-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa. Đất nước ta là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau , được phân ra các vùng miền khác nhau , và mỗi một dân tộc ở mỗi miền đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng.Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tìm hiểu đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa. Đất nước ta là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau , được phân ra các vùng miền khác nhau , và mỗi một dân tộc ở mỗi miền đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng.Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM -------------------
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Mã học phần: IVNC320905_23_1_05
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH ĐỒNG THÁP
Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Yên Nhi 22156035 2. Nguyễn Ngọc Linh 22156022
3. Nguyễn Trọng Đức 22156012 4. Trần Anh Nguyên 19142347
5. Nguyễn Thị Thanh Na 22157038
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023 Mục lục
A. Mở đầu........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.........................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiêng cứu........................................................................2
B. Nội dung......................................................................................................................2
1. Chương 1. Cơ sở lý luận.........................................................................................2
1.1 Văn hóa ẩm thực và đặc điểm văn hóa ẩm thực vùng Nam Bộ....................2
1.2 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp.........................................................................8
2. Chương 2. Tìm hiểu văn hoá ẩm thực tỉnh Đồng Tháp.....................................14
2.1. Nguyên liệu ẩm thực........................................................................................14
2.2. Khẩu vị và phong cách.....................................................................................15
2.3. Cách thức chế biến...........................................................................................16
2.4. Một số món ăn tiêu biểu...................................................................................16
2.5. Vai trò của văn hóa ẩm thực đối với Đồng Tháp...........................................20
Chương 3: Định hướng phát triển ẩm thực từ sen của Đồng Tháp trong bối cảnh
hiện tại.........................................................................................................................21
C. Kết luận...................................................................................................................25
D. Phụ lục.....................................................................................................................26
E. Tài liệu tham khảo..................................................................................................27 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam có từ ngàn đời xưa. Đất nước ta là một
quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau , được phân ra các vùng miền
khác nhau , và mỗi một dân tộc ở mỗi miền đều mang một những nét văn hóa, bản
sắc rất riêng và ấn tượng.Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo
nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của đất nước ta. Mà trong
đó nền văn hoá ẩm thực cũng là một thành tố tạo nên sư đa dạng văn hoá Việt Nam, cũng
chính vì thế nhóm chúng em chọn tìm hiểu về đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh Đồng Tháp
2. Lịch sử vấn đề
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha
trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân
tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam
vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng
các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.
Đồng Tháp là 1 trong 3 tỉnh thuộc Vùng Đồng Tháp Mười. Vì vậy, ẩm thực Đồng
Tháp mang đậm tính hoang dã của ẩm thực Đồng Tháp Mười nói riêng và ẩm thực Nam
Bộ nói chung. Đặc điểm này được hình thành trên cơ sở của những điều kiện tự nhiên đặc
thù của vùng đất Nam Bộ, gắn với công cuộc khẩn hoang của người dân nơi đây trong
những ngày đầu lịch sử khai phá vùng đất này. Những cái khó khăn, khắc nghiệt trong
vùng Đồng Tháp Mười trước đây, thời mà “Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội tựa bánh
canh”, trên đồng đầy cỏ năn, dưới kênh nước phèn đặc quánh. Tính hoang dã trong văn
hóa ẩm thực của người dân Đồng Tháp nói riêng và nhân dân Nam Bộ nói chung đã định hình từ lúc ấy.
3. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp Phân tích
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 1 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
4. Đối tượng và phạm vi nghiêng cứu
Đối tượng nghiêng cưu
Nét văn hoá ẩm thực đặc trưng Phạm vi nghiên cưu
Đặc điểm văn hoá ẩm thực tỉnh Đồng Tháp B. Nội dung
1. Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1 Văn hóa ẩm thực và đặc điểm văn hóa ẩm thực vùng Nam Bộ
Văn hóa ẩm thực là gì?
Ẩm thực là từ dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả
cách chế biến, bày biện. Và cho ta thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm
bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Song, khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó. Thì ta
phải nói lên được sự đặc trưng nơi đấy. Từ đó mình mới có thể hiểu rõ được bản sắc văn hóa của vùng/miền ấy.
Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất. Mà nó còn là văn
hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá
con người. Nó tạo ra trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. (1)
Ẩm thực miền Nam không cầu kỳ và tinh tế như miền Bắc, cũng không thanh đạm
như miền Trung. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi đem lại nguồn nguyên liệu phong
phú, dư dật. Trải suốt quá trình khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày
của người Nam Bộ cho dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc, họ không ngừng
khám phá và sáng tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng
ngon một cách có bài bản từ những đặc sản của địa phương.
Tất cả các món ăn Nam bộ đều mang phong cách của vùng sông nước phương
Nam vốn rất hoang dã, hào phóng. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể
tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. (2)
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 2 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Đặc điểm văn hóa ẩm thực vùng Nam Bộ
Tính hoang dã và hào phóng
Đặc điểm này được hình thành trên cơ sở của những điều kiện tự nhiên, xã hội đặc
thù của vùng đất Nam Bộ, gắn với công cuộc khẩn hoang của người dân nơi đây trong
những ngày đầu của lịch sử khai phá vùng đất này. “Phần lớn đất đai Nam Bộ vào TK
XVII – XVIII là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy, nên người lưu dân ngoài việc
đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên còn phải chống lại các loại thú dữ, cá sấu,
muỗi mòng, rắn rết, cùng nhiều thứ bệnh tật hiểm ác…” 1. Vì vậy, để sinh tồn, ở phương
diện ẩm thực, những lưu dân khẩn hoang vùng đất Nam Bộ lúc này buộc phải gặp gì ăn
nấy: cây cỏ trên bờ, con cá dưới sông, con chim trên trời…; làm quen với những loại
lương thực, sản vật lạ lẫm mà ở quê nhà chưa từng biết đến. Tính hoang dã trong văn hóa
ẩm thực của người Nam Bộ đã định hình từ lúc này.
Tính hoang dã thể hiện ở việc người Nam Bộ ăn rất nhiều rau. Thường là những
loại rau có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng. Từ các loại rau như: rau đắng, rau dền, rau răm, rau
bồ ngót, rau mồng tơi, rau cải xanh, cải trời, tía tô, hành, hẹ… các loại bông như: bông
điên điển, bông súng, bông sen, bông so đũa, bông hẹ, bông thiên lý, bông bí… đến các
loại lá cây, đọt cây như: lá xoài, lá cách, đọt bần, đọt chùm ruột, bồn bồn, đọt xoài, đọt ổi,
đọt cơm nguội, đọt chiếc… Đặc biệt, người Nam Bộ thích ăn rau tập tàng (rau thập toàn,
bao gồm nhiều loại rau), một cách đối phó, tận dụng môi trường tự nhiên rất thông minh,
sáng tạo của người dân nơi đây.
Đối với thức ăn từ động vật, ngoài các loại cá, tôm bắt ở ao, đìa, người dân Nam
Bộ còn ăn còng, cua, ba khía, chuột, cóc, nhái, ếch, rùa, rắn, lươn, le le, dơi… hay một số
loài côn trùng như: cào cào, dế…
Tính hoang dã, hào phóng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ đặc biệt thể hiện ở
không gian dành cho việc ăn uống. Với môi trường tự nhiên thuận lợi cho sự tăng trưởng
của nhiều loài thực vật, động vật, ngoài sản lượng từ biển, Nam Bộ còn dẫn đầu trữ lượng
về tôm cá nước ngọt. Vào mùa tát đìa, lượng tôm cá thu được nhiều khiến người dân nơi
1 Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2014, tr.49, 108.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 3 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
đây hình thành thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ, gắn với không gian một
khoảnh vườn, đám ruộng, bờ ao… Tiêu biểu nhất là món cá lóc nướng trui. Dân gian
Nam Bộ đã đúc kết: “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Nhất nướng nhưng phải là
nướng trui, một phương pháp chế biến rất được ưa chuộng của người dân Nam Bộ. Cá
không cần sơ chế, không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia
vị. Cá vừa bắt dưới ruộng lên, rửa sạch, xuyên một que dài từ miệng đến đuôi, vùi vào
đống rơm khô hoặc lá khô, cỏ khô, cành cây khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống
đất lấy rơm, lá khô phủ lên, đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá nướng xong gỡ thịt bằng tay
chấm muối ớt, mà phải là muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay,
vừa mặn, vừa ngọt của món ăn đặc trưng dân dã này. Nhà văn Vũ Bằng khi viết về ẩm
thực các vùng miền Việt Nam đã dùng từ rất đắt: “miếng ngon Hà Nội” và “món lạ miền
Nam”. Lạ cả về môi trường sông nước lẫn cách chế biến mang những đặc trưng riêng biệt
của vùng đất Nam Bộ mà nhà văn Sơn Nam đã gọi là “đậm đà phong vị khẩn hoang”.
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi dần hình thành nên tính cách hào phóng, hiếu khách
trong tập quán ăn uống của người dân Nam Bộ. Điều này cũng được Trịnh Hoài Đức nhận
định: “Ở Gia Định có người khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp
cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ tông tích ở đâu, ắt đều thâu
nạp khoản đãi; cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo, mà lại có nhiều người
lậu xâu trốn thuế đi đến xứ này ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy” . Chính 2 vì đi đến
đâu cũng tìm được lương thực, thực phẩm đa dạng nên các món ăn Nam Bộ cũng phong
phú, mang đậm phong cách thoải mái, phần nào phản ánh lối sống tự nhiên, khoáng đạt,
hoang dã của người dân nơi đây. Mặt khác, do phải gồng mình để chống lại sự khắc
nghiệt, thiếu thốn của cuộc sống nơi vùng đất mới thuở còn hoang sơ, hiểm trở, những
con người dám rời bỏ quê hương, không còn cách nào khác là xích lại gần nhau, nương
tựa vào nhau khi khó khăn hoạn nạn. Tính hào phóng, hiếu khách trong tập quán ăn uống
của người dân Nam Bộ vì vậy mang ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần, bắt rễ sâu trong
lòng những giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc.
2 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2005, tr.179.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 4 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang Tính dung hợp
Người Nam Bộ rất sáng tạo trong ẩm thực, bắt nguồn từ sự dung hợp những đặc trưng văn
hóa khác nhau của những cộng đồng người cùng sinh sống trên mảnh đất này. Đó là cách
xử lý hài hòa quan hệ giữa thiên nhiên và con người của cư dân nơi đây. Dung hợp là sự
hòa lẫn vào nhau để hợp thành một thể thống nhất. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong văn
hóa ẩm thực của vùng đất Nam Bộ. Bởi đây là vùng đất khẩn hoang, đa số cư dân miền
Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung (vùng Ngũ Quảng), hòa nhập cùng cộng
đồng người Khơme, Hoa, Chăm, vì vậy, văn hóa nơi đây mang tính dung hòa, dung hợp là điều dễ hiểu.
Tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ thể hiện trước hết ở sự pha trộn văn hóa
ẩm thực các vùng miền Việt Nam. Theo nhà văn Sơn Nam, người dân Nam Bộ khi làm
các món ăn cúng giỗ ông bà tổ tiên vẫn chú ý đến các món ăn truyền thống ở Bắc Bộ,
Trung Bộ như: thịt hầm, thịt luộc, món xào, thịt kho… Tuy nhiên, do lượng lương thực,
thực phẩm nhiều, các món ăn từ các vùng miền khác khi du nhập đến đây được phát triển
và cải biến mạnh mẽ. Sợi bún từ miền Bắc, khi vào đến miền Nam, trở nên to hơn, đặc bột
hơn, trở thành món bánh canh. Chiếc bánh tráng của miền Trung vào đến miền Nam cũng
được thay đổi, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Món
bánh xèo khi dừng chân ở vùng đất Nam Bộ cũng to hơn, nhân bánh đa dạng, phong phú
hơn, thêm giá, đậu xanh, nước cốt dừa, nhiều tôm thịt, ăn kèm rất nhiều loại rau… Đó
chính là một phần ký ức văn hóa mà người dân Nam Bộ mang theo khi khai hoang, định
cư ở vùng đất mới này.
Bên cạnh sự phát triển từ văn hóa ẩm thực của người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ, ẩm thực
Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Khơme, Hoa,
Chăm… Với tính cách hào hiệp, phóng khoáng, trên nền tảng của điều kiện thiên nhiên
ưu đãi, người Nam Bộ tiếp tục thu nhận, cải biến những món ăn thức uống của các tộc
người cộng cư, làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực của mình. Tác giả Hoàng Xuân
Việt đã gọi đây là tính “tổng hóa = tổng hợp và biến hóa” 3 trong ẩm thực Nam Bộ.
3 Nguyễn Nhã, Bản sắc ẩm thực Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2009, tr.90.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 5 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Món canh chua của người Khơme khá đơn giản, thì món canh chua của người Việt ở miền
Nam sử dụng nhiều loại rau đậu như: đậu bắp, bạc hà, giá, thơm, cà chua, bông súng,
bông so đũa… nấu với các loại thịt cá, hải sản khác nhau. Cũng từ món bún mắm prahóc
của người Khơme, người Việt ở Nam Bộ sáng tạo ra món lẩu mắm, dùng mắm cá sặc, cá
linh để nấu, lọc lấy nước, nấu với thịt, cá, tôm, mực, cà tím, ăn kèm với bún và các loại rau…
Tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực của người Việt ở Nam Bộ còn thể hiện ở sự ảnh
hưởng từ các nền ẩm thực khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Campuchia… Đây là
điểm khác biệt so với văn hóa ẩm thực của người Việt ở miền Bắc. Rất nhiều món ăn thức
uống có nguồn gốc từ Trung Quốc như: hủ tiếu, phá lấu, chao, hoành thánh… chỉ có mặt
ở Nam Bộ, ít xuất hiện ở miền Bắc. Người miền Bắc cũng không sử dụng cà phê vốn là
thức uống theo chân người Pháp vào Việt Nam một cách thường xuyên như người miền
Nam, thay vào đó là các loại nước uống cổ truyền của dân tộc như: chè, nước vối. Người
miền Bắc thích ăn bánh chưng, bánh dày, bánh giò, những thứ bánh dân tộc; trong khi đó,
ở Nam Bộ, khẩu vị của người dân ngoài những thứ bánh quen thuộc còn có bánh flan,
bánh gato, các loại bánh ngọt vốn không phải là những thứ bánh truyền thống. Các món
ăn của người dân Nam Bộ thường đặc trưng bởi vị ngọt của đường, nước dừa, nước cốt
dừa, thói quen du nhập từ văn hóa ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan. Việc du nhập các loại thức
ăn nhanh cùng với phong cách phục vụ ẩm thực chuyên nghiệp, đã thể hiện sự nhanh
nhạy của văn hóa Nam Bộ nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng trong quá trình tiếp xúc
giao lưu với các nền văn hóa phương Tây… Tất cả những điều đó khiến cho ẩm thực ở
vùng đất cực nam của tổ quốc mang vẻ phong phú, đa dạng hơn bất kỳ vùng miền nào ở nước ta.
Tính năng động, phá cách
Là những lưu dân đi mở cõi, khai phá nên tính cách của người Việt ở Nam Bộ
ngoài sự hiếu khách, hào phóng còn năng động, thích phiêu lưu, thích cái mới. Khác với
Bắc Bộ, nơi người dân ưa thích sự ổn định, người dân Nam Bộ thường không chấp nhận
sự ràng buộc theo một trật tự, khuôn khổ nào đó. Họ sẵn sàng chấp nhận cái mới, gia nhập
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 6 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
cái mới vào hành trang văn hóa của mình như một phương thức để tồn tại, phát triển trong
điều kiện mới. “Nói chung họ là những người lớp dưới và vì không chịu nổi sự áp bức và
tình trạng nghèo khổ của vùng quê cũ đặc biệt là ở cực Nam Trung Bộ đã đi tìm một cuộc
sống khác ở Nam Bộ. Chính họ cũng phải có một tinh thần can đảm xa rời những giá trị
cổ truyền và một chút tính cách phiêu lưu của những người “khai sơn trăm thảo”, mở
đường đến một chân trời mới” .4
Điều này thể hiện rõ qua những giá trị văn hóa ẩm thực ở vùng đất Nam Bộ. Ẩm
thực có sự gia giảm táo bạo, sẵn sàng cho thêm các phụ gia mới mẻ để làm mới món ăn
và làm mới khẩu vị. Đây cũng là một điểm khác biệt so với ẩm thực miền Bắc, nơi luôn
bảo thủ, nghiêm ngặt trong cách chế biến, sử dụng gia vị. Sự phá cách đã làm cho những
món ăn ở Nam Bộ dù có nguồn gốc từ mọi miền tổ quốc nhưng lại mang những màu sắc
mới. Nếu con gà ở miền Bắc không chấp nhận thứ lá nào khác ngoài lá chanh thì con gà ở
miền Nam sẵn sàng đón nhận những gia vị khác (lá giang, sả, đinh lăng, rau răm…). Món
canh chua cũng có nhiều biến thể khác nhau, tùy vào điều kiện nguyên liệu cụ thể của
từng địa phương. Món canh chua (cá) của Nam Bộ: canh chua cá lóc, canh chua cá linh
bông súng, canh chua cá rô bông điên điển, canh chua cá bông lau, bông so đũa, canh
chua cá kèo lá giang, canh chua khô cá sặc, khô cá dứa… Món bún riêu của người miền
Bắc với nguyên liệu đơn giản chỉ là cà chua, cua đồng (có thể thêm đậu hũ chiên) thì bún
riêu của người Nam bộ lại có thêm rất nhiều nguyên liệu như: huyết heo, chả, giò heo,
ốc… Nhìn chung, người Việt ở Nam Bộ luôn tìm cách đổi mới món ăn, từ nguyên liệu
đến cách chế biến, cách dùng phụ gia và ít khi đúc kết một món ăn nào đó thành công
thức định sẵn như ẩm thực miền Bắc.
Về ứng xử trong ăn uống, nếu như văn hóa ẩm thực Bắc Bộ mang tính tôn ti, chuẩn
mực do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, thì ở Nam Bộ, đặc điểm này trở nên mờ
nhạt hơn nhiều. Xét từ cội nguồn, văn hóa Nam Bộ là văn hóa của những lưu dân mà đa
phần là nông dân, thợ thủ công nghèo, binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, tù nhân bị lưu
đày, những người trốn binh dịch… Chính vì vậy, trong ăn uống, người Việt ở Nam Bộ 4 tailieu.vn.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 7 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
gần như không bị ràng buộc bởi những quy định, phép tắc, lễ nghi mang tính tôn ti, chuẩn
mực. Chẳng hạn như món cá lóc nướng trui, ngoài việc thể hiện không gian dân dã,
khoáng đạt của việc ăn uống còn mang đậm cách ứng xử thân tình, bình đẳng của người
dân vùng đất này. “Một nét văn hóa thú vị ở đây là thực khách không chỉ gồm có những
người lao động tát đìa và chủ đìa cá, mà tất cả những ai có mặt tại chỗ đều được mời tham
dự cuộc vui, từ người chờ bắt hôi cá đến người đi coi chơi, từ người lớn đến em bé mục
đồng… với không khí bình đẳng, dân chủ đầy ắp tình người”5 .
Văn hóa Nam Bộ mang trong mình những nét văn hóa vừa truyền thống, vừa hiện
đại, vừa thống nhất, vừa đa dạng, vừa thuần Việt, vừa không thuần Việt. Sự phát triển
mạnh mẽ của văn hóa ẩm thực vùng đất này, xét về một phương diện nào đó, là sự tích
lũy của những giá trị ẩm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được vun đắp qua
hàng năm lịch sử, cộng với chất xúc tác là điều kiện thuận lợi về tự nhiên xã hội con
người, Nam Bộ đã mang đến một diện mạo văn hóa ẩm thực đặc trưng trong tiến trình
lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. (3)
1.2 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
Điều kiện địa lý-lịch sử
Điều kiện địa lý
Vị trí địa lý: Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích
tự nhiên là 3375,4 km2. Đồng Tháp nằm ở tọa độ 10007’-10058’ vĩ độ Bắc và 105012’-
105056’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia) trên chiều dài biên
giới 48,7 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam
giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đôg giáp Long An
và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố
Hồ Chí Minh 16 km về phía Tây Nam.
Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng
5 Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2014, tr.49, 108.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 8 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95%
lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đặc điểm địa hình: Địa hình Đồng Tháp được chia thành hai vùng lớn vùng phía
Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa
hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền
(có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng
lòng máng hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)
Dân số: Đồng Tháp có dân số năm 2008 là 1.6527 ngàn người với mật độ dân số là
499 người/km2 với dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số, các dân tộc còn lại như dân tộc
Hoa, Khome chiếm 0,7% dân số
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm
59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài,
phân bố khắp 10 huyện thị (tri huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha,
chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất
xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa
hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha,
chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nền
làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi
rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 9 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rùng
chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất
đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá
dồi dáo, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh
sông Sơ Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự.
Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thương, xông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn
này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn,
chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. (4)
Lịch sử tỉnh Đồng Tháp
Tháng 12/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam ra Nghị quyết về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó 02 tỉnh
Sa Đéc và Kiến Phong được dự kiến sáp nhập. Tháng 02/1976, Nghị định của Hội đồng
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đặt tên tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp thời kỳ phong kiến
Đồng Tháp xưa kia nguyên nằm trong vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu do các lưu
dân người Việt ở phía Bắc vào khai phá lập nghiệp hình thành nên các vùng dân cư. Cùng
với công cuộc Nam tiến của các dòng di dân tự nhiên, các Chúa Nguyễn cũng dần xác lập
chủ quyền và thiết đặt bộ máy cai trị.
Sử chép: Buổi quốc sơ, tùy đất mà đặt kho (gọi là khố trường), kho đặt ở đâu lấy
tên đất ở đó để thu chứa tiền thóc sản vật. Chúa thấy Gia Định khi đó đất rộng cho lập
thành 09 khố trường biệt nạp gồm Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 10 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh. Trong đó, khố trường Bả Canh (từ
năm 1732 thuộc châu Định Viễn) nay là vùng đất phía Bắc sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1757, Võ vương Nguyễn Phước Khoát mở mang thêm đất Tầm Phong Long
nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giao cho Nguyễn Cư Trinh lập ba đạo: Châu Đốc (ở
Hậu Giang), Tân Châu (ở Tiền Giang) và Đông Khẩu (xứ Sa Đéc) đều thuộc dinh Long
Hồ. Trong đó, đạo Đông Khẩu nay thuộc vùng đất phía Nam sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.
Đến triều Nguyễn, ban đầu vùng đất nay thuộc Đồng Tháp nằm trên đất phủ Định
Viễn trấn Vĩnh Thanh và phủ Kiến An trấn Định Tường. Năm 1832, vua Minh Mạng thực
thi công cuộc cải cách hành chính rộng lớn, thành lập 06 tỉnh tại Nam kỳ (gọi là Nam kỳ
lục tỉnh) gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trong
đó, Đồng Tháp thuộc các huyện Vĩnh An phủ Tân Thành, huyện Đông Xuyên phủ Tuy
Biên (tỉnh An Giang) và huyện Kiến Đăng phủ Kiến An (tỉnh Định Tường). Đến cuối đời
vua Tự Đức, trước khi có sự can thiệp của Pháp, vùng đất Đồng Tháp ngày nay chủ yếu
nằm trong các huyện: An Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An (tỉnh An Giang) và các huyện
Kiến Đăng, Kiến Phong (tỉnh Định Tường).
Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc
Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm có 06 tỉnh là Biên Hòa,
Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Năm
1862, bằng Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Đông và
bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều
Nguyễn lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra (Inspection). Năm
1867, sau khi tiếp tục chiếm 03 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), thực dân
Pháp cũng đặt các tỉnh này dưới chế độ cai trị như các tỉnh miền Đông.
Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18
khu. Trong đó, địa giới tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm chủ yếu trong Khu thanh tra Sa
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 11 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Đéc gồm 03 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên. Năm 1876, khu thanh tra Sa Đéc
đổi thành hạt tham biện Sa Đéc thuộc khu hành chính Vĩnh Long – 01 trong 04 khu hành
chính lớn của Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương
kể từ ngày 01/01/1900, các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh”
(province). Lúc này Sa Đéc là 01 trong 20 tỉnh của Nam kỳ.
Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được sáp
nhập vào tỉnh Vĩnh Long đồng thời thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, tỉnh Sa
Đéc được chia thành 03 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Lai Vung và Cao Lãnh. Năm 1924,
Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định tách tỉnh Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long
thành 01 tỉnh độc lập; đồng thời, nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành 01 Đại lý hành
chính (Délégation administrative) vào năm 1925.
Cho đến tháng 8/1945, địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong tỉnh
Sa Đéc gồm 03 quận: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh (phía Nam sông Tiền) và một
phần các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên (phía Bắc sông Tiền).
Đồng Tháp thời kỳ 1945 – 1975
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Sa Đéc thuộc Chiến khu 8 miền Trung
Nam Bộ. Ngày 12/9/1947, theo Chỉ thị của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ
thành lập tỉnh Long Châu Tiền trên cơ sở một phần các tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên
gồm 05 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò. Năm 1950, tỉnh
Đồng Tháp Mười được thành lập từ 29 xã của các huyện: Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Mỹ Tho);
Cao Lãnh (tỉnh Sa Đéc) và Mộc Hóa (tỉnh Tân An). Năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền sáp
nhập với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa. Tỉnh Long Châu Sa tồn tại cho đến năm
1954 bị xóa bỏ để khôi phục lại các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc như cũ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 02 miền lấy Vĩ
tuyến 17 tại Quảng Trị làm ranh giới. Địa giới từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc quản lý
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Sa Đéc lúc này thuộc Tây Nam phần. Tháng
02/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phong Thạnh từ một phần các
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 12 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
tỉnh: Châu Đốc (quận Hồng Ngự), Long Xuyên (quận Phong Thạnh Thượng và tổng An
Bình), Sa Đéc (quận Cao Lãnh). Tháng 10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lại ban
hành Sắc lệnh về việc thay đổi địa giới và tên một số tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam Việt
Nam, theo đó tỉnh Sa Đéc sáp nhập vào Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phong
Thạnh đổi tên thành tỉnh Kiến Phong. Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Long.
Đồng Tháp sau 30/4/1975 đến nay
Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc. Theo
Nghị quyết này, dự kiến hợp nhất các tỉnh cũ thành 21 tỉnh mới trong toàn quốc, trong đó
03 tỉnh: Long Châu Tiền, Sa Đéc, Kiến Tường được dự kiến sáp nhập thành 01 tỉnh mới.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tình hình thực tế ở miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định
điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu 6 trở vào, trong đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh
Kiến Phong cũ được hợp nhất. Trên cơ sở đó, tháng 02/1976, bằng Nghị định của Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp chính thức được
thành lập từ việc hợp nhất 02 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.
Năm 1976, khi mới thành lập tỉnh Đồng Tháp gồm 01 thị xã Sa Đéc (tỉnh lỵ) và 05
huyện: Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự, Lấp Vò, Châu Thành với tổng số 79 xã và 02 thị trấn.
Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy
tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ
lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng chung tay góp sức, thị xã
Cao Lãnh không ngừng phát triển và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2007
(đô thị loại II vào năm 2020).
Bên cạnh đó, thị xã Sa Đéc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013 (đô
thị loại II vào năm 2018); thị xã Hồng Ngự được thành lập vào năm 2008 (đô thị loại III
vào năm 2018) và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 13 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 03
thành phố trực thuộc tỉnh (hiện tại có thêm tỉnh Kiên Giang đạt được điều này).
Đời sống vật chất-tinh thần
Đời sống vật chất và tinh thần tỉnh Đồng Tháp là một phần quan trọng của cuộc
sống hàng ngày của người dân ở tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Tỉnh này nằm ở miền Tây
Nam Bộ, có địa hình đồng bằng sông nước phong phú.
Đời sống vật chất tỉnh Đồng Tháp được xác định bởi nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Người dân trong khu vực này chủ yếu là những người
nông dân và ngư dân, sinh hoạt từ việc canh tác lúa, trồng cây trái cho đến nuôi cá, tôm.
Ngoài ra, cũng có một số công ty sản xuất gỗ và các ngành công nghiệp khác như may mặc và xây dựng.
Tuy vậy, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, cuộc sốn
2. Chương 2. Tìm hiểu văn hoá ẩm thực tỉnh Đồng Tháp
2.1. Nguyên liệu ẩm thực.
Vì là một trong những vùng đất thuộc vùng Tây Nam Bộ với hệ thống sông ngòi
dày đặc nên nền ẩm thực của Đồng Tháp cũng đậm chất miền Tây chủ yếu dựa vào nguồn
thủy sinh nước ngọt. Đồng tháp nổi danh với những cánh đồng sen rộng lớn vì vậy ở đây
sen cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến món ăn. Mỗi một bộ
phận của sen đều được tận dụng như: hoa sen, hạt sen, lá sen, củ sen,.... Là một loại hoa
được xem là biểu tượng của Việt Nam, Sen được biết đến với nhiều công dụng như một vị
thuốc quý, mỗi một bộ phận của sen đều có một công dụng riêng . Việc người dân ở đây
sử dụng thức ăn làm từ sen không chỉ để no, để ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe. Nhờ
vị trí địa lý nên sản lượng cá, tôm, cua nước ngọt ở đây khá phong phú, người dân đã tận
dụng nguồn thủy sản đó để làm đa dạng cho bữa ăn của mình . Điển hình như: cá lóc, cá
linh, cá sặc,..Đầu tiên khi nói về thủy sản nơi đây phải nói về cá lóc. Hầu như khi ai đó
nhắc về Đồng Tháp hay miền Tây Nam Bộ chúng ta đều nghĩ về cá lóc và nhiều món ăn
liên quan tới chúng bởi vì sản lượng khá nhiều. Cá linh là loại cá hầu như ở nước ta chỉ
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 14 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
bắt gặp ở vùng sông nước Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Vốn là một loại cá thuộc họ cá
chép với thân hình nhỏ, tuy vậy cá linh có một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, rất giàu
protid chất sắc P lipid Ca, Mg, các vitamin A, B1, B2, B6,...Không những ưa chuộng thủy
sản người dân Đồng Tháp còn sử dụng chuột đồng thường xuất hiện vào mùa gặt, những
loài lưỡng cư như ếch và những loại bò sát như rắn làm nguyên liệu nấu ăn. Vào mùa
nước nổi bông điên điển cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của người
dân Đồng Tháp. Là một loại cây thuộc họ đậu với màu hoa đặc trưng là màu vàng bông
điên điển được người dân ở Đồng Tháp nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung rất yêu thích
và chế biến thành nhiều món. Ngoài bông điên điểm bông súng cũng là một loại hoa được
người dân nơi đây ưa chuộng. Nhờ vào thiên nhiên ưu ái nên ở đây các loại rau dại mọc
khá nhiều , không cần phải chăm bón thì chúng vẫn mọc rất tươi tốt. Tận dụng vào điều
đó họ sử dụng chúng góp phần tạo nên sự phong phú trong bữa ăn của người dân tỉnh Đồng Tháp.
Ngoài những nguyên liệu đậm chất miền Tây sông nước đó thì người Đồng Tháp
cũng sử dụng những nguyên liệu phổ biến cả nước như gạo, rau , củ, các loại thịt động
vật, gia súc gia cầm để phục vụ nhu cầu ăn uống. Vì đất đai khá màu mỡ, chủ yếu là kênh
rạch, nhiều hộ gia đình sở hữu diện tích vườn khá lớn nên những loại câu ăn quả, rau dưa
ở đây có một sản lượng lớn. Gia cầm, gia súc được chăn nuôi theo hình thức thả vườn để
tự cung cấp lượng thịt cho nền ẩm thực nơi đây. Như hầu hết các tỉnh khác của nước ta
việc trồng lúa nước ở đây cũng phát triên, nên gạo vẫn luôn là nguồn lương thực chính.
2.2. Khẩu vị và phong cách.
Cũng như người dân Tây Nam Bộ người Đồng Tháp cũng ưa chuộng đồ ăn có
hương vị khá ngọt có những nón rất ngọt như chè, bánh,.... Tuy nhiên điểm đặt biệt trong
khẩu vị của người dân nơi đây không dừng lại ở việc ăn ngọt mà khi ăn chua họ cũng nêm
gia vị rất chua và nếu đồ ăn có vị đắng thì sẽ cực kỳ đắng. Đồng thời món ăn cũng phải ăn
khi còn nóng , phải nóng đến mức “ vừa thổi vừa ăn”.
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 15 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Phong cách nấu ăn của người dân Đồng Tháp mang nét chân chất giản dị và cũng
có thể gọi là hoang dã . Một số món ăn của họ có cách chế biến hết sức đơn giản sử dụng
những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Họ có thể đánh bắt, chế biến và thưởng thức tại
chổ. Phong cách đơn giản đó không chỉ thể hiện qua việc chế biến thức ăn mà còn được
thể hiện qua nơi họ thưởng thức đồ ăn. Không khác tất cả người dân vùng Tây Nam Bộ
người dân Đồng Tháp hằng ngày khi dùng bữa họ cũng thường dùng trên sàn. Tuy nhiên
khi tiếp khách và vào những diệp quan trong thì học cũng sắp xếp bữa cơm ở những nơi
trang trọng để tỏ lòng hiếu khách.
2.3. Cách thức chế biến.
Người Đồng Tháp chủ yếu chuộng những cách chế biến khá là đơn giản như:
chiên, xào, luộc, kho, nướng,... Đơn giản tới mức có khi họ chỉ cần ra đồng bắt cá sau đó
nướng trui kết hợp với các loại rau dại xung quanh và thưởng thức ngay tại chổ. Tuy vậy
nhưng vẫn có nhưng món ăn được chế biên một các rất công phu và tinh tế mà chỉ có thể
là người dân nơi đây mới có thể tạo ra đúng hương vị đó. Ngoài các cách chế biên đó ở
đây người ta còn dùng những loại tôm, cá.. để làm ra cá loại mắm đậm đà và ngon miệng.
2.4. Một số món ăn tiêu biểu.
Được mệnh danh là xứ xở hoa sen, điều kiện tự nhiên với hệ thống sông ngòi dày
đặc, phù sa bồi đắp là một trong những tiền đề để ẩm thực ở đây phát triển và tạo nên
những món ăn hấp dẫn, dưới đây là một số đặc sản Đồng Tháp trứ danh không thể bỏ qua. Bánh xèo cao lãnh
Bánh xèo mặc dù không còn là món ăn quá xa lạ, nhưng tùy vào mỗi vùng miền mà
đặc điểm của chúng sẽ khác nhau. Bánh xèo Cao Lãnh được biết đến với hương vị
thơm ngon, vỏ bánh mỏng và giòn, được nhuộm một lớp nghệ vàng hấp dẫn. (6)
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 16 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Hình 2.4.1. Bánh xèo Cao Lãnh Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu nổi tiếng là món ăn bình dân khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Trong
đó, hủ tiếu Sa Đéc được đánh giá mang lại hương vị thơm ngon đặc trưng, hấp dẫn cho
người ăn ngay lần đầu thưởng thức. Điểm đặc biệt tạo nên cái riêng cho món ăn đặc sản
Đồng Tháp này chính là những sợi hủ tiếu mềm, kết hợp cùng nước lèo thành ngọt chuẩn
vị được nấu từ xương heo. (7)
2.4.2. Hủ tiếu khô Sa Đéc
Bánh tằm bì Đồng Tháp
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 17 Cơ sở văn hoá Việt Nam GVC: TS. Đỗ Thuỳ Trang
Không chỉ tại Đồng Tháp, mà món bánh tằm bì vùng này còn nổi danh khắp cả
nước và được nhiều người tìm kiếm. Từ những sợi bánh đều được chọn lọc gạo hảo hạng
và xay nhuyễn để mang đến những sợi bánh dai, thơm. Kết hợp cùng bì thơm, them chả,
nem, rắc một chút đậu phộng, thêm một chút nước cốt dừa mang hương vị thơm ngọt, béo béo cuốn hút. (8)
Hình 2.4.3. Bánh tằm bì Đồng Tháp Cá lóc nướng trui
Cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả) nướng trui có ở nhiều vùng đất khác nhau và trở
thành món ăn dân dã. Nhưng cá lóc nướng cuốn cùng với lá sen non mang lại một hương
vị không thể cưỡng nổi, là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Đồng Tháp.
“Cá lóc được sơ chế sạch và cuốn cùng lá sen tươi để nướng chín. Khi ăn chỉ cần
lấy phần cá bên trong, kèm thêm chút rau sống, bún tươi, khế chua, dưa leo, chấm vào
nước chấm riêng. Chắc chắn sẽ mang lại món ăn khó quên” (9)
Đề tài: Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh đồng tháp 18