Tiểu luận Triết học - Triết môn Triết học Mác- Lênin | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Lời mở đầu. Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển. Nguyên tắc khách quan. Cở sở triết học. Nguyên tắc toàn diện. Cở sở triết học. Nguyên tắc phát triển. Cở sở triết học. Vận dụng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 32573545 Phụ lục: Lời mở đầu
I. Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển 1.1 Nguyên tắc khách quan 1.2 Cở sở triết học
2.1 Nguyên tắc toàn diện 2.1 Cở sở triết học
3.1 Nguyên tắc phát triển 3.2 Cở sở triết học II. Vận dụng
Kết luận và tài liệu tham khảo. lOMoAR cPSD| 32573545 Lời mở đầu
Trong thế giới kinh doanh đầy thách thức và biến động, việc hiểu
rõ và vận dụng các nguyên tắc cơ bản của triết học là điều cần
thiết. Trong bài luận này, em sẽ phân tích một hoạt động kinh
doanh mà em biết thông qua việc vận dụng ba nguyên tắc triết
học: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc
phát triển. Nguyên tắc khách quan nhấn mạnh rằng thế giới tồn
tại độc lập với ý thức con người và chúng ta cần phải hiểu rõ và
tuân theo các quy luật khách quan để có thể thành công. Nguyên
tắc toàn diện cho rằng mọi sự vụ đều có mặt tích cực và tiêu cực,
và chúng ta cần phải nhìn nhận mọi mặt của vấn đề để đưa ra
quyết định đúng đắn. Cuối cùng, nguyên tắc phát triển cho thấy
rằng mọi sự vụ đều không ngừng biến đổi và phát triển, và chúng
ta cần phải linh hoạt để thích nghi với những thay đổi này. Em tin
rằng, việc áp dụng những nguyên tắc này không chỉ giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh mà còn giúp chúng ta đưa
ra những quyết định kinh doanh một cách chính xác và hiệu quả
hơn. Hãy cùng em bắt đầu cuộc hành trình khám phá này. Trước
tiên, em sẽ giới thiệu về hoạt động kinh doanh mà em đã chọn để
phân tích. Sau đó, em sẽ đi sâu vào việc phân tích hoạt động này
dựa trên ba nguyên tắc đã nêu trên. Em hy vọng rằng, qua bài luận
này, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về vai trò của triết học trong
lĩnh vực kinh doanh và hiểu rõ hơn về cách thức vận dụng các
nguyên tắc triết học vào thực tiễn. I.
Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện và
nguyên tắc phát triển. 1.1 Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc khách quan là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức ,
ý thức lad sự phản ánh của vật chất. Cơ sở để phát huy tính năng động chủ
quan của ý thức là việc tôn trọng và thừa nhận tính khách quan của vật chất
các quy luật tự nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất với những quy lOMoAR cPSD| 32573545
luật và thuộc tính của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức
con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát
từ thực tế khách quan lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động
của mình. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta luôn xuất phát từ sự vật hiện
tượng thực tế khách quan không được xuất phát từ ý muốn chủ quan không
lấy ý muốn chủ quan định ra chính sách, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế
lấy ảo tưởng thay cho hiện thực. Việc nắm vững nguyên tắc khách quan
đòi hỏi phải tôn trọng sự thật tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội,
định kiến, không trung thực. Vì vậy,yêu cầu của nguyên tắc khách quan
đòi hỏi tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách
quan. Nguyên tắc khách quan còn phải gắn bó với tính năng động chủ quan,
phát huy tính sáng tạo của ý thức. Vai trò tích cực của ý thức là ở chỗ nhận
thức được thế giới khách quan làm cho con người hình thành được mục
đích, phương hướng biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động thực tiễn
của mình. Để thực hiện phải vận dụng đúng quan hệ lợi ích phải có động
cơ trong sáng thái độ thực sự khách quan khoa học và không vu lợi tránh
thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ. Thực hiện nguyên tắc khách quan
tức là phải ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí. Ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan một cách sáng tạo nếu cường điệu tính sáng tạo đó thì sẽ
rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò
của nhân tố chủ quan của ý chí xa rời hiện thực khách quan bất chấp quy
luật khách quan lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém về khoa học. Sai lầm
của nó chính là những suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy đua
theo nguyện vọng chủ quan. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý
nghĩa của phương pháp luận rút ra là rất quan trọng đó là chúng ta luôn
phải đảm bảo nguyên tắc khách quan và lấy nó cho căn cứ mọi hoạt động. 1.2 Cơ sở triết học
Chúng ta thấy cơ sở triết học của nguyên tắc khách quan là dựa trên nội
dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.Yêu cầu của
nguyên tắc khách quan được tóm tắt như sau: Khi nhận thức khách thể (
đối tượng ), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực -chủ thể tư duy phải
nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm bớt 1 cách tùy
tiện. Có thể thấy rằng vật chất là cái có trước tu duy. Vật chất tồn tại vĩnh
viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra
tu duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức
đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng
ta về đối tượng, mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất
của nó, không được “bắt” đối tượng tuân theo tu duy mà phải “bắt” tu duy tuân theo dối tượng.
Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục đến bản chất của sự vật, hiện tượng
được gói gọn trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách
thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong sự vật.
“nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng lOMoAR cPSD| 32573545
một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế
khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta
về sự vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật ? Nguyên tắc khách
quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo
của chủ thể và nguyên tắc chính đáng. Con người không phải chỉ nhận thức
những cái gì bộc lộ ra trước chủ thể. Do vậy để phản ánh khách thể như
một chỉnh thể, chủ thể tu duy không thể không bổ sung những yếu tố chủ
quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự đoán khoa học,... Thiếu
những điều này tu duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiện
bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình.Yêu cầu phát
huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ thể phải tu duy phải
biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những biến
đổi, cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến
đổi và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
2.1 Nguyên tắc toàn diện
Nội dung của nguyên tắc toàn diện chính là những yêu cầu cho con
người trong quá trình nhận thức về các sự vật trong thế giới khách quan, từ
đó giúp ta hình thành những nhận thức đúng đắn nhất, từ đó có thể phát
triển cả về nhận thức và các hoạt động thực tiễn của chúng ta. Xa rời
nguyên tắc này dễ làm cho con người mắc phải những quan điểm sai lầm
về các sự vật, hiện tượng như gặp trong lịch sử phát triển nhận thức về thế giới.
Nguyên tắc toàn diện - với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động
nhận thức và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể thì cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc
tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”,
tức là trong chỉnh thể thống nhất của tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của
sự vật ấy với những sự vật khác. Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt,
các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống
nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh
được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ,
quan hệ và tác động qua lại của đối tượng. Thứ ba,cần xem xét đối tượng
này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh,
kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian,
thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai. Thứ tư, quan điểm
toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này
mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện
( đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và lOMoAR cPSD| 32573545
chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược
nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
2.2 Cơ sở triết học của nguyên tắc
Cơ sở triết học của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến được heghen phát hiện. Ông cho rằng mọi cái đều là hiện phân,
là giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ với nhau. Nguồn gốc của sự phát triển
là quá trình thay đổi từ thấp đến cao bằng cách chuyển hóa qua lại giũa
lượng và chất. Mác đã xây dựng phép duy vật biện chứng, phép biện chứng
của sự vật, thế giới khách quan đó chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và phát triển. Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa
dạng, chúng giữ vai trò khác nhau, quy định sự vận động, phát triển của sự
vật hiện tượng. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không
nên tuyệt đối hóa mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối liên hệ
này ra khỏi các mối liên hệ khác. Bởi trên thực tế các mối liên hệ còn phải
được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển chung của chúng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế
giới trong mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng của nó.Tính
vô hạn của các sự vật hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được
trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có
hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, con
người rút ra được những quan điểm nhận thức và hoạt động thực tiễn, yêu
cầu chúng ta phải xem xét sự việc, hiện tượng trên nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ. Quan điểm này giúp chúng ta nhìn nhận một vấn đề một cách toàn
diện , không bị thiên lệch hay bỏ sót các khía cạnh quan trọng. Quan điểm
về sự phát triển không ngừng , mối liên hệ phổ biển giữa các sự việc, hiên
tượng cho thấy mọi sự việc, hiện tượng đều không ngừng biến đổi và phát
triển. 3.1 Nguyên tắc phát triển
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi
đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật,
hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn
ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự hình thành ra cái mới với
những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển
như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình thì trong chủ nghĩa duy vật biện
chứng, “phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát qúa trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn”. sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi
dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo
đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn
gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong
chính sự vật quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản lOMoAR cPSD| 32573545
thân sự vật, do đó, cũng là qúa trình tự thân phát triển của mọi sự vật. Qua
đó, ta thấy phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó
chỉ khái quát xu hướng chúng của sự vận động - xu hướng vận động đi lên
của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một
trường hợp đặc biệt của sự vận động. Các quá trình phát triển đều có tính
khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Thứ nhất, tính khách
quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát
triển. Tất cả các sự vật hiện tượng trong hiện thực luô vận động, phát triển
một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển
nhiên, dù ý thức con người có nhận thức được hay không, có muốn hay
không. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong chính bản thân của sự
vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc
một sự vật, hiện tượng. Thứ hai, tính phổ biến của sự phát triển được thể
hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tu duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi
giai đoạn của sự vật đó.Thứ ba tính đa dạng phong phú của sự phát triển
được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện
tượng, song mỗi vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá
trình phát triển hoàn toàn không giống nhau. Tồn tại ở những không gian
và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. Đồng
thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều
tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu
tố và điều kiện lịch sử , cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật,
hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái
hóa về mặt khác... Đó đều là tính đa dạng, phong phú của các quá trình phát triển.
3.2 Cở sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển chính là dụa trên mối quan hệ
hữu cơ giữa vận động và trực tiếp là dựa vào nguyên lý về sự phát triển của
phép biện chứng duy vật. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ
nảy sinh những tính quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu
tổ chức, phương thức tồn tạo và vận động của sự vật, hiện tượng cùng chức
năng ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất
giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển,
phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết
cách giải quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng do sự phủ định biện chúng quy định, coi phủ định là tiền đề cho
sự ra đời của sự vật hiện tượng mới. lOMoAR cPSD| 32573545 II.
Vận dụng nội dung nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc khách
quan và nguyên tắc phát triển để phân tích 1 hoạt động kinh doanh .
Trong thế giới kinh doanh đầy thách thức và biến động, việc hiểu rõ
và vận dụng các nguyên tắc cơ bản của triết học là điều cần thiết. Sau đây
em sẽ phân tích hoạt động kinh doanh của một của hàng bán lẻ mà em biết
thông qua việc vận dụng nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn
diện và nguyên tắc phát triển. -
Nguyên tắc khách quan: nhấn mạnh rằng thế giới tồn tại độc
lập với ý thức con người và chúng ta cần phải hiểu rõ và tuân theo
các quy luật khách quan để có thể thành công. Trong hoạt động
kinh doanh của cửa hàng, nguyên tắc này được thể hiện qua việc
cửa hàng luôn cập nhật thông tin về thị trường, nhu cầu của khách
hàng và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định kinh doanh
phù hợp. Cửa hàng này đã thực hiện các cuộc khảo sát thị trường
để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, theo dõi xu hướng thị trường
và cạnh tranh để đưa ra các quyết định về việc nhập hàng, giá cả
và chiến lược tiếp thị. -
Nguyên tắc toàn diện: cho rằng mọi sự vụ đều có mặt tích cực
và tiêu cực, và chúng ta cần phải nhìn nhận mọi mặt của vấn đề
để đưa ra quyết định đúng đắn. Cửa hàng đã áp dụng nguyên tắc
này bằng cách xem xét cả lợi ích và rủi ro của mỗi quyết định kinh
doanh, từ việc chọn sản phẩm để bán đến việc xác định giá cả và
chiến lược tiếp thị. Cửa hàng đã thực hiện phân tích SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để đánh giá
mạnh yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. -
Nguyên tắc phát triển: cho thấy rằng mọi sự vụ đều không
ngừng biến đổi và phát triển, và chúng ta cần phải linh hoạt để
thích nghi với những thay đổi này. Cửa hàng đã thể hiện nguyên
tắc này bằng cách không ngừng cải tiến và đổi mới, từ việc cập
nhật sản phẩm mới đến việc thử nghiệm các phương pháp tiếp thị
mới. Cửa hàng đã thực hiện các chiến lược kinh doanh linh hoạt
để thích nghi với thị trường biến đổi, từ việc thay đổi giờ mở cửa
để phục vụ khách hàng tốt hơn đến việc thay đổi cách trưng bày
sản phẩm để thu hút khách hàng. Qua việc phân 琀
ạt động kinh doanh của cửa hàng qua góc
nhìn của ba nguyên tắc triết học, em hy vọng rằng chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của việc vận dụng triết học vào thực 琀椀 ễn kinh lOMoAR cPSD| 32573545
doanh. Dù là trong lĩnh vực kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, việc
hiểu rõ và vận dụng các nguyên tắc triết học sẽ giúp chúng ta đưa ra những
quyết định chính xác hơn và đạt được thành công lâu dài. Kết luận:
Triết học Mác-Lênin là một hệ thống triết học khoa học, bao gồm
những nguyên lý cơ bản như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện
và nguyên tắc phát triển. Những nguyên tắc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về thế giới xung quanh và cách thức hoạt động của nó. Nguyên tắc khách
quan nhấn mạnh rằng thế giới tồn tại độc lập với ý thức con người và chúng
ta cần phải hiểu rõ và tuân theo các quy luật khách quan để có thể thành
công. Nguyên tắc toàn diện cho rằng mọi sự vụ đều có mặt tích cực và tiêu
cực, và chúng ta cần phải nhìn nhận mọi mặt của vấn đề để đưa ra quyết
định đúng đắn. Nguyên tắc phát triển cho thấy rằng mọi sự vụ đều không
ngừng biến đổi và phát triển, và chúng ta cần phải linh hoạt để thích nghi
với những thay đổi này. Triết học Mác-
Lênin đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của xã hội loài người, từ việc
giải thích các hiện tượng xã hội, đến việc đề xuất các giải pháp cho các vấn
đề xã hội. Triết học Mác-Lênin không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế
giới xung quanh mà còn cung cấp cho chúng ta những công cụ để thay đổi
thế giới theo hướng tích cực. Kết luận, Triết học Mác-Lênin là một hệ thống
triết học khoa học, phản ánh một cách chính xác và sâu sắc thế giới khách
quan, là nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự nghiệp cách mạng và xây
dựng xã hội của nhân loại. lOMoAR cPSD| 32573545
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn triết học mác - lênin Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. - lytuong.net - luatminhkhue - hoc247 - vi.wikipedia.org - memart.vn