-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu đặc trưng văn hoá một số làng nghề truyền thống cụ thể. liên hệ thực tiễn làng nghề đó hiện nay | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, việc bảo tồn các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc của mỗi vùng, địa phương khác nhau không chỉ trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành văn hoá mà còn là vấn đề nóng trong toàn xã hội. Việc cho ra đời các sản phẩm thủ công bắt nguồn từ nhu cầu thường ngày của gia đình, sau này dần trở thành nhu cầu của toàn xã hội và bắt đầu trao đổi,Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tìm hiểu đặc trưng văn hoá một số làng nghề truyền thống cụ thể. liên hệ thực tiễn làng nghề đó hiện nay | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, việc bảo tồn các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc của mỗi vùng, địa phương khác nhau không chỉ trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành văn hoá mà còn là vấn đề nóng trong toàn xã hội. Việc cho ra đời các sản phẩm thủ công bắt nguồn từ nhu cầu thường ngày của gia đình, sau này dần trở thành nhu cầu của toàn xã hội và bắt đầu trao đổi,Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
+
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ----------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ***
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ MỘT SỐ LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỤ THỂ.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ ĐÓ HIỆN NAY.
MÃ MÔN HỌC: IVNC320905_23_3_02CLC
HỌC KỲ – NĂM HỌC 2023 - 2024 3 THỰC HIỆN: M2CLC_2B
GVHD: TS. Đỗ Thùy Trang
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
HỌC KỲ 3 NĂM HỌC 2023 - 2024
TÊN NHÓM TIỂU LUẬN: M2CLC_2B
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang Tên đề tài:
TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
CỤ THỂ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÀNG NGHỀ ĐÓ HIỆN NAY. STT Họ và tên Mã số sinh viên Tỉ lệ hoàn thành Chữ kí 1 Lê Hữu Lộc 23161148 100% 2 Nguyễn Thanh Quang 23110142 100% 3 Nguyễn Đức Thịnh 23110156 100% 4 Trịnh Nhật Anh 23110074 100% 5 Phạm Anh Quân 22110215 100% NHÓM TRƯỞNG
(Họ và tên, MSSV, số điện thoại, chữ kí)
Lê Hữu Lộc – MSSV: 23161148 – SĐT: 0765353887
Ghi chú: Tỷ lệ % là mức độ đánh giá kết quả thực hiện tiểu luận của từng thành viên,
được đánh giá công khai và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm, có chữ kí xác
nhận của từng thành viên và xác nhận của nhóm trưởng.
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… Ngày 1 tháng 8 năm 2024.
Giảng viên (kí tên) MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ GỐM TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM............................................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm về làng nghề gốm...........................................................................3
1.2. Tiêu chí công nhận......................................................................................................4
1.3. Đặc điểm.....................................................................................................................4
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................4
1.3.2. Kỹ thuật làm gốm.................................................................................................5
1.3.3. Đa dạng về thiết kế và mẫu mã............................................................................5
1.3.4. Ưu điểm và thách thức.........................................................................................6
1.4. Vai trò của làng nghề gốm..........................................................................................8
CHƯƠNG 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU............10
2.1. Vài nét về làng nghề gốm Chu Đậu..........................................................................10
2.1.1. Giới thiệu văn hoá xứ Đông (Hải Dương).........................................................10
2.1.2. Khái quát làng gốm Chu Đậu, nơi lưu giữ tinh hoa Việt xưa............................11
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................12
2.2. Những giá trị của làng gốm Chu Đậu.......................................................................14
2.2.1. Về mặt lịch sử:...................................................................................................14
2.2.2. Về mặt văn hóa:.................................................................................................14
2.2.3. Về mặt kinh tế:...................................................................................................14
2.2.4. Về mặt xã hội:....................................................................................................15
2.3. So sánh làng gốm Chu Đậu với làng gốm Bát Tràng................................................15
2.3.1. Sự giống nhau giữa làng gốm Chu Đậu và làng gốm Bát Tràng.......................15
2.3.2. Sự khác nhau giữa làng gốm Chu Đậu và làng gốm Bát Tràng.........................15
2.4. Bảo tồn và phát triển làng gốm Chu Đậu trong thời gian hiện nay...........................17
2.4.1. Thuận lợi............................................................................................................19
2.4.2. Khó khăn............................................................................................................20
2.4.3. Một số giải pháp.................................................................................................21
2.4.4. Kiến nghị chính sách phát triển làng nghề Gốm Chu Đậu................................23
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................26 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, việc bảo tồn các giá trị văn
hoá, bản sắc dân tộc của mỗi vùng, địa phương khác nhau không chỉ trở thành vấn đề
được quan tâm hàng đầu của ngành văn hoá mà còn là vấn đề nóng trong toàn xã hội.
Việc cho ra đời các sản phẩm thủ công bắt nguồn từ nhu cầu thường ngày của gia đình,
sau này dần trở thành nhu cầu của toàn xã hội và bắt đầu trao đổi, được chuyên môn
hoá hình thành nên những làng nghề khác nhau với những đặc tính khác nhau. Có thể
nói, làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu trong làng xã nông nghiệp cổ
truyền. Làng nghề biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người dân trong quá trình
thích ứng với điều kiện địa lý lẫn kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.
Việc chọn đề tài này là kết quả của sự tò mò và muốn hiểu rõ hơn về những giá
trị mà làng nghề văn hoá nói chung và làng nghề gốm nói riêng mang lại. Gốm nghệ
thuật là một trong những phát minh quan trọng của ông cha ta, chính sự khéo léo cùng
đôi bàn tay sáng tạo không ngừng của những người nghệ nhân đã biến gốm trở thành
một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc. Ngày nay, tuy khoa học
công nghệ đã phát triển nhưng gốm sứ vẫn là chất liệu, công cụ không thể thiếu trong
đời sống xã hội. Bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu, ta có thể nhận thấy rằng, từ xa xưa
người Việt ta đã vang danh trên thế giới về một loại sản phẩm gốm chất lượng, bắt mắt
thu hút người nhìn, đồng thời hiểu rõ hơn về những kĩ thuật sản xuất gốm cùng giá trị
độc đáo mà nó mang lại cho đời sống người Việt. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài
này cũng phần nào tác động tích cực để chủ trương, chính sách định hướng phát triển
ngành thủ công một cách đúng đắn trên đà công nghệ hoá hiện nay. Tích cực tìm hiểu,
tuyên truyền về gốm sứ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội và
giáo dục thế hệ trẻ, giúp nâng cao ý thức của người dân về việc bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống quý báu, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam đến với bạn bè quốc tế. 1
2. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề này tập trung vào nghiên cứu lịch sử hình thành của làng nghề truyền
thống nói chung và làng nghề gốm nói riêng, đồng thời tìm hiểu về lịch sử của nghề
gốm, các bước trong quy trình sản xuất cũng như là sự thay đổi của những quy trình ấy
theo thời gian. Mặt khác, làm rõ sự phát triển của nghề gốm cổ truyền cùng những
thuận lợi, khó khăn trong việc giữ gìn và phát triển tinh hoa đất Việt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làng nghề gốm là một kho tàng văn hoá và di sản quý giá của Việt Nam, ẩn
chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và kinh tế - xã hội. Với mục tiêu chính là nghiên
cứu lịch sử hình thành và bản chất của nghề gốm, nhóm chúng em mong muốn mang
đến cho người đọc những kiến thức thực tiễn, bao quát về lịch sử dân tộc ta, đồng thời
nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn những giá trị truyền thống trong thời kì hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học cụ thể
khác như nhân học văn hóa, lịch sử, địa lý, dân tộc học, tôn giáo học để phân tích,
đánh giá bản chất và giá trị của đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ địa - văn hóa, sử - văn hóa...
Phương pháp nghiên cứu lý lupn:
- Phân tích - tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu, lý luận liên quan đề tài
- Phương pháp cấu trúc, cho phép đặt vấn đề theo trật tự cấu trúc logic, trong đó nhấn
mạnh mối quan hệ tương tác giữa các phần nội dung với nhau hợp thành tổng thể luận văn.
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp tài liệu thành văn về làng gốm truyền thống.
Phương pháp tqng hợp, phrn tích và so sánh: Sử dụng các phương pháp
phân tích từ các ý kiến, quan điểm trong quá trình ph•ng vấn chuyên gia, kết hợp với
dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để làm rõ nội dung mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2 3 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ GỐM
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm về làng nghề gốm
Nghề gốm là một trong những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời
tại Việt Nam, có thể truy về hàng ngàn năm trước. Các làng nghề gốm như Bát Tràng
(Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), và Chu Đậu (Hải Dương) không chỉ là những nơi sản
xuất gốm mà còn là những biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Những sản
phẩm gốm được chế tác tại các làng nghề này mang đậm dấu ấn của từng vùng miền,
phản ánh sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
Người thợ gốm, còn gọi là nghệ nhân gốm, là những người lao động sử dụng
đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những sản phẩm gốm. Họ là những người nghệ sĩ, với
tình yêu nghề sâu đậm và một tâm hồn đầy cảm xúc. Bên cạnh việc khéo léo, người
nghệ nhân phải có tình yêu nghề mãnh liệt, coi nghề gốm không chỉ là công việc mà là
một phần của cuộc sống. Đối với họ, mỗi tác phẩm gốm không chỉ là một sản phẩm để
bán mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, một đứa con tinh thần được tạo ra từ sự đam
mê và tâm huyết. Họ không chỉ là những người tạo ra sản phẩm mà còn là những
người thầy, những người truyền lửa cho lớp trẻ, giúp bảo tồn và phát huy nghề gốm
truyền thống. Sự cống hiến này không chỉ giúp duy trì nghề gốm mà còn góp phần bảo
tồn văn hóa và di sản dân tộc.
Nghề gốm Việt Nam không chỉ là một ngành nghề truyền thống mà còn là một
phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử dân tộc. Các vật dụng bằng gốm đã hiện
diện trong đời sống hàng ngày của người Việt, từ các bữa ăn gia đình đến các nghi lễ
tôn giáo, từ trang trí nhà cửa đến các tác phẩm nghệ thuật. Việc bảo tồn và phát huy
nghề gốm không chỉ giúp duy trì một phần quan trọng của di sản văn hóa dân tộc mà
còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và du lịch của đất nước. 4
1.2. Tiêu chí công nhpn
Lịch sử hình thành và phát triển: Làng nghề gốm phải có lịch sử hình thành
và phát triển lâu đời tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển.
Sản phẩm đặc trưng: Làng nghề phải có những sản phẩm gốm đặc trưng,
mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng nghệ nhrn: Nghề gắn với tên tuổi cuura một hay nhiều nghệ nhân
hoặc tên tuổi của làng nghề, tạo ra một cộng đồng nghệ nhân đông đảo, gắn bó và tâm huyết với nghề. 1.3. Đặc điểm
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nghề gốm đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, với các di chỉ
khảo cổ học tìm thấy nhiều hiện vật gốm cổ. Bát Tràng có nguồn gốc từ thế kỷ 14, và
đến nay vẫn là một trung tâm sản xuất gốm sứ quan trọng của cả nước. Lịch sử phát
triển của nghề gốm truyền thống gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội
của Việt Nam qua các thời kỳ.
Bắt đầu từ 10 thế kỷ đầu Công nguyên, khi nghề gốm Việt Nam tiếp thu kỹ
thuật từ Trung Hoa và nhanh chóng phát triển. Đặc trưng của gốm thời kỳ này là
xương gốm dày, men m•ng, men màu vàng ngà, trắng nhạt, trang trí hoa văn nổi. Thế
kỷ III đến VI, sản xuất gốm phương Nam phát triển vượt bậc với dòng gốm men trắng,
men trắng xanh được nung ở nhiệt độ cao, đánh dấu cuộc cách mạng trong sản xuất gốm sứ.
Giai đoạn thế kỷ XI-XIV, khi Việt Nam bước vào thời kỳ phong kiến độc lập,
nghề gốm phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và văn hóa. Xuất
hiện các lò gốm cung đình tại Hoàng thành Thăng Long và các lò gốm ở Thăng Long,
Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình. Đồ gốm thời Lý - Trần phát triển độc
lập, khám phá các đề tài trang trí bản địa và tiếp thu yếu tố kỹ thuật từ gốm sứ Trung
Quốc, tạo nên một giai đoạn rực rỡ trong lịch sử gốm sứ Việt Nam. 5
Giai đoạn tiếp theo của hành trình gốm Việt (thế kỷ XV-XVII) chứng kiến sự
phát triển mạnh mẽ của nghề gốm nhờ vào mối quan hệ thương mại với nhiều nước
trên thế giới, biến đồ gốm thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Các trung tâm sản
xuất như Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương) đã đạt
đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Đến thế kỷ XVIII-XIX, gốm Bát Tràng vẫn duy
trì sức sống nhờ vào thị trường tiêu thụ trong nước với các sản phẩm gia dụng, đồ thờ và đồ trang trí.
1.3.2. Kỹ thupt làm gốm
Để tạo thành một sản phẩm gốm hoàn chỉnh thì cần qua 5 bước chính:
Chọn và xử lý đất: Chọn đất sét và cao lanh tốt nhất, sau đó tinh luyện qua nhiều
công đoạn để loại b• tạp chất, nhào kỹ, tạo độ mịn và dẻo cho đất.
Chuốt gốm – tạo hình hốm sứ: Đất được nặn thành dây dài, chuốt và điều chỉnh
bằng tay và chân trên bàn xoay. Sau đó dùng khuôn để sản xuất các sản phẩm có
khối lượng lớn như bát, đĩa.
Trang trí hoa văn: Dùng bút vẽ trực tiếp trên nền gốm. Sau bước này sẽ tạo hình
chi tiết như tai, quai, hoa lá, sau khi sản phẩm được hong khô.
Tráng men: Sau khi trang trí, sản phẩm được nung sơ, sau đó phủ lớp men và
nung chính thức. Sản phẩm nh• được nhúng men, sản phẩm lớn dùng phương pháp dội hoặc phun men.
Nung sản phẩm gốm: Nung sản phẩm trong lò ở nhiệt độ và thời gian phù hợp với
từng loại gốm. Nhiệt độ nung có thể từ 600 - 1350 độ C tùy loại gốm. Các sản
phẩm được tu chỉnh lại trước khi nung để đảm bảo chất lượng.
1.3.3. Đa dạng về thiết kế và mẫu mã
Nghề gốm truyền thống Việt Nam là một phần quan trọng của di sản văn hóa,
nổi bật với phong cách thiết kế đa dạng và độc đáo. Từng làng nghề đều mang những
đặc trưng riêng biệt về hình dáng, màu sắc và họa tiết, tạo nên sự phong phú và đa
dạng cho nghệ thuật gốm Việt. 6
Các sản phẩm gốm có một hình dáng phong phú. Các sản phẩm thường mang
nét mềm mại và uyển chuyển, thể hiện sự tinh tế trong từng chi tiết. Sự cân đối trong
thiết kế của sản phẩm không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn phản ánh sự khéo léo
và tay nghề cao của người thợ gốm. Hơn nữa, mỗi sản phẩm đều chứa đựng một câu
chuyện, một phần văn hóa và đời sống của người dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Màu sắc của gốm truyền thống Việt Nam thường là những gam màu tự nhiên và
giản dị, như trắng ngà, nâu đất và xanh lam. Các màu men này được chế tác từ các
nguyên liệu tự nhiên, như đất sét, khoáng chất, tạo nên sự hài hòa và bền màu cho sản
phẩm. Sự lựa chọn màu sắc còn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa về phong thủy và
tâm linh, giúp cân bằng năng lượng và mang lại may mắn cho người sử dụng.
Họa tiết trang trí trên các sản phẩm gốm truyền thống thường mang đậm nét
văn hóa dân gian, với các hình ảnh hoa lá, các biểu tượng tâm linh. Những họa tiết
này, biểu tượng này mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và lịch sử. Các họa tiết này
thường được vẽ tay hoặc khắc nổi, tạo nên sự độc đáo và phong phú cho từng sản
phẩm. Quá trình vẽ tay và khắc nổi đòi h•i sự tỉ mỉ và tay nghề cao, giúp mỗi sản
phẩm trở thành một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ nhân.
Phong cách thiết kế của gốm truyền thống Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa
nghệ thuật và văn hóa. Sự đa dạng trong hình dáng, màu sắc và họa tiết của gốm
truyền thống Việt Nam không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hóa của dân tộc mà
còn là niềm tự hào của người Việt. Qua từng sản phẩm gốm, sự tinh tế, khéo léo và
tâm huyết của người nghệ nhân càng được nâng cao, cùng với những giá trị văn hóa
truyền thống được gìn giữ và phát huy qua các thế hệ.
1.3.4. Ưu điểm và thách thức Ưu điểm:
Làng nghề gốm truyền thống ở Việt Nam không chỉ là những cộng đồng sản
xuất hàng hóa, mà còn là những di sản văn hóa, chứa đựng tinh hoa nghệ thuật và lịch 7
sử của dân tộc. Các làng nghề gốm truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong
việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa, cũng như góp phần vào nền kinh tế địa
phương bởi những ưu điểm nổi bật.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của làng nghề gốm truyền thống là khả năng
lưu giữ và phát triển các kỹ thuật nghệ thuật cổ truyền. Sản phẩm gốm không chỉ phục
vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và bảo tồn
di sản văn hóa. Những sản phẩm này thường được làm từ các kỹ thuật truyền thống,
như trang trí bằng hoa văn dân gian, khắc nổi, và vẽ tay, qua đó phản ánh sâu sắc lịch
sử và phong tục tập quán của người Việt qua nhiều thế kỷ.
Ngoài việc bảo tồn di sản văn hóa, làng nghề gốm truyền thống còn đóng góp
đáng kể vào nền kinh tế địa phương. Những làng nghề này tạo ra hàng triệu việc làm
cho người dân, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi công việc sản xuất gốm trở
thành nguồn sinh kế chính. Sản phẩm gốm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất
khẩu ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương.
Làng nghề gốm truyền thống còn góp phần vào sự phát triển du lịch văn hóa.
Các làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, giúp quảng bá hình ảnh của
đất nước và mang lại trải nghiệm độc đáo. Du khách có cơ hội tham quan, học h•i về
quy trình sản xuất gốm, và trực tiếp tham gia vào các hoạt động làm gốm, từ đó tạo ra
một nguồn thu nhập bổ sung cho cộng đồng và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Thách Thức:
Tuy nhiên, các làng nghề gốm truyền thống cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức. Một trong những thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh từ các sản phẩm công
nghiệp và quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sản phẩm gốm truyền thống phải cạnh
tranh với các sản phẩm gốm công nghiệp giá rẻ và đa dạng từ các nước khác. Điều này
đặt ra yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã và giá cả, đòi h•i các làng nghề phải không
ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 8
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề khác cần được giải quyết. Các lò nung sử
dụng than củi có thể thải ra nhiều khí độc hại, ảnh hưởng đến sức kh•e của người dân
và môi trường xung quanh. Cần áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn và đầu tư
vào hệ thống xử lý khí thải để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Cuối cùng, sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng cũng tạo ra áp lực đối
với các làng nghề gốm truyền thống. Thị hiếu của người tiêu dùng liên tục thay đổi,
yêu cầu các sản phẩm gốm phải đáp ứng các xu hướng mới về thiết kế và công năng sử
dụng. Việc thay đổi để phù hợp với thị hiếu hiện đại cần cân nhắc kỹ lưỡng để không
làm mất đi giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của sản phẩm.
Làng nghề gốm truyền thống Việt Nam là những cộng đồng sản xuất quan
trọng, không chỉ trong việc duy trì và phát triển nghệ thuật gốm mà còn trong việc bảo
tồn di sản văn hóa. Sự chung tay góp sức từ các các tổ chức xã hội và cộng đồng sẽ là
yếu tố quyết định để các làng nghề gốm truyền thống có thể vượt qua khó khăn, phát
triển bền vững và tiếp tục đóng góp vào nền văn hóa và kinh tế của đất nước.
1.4. Vai trò của làng nghề gốm
Làng nghề gốm truyền thống ở Việt Nam là những cộng đồng sản xuất hàng
hóa, là các trung tâm văn hóa, kinh tế và xã hội có ảnh hưởng sâu rộng. Để hiểu rõ hơn
về vai trò quan trọng của các làng nghề gốm, chúng ta cần xem xét các khía cạnh
chính của sự đóng góp của chúng trong xã hội Việt Nam.
Một là bảo tồn di sản văn hóa, làng nghề gốm truyền thống giữ vai trò then chốt
trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc. Các kỹ thuật làm gốm
truyền thống, từ việc chọn lựa nguyên liệu, tạo hình, trang trí cho đến nung, đều được
gìn giữ và truyền lại qua các thế hệ. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề gốm
giúp duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời làm phong phú thêm di sản văn hóa dân tộc.
Hai là đóng góp vào kinh tế khu vực. Chúng tạo ra hàng triệu việc làm cho
người dân, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi mà sản xuất gốm trở thành nguồn 9
sinh kế chính. Việc sản xuất gốm không chỉ bao gồm các công đoạn chế tác thủ công
mà còn bao gồm các hoạt động liên quan đến thương mại, xuất khẩu và dịch vụ. Các
sản phẩm gốm truyền thống, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc
tế, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Ba là thúc đẩy dịch vụ du lịch. Những làng nghề này thu hút du khách trong và
ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu về quy trình sản xuất gốm. Du
khách có thể tham gia vào các hoạt động như làm gốm, học h•i về kỹ thuật sản xuất và
thưởng thức các sản phẩm gốm độc đáo.
Bốn là gìn giữ những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Sự gắn kết trong cộng đồng giúp
duy trì các mối quan hệ xã hội và tạo ra một môi trường làm việc ổn định và hỗ trợ lẫn
nhau. Các sự kiện văn hóa, lễ hội liên quan đến nghề gốm cũng góp phần tăng cường
sự đoàn kết và gắn bó trong cộng đồng.
Tóm lại, làng nghề gốm truyền thống là một phần không thể thiếu trong di sản
văn hóa và kinh tế của Việt Nam. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn
các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế địa phương, và thúc đẩy du lịch văn hóa. Sự hỗ
trợ và đầu tư cần thiết từ các tổ chức, địa phương sẽ giúp các làng nghề gốm truyền
thống vượt qua những thách thức hiện tại và tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai. 10
CHƯƠNG 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU
2.1. Vài nét về làng nghề gốm Chu Đpu
2.1.1. Giới thiệu văn hoá xứ Đông (Hải Dương)
Hải Dương, nơi thường được gọi với cái tên xứ đông, bởi nơi đây vốn là trấn
phên dậu phía đông của kinh thành Thăng Long xưa. Có thể khẳng định rằng truyền
thống văn hiến từ ngàn xưa chính là niềm tự hào, đồng thời là cội nguồn tạo nên sức
sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất Hải Dương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa xứ Đông là sự kết hợp một cách tinh tế khi nó vừa mang đặc trưng của
văn hóa Việt Nam vừa có những nét đặc trưng riêng của con người Hải Dương, của
vùng đất được mệnh danh là “địa linh, nhân kiệt”.
Xứ đông nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng, nghề
làm tranh Đông Hồ, và đặc biệt là nghề gốm Chu Đậu. Mỗi làng nghề đều mang một
bảng sắc văn hóa riêng phản ảnh đời sống và tâm hồn của người dân trên mãnh đất
này. Văn hóa của xứ Đông không chỉ là một phần của lịch sử, mà còn là sống động và
là một phần của văn hóa hiện đại góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa vốn đã có
truyền thống lâu đời và vô cùng đa dạng của đất nước Việt Nam. Trong đó làng gốm
Chu Đậu nổi lên như một biểu tượng, là nơi lưu giữ và phát triễn những giá tinh hoa
trong nghệ thuật gốm sứ của Việt Nam.
Ngoài ra, xứ Đông còn được biết đến với vô vàng lễ hội đặc sắc như lễ hội Côn
Sơn – Kiếp Bạc, hội đền Quan Lớn Tuần Tranh, hội đền Yết Kiêu, lễ hội chơi pháo
đất, lễ hội làng Kê Khẩu, lễ hội Thượng Cốc, và còn nhiều lễ hội khác. Những lễ hội
này không chỉ là dịp để con người t• lòng thành kính và biết ơn đến các vị anh hùng,
thần linh mà còn là dịp để người dân ở khắp nơi cùng nhau tựu họp, giao lưu và giữ
gìn được bản sắc dân tộc. 11
Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, xứ Đông là nơi giao thoa văn hóa giữa các
vùng miền. Tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và không kém phần
thú vị. Sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa bản địa và văn
hóa ngoại lai đã tạo nên một xứ Đông độc đáo và hấp dẫn, thu húc khách du lịch từ
khắp nơi trên thế giới.
2.1.2. Khái quát làng gốm Chu Đpu, nơi lưu giữ tinh hoa Việt xưa
Làng gốm Chu Đậu hiện nay tọa lạc trên địa bàn các xã Minh Tân và Thái Tân
thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một trong những là gốm có truyền thống
lâu đời và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Từ hàng trăm năm trước gốm Chu Đậu đã
được biết đến với những sản phẩm gốm tinh xảo, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Gốm
Chu Đậu không chỉ là những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày mà còn là những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị cao, được tạo ra bởi các bàn tay khéo léo và sự tâm huyết cùng
với những cố gắn không ngừng của các nghệ nhân làng gốm. Một tác phẩm đề mang
trong mình một câu chuyện, một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Gốm chu đậu nổi bật với việc sử dụng men gốm đặc biệt, hoa văn trang trí độc
đáo và tinh tế, kỹ thuật nung gốm truyền thống.
Sử dụng men gốm đặc biệt: men gốm Chu Đậu được biết đến với một màu nâu
đất độc đáo, không lẫn đi đâu được. Màu men này là thành phẩm của việc trộn tro trấu
với một số thành phần bí mật khác, tất cả tạo nên một loại men gốm có độ bền vượt
trội, khả năng chống thấm nước cao và không bị bong tróc qua thời gian dài sử dụng.
Hoa văn trang trí vô cùng độc đáo và tinh tế: gốm Chu đậu không chỉ được ca
ngợi bởi chất liệu độc đáo mà còn bởi những hoa văn trang trí vô cùng phong phú và
đa dạng. Những chi tiết như rồng phượng, hoa văn kỷ hà, hoa sen,… mỗi hình ảnh đều
mang một ý nghĩa và một vẽ đẹp riêng biệt. Đặc biệt hoa văn trên gốm chu đậu được
vẽ một cách tỉ mỉ, đảm bảo tính cân đối và tinh tế. phản ánh sự khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân. 12
Kỹ thuật nung gốm truyền thống: một yếu tố không kém phần quan trọng và đã
làm nên chất lượng gốm chính là kỹ thuật nung trong lò củi truyền thống. Quá trình
này diễn ra ở nhiệt độ cao, giúp gốm sứ đạt được độ cừng cáp và độ bền tuyệt vời. Kỹ
thuật này không chỉ tạo nên một sản phẩm vượt trội mà còn giữ được vẽ đẹp tự nhiên,
màu sắc và hoa văn của gốm.
Những đặc điểm này đã tạo nên một vẽ đẹp độc đáo và không thể nhầm lẫn của
gốm Chu Đậu một tác phẩm thủ công mang đậm giá trị văn hóa của con người Việt Nam.
Gốm Chu Đậu không chỉ là biểu tượng nghệ thuật của gốm sứ Việt Nam mà
còn là niềm tự hào của người dân xứ đông nói chung và các thợ gốm nói riêng. Các
sản phẩm gốm Chu Đậu hiện nay đang được xuất khẩu đi các khắp nơi trên thế đã góp
phần quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hiện nay gốm chu đậu không chỉ
được trưng bài ở các bảo tàng trong nước mà còn là một bộ sưu tập tuyệt hảo từ các
bảo tàng lớn trên thế giới như bảo tàng Metropolitan ở New York (Mỹ), British
Museum of London ở Anh, Museum het Princesshof ở Hà Lan, …
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển.
Mỗi dòng gốm đều có lịch sử phát triển riêng và gốm Chu Đậu cũng không
ngoại lệ. Nó được hình thành và phát triễn trải qua biết bao thằng trầm theo dòng chảy
của lịch sử nước nhà. Chu Đậu, theo nghĩa Hán là bến thuyền đỗ. Vào thế kỷ XV, chu
đậu là một xã nh• thuộc huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương, nằm liền
kề với tả ngạn sông Thái Bình, một nhánh của con sông Lục Đầu, có thể về Thăng
Long, ra biển thuận lợi cho giao thương, buôn bán.
Gốm chu đậu là một dòng mỹ nghệ cao cấp, nó có niên đại từ thế kỷ XIII – XV
và phát triễn rực rỡ nhất từ thế kỷ XV – XVI. Sang thê kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất
truyền và nguyên nhân cho việc này là cuộc chiến tranh giành quyền lực của 2 thế lực
phong kiến lúc đó là Trịnh và Mạc tại vùng Nam Sách. 13
Sau khi thất truyền với nghề gốm người dân làng Chu Đậu chỉ biết làm nghề dệt
chiếu. Người dân Chu Đậu chỉ còn biết làm ruộng và dệt chiếu, họ không biết làm gốm
và cũng không ngờ rằng ông cha của họ từng làm ra những đồ gốm tinh xảo và tuyệt
mĩ. Các lò gốm ngày xưa đã nằm sâu dưới đồng ruộng một địa danh trong làng là
“Đống lò” nhưng chính người dân cũng không biết nó là gì? Dấu vết gốm đã chìm sâu
dưới lòng đất, biến mất hẳng trong ký ức của người dân.
Chuyện hồi sinh làng gốm cổ Chu Đậu bắt đầu từ lá thư của Bí thư thứ nhất đại
sứ quán Nhật Bản Makoto Anabuki, gửi ông Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải
Hưng, năm 1980. Trong thư, ông Anabuki kể về chiếc bình gốm hoa lam Việt Nam tại
Bảo tàng Topkapi Saray, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhờ xác định thông tin về thợ gốm Bùi Thị
Hý và nơi sản xuất gốm và năm Thái Hòa thứ 8 (1450). Những thông tin này rất quan
trọng đối với lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của người
phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Là thư của ngài Makoto Anabuki đã thúc đẩy việc khám phá gốm Chu Đậu.
Qua 8 lần khai quật từ năm 1986, hàng vạn hiện vật gốm sứ đã được tìm thấy, trong đó
có bình tỷ bà bán với giá 521 ngàn USD. Hiện vẫn còn hơn 100 lò gốm cổ chưa được khai quật.
Năm 1993, một con tàu đắm từ thế kỷ XV được trục vớt tại eo biển Philippines
với 3000 đồ gốm Chu Đậu. Năm 1997, Việt Nam trục vớt tàu đấm tại Cù Lao Chàm,
thu được 340 ngàn hiện vật, trong đó có 240 hiện vật là gốm Chu Đậu còn lành lặn.
Đến nay, các nhà học giả nghiên cứu về đồ gốm mỹ nghệ đều thừa nhận rằng, gốm
Chu Đậu là dòng gốm đẹp nhất trên thế giới vào thế kỷ XIV – XVII.
Hiện nay, 46 bảo tàng ở 32 nước trừng bày gốm Chu Đậu. Năm 2001, Tổng
công ty Thương Mại Hà Nội đầu tư 24 tỷ đồng khôi phục làng gốm Chu Đậu. Nam
2003, gốm Chu Đậu xuất khẩu sang Tây Ban Nha và năm 2004 khánh thành gian hàng
trưng bày với 1000m2 để trưng bày và giới thiệu các phục chế các mẫu mã cổ.
Với những nỗ lực của mình gốm Chu Đậu đã được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp tặng cho 9 chữ vàng: “Gốm Chu Đậu tinh hoa văn hóa Việt Nam”. 14
Trải qua quá trình lịch sử lâu đời và những giá trị văn hóa đặc sắc, làng gốm
Chu Đậu thực sự là một duy sản quý báo, cần được bảo tồn và phát huy, để những tin
hoa của nghề gốm Việt xưa mãi mãi được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau.
2.2. Những giá trị của làng gốm Chu Đpu
Gốm Chu Đậu chính là một trong những "cái nôi" lớn của nghề làm gốm Việt
Nam, với bề dày lịch sử hơn 600 năm, mang trong mình những giá trị to lớn về mặt
lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
2.2.1. Về mặt lịch sử:
– Làng gốm Chu Đậu là trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng nhất Việt Nam từ thế kỷ
14 đến thế kỷ 17, được mệnh danh là “kinh đô gốm sứ” của Việt Nam.
– Sản phẩm gốm Chu Đậu có giá trị lịch sử và văn hóa cao, được sử dụng trong
Hoàng cung, các nghi lễ tôn giáo và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
– Gốm Chu Đậu là bằng chứng lịch sử quý giá phản ánh trình độ kỹ thuật, văn hóa và
đời sống xã hội của người Việt Nam trong thời kỳ đó.
2.2.2. Về mặt văn hóa:
– Ðồ gốm Chu Ðậu hình dáng thanh tao, nước men trong mà m•ng, hoa văn khắc
họa hình ảnh đời sống thôn làng Việt Nam hoặc phong cảnh làng quê Việt Nam.
Nét đặc trưng của gốm Chu Đậu được thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa
văn họa tiết tinh xảo, phản ánh trung thực nền văn minh, bản sắc văn hóa thuần Việt.
– Nghề gốm Chu Đậu là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào
năm 2010, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc.
– Làng gốm Chu Đậu là điểm đến du lịch văn hóa đầy hấp dẫn, thu hút du khách
trong và ngoài nước đến tham quan và học h•i.
2.2.3. Về mặt kinh tế:
– Nghề gốm Chu Đậu là nguồn sống chính của người dân, thu hút gần 1000 lao động
tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho mọi người.
– Sản phẩm được ưa chuộng bởi thị trường trong nước và quốc tế, mang lại nguồn
thu nhập cao cho người dân. 15
– Nghề gốm Chu Đậu góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách và
quảng bá thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới.
2.2.4. Về mặt xã hội:
– Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
– Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống.
– Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước và với các quốc gia khác trên thế giới.
– Nhờ những giá trị to lớn này, làng gốm Chu Đậu đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng gốm
Chu Đậu góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội địa phương.
2.3. So sánh làng gốm Chu Đpu với làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Chu Đậu và làng gốm Bát Tràng đều là những làng gốm truyền
thống nổi tiếng của Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn hàng trăm năm và giá trị văn hóa
vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hai làng gốm này cũng có những điểm giống và khác biệt về nhiều mặt:
2.3.1. Sự giống nhau giữa làng gốm Chu Đpu và làng gốm Bát Tràng
– Nguồn gốc: Cả hai đều là những làng nghề gốm sứ lâu đời của Việt Nam, có lịch
sử hình thành và phát triển từ hàng trăm năm trước.
– Nguyên liệu: Đều sử dụng đất sét làm nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm gốm sứ.
– Sản xuất: Quá trình sản xuất gốm của cả hai làng đều trải qua các công đoạn tương
tự nhau như: nhào đất, tạo hình, trang trí, nung.
– Giá trị văn hóa: Cả hai đều mang giá trị văn hóa cao, phản ánh tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.
– Sản phẩm đa dạng: Đều sản xuất ra nhiều loại sản phẩm gốm sứ khác nhau, phục
vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống.
2.3.2. Sự khác nhau giữa làng gốm Chu Đpu và làng gốm Bát Tràng
Lịch sử và nguồn gốc 16