Tiểu luận Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay - Quản trị học | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Quyền lực là một thuật ngữ rất quen thuộc trong xã hội hiện nay, tuy nhiên thuật ngữ này thực tế có nhiều tầng ý nghĩa và ảnh hưởng hầu hết đến mọi mặt trong cuộc sống. Mọi tổ chức, cá nhân nào đều phải tham gia vào những quan hệ quyền lực và chịu sự chi phối ở những mức độ khác nhau. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
14 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay - Quản trị học | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Quyền lực là một thuật ngữ rất quen thuộc trong xã hội hiện nay, tuy nhiên thuật ngữ này thực tế có nhiều tầng ý nghĩa và ảnh hưởng hầu hết đến mọi mặt trong cuộc sống. Mọi tổ chức, cá nhân nào đều phải tham gia vào những quan hệ quyền lực và chịu sự chi phối ở những mức độ khác nhau. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

70 35 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ
----
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay.
TPHCM, 2023
Sinh viên thực hiện : Phan Khánh Mỹ
Khóa - Lớp : K49 - AD0005
Mã số sinh viên : 31231026353
Chuyên ngành
Mã lớp học phần
:
:
Quản trị
23C1MAN50200138
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................................3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:...........................................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................4
CHƯƠNG I: Quyền lực trong quản trị................................................................................4
1. Quyền lực là gì:.........................................................................................................4
1.1.Khái niệm quyền lực:.......................................................................................4
1.2. Đặc điểm quyền lực:.......................................................................................4
1.3. Phân loại quyền lực:........................................................................................5
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quyền lực:...............................................................6
1.5. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:..........................................7
1.6. Tiểu kết:..........................................................................................................7
CHƯƠNG II: Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay............................................8
1. Lạm quyền là gì:.......................................................................................................8
2. Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:......................................................................8
2.1. Nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:........................8
2.2. Hậu quả của sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.......................................8
2.3. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.......9
2.4. Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.........9
2.5. Các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:...........................10
2.6. Liên hệ thực tế:..............................................................................................10
2.7. Tiểu kết:........................................................................................................12
KẾT LUẬN...............................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................13
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đại học Kinh Tế TP.HCM đã
tạo điều kiện môi trường học tập tích cực, bổ ích để cho em hội học tập
nghiên cứu môn Quản trị học một cách thuận lợi nhất.
Bên cạnh đó, để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Giảng viên môn học thầy Việt Hưng, chỉ vài tháng ngắn ngủi nhưng thầy đã
mang đến những kiến thức vô cùng quý giá và bổ ích. Thầy đã truyền đạt kiến thức tận
tình cùng với sự tâm huyết, mang đến những buổi học thú vị, giúp em thể tiếp thu
được nhiều kiến thức và hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp học, đặc biệt những bạn
cùng nhóm làm bài đã chỉ dẫn, giải đáp những thắc mắc, giúp em hoàn thiện kiến thức
hơn và giúp em hoàn thành tiểu luận này một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Quyền lực một thuật ngữ rất quen thuộc trong hội hiện nay, tuy nhiên thuật
ngữ này thực tế nhiều tầng ý nghĩa ảnh hưởng hầu hết đến mọi mặt trong cuộc
sống. Mọi tổ chức, nhân nào đều phải tham gia vào những quan hệ quyền lực
chịu sự chi phối những mức độ khác nhau. Quan hệ quyền lực bao trùm lên hầu hết
các thành phần, thành viên trong hội và quyền lực là nhân tố tất yếu trong đời sống.
thế, nhà quản trị - người nắm giữ quyền lực vai trò cùng quan trọng trong
hội.
Nhà quản trị đầu não của tổ chức, doanh nghiệp, vậy mỗi nhà quản trị đều
quyền lực nhất định. Vai trò người lãnh đạo đòi hỏi cân bằng nhiều nhiệm vụ khác
nhau, phân bổ nguồn lực hợp lý, giúp ổn định trật tự, nhân tố cốt lõi quyết định sự
thành công của doanh nghiệp, tổ chức.Tuy nhiên trong bối cảnh hội không ngừng
phát triển, để tối đa hóa lợi ích cho bản thân, không ít những nhà quản trị đã lạm dụng
quyền lực, gây nên tổn thất lợi ích hội, kinh tế, tất cả những điều đó gây nên ảnh
hưởng lớn đến hệ thống tổ chức, có thể kéo cả tổ chức đi xuống trầm trọng.
Vì vậy, do tôi chọn đề tài này để thể tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm, phân
loại các vấn đề về quyền lực đồng thời những vấn đề hệ quả của sự lạm dụng
quyền lực trong quản trị, từ đó cái nhìn khách quan về vấn đề này. Trong quản trị,
quyền lực một yếu tố quan trọng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lạm dụng. Việc xây
dựng duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả cùng với việc tạo ra một văn hóa tổ
chức đạo đức chìa khóa để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, đồng thời giữ cho tổ
chức phát triển bền vững và lành mạnh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Thông qua việc đánh giá, phân tích hệ thống quyền lực tổ chức phân tích yếu tố
gây ra sự lạm dụng quyền lực:
- Nghiên cứu các mức độ phân bổ quyền lực trong tổ chức, các tác động của quyền lực
lên hiệu suất năng suất của tổ chức. Hiểu về tầm quan trọng của nhà lãnh đạo
năm giữ quyền lực trong bối cảnh quản trị.
- Hiểu về những yếu tố dẫn đến sự lạm dụng trong bối cảnh quản trị, hệ quả của sự
lạm dụng quyền lực đến mỗi các nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Nghiên cứu các tình
huống cụ thể nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong môi trường quản
trị.
- Cung cấp kiến thức,kỹ năng, thông tin hữu ích để giúp các nhà quản trị, tổ chức quản
phân bổ quyền lực hợp lý, hiệu quả, tạo nên một môi trường, hình quản
quyền lực bên vững.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thông qua nghiên cứu, thu thập các thông tin, kiến thức chuyên môn, dữ liệu từ các
văn bản, tài liệu, giáo trình, tạp san,... liên quan đến nội dung đề tài. Sử dụng phương
pháp so sánh,phân tích phương pháp thống kê, tổng hợp để so sánh dữ liệu, kết quả
nghiên cứu để có thể mang lại góc nhìn toàn diện và khách quan.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Quyền lực trong quản trị
1. Quyền lực là gì:
1.1.Khái niệm quyền lực:
Quyền lực năng lực tiềm năng để tạo ảnh hưởng đến hành vi của người khác.
Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay
tổ chức khác phải phục tùng ý chí của mình. Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt
động chung, nhu cầu phân công lao động hội quản hội. Quyền lực điều
kiện và phương tiện cần thiết khách quan bảo đảm sự hoạt động bình thường của bất kì
cộng đồng xã hội nào. [1]
Quyền lực một phạm trù hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con
người. Quyền lực một phạm trù ghép, được tạo lên từ hai phạm trù “Quyền’’
“Lực’’. Quyền một phạm trù mang tính chất hội đó người ta ý thức ra việc
một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác.
Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người được quyền khi nhu cầu
của anh ta được người khác thừa nhận. Sự thừa nhận thể được luật hóa dưới dạng
văn bản pháp quy hoặc được hội thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức. Lực
thuộc tính vốn của sự vật, hiện tượng nhưng được thể hiện ra, được bộc lộ ra
trong tương tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc giữ cho sự vật không
đổi. Lực trong các sự vật, hiện tượng tự nhiên, trong mỗi thể con người. Lực
mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra
như thế nào. Nói tới lực nói tới sức mạnh, khả năng chi phối sự vật, hiện tượng
khác, chi phối người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác
với người khác, sự vật khác. [2]
1.2. Đặc điểm quyền lực:
Tính tương tác xã hội:
Điều kiện yêu cầu bắt buộc của quyền lực, đó sự tương tác của ít nhất từ 2
chủ thể trở lên. Tức là quyền lực thể hiện một mối quan hệ xã hội với sự tương tác, tác
động qua lại của nhiều bên với nhau. vậy, quyền lực sẽ không tồn tại khi chưa xuất
hiện hành động tương tác giữa các chủ thể.
Tính mục đích:
Trong mối quan hệ quyền lực, sự tác động của chủ thể quyền lực lên chủ thể
còn lại luôn có chủ ý nhất định. Chủ ý này được gọi là tính mục đích của quyền lực.
Thông qua tính mục đích, ta cũng thể phân biệt được 2 mối quan hệ hình thức
thể hiện giống nhau quan hệ quyền lực (một chiều, mục đích hiệu lực) với
sự ảnh hưởng nói chung (hai chiều và không có chủ đích, không chắc chắn, không hiệu
lực)
Tính cưỡng ép:
Một trong những đặc trưng giúp phân biệt quyền lực với các mối quan hệ xã hội có
mục đích khác như thuyết phụ, lừa đảo hay dụ dỗ,... tính cưỡng ép. Mọi quan hệ
quyền lực đều dựa trên năng lực này, có thưởng - phạt đi kèm và đủ lớn để vượt qua sự
chống đối.
Tính chính đáng:
Đặc trưng cuối cùng của quan hệ quyền lực cần nhắc đến đó tính chính đáng.
đây, tính chính đáng được biểu hiện 2 phương diện: Tính công ích tính hợp lệ
5
trong cách thức đạt quyền lực cũng như sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả
của chủ thể.
Tính chính đáng tác động rất lớn đến kết quả cuối cùng xem đạt được mục
đích trong quan hệ quyền lực hay không. Tính cưỡng ép lớn đến đâu, nhưng nếu
thiếu tính chính đáng cũng chưa phải yếu tố quyết định kết quả cuối cùng thể
bị chi phối bởi tính chống đối của chủ thể [3].
1.3. Phân loại quyền lực:
1.3.1.Quyền lực vị trí: Tức quyền lực chính thức dựa trên những nhận thức về
quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm được gắn liền với những vị trí cụ thể trong tổ chức
hoặc trong xã hội. Quyền lực vị trí của một cá nhân dựa vào chức vụ mà người đó nắm
giữ và quyền lực này có giới hạn nhằm thay đổi hành vi của nhân viên.
Quyền lực hợp pháp: Quyền lực hình thành từ vị trí quản trị chính thức trong một
tổ chức từ thẩm quyền được quy định cho vị trí này được gọi quyền lực hợp
pháp. Một người khi được chọn làm quản đốc thì những người nhân viên trực
thuộc sẽ hiểu rằng họ có nghĩa vụ thực hiện những chỉ đạo liên quan đến công việc
của nhà quản trị này. Nhân viên cấp dưới chấp nhận nguồn gốc của quyền lực này
mang tính chất hợp pháp, và đó là lý do khiến họ tuân thủ.
Quyền lực khen thưởng: Một dạng khác của quyền lực đó quyền lực khen
thưởng, hình thành từ thẩm quyền đưa ra các khen thưởng cho người khác. Các
nhà quản trị thể thực hiện việc khen thưởng theo các hình thức chính thức như
tăng lương hay đề bạt. Họ cũng có thể thực hiện các quyền khen thưởng khác nhưu
lời khen, thể hiện sự quan tâm, hay công nhận thành tích. Các nhà quản trị thể
sử dụng việc khen thưởng để gây ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên.
Quyền lực áp đặt: Một khía cạnh quyền lực tương phản với quyền lực khen thưởng
quyền lực áp đặt. đề cập đến thẩm quyền trừng phạt hay khuyến cáo trừng
phạt. Các nhà quản trị được quyền lực áp đặt khi quyền sa thải hay giáng
chức nhân viên, phê bình họ, hay từ chối tăng lương. Nếu nhân viên không thực
hiện công việc đúng mong đợi, nhà quản trị thể dùng quyền lực để khiển trách,
viết một nhận xét không tốt trong hồ làm việc của họ, gây trở ngại cho hội
thăng tiến của họ.
Hình 1
6
1.3.2.Quyền lực nhân: mức độ cấp dưới tôn trọng, quý mến, xuất phát từ
năng lực chuyên môn hay phẩm chất nhân. Quyền lực nhân một công cụ thiết
yếu cho các nhà lãnh đạo ngày càng trở nên quan trọng hơn khi hoạt động kinh
doanh giờ đây được vận hành bởi các đội bao gồm những nhân viên khuynh hướng
không chấp nhận các cách thức quản trị mang tính độc đoán.
Quyền lực chuyên gia: Quyền lực được hình thành từ kiến thức chuyên môn đặc
thù của một người hay những kỹ năng liên quan đến việc thực hiện công việc được
gọi quyền lực chuyên gia. Khi một người nào đó thật sự một chuyên gia,
những người khác sẽ thực hiện theo nhưng khuyến cáo của họ do kiến thức chuyên
môn vược trội của người này. Tất cả nhân viên đều thể quyền lực chuyên
gia.
Quyền lực tham chiếu: Quyền lực tham chiếu đến từ những phẩm chất cá nhân của
một người tạo nên sự nhận dạng, tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác vì thế họ
mong muốn thực hiện giống như người mình ngưỡng mộ. Quyền lực tham
chiếu không phụ thuộc vào vị trí hay chức vụ chính thức. Khi một nhân viên
ngưỡng mộ một nhà quản trị cách xử, thì sự ảnh huởng sẽ dựa trên nền tảng
của quyền lực tham chiếu. Quyền lực tham chiếu thường được nhìn thấy nét
những nhà lãnh đạo lôi cuốn. Trong các phong trào hội tôn giáo, chúng ta
thường thấy những nhà lãnh đạo lôi cuốn nổi lên được rất nhiều người ủng hộ
và đi theo chủ yếu dựa trên quyền lực cá nhân của họ.[4]
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quyền lực:
1.4.1. Yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quyền lực trong tổ chức:
Sự tương tác giữa những yếu tố khách quan chủ quan này tạo ra mối quan hệ
phức tạp về quyền lực trong tổ chức. Hiểu về cả hai loại yếu tố này giúp nắm bắt
được cơ chế và động lực của quyền lực trong môi trường làm việc.
Yếu Tố Khách Quan:
+ Cấu trúc tổ chức: chức năng và vị trí của từng bộ phận, nhóm làm việc trong tổ chức
đều ảnh hưởng đến quyền lực.
+ Chính sách và quy định: Quy tắc và quy định trong tổ chức có thể hạn chế hoặc tăng
cường quyền lực của cá nhân hoặc nhóm.
+ Kiểm soát tài chính: Người hay nhóm nào kiểm soát tài chính của tổ chức thường
quyền lực cao.
+ Sự tiên tiến công nghệ: Công nghệ và hệ thống thông tin hiện đại có thể làm thay đổi
cách quyền lực được thể hiện và phân phối trong tổ chức.
+ Vị thế trên thị trường: Sự thành công của tổ chức trên thị trường thể ảnh hưởng
đến quyền lực của lãnh đạo và nhóm quản lý.
+ Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa tổ chức, giá trị và niềm tin của nhân viên đều có thể
tạo ra hoặc giảm bớt quyền lực.
Yếu Tố Chủ Quan:
+ Năng lực, kỹ năng nhân: Các lãnh đạo năng lực hiểu biết sẽ ảnh hưởng
lớn đến quyền lực của họ.
+ Phong cách lãnh đạo: Cách mà lãnh đạo tương tác với nhóm và đối tác sẽ ảnh hưởng
đến quyền lực của họ.
+ Mạng lưới quan hệ: Mối quan hệ nhân mạng lưới quan hệ thể tạo ra hoặc
giảm bớt quyền lực.
+ Khả năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp thuyết phục thể làm tăng cường quyền
lực của cá nhân.
+ Tư Duy Tích Cực: Tâm lý tích cực và tư duy linh hoạt có thể làm tăng quyền lực.
+ Cam kết sự tự tin: Sự tự tin cam kết của nhân đối với mục tiêu tổ chức
thể tạo ra quyền lực.
7
1.4.2. Sự tương tác giữa quyền lực và văn hóa tổ chức:
Sự tương tác giữa quyền lực và văn hóa tổ chức là một khía cạnh quan trọng trong
nghiên cứu về quản lý tổ chức và hành vi tổ chức. Đây là một mối quan hệ phức tạp
có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
Quyền lực ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức: Lãnh đạo quyền lực trong tổ chức
thể tác động đến việc hình thành văn hóa tổ chức. Quyền lực được sử dụng để
tạo ra những giá trị, niềm tin hành vi cụ thể trong tổ chức. Quyền lực cũng
thể được sử dụng để duy trì sự ổn định kiểm soát trong tổ chức. Các quyền lực
trên cấp cao thể định hình môi trường làm việc ảnh hưởng đến cách mọi
người tương tác và làm việc với nhau.
Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến quyền lực: Văn hóa tổ chức thể xác định cách
quyền lực được chấp nhận trong tổ chức. Trong một số tổ chức, quyền lực
thể được xem điều tất nhiên, trong khi những nơi khác, thể gặp phải sự
phản đối. Nếu văn hóa tổ chức thúc đẩy tính minh bạch, tương tác và thảo luận, nó
thể tạo điều kiện cho những thách thức quyền lực. Những tổ chức với văn hóa
đàm phán có thể thấy sự đối đầu và nhiều ý kiến trái chiều đối với quyền lực.
1.5. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:
Nhà quản trị đóng một vai trò quan trọng trong quản quyền lực trong tổ chức.
Việc hiểu sử dụng quyền lực một cách hiệu quả thể giúp nhà quản trị đạt được
mục tiêu tổ chức duy trì môi trường làm việc tích cực. Dưới đây một số vai trò
quan trọng của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:
Phân phối quyền lực: Nhà quản trị phải xác định bộ phận, nhân nào nên tập
trung quyền lực trong tổ chức. Họ cần phân phối quyền lực một cách công bằng,
minh bạch chủ đích, đồng thời đảm bảo rằng quyền lực được sử dụng để hỗ
trợ mục tiêu tổ chức chung. Nhà quản trị cần xác định những nguồn lực chính
trong tổ chức phát triển chúng để tăng cường quyền lực. Điều này thể bao
gồm sự phát triển nhân sự, quản lý tài nguyên, và xây dựng mối quan hệ hiệu quả.
Tạo ra môi trường tập thể: Nhà quản trị thể tạo ra một môi trường làm việc
truyền cảm hứng sáng tạo bằng cách khuyến khích sự tham gia đóng góp từ
mọi cấp bậc trong tổ chức. Điều này giúp tăng cường sức mạnh tập thể và giảm sự
tập trung quyền lực một nhân, hay một bộ phận nào đó. Nhà quản trị phải
đảm bảo rằng quyền lực được sử dụng một cách công bằng đồng đều trong tổ
chức. Việc này giúp duy trì một môi trường làm việc tích cực tăng cường lòng
tin từ phía nhân viên.
Quản giảm mâu thuẫn quyền lực: Nhà quản trị phải giải quyết xung đột
quyền lực một cách hiệu quả để tránh tình trạng không ổn định làm suy giảm
hiệu suất tổ chức. Việc thúc đẩy sự hợp tác và giải quyết mâu thuẫn giữa các thành
viên là một phần quan trọng của vai trò này.
Xây dựng văn hóa tổ chức: Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và duy trì văn hóa tổ chức, tạo một môi trường làm việc tích cực. Họ cần thể
hiện giá trị, niềm tin hành vi họ muốn thấy trong tổ chức, từ đó ảnh hưởng
đến cách sử dụng quyền lực.
Quản trị thay đổi: Khi tổ chức đối mặt với sự thay đổi, nhà quản trị phải sử dụng
quyền lực của mình để hướng dẫn thúc đẩy quá trình thay đổi. Họ cần thúc đẩy
sự chấp nhận đồng thuận từ phía nhân viên để đảm bảo thành công của quá
trình thay đổi.
8
1.6. Tiểu kết:
Quyền lực yếu tố quan trọng trong vai trò của nhà quản trị. Dựa vào khả năng
kiểm soát sử dụng quyền lực, nhà quản trị khả năng gây ảnh hưởng sâu sắc đến
hoạt động của cả hệ thống, tổ chức. Vì vậy, nguy cơ lạm dụng quyền lực trong bộ máy
quyền lực rất cao, gây hậu quả tiêu cực không chỉ đến mỗi nhân còn cả tập
thể, tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh, minh bạch. Vấn đề quản quyền
lực đang vấn đề ưu tiên hàng đầu, các nhà quản trị phải hiểu cách quản quyền
lực một cách hiệu quả tích cực,tạo nên môi trường lành mạnh khuyến khích
các nhân xây dựng đóng góp cho tổ chức, giúp tổ chức, hệ thống minh bạch, công
bằng, đat hiệu quả cao. Quản trị cần kết hợp quyền lực với tinh thần đổi mới để đảm
bảo sự linh hoạt sự thích ứng với thay đổi. Giúp tổ chức duy trì được tầm quan
trọng sức mạnh trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Tóm lại, quản
quyền lực của nhà quản trị đòi hỏi sự cân nhắc, minh bạch sự nhận thức về trách
nhiệm hội. Sự hiểu biết sử dụng quyền lực một cách tích cực thể giúp tạo ra
một tổ chức mạnh mẽ, bền vững và phát triển.
CHƯƠNG II: Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay
1. Lạm quyền là gì:
Ta thể hiểu lạm quyền làm những việc trong quyền hạn, quyền lực của mình
nhưng vì mục đích cá nhân, phục vụ mục đích riêng, gây thiệt hạt lợi ích chung.
Lạm quyền hành vi của người chức vụ, quyền hạn, vụ lợi hoặc động
nhân, đã cố ý vượt quá giới hạn quyền lực cho phép, vượt quá quyền hạnpháp luật
giao cho khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của
hội,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm
2017).
2. Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, còn ảnh hưởng tiêu cực đến
cả tổ chức, hệ thống. Gây nên những hệ quả nghiêm trọng.
2.1. Nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Thiếu sự kiểm soát, giám sát của đơn vị thẩm quyền: Trong môi trường thiếu
kiểm soát và giám sát, người nắm quyền lực có thể tận dụng cơ hội để thực hiện những
hành động lạm dụng quyền lực mà không phải đối mặt với hậu quả.
Sự tham lam tính lợi: Sự tham lam mong muốn lợi bản thân của nhà
quản trị có thể thúc đẩy sự lạm dụng quyền lực trong các lĩnh vực như kinh tế và chính
trị, nơi quyền lực thường đi đôi với khả năng kiểm soát tài nguyên và quyết định chiến
lược.
Thiếu đạo đức tôn trọng người khác: Thiếu đạo đức tôn trọng đối với những
người khác một yếu tố quan trọng dẫn đến sự lạm dụng quyền lực. Người không
ý thức về trách nhiệm hội nhân quyền thể lạm dụng quyền lực không
sự nhận thức về hậu quả.
Sự lạm dụng quyền lực là một vấn đề rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân gây ra.
2.2. Hậu quả của sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Sự lạm dụng quyền lực thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, không chỉ đối với
nhân lạm dụng quyền lực còn đối với tổ chức hoặc hội. Thiệt hại hiệu suất
công việc của tổ chức: Khi quyền lực được sử dụng một cách thiếu minh bạch, điều đó
9
sẽ gây nên xung đột, mất lòng tin của nhân viên dẫn đến nhân viên không còn động
lực để đóng góp làm việc chăm chỉ, thậm chí mất nguồn nhân sự tài năng, khi
trong môi trường căng thẳng, nhân viên giỏi và có đạo đức có thể rời bỏ tổ chức để tìm
môi trường làm việc tích cực hơn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sự lạm
dụng quyền lực thể dẫn đến hậu quả pháp cho nhân hoặc tổ chức. Nếu hành
động lạm dụng vi phạm luật pháp, thể các hậu quả pháp như kiện tụng, phạt
tài chính, và thậm chí là án phạt tù. Sự lạm dụng quyền lực sẽ làm ảnh hưởng đến danh
tiếng, làm mất lòng tin của khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.3. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực trong quản trị đòi hỏi một loạt các biện pháp
thực tiễn nhằm xây dựng một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và tích cực.
Xây dựng văn hóa tổ chức công bằng, minh bạch: Nhà quản trị có vai trò xây dựng
các giá trị văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp, tạo một môi trường làm việc tích cực, công
bằng, minh bạch. Nơi mọi người có thể thoải mái đưa ra phản đối, ý kiến của bản thân.
Xây dựng chính sách pháp đội ngũ giám sát thẩm quyền: Xây dựng chính
sách pháp hành vi ứng xử ràng, trong đó tả ràng về quyền lực, trách
nhiệm hậu quả của việc lạm dụng quyền lực. Các chính sách này cần được thực thi
một cách nghiêm túc công bằng. Đội ngũ giám sát trách nhiệm kiểm tra đánh
giá định kỳ về việc sử dụng quyền lực của các nhân. Các cuộc đánh giá nàygiúp
phát hiện sớm bất kỳ hành vi lạm dụng nào đưa ra biện pháp khắc phục giải
quyết triệt để, áp dụng các biện pháp kỷ luật người có hành vi lạm dụng quyền lực.
Xây dựng kênh phản hồi an ninh: Tổ chức nên thiết lập các kênh phản hồi an toàn
ẩn danh để nhân viên thể báo cáo về sự lạm dụng quyền lực không sợ hậu
quả tiêu cực. Điều này giúp xây dựng lòng tin của các nhân viên khích lệ sự minh
bạch của tổ chức.
2.4. Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị là quan trọng
để đảm bảo một môi trường làm việc tích cực và công bằng. Dưới đây là một số vai trò
chính của nhà quản trị đối với việc ngăn chặn và giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực:
Xây dưng văn hóa tổ chức tích cực: Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức công bằng, minh bạch. Họ cần đặt ra
những giá trị nguyên tắc làm nền tảng cho mọi hoạt động trong tổ chức, tạo ra
một môi trường không chấp nhận sự lạm dụng quyền lực.
Quản quyền lực hiệu quả: Nhà quản trị phải quản quyền lực một cách
trách nhiệm. Điều này bao gồm việc phân phối quyền lực một cách công bằng,
minh bạch,dựa trên khả năng và hiệu suất cá nhân. Họ cũng phải đảm bảo rằng
quyền lực được sử dụng với mục tiêu tích cực và phát triển tổ chức.
Đào tạo về quản quyền lực: Nhà quản trị trách nhiệm hướng dẫn đào tạo
nhân viên về cách quản quyền lực một cách tích cực. Điều này bao gồm việc
phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản xung đột để giúp nhân viên sử
dụng quyền lực của họ một cách đúng đắn.
Thúc đẩy môi trường tập thể: Tạo ra một môi trường làm việc mở đồng thuận
từ tất cả các bên liên quan giúp giảm khả năng lạm dụng quyền lực. Nhà quản trị
có thể thúc đẩy, tạo điều kiện đóng góp ý kiến và phản hồi từ mọi cấp bậc trong tổ
chức, nơi mọi người thể thoải mái đưa ra ý kiến, đánh giá nhưng không sợ
những tác động tiêu cực.
10
Xây dựng bộ máy kiểm soát: Nhà quản trị cần thiết lập chế kiểm soát giám
sát để theo dõi việc sử dụng quyền lực trong tổ chức. Điều này thể bao gồm
việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng và minh bạch, cũng như việc
đảm bảo rằng quyết định được đưa ra theo quy trình công bằng và minh bạch.
Báo cáo về sự lạm dụng quyền lực: Khi bất kỳ báo cáo nào về sự lạm dụng
quyền lực, nhà quản trị phải xử vấn đề này một cách nghiêm túc, minh bạch.
Điều tra đối phó với mọi trường hợp lạm dụng quyền lực quan trọng để bảo
vệ quyền lợi và tâm lý của nhân viên và duy trì uy tín của tổ chức.
Đề cao nhận thức: Nhà quản trị nên đề cao giáo dục về đạo đức và chính trực trong
tổ chức. Điều này giúp xây dựng ý thức đạo đức tăng cường nhận thức về hậu
quả của sự lạm dụng quyền lực.
2.5. Các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Một số ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Thiếu minh bạch quyết định nhân: dụMột giám đốc điều hành quyết
định cắt giảm chi phí một cách đột ngột và không thông báo trước cho các bộ phận liên
quan. Quyết định này không được minh bạch không sự đồng thuận từ các bên
liên quan.
Sự thiên vị và phân biệt đối xử: Các hành vi phân biệt đối xử, thiếu sự công bằng
giữa các nhân viên. dụ một quản trị viên thường xuyên tăng lương hội thăng
tiến cho những nhân viên anh ta thích, mặc họ thể không năng suất xuất
sắc. Trong khi đó, những nhân viên năng suất tốt nhưng không được ưa thích
thường bị bỏ qua. Một giám đốc không lắng nghe ý kiến của nhân viên thường
xuyên chê trách công khai, không tôn trọng sự đóng góp của những người dưới quyền.
Một quản dự án thể thiên vị phân công công việc, giao nhiệm vụ quan trọng
thưởng thức cho những người anh ta ưa thích, mặc thể những nhân viên
khác có khả năng và kinh nghiệm tương đương.
Tham nhũng lợi ích nhân: Một quản thể nhận hối lộ từ đối tác kinh
doanh sử dụng quyền lực của mình để gặt hái lợi ích nhân một cách không minh
bạch và bất hợp pháp.
Thiếu trách nhiệm với hội cộng đồng: dụ một CEO quyết định giảm chi
phí sản xuất bằng cách sử dụng hóa chất hại không quan tâm đến tác động của
nó đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Những dụ này chỉ ra rằng sự lạm dụng quyền lực thể xuất hiện trong nhiều
khía cạnh của quản trị thể hậu quả lớn đối với tổ chức nhân viên, đều bắt
nguồn từ việc thiếu đạo đức tính lợi. Để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, tổ
chức cần thiết lập chính sách rõ ràng, thực hiện đào tạo và xây dựng một văn hóa công
bằng và minh bạch.
2.6. Liên hệ thực tế:
Dưới đây là một số việc lạm dụng quyền lực trong quản trị, gây nên những thiệt hại
nặng nề cho cả hệ thống, tổ chức
VỤ BỐI TÀI CHÍNH ENRON: Công ty năng lượng Enron đã trở thành biểu
tượng cho sự lạm dụng quyền lực khi lãnh đạo của họ, bao gồm Chủ tịch Kenneth Lay
Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling, đã tổ chức các hoạt động ghi chép tài chính
không minh bạch để làm tăng giá cổ phiếu giữ vững quyền lực của họ. Khi sự thật
bị phơi bày, Enron đã phải đối mặt với sự sụp đổ lớn làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế và hàng nghìn nhân viên. [5]
11
Hình 2: Nhân viên Enron đóng gói đồ đạc đứng tại sảnh công ty sau khi mất việc (Ảnh
Fortune)
VỤ BỐI CỦA TẬP ĐOÀN KIỂM TOÁN PWC TẠI ÚC: Cảnh sát Liên bang
Australia (AFP) hiện đang tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào
PricewaterhouseCoopers, một trong 04 công ty kiểm toán vấn lớn nhất thế giới,
sau khi phát hiện đã hành vi lạm dụng làm rỉ thông tin mật quốc gia của
Australia về các biện pháp trấn áp hành vi trốn thuế để giúp các khách hàng, đối tác
của mình trốn thuế doanh nghiệp, trục lợi thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành thuế cũng như ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ trong hoạch định, quản
triển khai chính sách công. [6]
Hình 3: Peter Collins của PwC (trái) Tom Seymour, nguyên giám đốc điều hành
PwC Australia tại phiều điều trần trước Quốc hội Australia đầu tháng 5/2023. (Nguồn:
Financial Review.)
VỤ BỐI TÌNH ÁI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CỦA THỨ TRƯỞNG
TRUNG QUỐC: Theo các thông tin điều tra ban đầu cho thấy, ông Trương đã vi phạm
kỷ luật chính trị Đảng, tìm cách thăm quá trình điều tra vụ án liên quan, không hợp
tác trong quá trình điều tra. Bên cạnh đó, vị cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc
còn hành vi nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, tham gia vào các giao dịch tiền-
sắc, tham gia các bữa tiệc thanh toán bằng các khoản quỹ công. Tuyên bố cũng nói
thêm rằng, ông Trương đã vi phạm kỷ luật, lối sống của Đảng, đánh mất niềm tin
tưởng, không ý thức nguyên tắc tính Đảng. Theo Tân Hoa Xã, Ủy ban Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phê chuẩn quyết định trục xuất ông Trương khỏi
12
Đảng. Các khoản thu bất hơp pháp của ông Trương sẽ bị tịch thu, trong khi các vấn đề
phạm tội và tang vật các vụ án sẽ được chuyển sang một ủy ban tư pháp. [7]
Hình 4: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Trương Thiếu Xuân. (Ảnh: CGTN)
2.7. Tiểu kết:
Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị không chỉ vấn đề liên quan đến đạo đức
còn một vấn đề nghiêm trọng thể gây hậu quả tiêu cực gâu ảnh hưởng trực
tiếp đến tổ chức.Sự lạm dụng quyền lực thể dẫn đến mất lòng tin, sự bất mãn
mất động lực của nhân viên. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến tinh thần làm việc
còn đến hiệu suất và cam kết của họ. Hệ thống quan hệ nội bộ có thể mất liên kết do sự
thiếu minh bạch, công bằng và sự tôn trọng. Nhân viên mất động lực làm việc và sẽ
những thách thức đối với việc thu hút giữ chân nhân tài. Sự lạm dụng quyền lực
yếu tố gây nổi loạn và khủng hoảng trong tổ chức khi nhân viên bắt đầu phản kháng và
thậm chí thể dẫn đến các biểu tình hay tổ chức đình công. Trong trường hợp
nghiêm trọng, sự lạm dụng quyền lực có thể gây thất bại cho tổ chức, thậm chí dẫn đến
sụp đổ, mất mát tài chính, hậu quả pháp danh tiếng tổ chức. Việc xây dựng một
văn hóa tổ chức tích cực, minh bạch công bằng chìa khóa để ngăn chặn sự lạm
dụng quyền lực và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức.
KẾT LUẬN
Trong môi trường quản trị, quyền lực không chỉ một khía cạnh còn một
yếu tố quyết định quan trọng trong việc định hình quyết địnhhành vi trong tổ chức.
Quyền lực có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như kiến thức, vị trí, thông tin và
mối quan hệ giữa các nhân tổ chức. Được phân loại thành các loại thành hai
quyền lực chính bao gồm quyền lực vị trí quyền lực nhân. Quyền lực tính đa
dạng và tính phức tạp cao, không chỉ giới hạn trong các cấp bậc quản lý mà còn tồn tại
nhiều mức độ khác nhau trong tổ chức. Sự đa dạng phức tạp của quyền lực đặt ra
nhiều thách thức và cơ hội cho nhà quản trị.
Thời đại kinh tế, hội ngày càng phát triển, để tối đa hóa lợi ích cho bản thân,
không ít những nhà quản trị đã lạm dụng quyền lực, gây nên những hậu quả nghiêm
trọng không chỉ cho mỗi nhân còn ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức, cộng đồng,
hội. Sự lạm dụng quyền lực thể phản ánh qua những dấu hiệu như phân biệt đối
xử, kiểm soát thông tin, quyết định đơn phương. Điều này dẫn đến những hệ quả
tiêu cực, làm giảm hiệu suất hiệu quả của tổ chức, thậm chí phá sản. Để ngăn chặn
sự lạm dụng quyền lực, vấn đề xây dựng chính sách pháp lý, bộ máy kiểm soát quyền
lực thẩm quyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tích cực những
điều kiện tiên quyết để xây dựng môi trường làm việc tích cực, công bằng và hiệu quả.
Là chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] L. M . Trường, “Quyền lực là gì? Đặc điểm, quan điểm về quyền lực xã hội,” 26 3
2023.[Online]. Available: https://luatminhkhue.vn/quyen-luc-xa-hoi-la-gi.aspx#1-khai-
niem-quyen-luc.
[2] H. V. Làm, “QUYỀN LỰC ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO,” 6 12 2021.
[Online].Available: https://hocvalam.edu.vn/2021/12/06/quyen-luc-va-anh-huong-cua-
lanh-dao/.
[3] N. L. H. Phương, “Khái Niệm Về Quyền Lực, Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Phân Loại
Quyền Lực,” 12 4 2023. [Online]. Available: https://trithuccongdong.net/tai-lieu-triet-
hoc/voi-tu-cach-la-hinh-thuc-chuc-quyen-luc-chinh-tri-la-gi.html.
[4] Richard L. Daft, “Kỷ nguyên mới của quản trị,” p.658-659, 2016.
[5] Đ. Tiến, “Vụ bối tài chính Enron: Trạng chết, chúa cũng băng hà,” 14 6 2022.
[Online].Available:https://cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/Vu-be-boi-tai-chinh-
Enron-Trang-chet-chua-cung-bang-ha-i569768/.
[6] T. Thành, “Vụ bê bối của tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers tại
Australia,” 9 6 2023. [Online]. Available: https://lsvn.vn/vu-be-boi-cua-tap-doan-
kiem-toan-pricewaterhousecoopers-tai-australia-1686283273.html.
[7] S. Hy, “Bê bối tình ái lạm dụng quyền lực khiến Thứ trưởng Trung Quốc điêu
đứng,” 28 9 2018. [Online]. Available: https://vtc.vn/be-boi-tinh-ai-va-lam-dung-
quyen-luc-khien-thu-truong-trung-quoc-dieu-dung-ar429069.html.
| 1/14

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ ---- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI:
Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay.
Sinh viên thực hiện : Phan Khánh Mỹ Khóa - Lớp : K49 - AD0005 Mã số sinh viên : 31231026353 Chuyên ngành : Quản trị Mã lớp học phần : 23C1MAN50200138 TPHCM, 2023 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................................3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:...........................................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................4
CHƯƠNG I: Quyền lực trong quản trị................................................................................4
1. Quyền lực là gì:.........................................................................................................4
1.1.Khái niệm quyền lực:.......................................................................................4
1.2. Đặc điểm quyền lực:.......................................................................................4
1.3. Phân loại quyền lực:........................................................................................5
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quyền lực:...............................................................6
1.5. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:..........................................7
1.6. Tiểu kết:..........................................................................................................7
CHƯƠNG II: Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay............................................8
1. Lạm quyền là gì:.......................................................................................................8
2. Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:......................................................................8
2.1. Nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:........................8
2.2. Hậu quả của sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.......................................8
2.3. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.......9
2.4. Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:.........9
2.5. Các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:...........................10
2.6. Liên hệ thực tế:..............................................................................................10
2.7. Tiểu kết:........................................................................................................12
KẾT LUẬN...............................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................13 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đại học Kinh Tế TP.HCM vì đã
tạo điều kiện và môi trường học tập tích cực, bổ ích để cho em có cơ hội học tập và
nghiên cứu môn Quản trị học một cách thuận lợi nhất.
Bên cạnh đó, để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Giảng viên môn học thầy Lê Việt Hưng, dù chỉ vài tháng ngắn ngủi nhưng thầy đã
mang đến những kiến thức vô cùng quý giá và bổ ích. Thầy đã truyền đạt kiến thức tận
tình cùng với sự tâm huyết, mang đến những buổi học thú vị, giúp em có thể tiếp thu
được nhiều kiến thức và hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp học, đặc biệt là những bạn
cùng nhóm làm bài đã chỉ dẫn, giải đáp những thắc mắc, giúp em hoàn thiện kiến thức
hơn và giúp em hoàn thành tiểu luận này một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Quyền lực là một thuật ngữ rất quen thuộc trong xã hội hiện nay, tuy nhiên thuật
ngữ này thực tế có nhiều tầng ý nghĩa và ảnh hưởng hầu hết đến mọi mặt trong cuộc
sống. Mọi tổ chức, cá nhân nào đều phải tham gia vào những quan hệ quyền lực và
chịu sự chi phối ở những mức độ khác nhau. Quan hệ quyền lực bao trùm lên hầu hết
các thành phần, thành viên trong xã hội và quyền lực là nhân tố tất yếu trong đời sống.
Vì thế, nhà quản trị - người nắm giữ quyền lực có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội.
Nhà quản trị là đầu não của tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy mỗi nhà quản trị đều có
quyền lực nhất định. Vai trò người lãnh đạo đòi hỏi cân bằng nhiều nhiệm vụ khác
nhau, phân bổ nguồn lực hợp lý, giúp ổn định trật tự, là nhân tố cốt lõi quyết định sự
thành công của doanh nghiệp, tổ chức.Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội không ngừng
phát triển, để tối đa hóa lợi ích cho bản thân, không ít những nhà quản trị đã lạm dụng
quyền lực, gây nên tổn thất lợi ích xã hội, kinh tế, tất cả những điều đó gây nên ảnh
hưởng lớn đến hệ thống tổ chức, có thể kéo cả tổ chức đi xuống trầm trọng.
Vì vậy, lý do tôi chọn đề tài này để có thể tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm, phân
loại và các vấn đề về quyền lực và đồng thời những vấn đề và hệ quả của sự lạm dụng
quyền lực trong quản trị, từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề này. Trong quản trị,
quyền lực là một yếu tố quan trọng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lạm dụng. Việc xây
dựng và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả cùng với việc tạo ra một văn hóa tổ
chức đạo đức là chìa khóa để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, đồng thời giữ cho tổ
chức phát triển bền vững và lành mạnh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Thông qua việc đánh giá, phân tích hệ thống quyền lực tổ chức và phân tích yếu tố
gây ra sự lạm dụng quyền lực:
- Nghiên cứu các mức độ phân bổ quyền lực trong tổ chức, các tác động của quyền lực
lên hiệu suất và năng suất của tổ chức. Hiểu rõ về tầm quan trọng của nhà lãnh đạo
năm giữ quyền lực trong bối cảnh quản trị.
- Hiểu rõ về những yếu tố dẫn đến sự lạm dụng trong bối cảnh quản trị, hệ quả của sự
lạm dụng quyền lực đến mỗi các nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Nghiên cứu các tình
huống cụ thể và nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong môi trường quản trị.
- Cung cấp kiến thức,kỹ năng, thông tin hữu ích để giúp các nhà quản trị, tổ chức quản
lý và phân bổ quyền lực hợp lý, hiệu quả, tạo nên một môi trường, mô hình quản lý quyền lực bên vững.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thông qua nghiên cứu, thu thập các thông tin, kiến thức chuyên môn, dữ liệu từ các
văn bản, tài liệu, giáo trình, tạp san,... liên quan đến nội dung đề tài. Sử dụng phương
pháp so sánh,phân tích và phương pháp thống kê, tổng hợp để so sánh dữ liệu, kết quả
nghiên cứu để có thể mang lại góc nhìn toàn diện và khách quan. 3 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Quyền lực trong quản trị 1. Quyền lực là gì:
1.1.Khái niệm quyền lực:

Quyền lực là năng lực tiềm năng để tạo ảnh hưởng đến hành vi của người khác.
Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay
tổ chức khác phải phục tùng ý chí của mình. Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt
động chung, nhu cầu phân công lao động xã hội và quản lí xã hội. Quyền lực là điều
kiện và phương tiện cần thiết khách quan bảo đảm sự hoạt động bình thường của bất kì
cộng đồng xã hội nào. [1]
Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con
người. Quyền lực là một phạm trù ghép, được tạo lên từ hai phạm trù “Quyền’’ và
“Lực’’. Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó người ta ý thức ra việc
một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác.
Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người có được quyền khi nhu cầu
của anh ta được người khác thừa nhận. Sự thừa nhận có thể được luật hóa dưới dạng
văn bản pháp quy hoặc được xã hội thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức. Lực là
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể hiện ra, được bộc lộ ra
trong tương tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc giữ cho sự vật không
đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tượng ở tự nhiên, trong mỗi cá thể con người. Lực
mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra
như thế nào. Nói tới lực là nói tới sức mạnh, là khả năng chi phối sự vật, hiện tượng
khác, chi phối người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác
với người khác, sự vật khác. [2]
1.2. Đặc điểm quyền lực:
Tính tương tác xã hội:
Điều kiện yêu cầu bắt buộc của quyền lực, đó là có sự tương tác của ít nhất từ 2
chủ thể trở lên. Tức là quyền lực thể hiện một mối quan hệ xã hội với sự tương tác, tác
động qua lại của nhiều bên với nhau. Vì vậy, quyền lực sẽ không tồn tại khi chưa xuất
hiện hành động tương tác giữa các chủ thể.  Tính mục đích:
Trong mối quan hệ quyền lực, sự tác động của chủ thể có quyền lực lên chủ thể
còn lại luôn có chủ ý nhất định. Chủ ý này được gọi là tính mục đích của quyền lực.
Thông qua tính mục đích, ta cũng có thể phân biệt được 2 mối quan hệ có hình thức
thể hiện giống nhau là quan hệ quyền lực (một chiều, có mục đích và có hiệu lực) với
sự ảnh hưởng nói chung (hai chiều và không có chủ đích, không chắc chắn, không hiệu lực)  Tính cưỡng ép:
Một trong những đặc trưng giúp phân biệt quyền lực với các mối quan hệ xã hội có
mục đích khác như thuyết phụ, lừa đảo hay dụ dỗ,... là tính cưỡng ép. Mọi quan hệ
quyền lực đều dựa trên năng lực này, có thưởng - phạt đi kèm và đủ lớn để vượt qua sự chống đối.
Tính chính đáng:
Đặc trưng cuối cùng của quan hệ quyền lực cần nhắc đến đó là tính chính đáng. Ở
đây, tính chính đáng được biểu hiện ở 2 phương diện: Tính công ích và tính hợp lệ 4
trong cách thức đạt quyền lực cũng như sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả của chủ thể.
Tính chính đáng có tác động rất lớn đến kết quả cuối cùng xem có đạt được mục
đích trong quan hệ quyền lực hay không. Tính cưỡng ép có lớn đến đâu, nhưng nếu
thiếu tính chính đáng cũng chưa phải là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng vì có thể
bị chi phối bởi tính chống đối của chủ thể [3].
1.3. Phân loại quyền lực:
1.3.1.Quyền lực vị trí: Tức quyền lực chính thức dựa trên những nhận thức về
quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm được gắn liền với những vị trí cụ thể trong tổ chức
hoặc trong xã hội. Quyền lực vị trí của một cá nhân dựa vào chức vụ mà người đó nắm
giữ và quyền lực này có giới hạn nhằm thay đổi hành vi của nhân viên.
 Quyền lực hợp pháp: Quyền lực hình thành từ vị trí quản trị chính thức trong một
tổ chức và từ thẩm quyền được quy định cho vị trí này được gọi là quyền lực hợp
pháp. Một người khi được chọn làm quản đốc thì những người nhân viên trực
thuộc sẽ hiểu rằng họ có nghĩa vụ thực hiện những chỉ đạo liên quan đến công việc
của nhà quản trị này. Nhân viên cấp dưới chấp nhận nguồn gốc của quyền lực này
mang tính chất hợp pháp, và đó là lý do khiến họ tuân thủ.
 Quyền lực khen thưởng: Một dạng khác của quyền lực đó là quyền lực khen
thưởng, hình thành từ thẩm quyền đưa ra các khen thưởng cho người khác. Các
nhà quản trị có thể thực hiện việc khen thưởng theo các hình thức chính thức như
tăng lương hay đề bạt. Họ cũng có thể thực hiện các quyền khen thưởng khác nhưu
lời khen, thể hiện sự quan tâm, hay công nhận thành tích. Các nhà quản trị có thể
sử dụng việc khen thưởng để gây ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên.
 Quyền lực áp đặt: Một khía cạnh quyền lực tương phản với quyền lực khen thưởng
là quyền lực áp đặt. Nó đề cập đến thẩm quyền trừng phạt hay khuyến cáo trừng
phạt. Các nhà quản trị có được quyền lực áp đặt khi có quyền sa thải hay giáng
chức nhân viên, phê bình họ, hay từ chối tăng lương. Nếu nhân viên không thực
hiện công việc đúng mong đợi, nhà quản trị có thể dùng quyền lực để khiển trách,
viết một nhận xét không tốt trong hồ sơ làm việc của họ, gây trở ngại cho cơ hội thăng tiến của họ. Hình 1 5
1.3.2.Quyền lực cá nhân: Là mức độ cấp dưới tôn trọng, quý mến, xuất phát từ
năng lực chuyên môn hay phẩm chất cá nhân. Quyền lực cá nhân là một công cụ thiết
yếu cho các nhà lãnh đạo và nó ngày càng trở nên quan trọng hơn khi hoạt động kinh
doanh giờ đây được vận hành bởi các đội bao gồm những nhân viên có khuynh hướng
không chấp nhận các cách thức quản trị mang tính độc đoán.
 Quyền lực chuyên gia: Quyền lực được hình thành từ kiến thức chuyên môn đặc
thù của một người hay những kỹ năng liên quan đến việc thực hiện công việc được
gọi là quyền lực chuyên gia. Khi một người nào đó thật sự là một chuyên gia,
những người khác sẽ thực hiện theo nhưng khuyến cáo của họ do kiến thức chuyên
môn vược trội của người này. Tất cả nhân viên đều có thể có quyền lực chuyên gia.
 Quyền lực tham chiếu: Quyền lực tham chiếu đến từ những phẩm chất cá nhân của
một người tạo nên sự nhận dạng, tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác vì thế họ
mong muốn thực hiện giống như người mà mình ngưỡng mộ. Quyền lực tham
chiếu không phụ thuộc vào vị trí hay chức vụ chính thức. Khi một nhân viên
ngưỡng mộ một nhà quản trị vì cách cư xử, thì sự ảnh huởng sẽ dựa trên nền tảng
của quyền lực tham chiếu. Quyền lực tham chiếu thường được nhìn thấy rõ nét ở
những nhà lãnh đạo lôi cuốn. Trong các phong trào xã hội và tôn giáo, chúng ta
thường thấy những nhà lãnh đạo lôi cuốn nổi lên và được rất nhiều người ủng hộ
và đi theo chủ yếu dựa trên quyền lực cá nhân của họ.[4]
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quyền lực:
1.4.1. Yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quyền lực trong tổ chức:
Sự tương tác giữa những yếu tố khách quan và chủ quan này tạo ra mối quan hệ
phức tạp về quyền lực trong tổ chức. Hiểu rõ về cả hai loại yếu tố này giúp nắm bắt
được cơ chế và động lực của quyền lực trong môi trường làm việc.  Yếu Tố Khách Quan:
+ Cấu trúc tổ chức: chức năng và vị trí của từng bộ phận, nhóm làm việc trong tổ chức
đều ảnh hưởng đến quyền lực.
+ Chính sách và quy định: Quy tắc và quy định trong tổ chức có thể hạn chế hoặc tăng
cường quyền lực của cá nhân hoặc nhóm.
+ Kiểm soát tài chính: Người hay nhóm nào kiểm soát tài chính của tổ chức thường có quyền lực cao.
+ Sự tiên tiến công nghệ: Công nghệ và hệ thống thông tin hiện đại có thể làm thay đổi
cách quyền lực được thể hiện và phân phối trong tổ chức.
+ Vị thế trên thị trường: Sự thành công của tổ chức trên thị trường có thể ảnh hưởng
đến quyền lực của lãnh đạo và nhóm quản lý.
+ Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa tổ chức, giá trị và niềm tin của nhân viên đều có thể
tạo ra hoặc giảm bớt quyền lực.  Yếu Tố Chủ Quan:
+ Năng lực, kỹ năng cá nhân: Các lãnh đạo có năng lực và hiểu biết sẽ có ảnh hưởng
lớn đến quyền lực của họ.
+ Phong cách lãnh đạo: Cách mà lãnh đạo tương tác với nhóm và đối tác sẽ ảnh hưởng
đến quyền lực của họ.
+ Mạng lưới quan hệ: Mối quan hệ cá nhân và mạng lưới quan hệ có thể tạo ra hoặc giảm bớt quyền lực.
+ Khả năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp và thuyết phục có thể làm tăng cường quyền lực của cá nhân.
+ Tư Duy Tích Cực: Tâm lý tích cực và tư duy linh hoạt có thể làm tăng quyền lực.
+ Cam kết và sự tự tin: Sự tự tin và cam kết của cá nhân đối với mục tiêu tổ chức có thể tạo ra quyền lực. 6
1.4.2. Sự tương tác giữa quyền lực và văn hóa tổ chức:
Sự tương tác giữa quyền lực và văn hóa tổ chức là một khía cạnh quan trọng trong
nghiên cứu về quản lý tổ chức và hành vi tổ chức. Đây là một mối quan hệ phức tạp và
có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
 Quyền lực ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức: Lãnh đạo và quyền lực trong tổ chức
có thể tác động đến việc hình thành văn hóa tổ chức. Quyền lực được sử dụng để
tạo ra những giá trị, niềm tin và hành vi cụ thể trong tổ chức. Quyền lực cũng có
thể được sử dụng để duy trì sự ổn định và kiểm soát trong tổ chức. Các quyền lực
trên cấp cao có thể định hình môi trường làm việc và ảnh hưởng đến cách mọi
người tương tác và làm việc với nhau.
 Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến quyền lực: Văn hóa tổ chức có thể xác định cách
mà quyền lực được chấp nhận trong tổ chức. Trong một số tổ chức, quyền lực có
thể được xem là điều tất nhiên, trong khi ở những nơi khác, nó có thể gặp phải sự
phản đối. Nếu văn hóa tổ chức thúc đẩy tính minh bạch, tương tác và thảo luận, nó
có thể tạo điều kiện cho những thách thức quyền lực. Những tổ chức với văn hóa
đàm phán có thể thấy sự đối đầu và nhiều ý kiến trái chiều đối với quyền lực.
1.5. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:
Nhà quản trị đóng một vai trò quan trọng trong quản lý quyền lực trong tổ chức.
Việc hiểu và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả có thể giúp nhà quản trị đạt được
mục tiêu tổ chức và duy trì môi trường làm việc tích cực. Dưới đây là một số vai trò
quan trọng của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:
 Phân phối quyền lực: Nhà quản trị phải xác định bộ phận, cá nhân nào nên tập
trung quyền lực trong tổ chức. Họ cần phân phối quyền lực một cách công bằng,
minh bạch và có chủ đích, đồng thời đảm bảo rằng quyền lực được sử dụng để hỗ
trợ mục tiêu tổ chức chung. Nhà quản trị cần xác định những nguồn lực chính
trong tổ chức và phát triển chúng để tăng cường quyền lực. Điều này có thể bao
gồm sự phát triển nhân sự, quản lý tài nguyên, và xây dựng mối quan hệ hiệu quả.
 Tạo ra môi trường tập thể: Nhà quản trị có thể tạo ra một môi trường làm việc
truyền cảm hứng và sáng tạo bằng cách khuyến khích sự tham gia và đóng góp từ
mọi cấp bậc trong tổ chức. Điều này giúp tăng cường sức mạnh tập thể và giảm sự
tập trung quyền lực ở một cá nhân, hay một bộ phận nào đó. Nhà quản trị phải
đảm bảo rằng quyền lực được sử dụng một cách công bằng và đồng đều trong tổ
chức. Việc này giúp duy trì một môi trường làm việc tích cực và tăng cường lòng tin từ phía nhân viên.
 Quản Lý và giảm mâu thuẫn quyền lực: Nhà quản trị phải giải quyết xung đột
quyền lực một cách hiệu quả để tránh tình trạng không ổn định và làm suy giảm
hiệu suất tổ chức. Việc thúc đẩy sự hợp tác và giải quyết mâu thuẫn giữa các thành
viên là một phần quan trọng của vai trò này.
 Xây dựng văn hóa tổ chức: Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và duy trì văn hóa tổ chức, tạo một môi trường làm việc tích cực. Họ cần thể
hiện giá trị, niềm tin và hành vi mà họ muốn thấy trong tổ chức, từ đó ảnh hưởng
đến cách sử dụng quyền lực.
 Quản trị thay đổi: Khi tổ chức đối mặt với sự thay đổi, nhà quản trị phải sử dụng
quyền lực của mình để hướng dẫn và thúc đẩy quá trình thay đổi. Họ cần thúc đẩy
sự chấp nhận và đồng thuận từ phía nhân viên để đảm bảo thành công của quá trình thay đổi. 7 1.6. Tiểu kết:
Quyền lực là yếu tố quan trọng trong vai trò của nhà quản trị. Dựa vào khả năng
kiểm soát và sử dụng quyền lực, nhà quản trị có khả năng gây ảnh hưởng sâu sắc đến
hoạt động của cả hệ thống, tổ chức. Vì vậy, nguy cơ lạm dụng quyền lực trong bộ máy
quyền lực là rất cao, gây hậu quả tiêu cực không chỉ đến mỗi cá nhân mà còn cả tập
thể, tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh, minh bạch. Vấn đề quản lý quyền
lực đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu, các nhà quản trị phải hiểu rõ cách quản lý quyền
lực một cách hiệu quả và có tích cực,tạo nên môi trường lành mạnh và khuyến khích
các cá nhân xây dựng đóng góp cho tổ chức, giúp tổ chức, hệ thống minh bạch, công
bằng, đat hiệu quả cao. Quản trị cần kết hợp quyền lực với tinh thần đổi mới để đảm
bảo sự linh hoạt và sự thích ứng với thay đổi. Giúp tổ chức duy trì được tầm quan
trọng và sức mạnh trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Tóm lại, quản lý
quyền lực của nhà quản trị đòi hỏi sự cân nhắc, minh bạch và sự nhận thức về trách
nhiệm xã hội. Sự hiểu biết và sử dụng quyền lực một cách tích cực có thể giúp tạo ra
một tổ chức mạnh mẽ, bền vững và phát triển.
CHƯƠNG II: Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay 1. Lạm quyền là gì:
Ta có thể hiểu lạm quyền là làm những việc trong quyền hạn, quyền lực của mình
nhưng vì mục đích cá nhân, phục vụ mục đích riêng, gây thiệt hạt lợi ích chung.
Lạm quyền là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, vì vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân, đã cố ý vượt quá giới hạn quyền lực cho phép, vượt quá quyền hạn mà pháp luật
giao cho khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã
hội,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017).
2. Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến
cả tổ chức, hệ thống. Gây nên những hệ quả nghiêm trọng.
2.1. Nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Thiếu sự kiểm soát, giám sát của đơn vị có thẩm quyền: Trong môi trường thiếu
kiểm soát và giám sát, người nắm quyền lực có thể tận dụng cơ hội để thực hiện những
hành động lạm dụng quyền lực mà không phải đối mặt với hậu quả.
Sự tham lam và tính tư lợi: Sự tham lam và mong muốn tư lợi bản thân của nhà
quản trị có thể thúc đẩy sự lạm dụng quyền lực trong các lĩnh vực như kinh tế và chính
trị, nơi quyền lực thường đi đôi với khả năng kiểm soát tài nguyên và quyết định chiến lược.
Thiếu đạo đức và tôn trọng người khác: Thiếu đạo đức và tôn trọng đối với những
người khác là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự lạm dụng quyền lực. Người không có
ý thức về trách nhiệm xã hội và nhân quyền có thể lạm dụng quyền lực mà không có
sự nhận thức về hậu quả.
Sự lạm dụng quyền lực là một vấn đề rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân gây ra.
2.2. Hậu quả của sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Sự lạm dụng quyền lực có thể mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, không chỉ đối với
cá nhân lạm dụng quyền lực mà còn đối với tổ chức hoặc xã hội. Thiệt hại hiệu suất
công việc của tổ chức: Khi quyền lực được sử dụng một cách thiếu minh bạch, điều đó 8
sẽ gây nên xung đột, mất lòng tin của nhân viên dẫn đến nhân viên không còn động
lực để đóng góp và làm việc chăm chỉ, thậm chí mất nguồn nhân sự tài năng, khi ở
trong môi trường căng thẳng, nhân viên giỏi và có đạo đức có thể rời bỏ tổ chức để tìm
môi trường làm việc tích cực hơn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sự lạm
dụng quyền lực có thể dẫn đến hậu quả pháp lý cho cá nhân hoặc tổ chức. Nếu hành
động lạm dụng vi phạm luật pháp, có thể có các hậu quả pháp lý như kiện tụng, phạt
tài chính, và thậm chí là án phạt tù. Sự lạm dụng quyền lực sẽ làm ảnh hưởng đến danh
tiếng, làm mất lòng tin của khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.3. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực trong quản trị đòi hỏi một loạt các biện pháp
thực tiễn nhằm xây dựng một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và tích cực.
Xây dựng văn hóa tổ chức công bằng, minh bạch: Nhà quản trị có vai trò xây dựng
các giá trị văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp, tạo một môi trường làm việc tích cực, công
bằng, minh bạch. Nơi mọi người có thể thoải mái đưa ra phản đối, ý kiến của bản thân.
Xây dựng chính sách pháp lý và đội ngũ giám sát có thẩm quyền: Xây dựng chính
sách pháp lý và hành vi ứng xử rõ ràng, trong đó mô tả rõ ràng về quyền lực, trách
nhiệm và hậu quả của việc lạm dụng quyền lực. Các chính sách này cần được thực thi
một cách nghiêm túc và công bằng. Đội ngũ giám sát có trách nhiệm kiểm tra và đánh
giá định kỳ về việc sử dụng quyền lực của các cá nhân. Các cuộc đánh giá nàygiúp
phát hiện sớm bất kỳ hành vi lạm dụng nào và đưa ra biện pháp khắc phục và giải
quyết triệt để, áp dụng các biện pháp kỷ luật người có hành vi lạm dụng quyền lực.
Xây dựng kênh phản hồi an ninh: Tổ chức nên thiết lập các kênh phản hồi an toàn
và ẩn danh để nhân viên có thể báo cáo về sự lạm dụng quyền lực mà không sợ hậu
quả tiêu cực. Điều này giúp xây dựng lòng tin của các nhân viên và khích lệ sự minh bạch của tổ chức.
2.4. Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị là quan trọng
để đảm bảo một môi trường làm việc tích cực và công bằng. Dưới đây là một số vai trò
chính của nhà quản trị đối với việc ngăn chặn và giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực:
 Xây dưng văn hóa tổ chức tích cực: Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức công bằng, minh bạch. Họ cần đặt ra
những giá trị và nguyên tắc làm nền tảng cho mọi hoạt động trong tổ chức, tạo ra
một môi trường không chấp nhận sự lạm dụng quyền lực.
 Quản lý quyền lực hiệu quả: Nhà quản trị phải quản lý quyền lực một cách có
trách nhiệm. Điều này bao gồm việc phân phối quyền lực một cách công bằng,
minh bạch, và dựa trên khả năng và hiệu suất cá nhân. Họ cũng phải đảm bảo rằng
quyền lực được sử dụng với mục tiêu tích cực và phát triển tổ chức.
 Đào tạo về quản lý quyền lực: Nhà quản trị có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo
nhân viên về cách quản lý quyền lực một cách tích cực. Điều này bao gồm việc
phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, và quản lý xung đột để giúp nhân viên sử
dụng quyền lực của họ một cách đúng đắn.
 Thúc đẩy môi trường tập thể: Tạo ra một môi trường làm việc mở và đồng thuận
từ tất cả các bên liên quan giúp giảm khả năng lạm dụng quyền lực. Nhà quản trị
có thể thúc đẩy, tạo điều kiện đóng góp ý kiến và phản hồi từ mọi cấp bậc trong tổ
chức, nơi mọi người có thể thoải mái đưa ra ý kiến, đánh giá nhưng không sợ
những tác động tiêu cực. 9
 Xây dựng bộ máy kiểm soát: Nhà quản trị cần thiết lập cơ chế kiểm soát và giám
sát để theo dõi việc sử dụng quyền lực trong tổ chức. Điều này có thể bao gồm
việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng và minh bạch, cũng như việc
đảm bảo rằng quyết định được đưa ra theo quy trình công bằng và minh bạch.
 Báo cáo về sự lạm dụng quyền lực: Khi có bất kỳ báo cáo nào về sự lạm dụng
quyền lực, nhà quản trị phải xử lý vấn đề này một cách nghiêm túc, minh bạch.
Điều tra và đối phó với mọi trường hợp lạm dụng quyền lực là quan trọng để bảo
vệ quyền lợi và tâm lý của nhân viên và duy trì uy tín của tổ chức.
 Đề cao nhận thức: Nhà quản trị nên đề cao giáo dục về đạo đức và chính trực trong
tổ chức. Điều này giúp xây dựng ý thức đạo đức và tăng cường nhận thức về hậu
quả của sự lạm dụng quyền lực.
2.5. Các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Một số ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
Thiếu minh bạch và quyết định cá nhân: Ví dụMột giám đốc điều hành quyết
định cắt giảm chi phí một cách đột ngột và không thông báo trước cho các bộ phận liên
quan. Quyết định này không được minh bạch và không có sự đồng thuận từ các bên liên quan.
Sự thiên vị và phân biệt đối xử: Các hành vi phân biệt đối xử, thiếu sự công bằng
giữa các nhân viên. Ví dụ một quản trị viên thường xuyên tăng lương và cơ hội thăng
tiến cho những nhân viên mà anh ta thích, mặc dù họ có thể không có năng suất xuất
sắc. Trong khi đó, những nhân viên có năng suất tốt nhưng không được ưa thích
thường bị bỏ qua. Một giám đốc không lắng nghe ý kiến của nhân viên và thường
xuyên chê trách công khai, không tôn trọng sự đóng góp của những người dưới quyền.
Một quản lý dự án có thể thiên vị phân công công việc, giao nhiệm vụ quan trọng và
thưởng thức cho những người mà anh ta ưa thích, mặc dù có thể có những nhân viên
khác có khả năng và kinh nghiệm tương đương.
Tham nhũng và lợi ích cá nhân: Một quản lý có thể nhận hối lộ từ đối tác kinh
doanh và sử dụng quyền lực của mình để gặt hái lợi ích cá nhân một cách không minh bạch và bất hợp pháp.
Thiếu trách nhiệm với xã hội và cộng đồng: Ví dụ một CEO quyết định giảm chi
phí sản xuất bằng cách sử dụng hóa chất có hại mà không quan tâm đến tác động của
nó đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Những ví dụ này chỉ ra rằng sự lạm dụng quyền lực có thể xuất hiện trong nhiều
khía cạnh của quản trị và có thể có hậu quả lớn đối với tổ chức và nhân viên, đều bắt
nguồn từ việc thiếu đạo đức và tính tư lợi. Để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, tổ
chức cần thiết lập chính sách rõ ràng, thực hiện đào tạo và xây dựng một văn hóa công bằng và minh bạch.
2.6. Liên hệ thực tế:
Dưới đây là một số việc lạm dụng quyền lực trong quản trị, gây nên những thiệt hại
nặng nề cho cả hệ thống, tổ chức
VỤ BÊ BỐI TÀI CHÍNH ENRON: Công ty năng lượng Enron đã trở thành biểu
tượng cho sự lạm dụng quyền lực khi lãnh đạo của họ, bao gồm Chủ tịch Kenneth Lay
và Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling, đã tổ chức các hoạt động ghi chép tài chính
không minh bạch để làm tăng giá cổ phiếu và giữ vững quyền lực của họ. Khi sự thật
bị phơi bày, Enron đã phải đối mặt với sự sụp đổ lớn và làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế và hàng nghìn nhân viên. [5] 10
Hình 2: Nhân viên Enron đóng gói đồ đạc đứng tại sảnh công ty sau khi mất việc (Ảnh Fortune)
VỤ BÊ BỐI CỦA TẬP ĐOÀN KIỂM TOÁN PWC TẠI ÚC: Cảnh sát Liên bang
Australia (AFP) hiện đang tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào
PricewaterhouseCoopers, một trong 04 công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới,
sau khi phát hiện đã có hành vi lạm dụng và làm rò rỉ thông tin bí mật quốc gia của
Australia về các biện pháp trấn áp hành vi trốn thuế để giúp các khách hàng, đối tác
của mình trốn thuế doanh nghiệp, trục lợi thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành thuế cũng như ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ trong hoạch định, quản lý và
triển khai chính sách công. [6]
Hình 3: Peter Collins của PwC (trái) và Tom Seymour, nguyên giám đốc điều hành
PwC Australia tại phiều điều trần trước Quốc hội Australia đầu tháng 5/2023. (Nguồn: Financial Review.)
VỤ BÊ BỐI TÌNH ÁI VÀ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CỦA THỨ TRƯỞNG
TRUNG QUỐC: Theo các thông tin điều tra ban đầu cho thấy, ông Trương đã vi phạm
kỷ luật chính trị Đảng, tìm cách thăm dò quá trình điều tra vụ án liên quan, không hợp
tác trong quá trình điều tra. Bên cạnh đó, vị cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Trung Quốc
còn có hành vi nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, tham gia vào các giao dịch tiền-
sắc, tham gia các bữa tiệc thanh toán bằng các khoản quỹ công. Tuyên bố cũng nói
thêm rằng, ông Trương đã vi phạm kỷ luật, lối sống của Đảng, đánh mất niềm tin lý
tưởng, không có ý thức và nguyên tắc tính Đảng. Theo Tân Hoa Xã, Ủy ban Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phê chuẩn quyết định trục xuất ông Trương khỏi 11
Đảng. Các khoản thu bất hơp pháp của ông Trương sẽ bị tịch thu, trong khi các vấn đề
phạm tội và tang vật các vụ án sẽ được chuyển sang một ủy ban tư pháp. [7]
Hình 4: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Trương Thiếu Xuân. (Ảnh: CGTN) 2.7. Tiểu kết:
Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị không chỉ là vấn đề liên quan đến đạo đức
mà còn là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây hậu quả tiêu cực gâu ảnh hưởng trực
tiếp đến tổ chức.Sự lạm dụng quyền lực có thể dẫn đến mất lòng tin, sự bất mãn và
mất động lực của nhân viên. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến tinh thần làm việc mà
còn đến hiệu suất và cam kết của họ. Hệ thống quan hệ nội bộ có thể mất liên kết do sự
thiếu minh bạch, công bằng và sự tôn trọng. Nhân viên mất động lực làm việc và sẽ có
những thách thức đối với việc thu hút và giữ chân nhân tài. Sự lạm dụng quyền lực là
yếu tố gây nổi loạn và khủng hoảng trong tổ chức khi nhân viên bắt đầu phản kháng và
thậm chí có thể dẫn đến các biểu tình hay tổ chức đình công. Trong trường hợp
nghiêm trọng, sự lạm dụng quyền lực có thể gây thất bại cho tổ chức, thậm chí dẫn đến
sụp đổ, mất mát tài chính, hậu quả pháp lý và danh tiếng tổ chức. Việc xây dựng một
văn hóa tổ chức tích cực, minh bạch và công bằng là chìa khóa để ngăn chặn sự lạm
dụng quyền lực và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức. KẾT LUẬN
Trong môi trường quản trị, quyền lực không chỉ là một khía cạnh mà còn là một
yếu tố quyết định quan trọng trong việc định hình quyết định và hành vi trong tổ chức.
Quyền lực có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như kiến thức, vị trí, thông tin và
mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức. Được phân loại thành các loại thành hai
quyền lực chính bao gồm quyền lực vị trí và quyền lực cá nhân. Quyền lực có tính đa
dạng và tính phức tạp cao, không chỉ giới hạn trong các cấp bậc quản lý mà còn tồn tại
ở nhiều mức độ khác nhau trong tổ chức. Sự đa dạng và phức tạp của quyền lực đặt ra
nhiều thách thức và cơ hội cho nhà quản trị.
Thời đại kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, để tối đa hóa lợi ích cho bản thân,
không ít những nhà quản trị đã lạm dụng quyền lực, gây nên những hậu quả nghiêm
trọng không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức, cộng đồng,
xã hội. Sự lạm dụng quyền lực có thể phản ánh qua những dấu hiệu như phân biệt đối
xử, kiểm soát thông tin, và quyết định đơn phương. Điều này dẫn đến những hệ quả
tiêu cực, làm giảm hiệu suất và hiệu quả của tổ chức, thậm chí phá sản. Để ngăn chặn
sự lạm dụng quyền lực, vấn đề xây dựng chính sách pháp lý, bộ máy kiểm soát quyền
lực có thẩm quyền và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tích cực là những
điều kiện tiên quyết để xây dựng môi trường làm việc tích cực, công bằng và hiệu quả.
Là chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] L. M . Trường, “Quyền lực là gì? Đặc điểm, quan điểm về quyền lực xã hội,” 26 3
2023.[Online]. Available: https://luatminhkhue.vn/quyen-luc-xa-hoi-la-gi.aspx#1-khai- niem-quyen-luc.
[2] H. V. Làm, “QUYỀN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO,” 6 12 2021.
[Online].Available: https://hocvalam.edu.vn/2021/12/06/quyen-luc-va-anh-huong-cua- lanh-dao/.
[3] N. L. H. Phương, “Khái Niệm Về Quyền Lực, Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Phân Loại
Quyền Lực,” 12 4 2023. [Online]. Available: https://trithuccongdong.net/tai-lieu-triet-
hoc/voi-tu-cach-la-hinh-thuc-chuc-quyen-luc-chinh-tri-la-gi.html.
[4] Richard L. Daft, “Kỷ nguyên mới của quản trị,” p.658-659, 2016.
[5] Đ. Tiến, “Vụ bê bối tài chính Enron: Trạng chết, chúa cũng băng hà,” 14 6 2022.
[Online].Available:https://cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/Vu-be-boi-tai-chinh-
Enron-Trang-chet-chua-cung-bang-ha-i569768/.
[6] T. Thành, “Vụ bê bối của tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers tại
Australia,” 9 6 2023. [Online]. Available: https://lsvn.vn/vu-be-boi-cua-tap-doan-
kiem-toan-pricewaterhousecoopers-tai-australia-1686283273.html.
[7] S. Hy, “Bê bối tình ái và lạm dụng quyền lực khiến Thứ trưởng Trung Quốc điêu
đứng,” 28 9 2018. [Online]. Available: https://vtc.vn/be-boi-tinh-ai-va-lam-dung-
quyen-luc-khien-thu-truong-trung-quoc-dieu-dung-ar429069.html. 13
Document Outline

  • LỜI CẢM ƠN
  • PHẦN MỞ ĐẦU
    • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  • PHẦN NỘI DUNG
    • CHƯƠNG I: Quyền lực trong quản trị
      • 1. Quyền lực là gì:
        • 1.1.Khái niệm quyền lực:
        • 1.2. Đặc điểm quyền lực:
        • 1.3. Phân loại quyền lực:
        • 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng quyền lực:
        • 1.5. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị quyền lực:
        • 1.6. Tiểu kết:
    • CHƯƠNG II: Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị hiện nay
      • 1. Lạm quyền là gì:
      • 2. Sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.1. Nguyên nhân gây nên sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.2. Hậu quả của sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.3. Biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.4. Vai trò của nhà quản trị đối với sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.5. Các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong quản trị:
        • 2.6. Liên hệ thực tế:
        • 2.7. Tiểu kết:
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO