độ và mối liên hệ của chúng. Nó giúp chúng ta tránh hoặc biết cách hạn chế tính phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức và giải quyết các tình huống thực tiễn, tạo khả năng nhận thức đúng đắn, nhận thức đúng như thực tế và xử lý chính xác và hiệu quả với các bài toán thực tế.
Phân tích từng đối tượng, nó cũng phải được áp dụng trong lý thuyết hệ thống, tức là để suy nghĩ xem nó bao gồm những phần tử và bộ phận nào, từ đó có những mối liên hệ và mối liên hệ nào để có thể tìm ra một đặc điểm chung của hệ thống mà không phải phần tử nào cũng có. . . Mặt khác, vấn đề cũng phải được nhìn nhận ở phần mở đầu, tức là trong mối quan hệ với các hệ thống khác, các yếu tố tạo nên môi trường vận động và phát triển của nó.
3. Nguồn gốc và nội dung của quan điểm toàn diện
- Nguồn gốc của quan điểm toàn diện:
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố. Có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với các sự vật khác. Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là rất đa dạng. Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm.
- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:
Quan điểm này được thể hiện từ cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với các tính chất thể hiện trong tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tác động lẫn nhau này giúp cách sự vật được phản ánh với tính chất đa dạng trong thực tế. Một sự vật được nhìn nhận theo các yếu tố tác động và những tác động nên yếu tố khác.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải thích và đều cần phải giải thích. Khi những nguyên nhân luôn tồn tại và sự vật tác động lẫn nhau. Khi đó, việc nhìn nhận và đánh giá muốn mang đến hiệu quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy đủ nhất. Xác định đúng đắn mới mang đến hiệu quả trong quan điểm thể hiện. Do đó mà tính chất toàn diện là tính chất cần thiết, quan trọng.
Trong tính chất duy vật biện chứng, những nhìn nhận và đánh giá phải được xây dựng từ nhiều chiều. Nó giải thích cho những phản ánh kết quả tồn tại trên thị trường. Những nguyên nhân được tìm ra có nguyên nhân trực tiếp hay tác động không trực tiếp. Và phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn nhiều chiều của một chủ thể.
- Nội dung của quan điểm toàn diện:
Khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, việc thực hiện xác định tiêu chí là cần thiết. Trong xác định những mục tiêu cần xác định trên đối tượng. Mục tiêu đặt ra càng nhiều thì các tính chất cần đánh giá càng lớn. Từ đó mà người tiến hành có những hiểu biết đối với bản chất của đối tượng. Khi nhìn nhận trên khía cạnh nào, họ cũng có thể cho ra những đánh giá. Tính chất toàn diện được phản ánh.
Chúng ta cần vận dụng lý thuyết một cách hệ thống, khi thực hiện trên các đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và tính chất của nó mà cách tiếp cận trên những phương diện cụ thể. Cũng như sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo và không dập khuôn. Phải biết điều chỉnh các mức độ và yếu tố tác động hợp lý để tìm kiếm hiệu quả tốt nhất. Tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác ra sao. Thực hiện các phân tích để hiểu rõ về cơ chế hay những mối liên hệ giữa những kết quả phản ánh. Từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố.
Mặt khác khi nhìn nhận toàn diện, phải xem xét cả mối quan hệ của sự vật với các yếu tố xung quanh. Trong tính chất tác động hay ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố. Điều này cũng làm cho hướng tiếp cận được thể hiện hiệu quả hơn khi đánh giá toàn diện các phản ánh từ sự vật. Xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, trong mối quan hệ với các hệ thống khác. Hay trong mối quan hệ với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó… Tạo ra sự toàn diện từ nhìn nhận bên trong đến các tác động bên ngoài.
Vì vậy, cần rèn luyện tính tổng thể trong hoạt động nhận thức. Nó chỉ đơn giản là đưa ra một ý tưởng rõ ràng về bản chất của đối tượng. Chỉ cần hạn chế cái nhìn một chiều hoặc ảnh hưởng mà bạn có thể có đối với mọi thứ. Sự thừa nhận đó làm cho việc đánh giá hoặc nhận thức không hiệu quả. Đôi khi nó thậm chí còn để lại một hình ảnh sai lệch và tiêu cực. Phải quan sát và kiểm tra tổng quát sự phản chiếu của đối tượng. Cung cấp hình ảnh trực quan và chuỗi các tính năng của sản phẩm. Cũng như xem xét ảnh hưởng của các mối quan hệ đối ngoại của bạn hoặc các yếu tố khác. Thực hiện một tầm nhìn và quan điểm hiệu quả giúp phản ánh các yêu cầu trong mục tiêu phân tích. Từ góc độ tổng thể, con người phải nhận thức sự vật thông qua các mối quan hệ của chúng. Chỉ khi đó, nó mới tạo ra phản xạ về sự hiểu biết về sự vật. Đa chiều và phân tích chính xác có thể mang lại sự hiểu biết đầy đủ và mạnh mẽ nhất. Kiến thức về một đối tượng mới gây ra các tính toán và tác động hiệu quả lên đối tượng đó.
4. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện
Phát hiện nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật. Sẽ xem xét được sự vật từ nhiều góc độ, từ nhiều phương diện.
Xác định được những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…;
Từ những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…sẽ lý giải được những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) còn lại. Qua đó, xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối quan hệ, liên hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…), phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật.
Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… của nó.
Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…) của bản thân sự vật, kịp thời sự dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
Nếu không tôn trọng nguyên tắc toàn diện
Mắc phải ba sai lầm là chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện:
Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật; chỉ xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một phương diện nào đó mà thôi.
Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật; mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện.
Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Ngoài ra nếu không tôn trọng nguyên tắc toàn diện ta sẽ dễ sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cũng phức tạp.
V. Vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid đến các vấn đề của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
1. Hiện tượng là gì?
Hiện tượng là sự kiện xảy ra mà con người có thể quan sát, nhận biết được. Thuật ngữ "hiện tượng" thường nói đến một sự kiện hay sự việc gì đó bất thường và đặc biệt đối với người quan sát hoặc có thể là một sự kiện hay sự việc bình thường, thường dùng cho giới khoa học sử dụng.
Ví dụ:
Trong vật lý: Hiện tượng là nét đặc trưng của vật chất, năng lượng,
hay không - thời gian. Như Isaac Newton đã từng quan sát quỹ đạo của Mặt Trăng phát hiện ra lực hấp dẫn còn Galileo Galilei thì quan sát các chuyển động của một quả lắc, đây là nét đặc trưng của lực hấp dẫn.
Trong triết học: Hiện tượng đi cùng với bản chất, là cặp phạm
trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
2. Sơ lược về "Hiện tượng Covid – 19"
a. Tổng quan
Covid-19 1à cách viết tắt của một bệnh truyền nhiễm lây lan từ người sang người qua đường hô hấp do một loại virut corona gây ra. Dịch bệnh đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu bắt đầu từ tháng 12 năm 2019. Tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Tính đến 18h00 ngày 05 tháng 5 năm 2020 trên thế giới có
3.646.834 người tại 212 quốc gia nhiễm vi rút Covid-19 trong đó có 252.442 người đã tử vong. Virus Corona có tốc độ phát triển và lây lan rất nhanh, gây ra bệnh viêm phổi cấp và có thể gây chết người hàng loạt. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật của người bị nhiễm.
Với tốc độ lây lan và tử vong cao, ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, WHO ra tuyên bố chính thức gọi “Covid-19” là đại dịch toàn cầu. Ở Việt Nam, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác nhận vào ngày 23 tháng 01 năm 2020 và đến thời điểm 18h00 ngày 05 tháng 05 năm 2020 theo giờ Việt Nam có 271 người tại 30 tỉnh/ thành phố nhiễm virut Covid-19, trong đó 232 người đã được chữa khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong.
Virus mặc dù nhỏ bé đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng lại có thể gây mầm bệnh cho con người và ảnh hường lớn đến cách sống của con người trong nhiều thế kỷ. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh truyền nhiễm có khởi nguồn từ những thói quen hàng ngày của con người như ăn thịt động vật hoang dã, khai thác tự nhiên làm hủy hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu...
b. Một số nội dung chi tiết về Covid – 19
b.1. Cách thức lây lan:
Bệnh COVID-19 lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
Những người có virus trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt
bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
b.2. Dấu hiệu, triệu chứng và thời gian ủ bệnh:
Thời gian ủ bệnh: Một người nhiễm virus Corona có thể xuất hiện các triệu
chứng đầu tiên sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây truyền gây nhiễm bệnh.
Triệu chứng qua từng ngày:
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo: “Virus Corona chủng 2019-nCoV đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường… Những đối tượng này có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị do bệnh lý diễn biến nhanh, nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt, virus Corona cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014.”
Cũng như các chủng virus Corona MERS-CoV, SARS-CoV, 2019-nCoV là
căn nguyên của hàng loạt căn bệnh đường hô hấp cấp với các dấu hiệu/biểu hiện nguy hiểm bao gồm sốt cao, đau đầu, ho, khó thở và thường tiến triển thành viêm phổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị suy yếu nội tạng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Thời gian ủ bệnh là từ 2-10 ngày.
3. Các tác động của Covid đến một số vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam
a. Kinh tế xã hội
Trong bối cảnh hoành hành của đại dịch Covid 19 đã diễn ra trong thời gian gia, đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế xã hội toàn cầu, tác động đến cách chúng ta sống, chúng ta làm việc. Nhằm nhận diện tác động của đại dịch COVID-19 lên hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm hiểu khả năng ứng phó của doanh nghiệp với đại dịch và đánh giá của các doanh nghiệp đối với một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã phối hợp triển khai đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp Việt Nam thông qua “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam”. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; với 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan 14 trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch. Cụ thể, sự tác động đối với từng lĩnh vực như sau:
a.1. Các ngành nghề chế tạo
Các ngành và doanh nghiệp chế tạo của Việt Nam (chiếm 16% GDP) đang chịu áp lực nặng nề từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng tại khu vực kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ tại Trung Quốc, bởi quốc gia láng giềng hay “công xưởng của thế giới này” là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng và là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chỉ sau thị trường Mỹ. Việc thiếu nguyên liệu đầu vào do kinh tế Trung Quốc thu hẹp và việc Trung Quốc tạm thời đóng cửa biên giới thời gian vừa qua, cộng với việc Trung Quốc “khóa chặt” nhiều tỉnh/thành phố để hạn chế dịch lây lan, sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020.Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến một số dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc do bị hạn chế trở lại Việt Nam phòng lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp FDI lớn, như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda … đã gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ Trung Quốc, nếu tồn kho và nguồn thay thế hạn chế. Để khắc phục khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp lớn, như Samsung đã phải thuê máy bay chở linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. Các chuyên gia Fitch Solutions nhận định, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khi tìm kiếm nguồn hàng hóa đầu vào thay thế trong thời gian ngắn. Điều này sẽ khiến cho xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và với thế giới nói chung sa sút và càng khiến tình trạng thất nghiệp hoặc nghỉ việc tạm thời do thiếu nguyên liệu sản xuất trầm trọng hơn.
a.2. Quan hệ chính trị, ngoại giao
Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước và đối tác trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Việc phân biệt đối xử với những người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có tác động xấu đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước. Những diễn biến liên quan đến dịch bệnh có thể làm cho "chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn" giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các khu vực và châu lục với nhau. Đây là vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều do liên quan đến sự khác biệt về chính sách, chủ trương, biện pháp xử lý khủng hoảng và chống dịch bệnh của từng nước. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng, giải quyết vấn đề này còn khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn cả việc xử lý vấn đề kinh tế do tác động của dịch bệnh.
a.3. Giao thương
Trong bối cạnh lúc bấy giờ, đại dịch Covid-19 không chỉ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mọi người mà còn ở các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội…, và vấn đề giao thương của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Xuất nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trước mức độ nghiêm trọng của Covid, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự bùng phát ở tỉnh Vũ Hán của Trung Quốc không chỉ góp phần làm sụt giảm chỉ số bán hàng xuất khẩu của nước ta mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Việt Nam. Khi dịch bùng phát, các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU đều bị chịu tác động do chính sách đóng cửa biên giới để tránh gia tăng ca bệnh và tử vong do Covid. Có thể nói, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam chịu tác động kép nếu nguồn nguyên liệu được cải thiện trong khi các yếu tố đầu vào bị đình trệ ở thị trường đầu ra. Khi các mắt xích chính của chuỗi bị ảnh hưởng, hạn chế trong việc luân chuyển hàng hóa và dịch vụ là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến giảm đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới, đặc biệt là ở nước ta.
Covid-19 khiến cho kim ngạch xuất khẩu năm 2020 tụt giảm hơn 31% so với 2019. Tăng trưởng xuất, nhập khẩu năm 2020 thấp hơn nhiều so với các năm trước. Cụ thể, vào tháng 10/2020 thì tốc độ tăng trưởng sản xuất giảm còn 4,7%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2019 là 8,1% và tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2015-2019 là 12%. Bên cạnh việc tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu giảm thì nhập khẩu tăng trưởng 0,4%, thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2019 là 7% và thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của 5 năm trước là 11,5%.
Nguồn cung bị gián đoạn làm cho nguyên vật liệu và lực lượng lao động rơi vào tình trạng khan hiếm, ví dụ như linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, máy móc đều là những thứ mà nước ta nhập về lắp ráp. Chính vì vậy những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) bị ảnh hưởng không nhỏ, mà bản thân Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào các doanh nghiệp trên. Và khi lượng sản phẩm bán ra ngoài thị trường giảm thì đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu cũng giảm, tác động tiêu cực gián tiếp lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp trong nước cũng đang phải đối mặt với tình trạng duy trì hoạt động sản xuất trong khi chi phí sản xuất ngày một tăng. Việc trao đổi buôn bán và tiếp cận trực tiếp với khách hàng trở nên khó khăn do quy định giãn cách xã hội và cách li của Chính Phủ. Do vậy việc tạo ra những sản phẩm vừa để đáp ứng nhu cầu người mua, sử dụng và mang tính cạnh tranh với nhãn hàng khác, vừa đáp ứng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là thách thức không hề nhỏ.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và trạng thái xuất siêu trong bối cảnh đại dịch Covid diễn biến phức tạp. Song, mức độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút và không bề vững.
Có thể nhận thấy rằng có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực giao thương của Việt Nam. Tuy nhiên theo quan điểm toàn diện, nếu chúng ta chỉ luôn nhìn theo 1 chiều của sự vật, hiện tượng mà không xem xét nó trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xunh quanh thì không thể nào đánh giá, nhận xét chính xác được hiện tượng, sự vật đó. Cụ thể, bên cạnh những mặt xấu của Covid-19, thì trong thời kì đại dịch này cũng có những ảnh hưởng tích cực.
Covid-19 tạo điều kiện, cơ hội tốt để nền giao thương Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng biết nắm bắt và tận dụng để vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Vì Covid nên mọi hoạt động buôn bán thương mại trực tiếp là hoàn toàn không thể thực hiện, dựa trên sự khó khăn này mà khả năng ứng dụng công nghệ chuyển đổi số của nước ta phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đã khai thác triệt để được hình thức marketing trực tuyến, cũng như thông tin trên các nền tảng Internet để tìm hiểu sâu hơn về thị trường trong và ngoài nước, đối tác, giúp cho họ có thể bắt kịp, học hỏi để xây dựng kênh thương mại trực tuyến hiệu quả và phù hợp. Qua chiến dịch Marketing mà hình thức mua bán online như Shopee, Lazada hay Tiki… trở nên rất phổ biến không chỉ với người mua mà còn với người bán, đảm bảo được phần nào nguyên tắc phòng chống dịch của địa phương. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được áp dụng triệt để trong đại dịch Covid-19.
a.4. Du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nhưng hiện tại, “ngành công nghiệp không khói” này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tác động của Covid 19 đối với ngành du lịch được dự báo là rất lớn, vượt xa bất kỳ dịch bệnh nào mà Việt Nam đã trải qua trong những thập kỷ gần đây.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK) năm 2021, lượng khách du lịch quốc tế và lượng khách du lịch nội địa đã giảm đáng kể so với trước khi có dịch. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, khách du lịch nước ngoài đến nước ta ước tính đạt 81.000 lượt, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách đến từ đường biển đạt 193 lượt, giảm 99,9%.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện, sâu sắc tới ngành Du lịch Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm 2021, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phục vụ du khách tại các địa phương trong cả nước đã dừng tổ chức, do đó lượng khách du lịch nội địa giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (trung bình khoảng từ 60 - 80%); công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú chỉ đạt từ 10 - 20%; doanh thu du lịch thấp; một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa không đón khách, một số doanh nghiệp du lịch tiếp tục điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh. Các chuỗi dịch vụ dưới tác động lan tỏa từ hoạt động du lịch như cung cấp thực phẩm, nông sản, sản xuất đồ lưu niệm, trình diễn ca múa nhạc, vui chơi giải trí … đều chịu khủng hoảng chung do thiếu hụt nguồn chi trả.
Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh
hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới.
Cũng theo các chuyên gia, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng của dại dịch rõ
ràng nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những ngành có khả năng phục hổi nhanh nhất. Nếu nắm bắt được xu thế du lịch mới, Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá. Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đại diện cho phái đoàn Việt Nam đã chính thức cam kết với thế giới giảm mức phát thải về 0 vào năm 2050. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội tốt cho ngành du lịch của việt Nam. Trong bối cảnh biến đổi ngành càng trầm trọng, hướng phát triển lâu dài bền vững ngành du lịch cần gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải cacbon gắn với chuyển đổi và nâng cao văn hóa môi trường. Dịnh bệnh tuy tác động mạnh mẽ lên mặt kinh tế của ngành du lịch nhưng lại đem đến những giá trị tích cực cho môi trường du lịch. Có thể thấy các bãi biển trở nên trong xanh và sạch đẹp hơn bao giờ hết. Gần cuối năm 2021, loài cá heo hồng đã xuất hiện ở vùng biển Đồ Sơn của Việt Nam, nhiều loài san hô đã phục hồi trở lại ở một số vùng biển Nam Trung Bộ. Có thể thấy, đó là những mặt tích cực về môi trường du lịch mà Covid đem lại, song cũng không thể phủ định mặt hạn chế của nền kinh tế. Vậy nên, trong thời điểm dịch bệnh đã được kiểm soát, Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để cân bằng giữa vấn đề kinh tế và môi trường trong lĩnh vực du lịch này.
a.5. Giao thông vận tải
Nửa đầu năm 2021 tiếp tục là thời gian khó khăn của ngành vận tải khi sản lượng vận chuyển đều giảm sâu. Chưa kịp phục hồi sau 3 đợt dịch Covid-19 liên tiếp, thì đợt dịch thứ 4 lại ập đến, khiến các ngành vận tải từ đường bộ, đường sắt đến hàng không… đều trong tình trạng điêu đứng, buộc phải dừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, với 2 đợt dịch bùng phát mạnh vào đúng thời điểm bắt đầu giai đoạn cao điểm nội địa là Tết Nguyên đán và nghỉ hè từ ngày 30/4-1/5, hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, sản lượng vận chuyển hàng không trung bình hàng ngày trong 6 tháng đầu năm chỉ bằng 20 - 30% so với giai đoạn tháng 34/2020. Tính chung, sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam trong nửa đầu năm chỉ đạt 26,8 triệu lượt hành khách, giảm 19,4% so cùng kỳ năm 2020.
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, số nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới 36.000 tỷ đồng. Doanh thu cũng bị giảm sâu trong hai quý đầu năm, trong đó, tháng 5 và 6/2021 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020, khiến các hãng càng thêm suy kiệt.
Lĩnh vực đường bộ cũng bị ảnh hưởng không kém từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, khi nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội dẫn đến đứt gãy các tuyến vận tải. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên bị gián đoạn, có thời điểm bị dừng hoạt động. Thậm chí, nếu được phép hoạt động thì cũng chỉ được chở lượng khách bằng 50% sức chứa của phương tiện để thực hiện phòng chống dịch.
Số liệu của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, sản lượng, doanh thu vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng từ 2030% so với trước dịch; sản lượng, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt khoảng 70-80%. Tỷ lệ phương tiện hoạt động bình quân trên toàn quốc trong tháng 5/2021 chỉ đạt hơn 50% so với trước dịch.
Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải quan ngại, hiện có khoảng 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải. Nếu dịch Covid-19 kéo dài, phương tiện tiếp tục phải ngừng hoạt động, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản.
Với ngành đường sắt, tình cảnh còn ảm đạm hơn, nhiều chuyên gia giao thông khẳng định, đường sắt đang lao dốc không phanh. Bởi vốn đã sống lay lắt hàng chục năm nay, dịch Covid-19 tiếp tục làm cho ngành này không gượng nổi. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, riêng năm 2020, VNR đã thua lỗ 1.324 tỷ đồng, năm 2021, dự kiến lỗ 940 tỷ đồng nữa. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu vận tải chỉ bằng 53% so với năm 2019. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh thu vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng, sẽ dẫn đến hụt một lượng tiền lớn. Dự báo, nếu dịch còn kéo dài sang năm 2022, Tổng công ty sẽ thua lỗ hết vốn điều lệ.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách gặp khó khăn khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Vận tải hành khách tháng Bảy giảm 24,9% về lượng hành khách vận chuyển và giảm 25,7% về lượng hành khách luân chuyển so với tháng trước; vận tải hàng hóa giảm 11,6% về sản lượng vận chuyển và giảm 6,4% về sản lượng luân chuyển.
Có thể nói, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư này như một cú “đánh bồi” khiến toàn Ngành vận tải điêu đứng, hầu hết doanh nghiệp vận tải hàng hóa, vận tải hành khách lao đao, kiệt sức, khó gượng dậy. Tất cả dường như là một bức tranh u ám đối với sự phát triển của ngành vận tải trong vòng xoáy của đại dịch.
Có thể thấy GTVT đã có những ảnh hưởng rất ngiêm trọng đối với giao
thông vận tải. Tuy nhiên theo quan điểm toàn diện nếu chỉ nhìn sự vật, hiện tượng ở một mặt, một chiều thì không thể đánh giá chính xác sự vật, hiện tượng mà cần phải đặt nó vào mối liên hệ cụ thể trong từng hoàn cảnh, điều kiện lịch sử tương ứng. Cụ thể, ta thấy bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì cũng có những ưu điểm cho đời sống xã hội: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa thì việc sử dụng các phương tiện giao thông giảm nhiều dẫn đến sụt giảm mạnh mẽ những loại khói, bụi cũng như các khi thải độc hại…Việc giảm thiểu tần suất hoạt động giao thông vận tải đã góp phần làm giảm khí thải ra môi trường,lượng khí CO thải ra giảm ở các khu đô thị và nhờ đó chất lượng không khí cũng được cải thiện,tầng ozone trái đất dần hạ nhiệt và phục hồi. Đồng thời cũng góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn ở các khu đô thị. Bên cạnh đó, tỉ lệ tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể. Tại Việt Nam, giãn cách xã hội quy mô lớn, tháng 8 giảm 53% số người thiệt mạng, tháng 9 giảm 54%. Đây là con số chứng minh Việt Nam có tốc độ kéo giảm tai nạn giao thông so với quốc tế, kể cả so sánh đồng thời có Covid-19 và thực hiện giãn cách toàn xã hội.
a.6. Sản xuất và xuất khẩu nông, ngư nghiệp
Trong sản xuất trồng trọt, hoạt động sản xuất tương đối ổn định, còn khó khăn do giá phân bón tăng cao, chi phí sản xuất tăng cao. Từ tháng 7 đến nay, một số vùng chuyên canh rau màu, nông dân đã ngừng sản xuất vì sản phẩm không tiêu thụ được, một số trang trại trồng rau thiếu lao động do các biện pháp xã hội xa lánh khó khăn chính từ khâu tiêu thụ sản phẩm đến khâu thu hoạch, vận chuyển, giá nông sản, nhất là cây ăn quả thấp. Dự báo, biến chứng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các loại trái cây như mãng cầu, bưởi và thanh long …
Trong chăn nuôi, hoạt động sản xuất cũng tương đối ổn định, gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, chi phí phòng chống dịch bệnh ngày càng tăng, giá thành sản xuất ngày càng tăng. Sau khi xuất bán, một số trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm không dám xây dựng lại đàn do giá thịt. Do hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn và trang trại chăn nuôi gia cầm đều được nuôi để chế biến nên ít gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng ổn định. Đàn gà công nghiệp chân trắng không có sản lượng được bán với giá cao hơn so với tháng 8 nhưng giá cao khiến người chăn nuôi thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi.
Trong nuôi trồng thủy sản, hoạt động sản xuất cũng tương đối ổn định, gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao và chi phí sản xuất tăng cao. Nhiều người chăn nuôi công nghiệp nuôi nhốt chuồng sau khi xuất chuồng không dám xây dựng lại đàn. Một số sản phẩm cá nước ngọt, cá lồng đến khi thu hoạch khó tiêu thụ, giá bán thấp.
Trong hoạt động khai thác thủy sản, từ đầu năm đã bị ảnh hưởng do giá hải sản làm nguyên liệu cho chế biến giảm thấp, do các doanh nghiệp chế biến giảm thu mua chế biến xuất khẩu; Từ ngày 19/7/2021 đến nay, khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện giãn cách xã hội, một số Cảng cá bị phong tỏa do dịch Covid-19 (có 7/13 cảng cá tạm ngưng hoạt động), từ ngày 28/8/2021, Tỉnh tạm ngưng cho phép tàu cá xuất biến đi biển nên đã xảy tình trạng nhiều tàu cá nằm bờ (trong tháng 9, chỉ có khoảng 422 tàu cá/4.186 thuyền viên tham gia khai thác, chiếm 16% tổng số tàu toàn tỉnh) nên sản lượng khai thác trong tháng 9 giảm thấp. Đến ngày 19 – 20/8, Tỉnh đã cho phép một số phương tiện khai thác gần bờ trên địa bàn huyện Đất Đỏ và xuyên Mộc được phép đi biển trở lại.
Về tiêu thụ nông, hải sản: Do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-
19 từ đầu năm đến nay, nhiều cửa khẩu ở biên giới Việt Nam đã phải tạm đóng cửa hoặc tăng cường các biện pháp kiểm dịch khi hàng hóa qua các chợ đầu mối như cửa khẩu, hàng rào, vv thị trường. Chợ Thủ Đức, chợ Bình Điền, TP HCM đóng cửa, một số chợ trên địa bàn tỉnh cũng đóng cửa, hoạt động du lịch, nhà hàng ăn uống đóng cửa, ... thì chuỗi cung ứng bị sập. Ứng phó của tỉnh với nông sản, phương tiện giao thông Khi 19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, việc luân chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề, khiến tiêu thụ nông, hải sản bị ảnh hưởng. Các tỉnh gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ và tiêu thụ rất chậm, giá thấp. Chi phí vận chuyển cao, đặc biệt là các loại nông sản như: nhãn, bơ, thanh long, lựu, nấm, cá nước ngọt và cá lồng.
a.7. Lao động, vấn đề việc làm
Đại dịch COVID-19 đã bùng phát trong thành phố Vũ Hán Trung Quốc và lan nhanh trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả thị trường lao động. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng thị trường lao động toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ kéo dài ít nhất đến năm 2023. Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Số lượng lao động của Việt Nam đã giảm đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên, và thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động giảm đáng kể. Nhiều người sử dụng lao động lâm vào cảnh nợ nần, phá sản… Ưu đãi trên thị trường lao động giảm, cơ cấu công việc và thị trường thay đổi ngược lại. Thị trường lao động phân bố cục bộ giữa các vùng, các nơi tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, tạo áp lực giải quyết việc làm cho người lao động. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặt ra cho nhiều công ty và người lao động nhiều rủi ro và buộc họ phải thay đổi để thích ứng, an toàn và hòa nhập với môi trường mới.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp và gây tổn thương khá nặng nề với quy mô khoảng 50-60% người lao động. Trên 50% người trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng mất việc làm, giảm thu nhập. Đặc biệt, trong quý III/2021, dịch bệnh tăng mạnh khiến lao động việc làm thiếu hụt rất lớn, nhất là cuối thời kỳ giãn cách xã hội; thu nhập bình quân của người lao động tại thành phố giảm đến 40% so với bình quân trên cả nước.
Tác động của dịch bệnh COVID-19 còn làm gia tăng khoảng cách về kỹ năng của người lao động hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi về công nghệ và thị trường. Dịch bệnh đã làm cơ cấu việc làm thay đổi, trước đây, số việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm, lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp tăng, nhưng hiện nay đã đảo chiều ngược lại. Lao động trong ngành dịch vụ giảm 2-3 triệu người so với cùng kỳ năm trước, nay còn khoảng 17,1 triệu người; lao động có việc làm ngành công nghiệp và xây dựng là 15,7 triệu người, giảm 960.000 người so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý III/2021, lực lượng lao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020; lao động việc làm là 47,2 triệu người, giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ thiếu việc làm là 4,46% (hơn 1,8 triệu người), tăng 1,86% so với quý trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,98% (hơn 1,7 triệu người), tăng hơn 1,25% so với cùng kỳ năm 2020; 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; hơn 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm. Như vậy, năm 2021, số lượng lao động giảm việc làm khá lớn. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề, với 4,59% lao động vùng Đông Nam Bộ và 44,7% lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2021 là 3,1%
Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, như bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất - kinh doanh. Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khiến việc di chuyển giữ các vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo ra một làn sóng dịch chuyển lao động lớn chưa từng có từ các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và các địa phương khác trên cả nước. Điều này cũng tạo ra lo ngại về thiếu hụt lao động.
Covid đã ảnh hưởng không ít đến vấn đề việc làm trong xã hội. Nó khống chế tương đối sự hoạt động của các công việc, khiến các công việc dường như không thể thực hiện. Mọi người đa số rơi vào tình trạng “đứng im” trong hoạt động nghề nghiệp của mình, các công việc không được thực hiện hiệu quả do thiếu nguồn lực, nhân lực bởi sự giãn cách xã hội và đóng cửa giao thương. Điều này ảnh hưởng không ít đến vấn đề kinh tế của đại bộ phận người có việc làm. Mặt khác, nó lại không ảnh hưởng đến những việc làm trực tuyến. Thời đại công nghệ số cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Trong thời gian giãn cách xã hội, cách li, mọi người có thể làm việc online. Và đó cũng là một hình thức thúc đẩy kinh tế. Mọi hoạt động từ chuyên môn đến công tác công đoàn đều vẫn diễn ra bình thường nhờ cách thức làm việc: qua email, zalo, điện thoại. Qua một thời gian, thực tế cho thấy: Hình thức làm việc tại nhà được nhìn nhận như một trải nghiệm cách thức làm việc trong một môi trường mới. Người lao động không bị phân tán mất thời gian vào nhiều thứ khác như: Không mất thời gian di chuyển ngoài đường từ nhà đến cơ quan và ngược lại; Giảm áp lực về lo lắng tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí; Người lao động làm việc tại nhà sẽ tăng khả sử dụng công nghệ thông tin, tăng tính tự giác của từng cá nhân người lao động để làm việc hiệu quả. Và quan trọng hơn nữa làm việc tại nhà là giảm sự giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa con người với con người, giảm giao tiếp xã hội đồng nghĩa với việc làm giảm sự lây lan của dịch bệnh Covid nhưng trên hết vẫn hoàn thành công việc được giao.
Như vậy có thể thấy, Covid tuy ảnh hưởng đến vấn đề việc làm trực tiếp nhưng lại mở ra một cơ hội để con người có thể tiếp cận với các công việc online, nâng cao hiểu biết của bản thân trong thời đại công nghệ số, kết nối với toàn cầu. Ảnh hưởng của Covid đến vấn đề lao động, việc làm là một ảnh hưởng hai chiều vừa tích cực lại vừa hạn chế, vừa kìm hãm nhưng cũng thúc đẩy kinh tế phần nào. Vậy nên, quan điểm phiến diện và sự quy chụp cho rằng dịch Covid có ảnh hưởng rất xấu đến vấn đề việc làm là hoàn toàn sai lệnh. Tuy nó đã gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề nhưng cũng giúp cho nhiều vấn đề được giải quyết một cách hợp lí hơn.
a.8. Giáo dục
Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh COVID-19 có tác động
rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực, trong đó, giáo dục được xem như là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn. Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 khi đợt dịch đầu tiên bùng phát trong nước, tất cả các trường học buộc phải đóng cửa và toàn bộ học sinh, sinh viên phải nghỉ học để phòng dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ. Theo thống kê đến tháng 4/2020, tất cả 63 tỉnh, thành đã cho học sinh, sinh viên nghỉ ở nhà. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần thực hiện các đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố hoặc thậm chí trên quy mô toàn quốc.
Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng
không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải điều chỉnh; gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn. Tại TP HCM, hơn 83.300 thí sinh không thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập mà được xét tuyển bằng điểm trung bình lớp 9. Do dựa vào điểm học bạ với cách đánh giá có sự chênh lệch giữa các trường, kết quả khiến phụ huynh phản đối. Cách xét tuyển tương tự được áp dụng cho kỳ tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng tạo ra phản ứng trái chiều. Ở quy mô toàn quốc, hai năm liên tiếp, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tổ chức thành hai đợt. Do tính chất quan trọng của kỳ thi quốc gia, và bối cảnh khó lường của dịch bệnh, lãnh đạo nhiều địa phương phải cân não trước các quyết định về thời điểm thi tốt nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Dù được tổ chức thành nhiều đợt, đại dịch vẫn khiến khiến hơn 15.000 thí sinh không thể dự thi và lần đầu tiên Bộ cho phép xét đặc cách tốt nghiệp. Với sức tàn phá mạnh trong thời gian dài liên tục, dù đã xuất hiện hơn hai năm, năm nay Covid-19 mới thực sự là cuộc sát hạch năng lực ngành giáo dục, làm bộc lộ nhiều bất cập. Nếu như năm học 2019-2020, học sinh cả nước nghỉ gần ba tháng do Covid-19; năm học 2020-2021, 36 tỉnh thành phải học online khoảng 2-3 tuần sau kỳ nghỉ Tết thì năm nay, dạy và thi trực tuyến trở thành giải pháp lâu dài; chứ không phải tạm thời như trước, nên cần sự tổ chức khoa học, ổn định.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi từ phương pháp học truyền thống sang giáo dục trực tuyến đã tạo ra nhiều khó khăn cho học sinh và gây không ít băn khoăn cho phụ huynh học sinh. Việc học sinh phải ngồi ở nhà trong thời gian dài không được tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, sự phát triển nhân cách, trí tuệ toàn diện của trẻ em và lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là thể chất và tinh thần. môi trường thuận lợi để các em phát triển nhân cách, thể chất và tinh thần. Đối với nhiều học sinh, trường học là nơi họ cần để kết nối với các bạn đồng trang lứa, nhận hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cảnh báo, nhiều trường học đóng cửa tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho trẻ em. Ngoài việc bị tụt hậu ở trường, trẻ em còn bị cô lập với xã hội và gia tăng lo lắng, đặc biệt là khi đối mặt với ma túy và bạo lực. Ở một số nơi, việc đóng cửa trường học đã dẫn đến việc học sinh bỏ học, đi chơi và kết hôn sớm, và việc phát triển các kỹ năng sinh tồn có nguy cơ bị ảnh hưởng. Các vấn đề khó khăn hơn khi học trực tuyến như tốc độ kết nối internet hoặc thiết bị công nghệ của bạn có thể khiến hình ảnh hoặc âm thanh bị nhiễu. Môi trường học trực tuyến không kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. Sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách khi đang sử dụng và đang sạc có thể gây ra nguy cơ cháy hoặc nổ.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và
trong hoạt động học tập. Lương và chế độ chính sách của giáo viên hợp đồng bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt thu nhập của giáo viên dạy hợp đồng theo buổi, theo tiết trong các cơ sở giáo dục công lập bị ảnh hưởng rất lớn; không được hưởng lương khi các trường tạm nghỉ học (giáo viên hợp đồng lao động ở cấp học mầm non, phổ thông công lập là 38.516 giáo viên); một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập khi phải nghỉ dạy, không có lương (theo thống kê từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, đã có 126.853 CBQL và giáo viên ngoài công lập các cấp học mầm non, phổ thông) có tâm lý rất lo lắng. (Theo số liệu được cập nhật đến ngày 25/02/2022)
Mặt khác, các cơ sở giáo dục dưới sự tác động của dịch Covid-19 đã gặp
rất nhiều khó khăn, thiệt hại lớn, mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng các cơ sở giáo dục vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các ảnh hưởng tiêu cực khó lường khác.
Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số mặt tích cực. Khi nhìn nhận một cách khách quan và tổng thể, Covid-19 là cơ hội để ngành giáo dục đổi mới để trở nên linh hoạt, an toàn và thích ứng. Bộ đã nhiều lần điều chỉnh chương trình dạy và học các cấp học theo hướng giảm nhẹ, chỉ giữ lại những nội dung “cốt lõi”. Nếu không có Covid-19, việc chuyển đổi từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến sẽ không thể thực hiện được, khiến học sinh khó học theo cách tối ưu hóa như vậy. Nhiều trường đã đổi mới cách đặt câu hỏi và kiểm tra, cũng như linh hoạt hơn trong cách đánh giá học sinh. Thay vì dựa vào điểm số như "bình thường cũ". Ví dụ, một trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh cho phép học sinh tham quan các viện bảo tàng trực tuyến, tạo đồ họa thông tin và báo cáo video, đồng thời đạt được điểm trung cấp môn lịch sử. Các môn khác có thể làm bài kiểm tra trực tuyến có độ khó vừa phải. Những nỗ lực này được học sinh và phụ huynh ủng hộ.
Học trực tuyến giúp học sinh hiểu bài giảng hơn. Giáo viên sử dụng các công cụ như video, PDF và podcast để giúp học sinh hiểu bài rõ ràng. Thậm chí, học viên có thể nghe đi nghe lại mà không bị sót bài giảng hoặc không thể nghe rõ khi học. Như vậy, một nghiên cứu của Viện Hoa Kỳ báo cáo rằng những người học trực tuyến giữ lại 25-65% kiến thức của họ, so với chỉ 8-10% kiến thức của họ như những sinh viên học trực tuyến thông thường đang gia tăng. Nghiên cứu của IBM cũng chỉ ra rằng học trực tuyến cho phép người tham gia nghiên cứu bao quát tài liệu nhiều hơn gấp 5 lần mà không làm tăng thời gian nghiên cứu. Do đó, học trực tuyến là một phương pháp học hiệu quả khi được sử dụng đúng cách và đúng mục đích.
Một khía cạnh tích cực khác là Covid-19 tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực công nghệ của họ. Một số giáo viên còn bộc lộ những yếu kém, nhưng qua nhiều năm tiếp cận với giáo án trực tuyến, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm như Zoom, OLM, Quiz ... nên trình độ tay nghề của họ đã được cải thiện ...
Bên cạnh việc giải quyết tình trạng hiện tại, sau sự cố Covid-19, Bộ GD & ĐT dường như đã có tầm nhìn xa hơn về nhu cầu chuyển đổi số và hiện đại hóa công nghệ đào tạo. Ngành giáo dục đang muốn xây dựng một nền tảng học tập điện tử trên toàn quốc với kho dữ liệu và cơ sở dữ liệu đủ lớn. Đồng thời, ngành sẽ tiếp tục đánh giá việc học trực tuyến và hợp pháp hóa các quy định, chính sách xung quanh việc dạy và học trực tuyến nhằm đón đầu sự đa dạng tiềm năng của các hình thức đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến.
Như vậy, cũng giống như các vấn đề khác như môi trường, việc làm, … thì trong giáo dục, Covid cũng có tác động trên hai mặt tích cực và hạn chế. Nhìn nhận một cách chủ quan, ta thấy việc đánh giá một khía cạnh của đời sống xã hội phải theo một cách tổng quan nhất, có nghĩa là chúng ta phải xét trên hai phương diện và suy nghĩ, đánh giá đều trên cả hai mặt của vấn đề ấy.
a.9. Môi trường
Đại dịch COVID-19 đã có một số tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Dịch bệnh đã tác động tích cực lên môi trường càng rõ ràng hơn. Khi đại dịch mới bùng phát, chất lượng môi trường dần được cải thiện, chẳng hạn như không khí trong sạch hơn, nghe thấy tiếng chim hót thay vì tiếng xe cộ ồn ào do các thành phố áp đặt các biện pháp đóng cửa hoặc dãn cách xã hội ... Do tác động của đại dịch đối với du lịch và công nghiệp, ô nhiễm không khí, bao gồm cả biến đổi khí hậu, đã giảm đáng kể ở nhiều vùng trên Trái đất. Tại
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đã so sánh kết quả chất lượng không khí của các thành phố phía Bắc từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến tháng năm 2020, bao gồm cả giai đoạn cách ly. Xã hội cho thấy sự thay đổi trong sản xuất và hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm thay đổi chất lượng không khí. So với cùng kỳ các năm trước, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện, do dịch Covid-19, người dân đã giảm các hoạt động di chuyển không cần thiết, điều này đã góp phần làm giảm đáng kể sự phát thải khí cacbonic, mêtan và cacbon, monoxit. Nó cũng cho thấy tác động của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí đô thị. Các nghiên cứu đã công bố cho thấy lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu hàng ngày trong thời gian ngừng hoạt động đã giảm và có thể dẫn đến giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide hàng năm, mà các chuyên gia ước tính sẽ là mức giảm lớn nhất cho đến nay. Họ cho rằng sự suy giảm này chủ yếu là do giảm hoạt động sử dụng và vận chuyển, đây là kết quả trực tiếp của đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp. Sự dãn cách xã hội đã được thực hiện ở nhiều nơi, do đó du lịch đã ngừng lại, các bãi biển vắng vẻ và sạch sẽ hơn, và rác thải ở các điểm du lịch cũng giảm đáng kể. Tiếng ồn ở các thành phố và nơi công cộng cũng giảm do mọi người không tập trung, các doanh nghiệp bị đình chỉ và các phương tiện giao thông bị hạn chế.
Mặc dù Covid-19 có ảnh hưởng tích cực đến môi trường, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng môi trường vẫn đang chịu những tác động tiêu cực của đại dịch này. Do sự tiêu dùng chưa từng có của khẩu trang dùng một lần, một số lượng đáng kể khẩu trang đã bị vứt ra môi trường, làm tăng gánh nặng rác thải nhựa. Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu về nhựa y tế đã tăng lên đáng kể. Ngoài các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay, chất khử trùng, việc sử dụng đồ nhựa đã tăng do yêu cầu đóng gói và hàng dùng một lần. Cùng với đó, những thay đổi này trong bệnh viện và cuộc sống hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường do nhựa tồn tại trước đại dịch gây ra. Tại Việt Nam, lượng rác thải y tế tăng đột biến, tăng gấp 2 - 4 lần tại các bệnh viện do số lượng quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay và nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, ống truyền dịch, thuốc men. Riêng tại Hải Dương, kể từ đợt bùng phát COVID-19 lần thứ ba vào ngày 27/1 – 20/4/2021, lượng chất thải có khả năng chứa SARS-CoV-2 được thu gom vào tháng 1 năm 2021 là 304.856 tấn. Mọi người được khuyến khích đeo khẩu trang và chúng được thay đổi thường xuyên, vì vậy những khẩu trang đã qua sử dụng sẽ thải ra môi trường, làm tăng lượng rác thải. Nhiều khu vực cách ly cho hàng chục nghìn người được trang bị khẩu trang, quần áo bảo hộ và thức ăn chế biến sẵn, góp phần tạo ra lượng lớn rác thải ra môi trường. Các quan chức y tế cũng sử dụng nhiều hóa chất khử trùng, chủ yếu là chloramine B, cũng rất độc hại đối với môi trường. Để đảm bảo an toàn, nhiều khu biệt lập, bệnh viện, khu quản lý chất thải dân sinh đã sử dụng phương pháp đốt chất thải y tế, gây ô nhiễm không khí. Có thể thấy, dịch Covid-19 không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng còn tác động tiêu cực đến môi trường do những dụng cụ, thiết bị mà con người sử dụng để chống lại những “kẻ thù” nguy hiểm.
Đối với vấn đề môi trường, Covid cũng tác động theo hai hướng tích cực và hạn chế. Xét theo hướng tích cực, Covid đã đem đến những giá trị tốt đẹp cho môi trường mà xưa nay chưa từng có, điều này đã tác động lên tư tưởng của con người về một cái nhìn khác về Covid. Nhưng xét theo hướng hạn chế thì Covid cũng gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường đất. Và đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, đặt ra những câu hỏi rằng: “Covid có thực sự là một vấn đề xấu”? Con người là tác nhân, là động lực trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường. Nói một cách trực tiếp thì con người đang ngày một hủy hoại môi trường bằng những hành động của họ. Và người ta cho rằng: “Covid là liều thuốc của trái đất”, trái đất đã sử dụng một liều thuốc đặc biệt để bảo về mình. Chung quy lại, vấn đề về môi trường vẫn đang là một vấn đề nan giải không chỉ riêng với Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Xét cho cùng, ô nhiễm môi trường mà Covid đem lại thực sự không đáng kể. Con người nên nhìn vào mặt tổng quát, nhìn ra cái giá trị đích thực mà nó đem lại. Tuy ảnh hưởng đến tính mạng con người, nhưng lại giúp cho thiên nhiên được trong sạch. Vậy có một mối liên hệ ở đây là: Nếu không có con người thiên nhiên vẫn phát triển, và nếu không có thiên nhiên thì con người cũng chẳng thể tồn tại được lâu. Bài học về đại dịch Covid cho chúng ta một cái nhìn khái quát hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ chính bản thân mình.
b. Tình hình tư tưởng b.1. Cách nhìn nhận đại dịch ở nhiều góc độ
Thực tế chứng minh Covid-19 là một vấn đề nhạy cảm do tính chất phức tạp và nhiều mặt của nó. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường ... Để hiểu đầy đủ về Covid-19 và tìm ra giải pháp đối phó với dịch, đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành chứ không phải nỗ lực dịch tễ cá nhân. Đã có những ví dụ về sự "đột phá" trong nghệ thuật (phim, tiểu phẩm, tiểu thuyết, tranh, ảnh, …) lấy cảm hứng từ những đại dịch trong lịch sử. Những tác phẩm này giúp người xem mở rộng kiến thức về những điều mà nhân loại chưa biết đến qua các đại dịch trong quá khứ và mở ra triển vọng tương lai mà nhân loại phải đối mặt, đặc biệt là những nỗi sợ hãi mà thế giới phải đối mặt. Đối với một số người, những câu chuyện như phim và tiểu thuyết giúp giải thích một số "thuyết âm mưu" xung quanh đại dịch từ đó có những góc nhìn đa chiều về cuộc sống.
“Covid-19 và bất bình đẳng về thu nhập: Mối quan hệ một chiều hay hai chiều?”. Một quan điểm rộng rãi cho rằng đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia. Một mặt, các nước chưa phát triển không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với đại dịch do hệ thống y tế yếu kém. Mặt khác, bất bình đẳng về thu nhập cũng dẫn đến sự chênh lệch về điều kiện sống giữa công dân các nước. Những người sống trong môi trường nghèo nàn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và thiếu các nguồn lực để đối phó với tác động kinh tế của dịch bệnh.
Dựa vào các dữ liệu so sánh các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) với các quốc gia không thuộc OECD, và so sánh giữa các quốc gia không thuộc OECD với nhau, nhận thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Covid-19 và thu nhập, cụ thể là thu nhập cao hơn sẽ gắn với nhiều ca tử vong hơn. Các nước thu nhập cao lại có số ca tử vong do Covid-19 cao hơn. Đây là một luận điểm thách thức với tiền giả định “giàu có là có sức khỏe”, nhưng cũng đặt ra câu hỏi liệu đó có phải là do các quốc gia thu nhập thấp không công bố đầy đủ dữ liệu về số ca tử vong hay không?
Bên cạnh đó, số liệu từ IMF và World Bank cho thấy số ca tử vong do Covid-19 và tăng trưởng có mối tương quan nghịch. Số ca tử vong càng tăng thì càng dẫn đến sự giảm thu nhập bình quân đầu người (vì số ca tử vong càng cao thì càng giảm lực lượng lao động tạo ra thu nhập). Do đó, điểm mấu chốt trong cuộc chiến chống Covid-19 là giảm thiểu số ca tử vong.
“Đại dịch: Những quan sát từ góc nhìn dữ liệu”. Các quan điểm hiển thị các khía cạnh khác nhau của dữ liệu, từ thu thập dữ liệu, mô hình hóa, mô phỏng và phân tích, đến báo cáo và truyền đạt kết quả. Tất cả những điều này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng để cung cấp thông tin cho các quyết định của chính phủ đối với Covid-19. Các mô hình và mô phỏng Covid-19 rất hữu ích, nhưng điều quan trọng là phải hiểu độ phức tạp và độ không chắc chắn của những phân tích này, cũng như sự cần thiết phải thông báo cho công chúng về những điểm không chắc chắn này. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tránh được những quan niệm sai lầm của công chúng về tính hữu dụng của các mô hình như vậy. Không nên tập trung vào độ chính xác của các kết quả ước tính mà là các hàm ý liên quan của kịch bản đã cho.
TS. Ian Kalman, Giảng viên Khoa học Xã hội chương trình cử nhân, trình bày bài nghiên cứu “Khoa học và Xã hội – Sự phân chia sai lầm: Những bài học từ đại dịch Covid-19, hay Bạn không thể đọc “Giãn cách xã hội” mà không có từ “Xã hội”. TS. Kalman đưa ra một cách tiếp cận khác để giải quyết các tác động nhiều mặt của đại dịch Covid-19. TS. Kalman chỉ ra rằng tình trạng khó xử về khái niệm của nhận thức luận “truyền thống” và “hiện đại”, và cách các khái niệm khác nhau ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về Covid-19, sau đó định hình các hành vi và quyết định của chúng ta để đối phó với căn bệnh này.
Nhận thức luận truyền thống coi con người là một phần của tự nhiên, và vạn vật đều có kết nối với nhau; từ đó có cách tiếp cận tổng thể và tập trung vào tính bền vững. Trong khi đó, nhận thức luận hiện đại cho rằng con người thống trị tự nhiên, mọi thứ đều có thể tách rời, do đó luôn tập trung vào tính hiệu quả.
TS. Kalman cho rằng trong khi nhận thức luận truyền thống thường được coi là “văn hóa” và nhận thức luận hiện đại là “khoa học” thì bối cảnh hiện tại của các phản ứng của chính phủ, truyền thông công chúng và sự hiểu biết về đại dịch hóa ra là sự thiếu hiểu biết và đánh giá quá cao cách tiếp cận theo chủ nghĩa hiện đại, và bỏ qua nhận thức luận truyền thống. Kalman gợi ý các hành động của chính phủ đối với Covid-19 có thể linh hoạt hơn, tập trung vào các phản ứng bền vững đối với Covid-19 và sự phục hồi trong tương lai. Ông cũng đề nghị cần nhấn mạnh hơn nữa về giáo dục khai phóng, nghiên cứu khoa học và công nghệ, và khoa học xã hội nên được ưu tiên để chuẩn bị cho sinh viên sự nhận thức vấn đề một cách tổng thể.
b.2. Quan điểm, tình hình về thời điểm dịch bùng phát
Cả cộng đồng đều lo lắng khi trường hợp Covid-19 đầu tiên của Việt Nam cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua công tác tuyên truyền của cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của dịch và sự lây lan của bệnh đã được nâng lên, ý thức cảnh giác, mọi người dân đều có ý thức về bản thân. cấp ủy và cơ sở đảng các cấp. Đừng hoảng sợ hoặc khó chịu khi phải đối mặt với những thông tin mâu thuẫn và không chính xác.
b.2.1. Điểm nhìn tích cực
Bên cạnh sự căng thẳng và lo sợ nguy hiểm của toàn xã hội, trong “tâm bão” của dịch bệnh, nhiều cơ quan chức năng, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã có nhiều hành động nghĩa tình, góp sức giúp đất nước trong cuộc chiến chống lại bệnh Covid. Đặc biệt là hình ảnh những người dân không tiếc tiền bạc, thời gian, công sức để sản xuất, chế tạo và phát khẩu trang, nước khử trùng miễn phí cho người dân. Từ trẻ em đến những người nổi tiếng, những hành động yêu thương nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa của nhiều người không chỉ góp một phần nhỏ công sức họ chia sẻ với đồng bào, đồng bào mà còn có tác dụng tích cực - Ngọn lửa yêu thương trong cộng đồng , với một mục đích: Đoàn kết để chống lại dịch bệnh. Mỗi hình ảnh đẹp, mỗi hành động được nhân lên từng ngày và được truyền tải qua các phương tiện truyền thông, gửi gắm thông điệp nhân văn và lòng biết ơn.
Tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch là đội ngũ y tế. Các “thiên thần áo trắng” trong trang phục bảo hộ “kín mít” nhìn và tương tác với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ và hành động. Mối quan hệ bạn bè và các thành viên trong gia đình tạm thời được tạm giữ để “làm việc”, tiếp xúc và chăm sóc những người bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19. Họ cũng là những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa đối với nền văn hóa, tìm ra cách thức hoạt động của virus và điều chế vắc xin chống lại dịch bệnh. Công việc thầm lặng của những người “chiến sĩ tiền tuyến” trong việc chống chọi với dịch bệnh đã để lại dấu ấn yêu thương, trân trọng và giúp lan tỏa lòng vị tha, nhân ái trong cộng đồng. Những hình ảnh đẹp, hành động nhân văn đầy ý nghĩa và cách ứng xử rất có trách nhiệm trong “chiến dịch” ngăn chặn Covid-19 vừa qua đã giúp mọi người thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo. , đảng và quản lý nhà nước. Nó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, tạo động lực to lớn để toàn thể nhân loại vượt qua khó khăn, hiểm nguy, sống khỏe mạnh, an toàn, bình yên và hạnh phúc.
b.2.2. Điểm nhìn hạn chế
Bên cạnh những hình ảnh đẹp về một xã hội nhân văn trong đại dịch, một số cá nhân, tổ chức đã tàng trữ hàng hóa, nâng giá, xuất khẩu khẩu trang giả kém chất lượng để bán cho người dân với giá cao. Lợi dụng thông tin lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều tài khoản đăng tải hoàn cảnh đáng thương của mình trước sự cầu cứu và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để trục lợi, lợi dụng xã hội nhức nhối, rắc rối. Lừa đảo người khác là hành vi trái đạo đức cần bị lên án, xử lý nghiêm khắc để răn đe, ngăn chặn kịp thời.
Bên cạnh đó, trong những ngày qua, một số trường hợp đi từ vùng có dịch Covid-19 khi nhập cảnh vào Việt Nam đã trốn khai báo y tế, hoặc khai báo gian dối, không trung thực đã làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và khiến các cơ quan chức năng đã rất vất vả trong việc khắc phục hậu quả. Đáng chú ý, trong quá trình tập trung mọi lực lượng chống dịch, trong sự phối hợp “tác chiến” giữa các đơn vị chức năng còn bộc lộ sự thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm dịch để xảy ra ổ dịch lớn và nguy hiểm.
Thậm chí, một số còn có hành động chống đối, lăng mạ, xúc phạm Đảng, Nhà nước ta và những người thực thi công vụ… Một du học sinh, Việt kiều từ nước ngoài về Việt Nam bị cách ly có những phát ngôn thiếu văn hóa, lên tiếng chê bai, phàn nàn về chỗ ở cách ly đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngay trong những ngày thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố đang thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội phòng dịch thì vẫn đâu đó có một vài nơi tụ tập đông người, ra đường không đeo khẩu trang… phần nào gây nên tâm trạng lo ngại cho nhiều người. Đó là những biểu hiện thờ ơ, mất cảnh giác, thiếu sự quan tâm hoặc thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
4. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
a. Giải pháp
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những thảm họa thiên nhiên
khủng khiếp mà con người đang thường xuyên phải đối mặt như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường… thì bệnh dịch cũng là kẻ thù vô cùng đáng sợ đối với con người trên trái đất. Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và lây lan nhanh trên khắp thế giới là một trong những hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. . Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến không có tiếng súng nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên phạm vi toàn cầu. Đó là cuộc chiến chống Covid-19. Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Đảng, Nhà nước đều xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia tích cực, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và toàn thể Nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” chúng ta cùng đã từng bước đẩy lùi được cơn đại dịch. Thế nhưng những hậu quả mà cơn bão mang tên Covid-19 để lại cũng không hề nhỏ. Do đó Đảng và Nhà nước phải có những giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này. Nước ta đã chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, hướng đến xây dựng Việt Nam trở thành nước hùng cường, thịnh vượng. Yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì đó là cách thức để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đuổi kịp các nước đi trước và đạt được tầm nhìn xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ trong toàn hệ thống và trên tất cả các lĩnh vực".
b. Nhiệm vụ cho các lĩnh vực của đời sống xã hội b.1. Thuế
Trong năm 2020, để hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp, người dân ứng
phó với ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, bao gồm:
Thứ nhất, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Chính phủ ban hành theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020.
Thứ hai, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020.
Thứ ba, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng.
Theo đó, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành năm 2020 đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm hơn 31,5 nghìn tỷ đồng). Năm 2021, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong khi diễn biến dịch COVID-19 còn hết sức phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Để Nghị quyết số 406/NQUBTVQH15 sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế gồm:
Thứ nhất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019.
Thứ hai, miễn thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác) trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021.
Thứ ba, giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.
Thứ tư, miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.
b.2. Chính sách hỗ trợ
Trước tình hình khó lường, khó lường của dịch bệnh Covid19, thời gian qua, Đảng và cả nước đã thực hiện một số biện pháp chuẩn bị để phòng chống dịch đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, chính quyền đã vận động người dân hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người, di chuyển từ nơi này đến nơi khác ... Đặc biệt sau khi thực hiện Chỉ thị số 16 / CT-TTg ngày 31.31.2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện khẩn cấp. đo các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, hành động của nhiều cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng; các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Để giúp người lao động, người nghèo, người yếu thế, người thất nghiệp có thu nhập được bảo đảm ở mức cơ bản tối thiểu và ổn định xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 29/4/2020 về nguồn lực hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Như sau:
Thứ nhất, miễn, giảm tiền điện: Đây là nội dung đã được Chính phủ quy định tại Nghị quyết 83/NQ-CP. Mức giảm giá tiền điện được quy định cụ thể như sau: Khách hàng ở nơi đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại thời điểm 30/7/2021 được giảm 15% tiền điện trước thuế VAT (nếu hóa đơn sử dụng đến 200Wh/tháng) và 10% tiền điện trước thuế VAT (nếu hóa đơn trên 200 kWh/tháng) trong hai tháng 8/2021 và tháng 9/2021; miễn phí tiền điện cho các cơ sở cách ly y tế tập trung trong thời gian có người đang thực hiện cách ly trong 07 tháng, từ tháng 6/2021 - 12/2021.
Thứ hai, đề xuất giảm giá nước sạch sinh hoạt: Các địa phương xem xét, thực hiện điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhất là tại các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Thứ ba, miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng: Tại Công văn số 5517/NHNN-VP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu điều chỉnh giảm phí giao dịch trên ATM tối thiểu 50% và phí giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 cho khách hàng với mức giảm tối thiểu bằng 75%. Thời gian thực hiện tối thiểu từ ngày 01/8/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Thứ tư, tạm dừng thu phí đường bộ tại các trạm BOT đóng trên địa bàn các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg. Thời gian tạm dừng thu phí từ 0 giờ 00 phút ngày 20/7/2021 đến khi địa phương công bố dỡ bỏ giãn cách xã hội.
Thứ năm, giảm phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Giảm 50%; phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô kinh doanh vận tải: Giảm 10 - 30%
Thứ sáu, giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022).
Thứ bảy, tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 4/2021 thì cả người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
Thứ tám, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nếu: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên; thay đổi cơ cấu công nghệ; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm. Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người lao động/tháng, hỗ trợ trong 06 tháng.
Thứ chín, hỗ trợ người lao động làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan bị tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 - 31/12/2021; đang tham gia BHXH bắt buộc sẽ nhận được hỗ trợ, theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Mức hỗ trợ 3,7 triệu đồng/người nếu tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 01 tháng trở lên; 1.855.000 đồng/người nếu nếu tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 15 ngày đến dưới 01 tháng.
Thứ mười, người lao động ngừng việc cũng nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Điều kiện nhận hỗ trợ 1.000.000 đồng/người: Bị ngừng việc; thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 - 31/12/2021; đang tham gia BHXH bắt buộc.
Thứ mười một, hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: Nghị quyết 68 của Chính phủ cũng quy định hỗ trợ 3,7 triệu đồng/người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.
Thứ mười hai, hỗ trợ người lao động mang thai, có con nhỏ: Theo Nghị quyết 68, người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 01 triệu đồng/người; nếu đang nuôi con dưới 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 01 triệu đồng cho mỗi con dưới 06 tuổi.
Thứ mười ba, hỗ trợ người lao động là F1 đến 1,5 triệu đồng/người, cụ thể, đoàn viên, người lao động (tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) được hỗ trợ như sau: Nếu là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung, không vi phạm quy định về phòng, chống dịch: Tối đa 1,5 triệu đồng/người; nếu phải cách ly tế tại nhà, có hoàn cảnh khó khăn hoặc đang mang thai; nuôi con nhỏ dưới 06 tuổi: Tối đa 500.000 đồng/người; nếu phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa: Tối đa 500.000 đồng/người. Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn, phải cách ly tập trung 21 ngày, không vi phạm quy định phòng, chống dịch sẽ được hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/người.
Thứ mười bốn, hỗ trợ trẻ em đang là F0 hoặc đang phải cách ly, Nghị quyết 68/NQ-CP chỉ rõ, trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế ngoài việc được hỗ trợ tiền ăn, chi phí điều trị còn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ thêm 01 triệu đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly, từ ngày 27/4/2021 - 31/12/2021.
Thứ mười lăm, hỗ trợ tiền ăn cho F0, F1: Trường hợp F0 đang phải điều trị nhiễm COVID-19 và F1 đang thực hiện cách ly y tế, từ ngày 27/4/2021 - 31/12/2021 đều được hỗ trợ tiền ăn với mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị/cách ly thực tế nhưng tối đa không quá 45 ngày.
Thứ mười sáu, hỗ trợ cho văn nghệ sỹ, hướng dẫn viên du lịch: Theo Nghị quyết 68 thì Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên; hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ 01/5/2021 - 31/12/2021 đều được hỗ trợ 3,710 triệu đồng/người.
Thứ mười bảy, hỗ trợ hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày từ 01/5/2021 - 31/12/2021 để phòng, chống dịch COVID-19 hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.
Thứ mười tám, hỗ trợ lao động tự do: Một trongcác chính sách hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 68 là danh cho lao động tự do. Nghị quyết quy định mức hỗ trợ cho lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày, nhưng mức hỗ trợ cụ thể do các địa phương quyết định.
Thứ mười chín, hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với thời gian dưới 12 tháng.
Thứ hai mươi, miễn, giảm lãi vay đến hết năm nay, đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Theo đó, các ngân hàng được miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà: Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021; khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách được thực hiện đến ngày 31/12/2021.
Thứ hai mươi mốt, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm
2021: Trong tháng 4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Chính sách này áp dụng đối với người dân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản…; kinh doanh trong các ngành: Vận tải kho bãi, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản… Thời hạn gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2021. b.3. Xuất nhập khẩu
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và hoạt động xuất nhập khẩu ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xem xét tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn trước đại dịch (2015-2019) và cho đến khi đại dịch bùng phát (từ đầu năm 2020 đến nay), từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời kỳ dịch bệnh; tận dụng triệt để các lợi thế về các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu đến các đối tác thuận lợi và dễ dàng hơn; thực hiện các cải cách hành chính để giảm thiểu độ cồng kềnh của các thủ tục hải quan; đẩy mạnh xây dựng các kế hoạch phát triển và lưu thông thương mại biên giới trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu biên giới, tạo cơ hội cho các DN tìm hiểu thị trường, tiếp cận các đối tác. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các đối tác mới thay cho các đối tác truyền thống trước đây đang bị ảnh hưởng mạnh của đại dịch.
Thứ hai, xây dựng các chính sách hỗ trợ các DN trong nước đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, năng cao năng suất để tạo ra những sản phẩm có giá cạnh tranh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Duy trì và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch, ổn định chính trị, tập trung chống dịch hiệu quả; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản có thể mạnh và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy da… sang các thị trường mới.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ như hạ lãi suất, giảm thuế, nâng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay… để hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời cho DN, đặc biệt là DN xuất nhập khẩu cũng như người dân.
Thứ tư, các DN cần chủ động ứng dụng công nghệ cao và công nghệ chuyển đổi số từ các khâu sản xuất, trao đổi và tiêu thụ để khai thác triệt để tiềm năng thương mại trực tuyến, phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài ra, cần duy trì sự kết nối, truyền thông tin đến các đối tác dưới nhiều hình thức trực tuyến để nắm bắt kịp thời các thay đổi, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra với các hợp đồng thương mại ngắn và dài hạn, đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
b.4. Du lịch
Ngày 15 tháng 3 năm 2022, Việt Nam, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong hơn hai năm, đã chính thức khai trương các hoạt động du lịch, thích ứng với đại dịch Covid19 một cách an toàn, linh hoạt và hiệu quả.
Năm 2021, cả nước phục vụ 40 triệu lượt khách du lịch nội địa. Đặc biệt, chương trình thí điểm cho khách du lịch quốc tế đã đón hơn 10.000 lượt khách kể từ tháng 11 năm 2021. Khả năng mở cửa cho du lịch quốc tế bước đầu đã cho tín hiệu tích cực từ thị trường, khi lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam đang tăng nhanh. Từ đầu năm 2022. Trên tinh thần này, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cường đề nghị ngành du lịch giải quyết có hiệu quả 6 vấn đề liên quan, để hoạt động du lịch nhanh chóng mở cửa trở lại, đẩy nhanh sự phục hồi của du lịch trong điều kiện bình thường mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi mở cửa lại du lịch, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu đã có sự chuẩn bị sẵn sàng, hỗ trợ tốt về chính sách nhằm đẩy mạnh quảng bá xúc tiến, phục hồi, thu hút lại thị trường khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép. Do đó, cần có các biện pháp cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, nỗ lực để thực hiện mục tiêu thu hút trên 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương triển khai các giải pháp vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch, vừa đảm bảo cho sự thuận tiện của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kết nối hàng không. Các địa phương chủ động các điều kiện mở cửa hoạt động du lịch theo hướng thống nhất, đồng bộ với các quy định, hướng dẫn của ngành y tế, du lịch; tăng cường liên kết phát triển sản phẩm và quảng bá xúc tiến du lịch.
Thứ hai, sau 2 năm bị tàn phá bởi làn sóng dịch Covid-19, để mở cửa hiệu quả, các doanh nghiệp cần phối hợp để làm mới các sản phẩm hiện có, cần bổ sung thêm những sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu của khách đã thay đổi do Covid-19; chuẩn bị nguồn nhân lực và các chính sách kích cầu thu hút khách du lịch; nghiên cứu, triển khai các mô hình, kênh bán hàng phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.
Thứ ba, Khôi phục các đường bay, tần suất khai thác đối với các chuyến bay quốc tế; mở thêm các đường bay mới đến Việt Nam từ các thị trường khách trọng điểm và tiềm năng. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các hãng hàng không, điểm đến xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ các quy định về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế, đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho hành khách.
Thứ tư, tập trung xây dựng, phát triển và quảng bá các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch chăm sóc sức khỏe... Trước mắt tập trung các thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững như khách châu Âu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp), Úc, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông; thị trường gần khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; các hãng truyền thông quốc tế; các hội chợ du lịch quốc tế; các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài; các hoạt động, sự kiện trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia tại Quảng Nam; các sự kiện quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam như SEAGames 31.
Thứ năm, liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, hàng không, điểm đến là yêu cầu, đòi hỏi có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong mở cửa lại hoạt động du lịch nói riêng và trong nâng cao khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn của điểm đến nói chung. Các địa phương liên kết, thống nhất các quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, quản lý và trao đổi khách du lịch trong tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát; xây dựng và công bố các điểm đến an toàn, tăng cường quảng bá xúc tiến. Các doanh nghiệp du lịch phối hợp với các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải hành khách, các bên cung ứng dịch vụ thành lập liên minh kích cầu du lịch, đảm bảo chuỗi cung ứng có chất lượng.
Thứ sáu, cần có các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong hoạt động du lịch.
b.5. Lao động, việc làm
Để tăng cường công tác chăm sóc, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, các thành phố, công đoàn, ngành xã hội người khuyết tật thành phố đã cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có lực lượng lao động tương đồng, phù hợp để người lao động tìm việc làm mới. Trung tâm việc làm của thành phố hỗ trợ đào tạo lại người lao động; sắp xếp việc làm cho người lao động có nhu cầu sau khi kết thúc việc làm. Đồng thời, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn như tặng quà, tiền, trao học bổng cho lao động là con, hộ sản đứng ra thành lập công đoàn cấp trên. Giảm kinh phí mua BHYT với danh nghĩa để yên có lý ... BHXH thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan với quận, huyện và các công ty chủ động phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN. Bảo hiểm y tế quyền lợi bảo hiểm cho người lao động. Đối với trường hợp lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, BHXH tỉnh cần tăng cường phối hợp với các ngành để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật. Trao đổi công việc bao gồm các hoạt động trực tuyến và trực tiếp thường xuyên nhằm duy trì kết nối, nhanh chóng triển khai công việc mới và tránh gián đoạn công việc và cuộc sống của nhân viên.
5. Đại dịch và cách nhìn nhận theo quan điểm toàn diện
Trước những khó khăn và những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội hiện nay, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Hầu hết mọi người đã hiểu đúng và thích ứng với những khó khăn nhất thời qua từng giai đoạn, kể cả những thiếu sót chủ quan. Họ cho rằng những khó khăn, thiếu thốn đó là không nhiều so với thực tiễn cách mạng vĩ đại của đất nước hay nỗ lực chống dịch của chính quyền, từ đó chủ động tìm cơ hội giành thắng lợi. Nhưng mặt khác, một số người chỉ nhìn thấy khía cạnh khắc nghiệt, sai lầm, nhìn thấy màu đen ở khắp mọi nơi, gặp khó khăn khi chạm vào bất cứ điều gì, không có khả năng phân tích đầy đủ nguyên nhân của tình hình, đạt được thành tựu và chiến công nguyên tắc. Chưa kể các thế lực thù địch kích động, kích động trước những khó khăn của đất nước, thậm chí tìm mọi cách điều tra, khai quật, thổi phồng những khuyết điểm này để kích động quần chúng, gây thêm khó khăn, cản trở lực lượng hoạt động và phá hoại nỗ lực chống càn của ta. Vì đó là những lý lẽ, một thái độ, một thế giới quan hoàn toàn khác, hoàn toàn trái ngược với chúng ta.
Cuộc sống này tốt hay xấu, đúng hay sai không chỉ phụ thuộc vào những tiêu chí chung, mà còn phụ thuộc vào quan điểm sống của mỗi người. Chúng ta có thể nghe, nhìn, cảm nhận và làm mọi thứ theo suy nghĩ của mình. Mỗi người đều có những suy nghĩ khác nhau và quan điểm khác nhau. Góc nhìn được tạo ra bởi suy nghĩ và nhận định của mỗi người. Việc xem điều này là sai hay đúng thường phụ thuộc vào tâm trạng và góc nhìn của mỗi người. Quan điểm sai lầm sẽ vô tình đưa ra những kết luận chủ quan và thiếu chính xác. Đôi khi tấm lòng rất trong sáng nhưng chỉ vì một quan điểm, một cách hiểu sai lầm mà mắc phải những lỗi nghiêm trọng.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá một sự vật, hiện tượng luôn phải có phương pháp toàn diện, cụ thể, có tính lịch sử và tiến hóa. Nếu chủ quan, phiến diện, máy móc, thiếu hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì không thể nhận thức đúng sự vật, hiện tượng. Nhiều điều bất ngờ luôn xảy ra trong cuộc sống, và đại dịch Covid-19 xảy ra trong 2 năm gần đây là minh chứng cho điều đó. Con người phải chấp nhận hoàn cảnh và thích nghi với nó. Chúng ta không thể chỉ mong đợi mọi thứ xảy ra theo cách của mỗi người. Chúng ta phải trang bị cho mình lòng dũng cảm và ý chí mạnh mẽ để sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, mọi tình huống, dù có gặp khó khăn thì hãy thay đổi cách nhìn, hãy bình tĩnh suy nghĩ vấn đề. Vấn đề nào trong xã hội cũng cần ưu tiên chú ý, đặc biệt là những vấn đề mang tính cấp thiết. Nếu chúng ta quan tâm giải quyết các vấn đề ấy trước thì sau đó, mọi khó khăn, thách thức nào con người cũng có thể vượt qua.
Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người dân, gây thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội cho đất nước mà còn cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Mặc dù mọi người dân đều đồng tình, tuân thủ và chấp hành tốt các chủ trương của Chính phủ và khuyến cáo của các cơ quan chức năng, một lòng mong rằng dịch bệnh sẽ qua nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người với quan điểm phiến diện, ích kỷ, viện cớ cho mình những lý do không chính đáng trong thời kỳ diễn biến phức tạp của dịch bệnh để dễ dàng "hở hang", lợi dụng "quyền công dân", "quyền tự do ngôn luận" một cách thái quá, gây sức ép gây khó khăn cho lực lượng tác chiến trong thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí, hàng trăm nghìn công nhân tại các khu công nghiệp đã phá hàng rào dây thừng để được “an toàn” bất chấp lời khuyên của lực lượng làm nhiệm vụ. Đây có phải là những gì chúng tôi đang làm cho đất nước của chúng tôi? Những đoạn video ngắn được chia sẻ trên mạng xã hội thực sự rất nhức mắt khi xem, đôi khi đọc những bình luận về quan điểm của một số bạn trẻ về những vấn đề này cũng bất lực.
Vậy tại sao lại tồn tại tình trạng này? Nếu không tính đến sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, thì trước hết là do nhận thức còn hạn chế, sự ích kỷ của bản thân những người trong giới. Ngoài ra, còn do sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên làm suy giảm lòng tin của quần chúng đối với chính quyền. Chúng ta phải khẳng định rằng chúng ta không sợ sai lầm và sai sót, chúng ta không ngại nói về những khó khăn và tiêu cực. Ngược lại, chúng ta phải thấy hết những khó khăn, mặt tiêu cực, đánh giá hết những khuyết điểm, sai lầm để từ đó có quyết định và hành động tích cực để sửa chữa. Tuy nhiên, sự bi quan dẫn đến sự chủ quan của người dân, coi thường quy định, thiếu khách quan trong việc điều tra vấn đề, coi thường sai sót “con sâu làm rầu nồi canh”, phủ nhận hoặc đánh giá thấp những chiến công, thành tích chống dịch trong quá khứ, tình trạng bỏ trống và bất ổn, khiến lòng tin vào đảng và nhà nước bị giảm sút. Chúng ta không thể đánh mất niềm tin chỉ vì những “cái nhìn” chủ quan, phiến diện trước mắt, từ đó mất phương hướng, mất sức, mất ý chí chiến đấu, mất nghị lực khi cuộc chiến chống dịch tàn.
Vì vậy, nhiệm vụ lớn lao của mỗi người dân lúc này là phải luôn giữ cho mình cái nhìn đúng đắn, tỉnh táo, củng cố và giữ gìn đức tin. Trong khó khăn gian khổ, chúng ta phải vững tin vào Đảng, vào Tổ quốc. Tất nhiên, niềm tin của chúng ta không phải là niềm tin mù quáng, mà phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, dựa trên những phân tích, đánh giá tình hình một cách thấu đáo nhất. Điều này được tin tưởng bởi những người biết cách luôn quản lý các quy luật của thực tiễn xã hội để sống sót an toàn sau đại dịch Covid-19 cùng với sự phát triển sau này của đất nước.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung trong ba năm vừa qua, đại dịch Covid đã tác động đến rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội Việt Nam. Và chính những cái tác động ấy vẫn còn để lại tàn dư cho đến tận bây giờ. Như vậy có thể thấy đây là một thảm kịch của toàn nhân loại nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, mọi người đã phải gồng mình để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Từ những hệ lụy của đại dịch vừa qua, mọi người nên nhận thức được rõ tính chất của vấn đề. Một mặt, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, gây ra bao nhiêu tổn thương, mất mát. Mặt khác, nó lại giúp cho môi trường thiên nhiên được cải thiện đáng kể. Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Con người đã nhận thức được vấn đề hay chưa?” Sở dĩ, nguồn gốc của dịch bệnh có thể chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng nhất nhưng ta có thể thấy môi trường sống quan trọng đến mức nào. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cho con người trên toàn thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường. Môi trường là nơi mà con người sinh sống, nếu hủy hoại nó thì sẽ phải chịu một thảm kịch hết sức nặng nề. Và trong chính thời gian vừa qua, Covid đã tái tạo lại cho loài người một môi trường mới sạch sẽ hơn, an toàn hơn. Như vậy, con người phải có cách nhìn nhận như thế nào mới đánh giá đứng được vấn đề. Xét trên nhiều khía cạnh, đa số Covid có tác dộng rất xấu, thậm chí là gây nên thảm họa. Nhưng khi xét đến vấn đề khác, nó lại có những tác động tích cực. Vì thế, khi đánh giá một vấn đề cụ thể, chúng ta nên suy xét nó trong từng trường hợp, bỏ qua suy nghĩ phiến diện. Theo Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó” và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của mối liên hệ trong các quan hệ giữa các đối tượng cần nghiên cứu.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://fulbright.edu.vn/vi/nhin-nhan-dai-dich-covid-19-tu-nhieugoc-do/
- https://luathoangphi.vn/hien-tuong-la-gi/
- https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/14-07-2020-q-a-how-is-covid-19transmitted
- https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-diseasecovid-19-how-is-it-transmitted
- https://www.bienphong.com.vn/van-hoa-trong-moi-quan-he-voi-con-nguoi-va-dantoc-post445781.html
- https://stp.binhthuan.gov.vn/1327/32856/65786/603655/tim-hieuphap-luat/tong-hopcac-chinh-sach-ho-tro-covid-19-cho-nguoidan.aspx
- https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
- https://vncdc.gov.vn/giai-phap-ho-tro-nguoi-lao-dong-bi-mat-viec-do-covid-19nd15853.html
- https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/cmac/tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep/tieu-su-cac-mac-149
- http://congan.kontum.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-trong-nuoc/ky-niem-152-namngay-sinh-v.i.lenin-22-4-1870-22-4-2022-.html
- https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-dien-la-gi-co-so-ly-luan-noi-dung-va-yeucau/
- https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-nguyen-ly-moi-lien-he trong-phep-bien-chung-duy-vat.aspx https://luathoangphi.vn/quan- diem-toan-dien-la-gi/
- https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-cua-dai-dich-covid19-den-thitruong-lao-dong-viet-nam-347525.html
- https://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/article?item=edddeefe17156fa23b283f3a4a4be4f0
- https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-den-nhanlucnganh-du-lich-cua-viet-nam-88656.htm
- https://dangcongsan.vn/phap-luat/tai-nan-giao-thong-giam-sau-o-ca-3-tieu-chi600339.html
- https://consosukien.vn/nganh-van-tai-tim-cach-song-chung-voi-dich-covid-19.htm
- https://btgtu.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/Chuyen%20de%20Covid-19.pdf