Tiểu luận Triết học Mác Lenin - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác Lênin ĐỀ TÀI
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
Tác giả: Nguyễn Phương Anh Lớp: EBBA 13.1 Mã sinh viên: 11210574
LỜI MỞ ĐẦU................................................................. Mục lục
......................................................... 3
I. Cơ sở lý luận chung về cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................. 4
1) Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................................... 4
2) Lịch sử về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................................... 4
3) Vai trò của cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự phát triển ........................... 5
4) Lý do khách quan Việt Nam phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................... 6
II. Căn cứ thực tế của cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................... 7
1) Việt Nam đang đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào ... 7
2) Khả năng thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam ................. 7
III. Thực trạng vận dụng của cuộc cách mạng công nghệ hóa, hiện đại hóa hiện nay .... 9
1. Định hướng vận dụng cuộc cách mạng của nước ta .......................................................... 9
2. Những thành tựu đạt được trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......... 10
3. Nguyên nhân thành công ................................................................................................. 11
4. Những thất bại trong quá trình cách mạng hóa hiện đại hóa ........................................... 11
5. Nguyên nhân thất bại trong quá trình cách mạng hóa hiện đại hóa ................................. 12
IV. Một số giải pháp đề ra cho thực trạng nêu trên .......................................................... 13
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 16
LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc chiến tranh với Đế quốc Mĩ, nước ta đã rơi vào tình trạng
khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Bởi tình trạng trên, nhiệm vụ quan trọng nhất
trong quá trình xây dựng lại và phát triển đất nước đã được Đảng và Nhà nước
ta sáng suốt lựa chọn chính là tiến hành cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo chủ nghĩa xã hội. Bởi con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới
có thể đưa đất nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời giữ vững được một xã hội
dân chủ, văn minh, công bằng và hiện đại.
So với thế giới, chiến tranh đã làm ta lỡ mất những cuộc cách mạng đầu
tiên, lỡ nhịp so với sự phát triển của những nước phát triển khác. Nhưng nhờ
đó, chúng ta cũng được học hỏi từ những thất bại của những người đi trước,
được thừa hưởng công nghệ kĩ thuật của những công cuộc cải cách đi trước,
rút ngắn thời gian phát triển để bắt kịp với những quốc gia khác hỗ trợ cho
công cuộc đổi mới Tổ quốc. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn
ra – một cơ hội cho đất nước ta có thể đẩy mạnh việc phát triển, tạo ra những
thay đổi mới và tích cực trong nền công nghệ kĩ thuật. Chính vậy, việc xác
định được mục tiêu, lối đi cũng như những mặt tốt xấu của việc thực hiện cách
mạng từ trước đến nay để đề ra những giải pháp cụ thể là điều thiết yếu và cấp
bách bởi cải cách công nghệ 4.0 đã và đang xảy ra trên toàn thế giới. Đó cũng
chính là lí do em đã chọn đề tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở V ệ i t Nam”
để phân tích, lý luận. I.
Cơ sở lý luận chung về cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1) Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và
toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
Bên cạnh nhận định nêu trên, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII của Đảng (năm 1994) cũng đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học -
công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Thêm nữa, trong giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin cũng đã định nghĩa
về công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao
động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động
bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2) Lịch sử về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những bước nhảy vọt về trình
độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và
công nghệ trong quá trình phát triển của con người. Theo đó, sự thay đổi căn
bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao
động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong
kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Trong lịch sử phát triển của thế giới đã xảy ra bốn lần cách mạng. Mỗi lần
lại đem đến cho xã hội con người một bước cải tiến thuận lợi hơn, tự động hơn
trong quy trình sản xuất và những lĩnh vực khác phục vụ cho chúng ta. Chính
những phát minh lại trở thành tiền đề cho cuộc cải cách sau xảy ra và tiếp tục phát triển.
Lần thứ nhất bắt đầu từ vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (khoảng năm 1784)
đến giữa thế kỷ XIX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là việc sử dụng năng
lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất, thay thế hệ thống kỹ thuật cũ
của thời đại nông nghiệp chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh con người, sức nước,
sức gió và sức kéo của động vật với một hệ thống kỹ thuật mới sử dụng nguồn
động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên vật liệu, nhiên vật liệu và năng
lượng mới là sắt và than đá. C ộ
u c cách mạng công nghiệp này được đánh dấu
bởi một phát minh quan trọng của James Watt với động cơ hơi nước năm
1784. Trong khoảng thời gian này, nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng
đã đem đến những phát minh khác như máy dệt của Edmund Cartwright
(1785), công nghệ luyện sắt của Henry Bessemer (1885).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến
khi Chiến tranh thế giới I nổ ra (khoảng nửa s
au thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX). Đặc trưng là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây
chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Chuyển sang sản xuất trên cơ sở
điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các
ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao
động đặc biệt, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời
của điện và dây chuyền lắp ráp. Tạo ra tiền đề vững chắc để thế giới có thể
phát triển cao hơn nữa. Kỹ thuật phun khí nóng và công nghệ luyện thép
Bessemer giúp sản lượng tăng lên và chi phí sản xuất giảm xuống hay
H.Flayol và F.W. Taylor đã phát minh ra phương pháp quản lý sản xuất tiên
tiến như sản xuất dây chuyền, phân công chuyên môn hóa đã được ứng dụng
rộng rãi và thúc đẩy cho quá trình sản xuất phát triển hơn nữa. Đồng thời, cách
mạng công nghiệp lần thứ hai này cũng mang đến cho thế giới những tiến bộ
trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Từ khoảng những năm đầu thập niên 60 thế ký XX đến cuối thế kỷ XX
(khoảng từ 1969) là thời gian của lần cách mạng thứ ba xảy ra. Cuộc cải cách
lần này còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó
được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá
nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Nó đã thay đổi tận
gốc các lực lượng sản xuất, tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài
người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát
sinh của cuộc cách mạng này.
Kết hợp các công nghệ lại với nhau và làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ
thuật số và sinh học, đây chính là những yếu tố cốt lõi của cách mạng công
nghiệp lần 4. Bên cạnh những đột phá trong ứng dụng công nghệ hiện đại với
công nghiệp, mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự
bất bình đẳng, phá vỡ thị trường lao động khi tự động hóa thay thế lao động
chân tay trong nền kinh tế. Có thể nói rằng: cách mạng công nghiệp lần thứ tư
mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại. Và hiện nay, chúng ta
đang trải qua cuộc cách mạng này hay còn được biết đến là “Cách mạng công nghệ 4.0”.
3) Vai trò của cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự phát triển
Đi qua chuỗi thời gian lịch sử, có thể thấy được mỗi cuộc cách mạng lại mang
đến cho con người sự thay đổi về tư liệu, thay đổi về phương thức, hình thức
sản xuất và hoạt động của mọi khía cạnh trong cuộc sống. Tất cả những thành
tựu mà những cuộc đổi mới đó mang lại đã thúc đẩy nền văn minh của thế giới
phát triển hơn, hiện đại hơn. Đó chính là vai trò của cách mạng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mà khái quát hơn như sau:
- Công cuộc đổi mới về công nghiệp thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất,
nó làm thay đổi về cấu trúc trong sản xuất xã hội bao gồm biến đổi về chất
lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối
với tự nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ đó góp phần ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân.
- Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất bởi dưới tác động của cuộc cải cách
công nghệ, hiện đại hóa sản xuất các công ty tư nhân đã không còn khả năng
đáp ứng cho khối lượng sản xuất. Từ đó, tư bản đã liên kết với nhau hình
thành nên loại hình thức công ty cổ phần.
- Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy đổi mới phương thức
quản trị phát triển. Các doanh nghiệp, công ty, Nhà nước hay các thể chế quản
lý kinh doanh nhờ vào cách mạng đã tin học hóa phương thức quản lý, sử dụng
công nghệ cao trong việc giám sát.
Có thể nói công cuộc đổi mới về công nghệ, kĩ thuật, từng bước hiện đại hóa
đã tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập với thế giới, vào nền kinh tế,
cho các nước cơ hội để trao đổi những thành tựu khoa học, giúp đỡ lẫn nhau
để phát triển. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng những nguồn
nhiên liệu và năng lượng mới một cách hiệu quả hơn. Nó tạo điều kiện vật chất
cho việc tăng cường củng cố an ninh và quốc phòng, tạo điều kiện vật chất cho
việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ và đủ sức thực hiện sự phân công và
hợp tác quốc tế. Tất cả những thành tựu trên chỉ là một trong số những lợi ích
mà cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại cho thế giới.
4) Lý do khách quan Việt Nam phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bên cạnh những lý do khách quan mà giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê nin đã đưa ra:
- Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản suất xã
hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, việc xây dựng,
phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật cho Chủ nghĩa Xã hội phải thực hiện đầu
tiên qua việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc đẩy mạnh cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện
để tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng, làm tiền đề cho việc xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức mạnh tham gia và hợp tác với quốc tế.
Trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật mạnh mẽ và hiện đại cho chủ nghĩa xã hội là
một tất yếu khách quan và phải thông qua cách mạng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá bởi cơ sở vật chất – kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định
nhất có liên quan đến sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất, và năng
suất lao động và để cho yếu tố trên có thể phục vụ cho nhân dân, đất nước, nó
phải bắt kịp với công nghệ hiện đại. II.
Căn cứ thực tế của cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1) Việt Nam đang đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn chúng ta : “ Việt Nam là một nước
nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành xã hội mới gian
nan, phức tạp hơn việc đánh giặc ”.
Hiện tại, đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, bỏ qua chế độ Tư
bản Chủ nghĩa lên Chủ nghĩa Xã hội với nhiều thách thức và khó khăn rất lớn
vì nó tạo ra nhiều sự biến đổi sâu sắc l ên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đang thực sự trở thành vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Tính đến nay đã là 50 năm áp dụng đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hóa
nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu và kém
phát triển về công nghiệp – vấn đề đặt ra bởi chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào năm 1996, Đại hội VIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu ở chặng đường
đầu của thời kỳ quá độ phải chuẩn bị đầy đủ tiền đề để có thể cho phép nước ta
chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2011,
trong Đại hội XI, Đảng ta chú trọng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: “Phát triển mạnh khoa học, công
nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế tri thức”. Và vào tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã có Chỉ thị cụ thể (16/CT-TTg) về việc tăng cường năng lực để
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu các cơ quan các cấp tạo
điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho sự phát triển của cách mạng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam được tăng tốc. Nhận định về kế hoạch này, “Không
nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể
để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0”
theo lời của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.
2) Khả năng thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam
Hiện nay, cả thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
để có thể theo kịp các đất nước đã đang thực hiện cuộc cải cách này, nước ta –
một nước đang phát triển cần phải có đầy đủ tài nguyên và năng lực để đáp
ứng cho một kế hoạch cụ thể và thực tế. Cho đến nay, việc tích lũy và không
ngừng phát triển, chuẩn bị đã có kết quả.
Đại hội Đảng XII đã nhấn mạnh: bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân
cả về số lượng và chất lượng; nâng ca o bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Bên cạnh việc
số lượng công nhân tăng lên, thể hiện việc phát triển về lượng của nhân công
lao động. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của
giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện: công nhân có tri thức, nắm vững
được về khoa học, công nghệ hiện đại, thể hiện sự phát triển trong cả chất.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, với phần lớn dân số
đang trong độ tuổi lao động, cùng với nền giáo dục đ ang phát triển và hoàn
thiện từ nhiều năm qua, đội ngũ trí thức, nhân lực k
hoa học đông đảo, được
đào tạo từ nhiều nguồn, trong đó có cả những nhà khoa học và chuyên gia có
trình độ cao ở trong và ngoài nước. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo
chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động
tích cực lên không chỉ trong cách mạng công nghệ 4.0 mà còn cho sự phát triển về sau.
Ông Nguyễn Lưu Dũng, giám đốc của Vinamachines cho biết “Công
nghiệp nội địa vẫn còn dùng hàng cũ nhiều. Nhưng bóng dáng của 4.0 là rất
tích cực. Hãy xem các tín hiệu như Samsung, GE hay Boeing đã và có ý định
vào Việt Nam. Điều đó phản ánh rằng sự tin tưởng thế hệ công nghệ mới
của Việt Nam sẽ sớm được nâng tầm” (Viễn Thông, 2018b). Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện,
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Nhờ đó, V ệ
i t Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước,
tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới được đem đến. Đ ề
i u này khẳng định nước ta có khả năng thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp công nghệ và ứng dụng công nghệ, một nhân tố quan trọng trong cách
mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần thứ 4.
Mặt khác, Việt Nam vẫn có những mặt yếu kém cần được khắc phục trong
quá trình thực hiện cách mạng công nghệ 4.0. Vấn đề nhân lực có mặt tốt và
cũng có mặt xấu khi những cán bộ được đào tạo trong mảng khoa học lại trở
thành thất nghiệp khi hoàn thành chương trình đào tạo. Ông Đinh Duy Linh,
Giám đốc Trung tâm Đào tạo bưu chính viễn thông 2, Học viện Công
nghệ bưu chính viễn thông cảnh báo: “Nguồn nhân lực đang là một lực cản
lớn. Con số 200.000 cử nhân thất nghiệp mỗi năm, nhiều trong số đó là
ngành công nghệ thông tin là một thực trạng. Dù bất cứ lý do gì nữa,
những con người đó “được đẩy” ra trường, ngày tốt nghiệp cũng là ngày thất
nghiệp vì không đủ năng lực làm việc” (Kim Yến, 2018). Việc có nhân lực có
trình độ sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không được đưa vào tận dụng. Về công
nghệ, do trình độ công nghệ của Việt Nam ở mức vừa phải và không đồng đều,
việc tiếp cận và tham gia sẽ rất khó khăn. Đồng thời, qui mô của đại đa số
doanh nghiệp là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp so với mức
độ hiện đại của cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần này. Tuy nhiên,
ta cũng có thể nhận xét đây cũng lại một thuận lợi vì chúng ta sẽ không cần
phải tốn quá nhiều chi phí cho việc làm lại hệ thống máy móc, phá hủy cái cũ thay thế cái mới.
III. Thực trạng vận dụng của cuộc cách mạng công nghệ hóa, hiện đại hóa hiện nay
1) Định hướng vận dụng cuộc cách mạng của nước ta
Các công cuộc cải cách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi sâu
sắc toàn diện phương thức sản xuất trên toàn thế giới, đặc biệt là hiện nay đang
diễn ra cách mạng công nghệ lần thứ tư. Theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt
Nam đã hội nhập sâu với toàn cầu, trước độ mở của nền kinh tế lớn, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một tư duy và cái nhìn mới là một điều bắt
buộc đối với nước ta. Cho đến hiện nay, để thực hiện vai trò, nhiệm vụ nêu
trên, Việt Nam ta đã và đang thực hiện một loạt những chính sách nhằm phát
triển đất nước bắt kịp với công cuộc cải cách.
- Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công
nghệ đầy sáng tạo và gắn liền với thực tiễn, đồng thời nước ta cũng tăng cường liên kết giữa c
ác doanh nghiệp trong nước với thị trường quốc tế.
- Huy động hiệu quả mọi nguồn kinh tế của các thành phần doanh nghiệp
trong nước và nguồn vốn, đầu tư từ bên ngoài để phát triển, xây dựng lại bộ
máy công nghiệp theo hướng hiện đại. Đặc biệt, cá c doanh nghiệp cũng chú
trọng hơn về đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và có năng lực sáng tạo.
- Ưu tiên phát triển và đổi mới công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh.
- Điều chỉnh, phân bố số lượng, không gian của vùng công nghiệp hợp lý
nhằm phát huy sức mạnh, tăng mức độ liên kết các ngành, vùng, địa phương đến mức tối đa.
- Đi cùng với việc phát triển kinh tế nông thôn là việc xây dựng nông thôn mới
theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
2) Những thành tựu đạt được t rong cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong khoảng thời gian nước ta liên tục đổi mình, hội nhập vào thị trường
thế giới, cơ cấu kinh tế của đất nước đã có sự chuyển dịch tích cực đạt được
nhiều thành tựu quan trọng.
Từ một nền kinh tế lạc hậu, đi lên từ chiến tranh với 90% dân số làm nông
nghiệp đã chuyển sang nền kinh tế công nghiệp; đưa Việt Nam thoát khỏi tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Với GDP ngành nông nghiệp năm 1986 giảm từ 38% xuống còn 18,4% vào
năm 2013; ngành dịch vụ cũng có biểu hiện tăng trưởng từ 33% lên 43%.
Trong khi đó, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong
các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành
xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc
gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. Cụ thể ngành công nghiệp tăng
từ 28,9% lên 38,3%, đặc biệt tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng từ
49,82% trong năm 2011 lên 54,57% năm vào 2019, trở thành động lực tăng
trưởng chính của ngành công nghiệp (ước tính tăng 10,99% trong giai đoạn
2011-2020 và 12,64% trong giai đoạn 2016-2020). Việt Nam trở thành thuộc
vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao,
đứng ở vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO.
Tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm
từ 48,4% năm 2011 đến năm 2015 còn 44,3% và tiếp tục giảm còn 34,7% năm
2019; ngược lại, tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng theo từng năm
tương ứng là: 21,3%, 22,9% và 29,4%. Bên cạnh đó, lao động trong dịch vụ
cũng tăng: 30,3%, 32,8% và 35,9 %.
Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm trên phạm vi cả nước đã, các khu
công nghiệp cao, khu đô thị lớn,… đóng góp một phần quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Về phía cơ chế quản lí Khoa học và công nghệ, phải kể đến hệ thống quản
lí nhà nước về khoa học công nghệ được tổ chức từ TW đến địa phương cũng
từng bước được đổi mới; việc thực hiện các chương trình đề tài, dự án khoa
học công nghệ đến việc tổ chức cấp phát kinh phí đến nhà khoa học cũng được
phát triển theo hướng giảm bớt các khâu trung gian phức tạp;…
Ta cũng có thể kể đến việc đầu tư cho công nghiệp ngày càng được mở
rộng; trong đó, đầu tư FDI trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp
(chiếm xấp xỉ 70% ; trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến là xấp xỉ 60%)
và chuyển dịch cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại.
Ngành điện tử Việt Nam cũng vươn lên cùng những thành tựu khi trở
thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng
thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động) mặc dù bắt đầu với con số gần
như bằng 0 vào những năm trước 2010. 3) Nguyên nhân thành công
Đầu tiên phải kể Nhà nước cũng là một yếu tố làm nên những thành tựu
với việc nâng cao năng lực điều hàn, đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính,
làm cho bộ máy ngày càng trong sạch và vững mạnh. Từ đó, bộ máy chính
quyền đã đủ khả năng đưa ra những chính sách phát triển kinh tế thực tế hơn
và hiệu quả hơn. Một ví dụ chính là chính sách mở cửa cho tất cả thành phần
kinh tế có thể phát triển, giúp cho các thành phần kinh tế có thể phát huy được
thế mạnh của mình trong sản xuất. Đồng thời tạo được môi trường cạnh tranh
lành mạnh, kết quả là thúc đẩy các thành phần kinh tế trở nên lớn mạnh.
Cán bộ khoa học phụ trách biết ứng dụng được những khoa học kỹ thuật
được đào tạo, được các doanh nghiệp nước ngoài đem đến để gắn liền nghiên
cứu khoa học với dây chuyền sản xuất, vào đời sống, góp phần đẩy mạnh và
đổi mới công nghệ sản xuất.
Ta phải kể đến một lý do quan trọng chính là yếu tố con người: người dân
Việt Nam, dân tộc Việt Nam được biết đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, cần
cù năng động sáng tạo thực hiện đổi mới ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
4) Những thất bại trong quá trình cách mạng hóa hiện đại hóa
Theo như kế hoạch, Việt Nam sẽ hoàn thiện công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vào năm 2020. Tuy nhiên, lộ trình này đã thất bại, như chính lời
khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng như thực tại
cho thấy vào năm 2022 vẫn chưa có sức ảnh hưởng rõ nét của cải cách công
nghệ 4.0 lên tình hình công nghiệp, kinh tế chung của cả nước. Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân cho rằng, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế đều không hoàn
thành mục tiêu theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Mô hình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển. Các ngành công
nghiệp vẫn chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài
để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng với
hiệu quả đáng có. Khi phân tích cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo –
một lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển - thì trong 30 năm mới chỉ tăng được
1,6%. “Trong thời đại công nghiệp hiện đại, trong thời đại công nghệ cao mà
30 năm mới chỉ tăng 1,6%, thì thử hình dung xem nền công nghiệp Việt Nam
có giẫm chân tại chỗ, hay tụt lùi ghê gớm so với khu vực,” Tiến sĩ Trần Đình
Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nói.
Chiến lược có sự thiên lệch về cơ cấu ngành; dựa vào khai thác và bán tài
nguyên; các ngành sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ
cao để sản xuất những sản phẩm giá trị cao mà đầu tư ít… điều này đã tạo ra
hạn chế khiến tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chậm,
chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới.
Ngành nông-lâm-ngư nghiệp điểm yếu kém nhất là trong quá trình sản xuất
sản phẩm, việc áp dụng những thành tựu công nghệ khoa học hiện đại vẫn
chưa được thực hiện triệt để, quy trình sản xuất vẫn mang tính thủ công là
chính, máy móc vẫn chưa thay thế được cơ bản sức lao động, dẫn đến hậu quả
là hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp.
Hiện thực “Rừng vàng, biển bạc” cũng dần bị thay thế bởi rừng bị tàn phá
nặng nề, đánh cá thì còn trên quy mô nhỏ, khai thác bừa bãi khiến ảnh hưởng
đến số lượng và loài, nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn mang tính tự phát, vẫn chưa
liên kết được thị trường.
Tình trạng “cách mạng nửa vời” xuất hiện khi quá trình thực hiện công
nghiệp hóa chưa gắn chặt với hiện đại hóa, phát triển công nghiệp vẫn chỉ là
gia công, lắp ráp, giá trị thấp.
5) Nguyên nhân thất bại trong quá trình cách mạng hóa hiện đại hóa
Nguyên nhân thất bại chủ yếu do chúng ta chỉ tập trung phát triển xây
dựng, chỉ thích khai khoáng, còn lĩnh vực cốt lõi nhất là chế biến chế tạo, làm
ra những sản phẩm có lợi nhuận cao, vừa thúc đẩy quá trình đổi mới công
nghệ, vừa tạo được nguồn thu để tiếp tục phát triển thì chúng ta không tập
trung. Mà nguyên nhân sâu xa chính là tư duy và ý chí trong thực thi quá trình
đổi mới phát triển của các bộ phận chính quyền và lãnh đạo kinh tế các cấp không phù hợp.
Tư duy kinh tế giản đơn cộng với tâm lý chạy theo tăng trưởng về số lượng,
bệnh thành tích, đưa đến tình trạng chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá, các
giải pháp trở nên bị lãng phí và không triệt để, gây ra nhiều tổn thất về kinh tế.
Tạo ra những con số về thành tựu ở dạng “ảo”, tức là có thể tăng về lượng
nhưng không thực chất, không bền lâu.
Tư duy "sùng bái hoá" vai trò nhà nước trong tổ chức thực hiện quá trình
tăng trưởng kinh tế. Các quyết định trong hình thành, phát triển hầu như đều
dựa trên ý chí chủ quan của nhà nước, không coi trọng vai trò của thị trường.
Sự sai lầm này trong tư duy đã dẫn đến những bất hợp lý và không thành công
trong định hướng phát triển khi một phần chỉ xét trên lý thuyết, không hoàn toàn thực chất.
Tư duy cục bộ, lợi ích nhóm, cá nhân, chạy theo lợi ích ngắn hạn, mang
tính nhiệm kỳ, đã chi phối quá trình hoạch định và tổ chức của các chính sách
kinh tế, phân bổ ngân sách, làm mất đi tính khách quan đúng đắn của nó.
Thực trạng hiện nay của Việt Nam đã được Giáo sư Nhật Bản Kenichi
Ohno khảng khái nhận xét, chính sách công nghiệp của Việt Nam không tốt, ở
nhóm cuối của 20 quốc gia mà ông từng làm việc, thậm chí một số quốc gia
châu Phi có chính sách công nghiệp tốt hơn Việt Nam. Ông Ohno phê bình
Việt Nam viết các bản chiến lược phát triển ngành công nghiệp theo kiểu
chương, hồi như các cuốn sách cổ và cho rằng Việt Nam chọn tới 19 ngành
công nghiệp làm mũi nhọn là quá nhiều, chỉ nên giới hạn ưu tiên cho 5 ngành mà thôi.
Thêm một vấn đề nữa chính là việc đặt ra mục tiêu của từng năm và hoàn
thành mục tiêu đó. Thực trạng hiện nay, mỗi năm chúng ta đều đề ra những
bản kế hoạch nhưng không biết rằng năm đó đã thực hiện được gì, đã thất bại
trong việc gì, việc nào đang trong quá trình xử lý. Nếu mỗi năm không biết đã
thực hiện việc gì, chưa thực hiện việc gì thì việc đánh giá để cách chức những
người đã không hoàn thành công việc là hoàn toàn không có cơ sở. Kết quả là
mọi thứ lại về y như cũ, kế hoạch được đặt ra cho yên tâm. Sự cố xảy ra thì
không biết đổ trách nhiệm cho ai, những ai không làm được gì tiếp tục giữ
những chiếc ghế lãnh đạo. Ví dụ, trước đây, ngành công nghiệp ô tô được xác
định sẽ hoàn thiện vào năm 2020, nhưng khi dự kiến có thể không xong được
thì ta lại thay đổi sang năm 2030. IV.
Một số giải pháp đề ra cho thực trạng nêu trên
Đầu tiên là tư duy nhiệm kỳ của những người lãnh đạo – người sẽ dẫn
dắt toàn bộ đất nước phát triển. Người ta đề cao tầm nhìn xa trông rộng nhưng
đồng thời hiện tại, trong khoảng thời gian gần phải thực sự hoàn thành được
một kế hoạch để tiếp túc phát triển. Chúng ta không thể và không phải chờ 5
năm sau, 10 năm sau bởi mỗi năm sẽ lại có điều thay đổi; đặc biệt là trong
khoảng thời gian khi công nghệ hiện đại phát triển, việc thay đổi càng xảy ra
nhanh hơn. Như vấn đề nói trên về việc mỗi năm không biết đã thực hiện việc
gì, chưa thực hiện việc gì, phải xem xét những lãnh đạo không hoàn thành
những gì để đánh giá về chức quyền hiện tại, những thành tựu đạt được ở hiện
tại, không phải theo những kế hoạch của sự nhìn xa trông rộng.
Chúng ta phải nhìn và tìm xem năng lực lõi của Việt Nam là gì. Chúng
ta phải xác định cụ thể hơn, không chỉ dừng ở công nghiệp hóa, hiện đại hóa
bởi đó là một khái niệm mơ hồ và chung nhất. Mỗi nước nên đi vào điểm
mạnh của mình, tương tác với nhau qua hệ thống hội nhập, liên kết để giúp đỡ
nhau phát triển, để phát triển được công nghiệp, chúng ta không phải chọn hết
tất cả các ngành, mà phải liên kết với nước ngoài, phải chọn chuỗi đúng với
thế mạnh của mình. Theo Chuyên gia kinh tế, TS.Đinh Thế Hiển: “Năng lực
lõi của chúng ta chính là nông nghiệp xanh. Nông nghiệp của chúng ta vẫn lạc
hậu. Và đây là cơ hội để sửa đổi. Thái Lan, Trung Quốc hay một số nước khác
đã chuẩn hóa nông nghiệp quy mô lớn. Anh quốc làm từ mười mấy năm rồi.
Mình chưa làm nên có thể thấy đây là thuận lợi khi mà cả thế giới đang hướng
tới thực phẩm sạch.” Bên cạnh đó, việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
là điều cần thiết cũng như phải chú trọng phát triển khoa học – kĩ thuật, tăng
cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời, ta phải xác định đúng cấu trúc doanh nghiệp cần được chú
trọng và đầu tư. Hiện tại nước ta có hai loại doanh nghiệp: doanh nghiệp nội
địa và doanh nghiệp FDI, trong doanh nghiệp nội địa phải lấy doanh nghiệp tư
nhân là lực lượng nền tảng. Trong công nghiệp, các tập đoàn tư nhân phải là
trụ cột, với doanh nghiệp nhà nước có thể là trụ cột, nhưng không nhất thiết.
Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho rằng: “chưa bao giờ cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam cần một điểm tựa từ chính phủ như bây giờ” -
điểm tựa chứ không phải sự phụ thuộc, chống lưng. Theo ông, kinh tế phát
triển chỉ khi chính phủ phục vụ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp mới là bộ
phận phát triển chính, nhằm tạo ra ngân sách, tạo công ăn việc làm, mới tạo ra
nguồn cung cho nhân dân. “Nếu thiếu điều đó, tất cả những cái nói về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ là viển vông”. Để trở thành điểm tựa vững chắc
cho sự phát triển, việc mở rộng chính sách đãi ngộ để có thể thu hút người
làm, chú trọng bồi dưỡng đào tạo trong giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân
lực về chất, mở rộng cơ hội học tập để tăng lượng cán bộ, lao động, xây dựng
cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân có nghiên cứu,… là một phần
của chính sách thay đổi đã, đang và có thể đổi mới của Nhà nước có thể áp dụng.
Một điểm nữa, Việt Nam rất quý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
mời các nhà đầu tư đến phát triển hộ công nghiệp cho Việt Nam, nhưng chúng
ta không nên dựa quá nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài. Khi nước ta ở giai
đoạn đầu, khi các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và non trẻ, việc học hỏi từ
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là cần thiết và tất yếu, nhưng chúng ta vẫn
cần phải biết cách phát triển các doanh nghiệp trong nước để có một khối
doanh nghiệp tốt, không phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài nếu
không ta không thể phát triển tốt, mạnh mẽ được.
Bên cạnh đó, ta có thể liệt kê ra một số những giải pháp khác: Tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế, tăng cường hiệu quả
huy động, phát triển nguồn lực tài chính, tăng cường hiệu quả phân bổ, sử
dụng nguồn lực, phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Học sinh, sinh viên phải tích cực học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm một
cách có chọn lọc công nghiệp hóa nhằm giữ được con đường kinh tế định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, nâng cao trình độ lý luận
chính trị, bồi đắp tư tưởng cách mạng, phải có lập trường tư tưởng vững vàng,
có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp mới.
KẾT LUẬN
Bài luận trên hi vọng đã có thể phân tích cho độc giả về cách mạng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Đồng thời, chúng ta có thể hiểu được những lý luận khách quan về việc vì sao
phải thực hiện công cuộc cải cách cũng như những lợi ích tất yếu đạt được khi
cách mạng hoàn thành và thành công.
Việt Nam ta đã tham gia vào cuộc đua đổi mới theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo chủ nghĩa xã hội và sau 30 năm thực hiện, đất nước ta
đã có những thay đổi to lớn của những thành tựu to lớn, đưa nền kinh tế phát
triển, góp một phần không nhỏ trên mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt
Nam. Tuy đất nước ta đã có những thành tựu đáng kể, những hạn chế vẫn còn
tồn tại và cần có những phương pháp thiết thực để có thể giải quyết vấn đề,
tiếp tục phát triển hơn nữa.
Bài luận có những điểm cần được góp ý và sửa đổi. Hi vọng em có thể
nhận được sự nhận xét và chỉnh sửa để có thể viết bài hoàn thiện hơn cho lần sau. Em xin cảm ơn thầy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Trần Thị Khánh Vân, Ths. Hoàng Thị Thu Hường, Giáo trình Kinh tế
Chính trị Mác Lê nin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
2. Yến Vân, 20/04/2016, Nguyên nhân CNH-HĐH thất bại: 'Chăm chăm xây
nhà máy lớn thì suốt đời đi sau các nước, VTC News.
3. Thanh Nga, Hội thảo khoa học ‘Một số vấn đề lý luận, thực tiễn cốt yếu về
CNH- HĐH trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam’, Cổng thông
tin – giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Minh Trí, 09/04/2021, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kế thừa và phát
triển của Đại hội XIII, Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực II.
5. Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, 10/09/2020, Những thành tựu nổi bật
trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bộ Công thương Việt Nam.
6. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, ngày đăng tải 10/8/2014, Giải
pháp đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
7. GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, 30/9/2015, Công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại và sự phát triển bền vững - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Hệ thống tư liệu – Văn kiện Đảng.
8. Vũ Việt Hoàng, 20/07/2018, Những cuộc cách mạng công nghiệp trong
lịch sử nhân loại, Công ty TNHH nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư.
9. Đào Hương Anh, 13 năm trước, Tại sao phải thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa và công nghiệp hoá hiện đại hóa nhằm mục đích gì ?, Vatgia.com Hoi dap
10. TS.Phạm Thị Kiên, 15/05/2021, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá
trình phát triển lực lượng sản xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt
Nam hiện nay, Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực II.
11. Trung Nghĩa, 22/4/2016, Công nghiệp hóa thất bại đến mức nào?, NDH Người đồng hành.
12. Tư Giang, 14/11/2019, Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa, Vietnamnet.vn.
13. PGS, TS.Hoàng Văn Phai - TS.Phùng Mạnh Cường, 10-08-2021, Thúc đẩy phát triển khoa học -
công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng
trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng sản.
14. Cao Thị Phương, 28/03/2021, Trí thức Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0, Đảng ủy Trường Đại học Vinh.
15. Trần Thị Thanh Bình, 30-04-2020, Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và
thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản.
16. Theo vov.vn, 11-09-2018, Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công
nghiệp 4.0, Báo Tuyên Quang.
17. PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, 11/1/2019, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta, Tạp chí Tuyên giáo.
18. Hồ Quế Hậu, 7/2020, Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Tiềm
năng, rào cản và vai trò của Nhà nước, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
19. Đức Dũng, 19/02/2022, Cách tiếp cận mới trong thực hiện công nghiệp hóa, Bnews.
20. Nguyễn Văn Phi, 17/10/2021, Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?, Luật Hoàng Phi.