-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu một số đặc điểm về văn hóa vật chất vùng văn hóa Việt Bắc | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Thuỳ Trang, giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh - giảng viên hướng dẫn môn học “Cơ sở Văn hoá Việt Nam”. Những lời hướng dẫn mà cô đã chia sẻ đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành bài tiểu luận này và kể cả cho những bài tiểu luận của các khóa học khác trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tìm hiểu một số đặc điểm về văn hóa vật chất vùng văn hóa Việt Bắc | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Thuỳ Trang, giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh - giảng viên hướng dẫn môn học “Cơ sở Văn hoá Việt Nam”. Những lời hướng dẫn mà cô đã chia sẻ đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành bài tiểu luận này và kể cả cho những bài tiểu luận của các khóa học khác trong tương lai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TÌM HI U M Ể ỘT SỐ M ĐẶC ĐIỂ TIÊU BIỂU VỀ T VĂN HÓA VẬ CH T Ấ VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Mã lớp học phần: IVNC320905E_01CLC
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Bạch Quốc Khánh – 21142466 Đinh Xuân Tiến – 21142057 Phạm Nguyễn Bảo Ngọc – 21147134 Đỗ Song Toàn – 21161269 Nguyễn Cao Nhật Tân – 21143307
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 0 tháng 4 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
ĐIỂM (BẰNG CHỮ):…………………………………………………………..
BẰNG CHỮ:……………………………………………………………………
CHỮ KÝ GV:………………………………………………………………….. LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Thuỳ
Trang, giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh - giảng viên
hướng dẫn môn học “Cơ sở Văn hoá Việt Nam”. Những lời hướng dẫn mà cô đã
chia sẻ đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành bài tiểu luận này và kể cả
cho những bài tiểu luận của các khóa học khác trong tương lai.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm bài tiểu luận, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để chúng em học thêm được nhiều
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận sắp tới.
BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TT Họ và tên Nhiệm vụ Làm chung Đánh giá Phụ trách Hoàn 1 + Phần: 1, 2, 3 Bạch Quốc Khánh + Chương I: phần 1.2 thành + Làm bài Word 2 Phụ trách Hoàn Đinh Xuân Tiến + Chương I: phần 1.1 Phần thành + Chương II: phần 2.1 kết Phụ trách luận Hoàn 3 Phạm Nguyễn Bảo Ngọc + Chương II: phần 2.4 thành Hoàn 4 Phụ trách Đỗ Song Toàn + Chương II: phần 2.2 thành Hoàn 5 Phụ trách Nguyễn Cao Nhật Tân + Chương II: phần 2.3 thành *Nhận xét:
- Nhóm hoàn thành bài đúng thời hạn deadline mà cả nhóm thống nhất đặt ra.
- Tuy còn một số lỗi nhưng vẫn khắc phục được và hoàn thành bài đúng thời hạn.
- Các thành viên đoàn kết, có trách nhiệm trong việc hoàn thành bài tiểu luận. MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 6
2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................ 7
1.1. Cơ sở lý thuyết vùng văn hóa Việt Nam ...................................................... 7
1.1.1. Khái niệm vùng văn hóa. ........................................................................ 7
1.1.2. Các vùng văn hóa Việt Nam .................................................................. .7
1.2. Đặc điểm xã hội vùng văn hóa Việt Bắc ....................................................... 9
1.2.1. Lịch sử vùng văn hóa Việt Bắc ............................................................... 9
1.2.2. Tổ chức xã hội vùng văn hóa Việt Bắc ................................................... 9
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VẬT CHẤT VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
.................................................................................................................................. 11
2.1. Văn hóa nhà ở ...............................................................................................11
2.2. Văn hóa trang phục .....................................................................................17
2.3. Văn hóa Ẩm thực .........................................................................................21
2.4. Liên hệ đến văn hóa vùng Tây Bắc ............................................................27
KẾT LUẬN .............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................30
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Phạm Văn Đồng phát biểu rằng :“ Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn
bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt
Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua
được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh”. Dân tộc Việt Nam trải qua bao đời,
bao thế hệ vốn có một truyền thống văn hóa hùng vĩ, mang đậm đà bản sắc dân tộc
và phong vị quê hương. Ở mỗi đất nước, mỗi cội nguồn riêng, đều có các vùng đất
mang dấu ấn văn hóa riêng biệt của chúng. Chúng vừa có nét đặc thù, vừa khác nhau
nhưng lại cùng thống nhất với nhau trong một chỉnh thể của nền văn hóa Việt Nam.
Trải dài dọc theo dải đất hình chữ S. Bất kể nơi đâu chúng ta đều cũng có thể thấy
được bản sắc, phong vị của mỗi địa danh. Đất nước Việt Nam là một trong những
vùng đất quy tụ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc. Một trong những nơi đó, chính là vùng văn hóa Việt Bắc.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận nhóm dựa trên cơ sở của giáo trình môn học Cơ sở văn hóa Việt
Nam. Cũng như tham khảo thông tin khác của vùng văn hóa thông qua các báo, tin
tức và các tài liệu có giá trị khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là tìm hiểu những đặc trưng và
đặc điểm của vùng văn hóa Việt Bắc. Cụ thể là đi khai thác những nét văn hóa của
từng vùng miền thuộc khu vực Việt Bắc ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên thì bài tiểu luận nhóm tập trung vào những phạm vi nghiên cứu sau:
+ Phân tích vị trí và đặc điểm tự nhiên vùng văn hóa V ệ i t Bắc.
+ Đặc điểm xã hội vùng văn hóa V ệ i t Bắc.
+ Đặc điểm vùng văn hóa V ệ i t Bắc Bắc. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lý thuyết vùng văn hóa Việt Nam
1.1.1. Khái niệm vùng văn hóa.
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành
bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ t ố
h ng các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể h ệ
i n trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con
người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển
lâu dài. Là khái niệm phản ánh tính hệ t ố
h ng – tổng thể của một không gian văn
hoá với những đặc trưng chung có thể tạo nên nét khác biệt trong so sánh với các vùng văn hoá khác.
Có hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng:
+ Yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/quy định cách
thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra
cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ th ậ
u t, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ cộng
đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
1.1.2. Các vùng văn hóa Việt Nam
a) Vùng văn hóa Tây Bắc
Hệ thống núi non nằm bên con sông Hồng, thuộc lưu vực sông Đà, có
chiều dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ng ệ
h An. Gồm các tỉnh: Lai Châu,
Sơn La, Hòa Bình và một số vùng của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp biên giới Lào.
Nơi đây có hơn 20 dân tộc sinh sống. Phần lớn là hai dân tộc Thái và dân tộc Mường.
Họ có những thành tựu văn hóa nổi bật như:
• Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa.
• Trang phục hoa văn sặc sỡ: khăn váy áo. • Ca múa xòe, sáo,...
b) Vùng văn hóa Việt Bắc (Đông Bắc)
Vùng núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Dân cư đa phần là người
Tày và Nùng. Gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang. Trang phục giản dị, quần áo chàm có hệ thống văn tự, văn học.
c) Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Thăng long, vùng sông Hồng)
Gồm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An. P ầ
h n lớn là người Kinh, sống thành làng xã.
Là nơi có đất đai màu mỡ, phát triển toàn diện. Là nguồn cội của văn hóa Trung bộ
và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
d) Vùng văn hóa Trung bộ
Dải đất hẹp và trải dọc theo đường bờ biển, kéo dài từ tỉnh Quảng bình
tới tỉnh Bình Thuận. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề b ể
i n. Con người chịu đựng gian khổ nên họ rất cần cù, hiếu học. Chủ
nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây là q ố u c gia Cham Pa, sau
sáp nhập vào Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn
Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc...tiêu biểu là những Tháp
Chàm. Trung tâm vùng văn hóa Trung bộ là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
e) Vùng văn hóa Tây Nguyên
Nằm phía đông dãy Trường Sơn, gồm bốn tỉnh: Gia Lai, Kontum, Đak
Lak, Lâm Đồng. Là vùng có 20 đồng bào dân tộc sinh sốn . g Đây là vùng có nhiều
thành tựu văn hóa cổ đặc sắc: lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ.
f) Vùng văn hóa Nam Bộ (Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ)
Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Trung tâm là thành phố
Hồ Chí Minh. Đồng bằng rộng rãi, màu mỡ từ các sông, có hệ thống kênh rạch chằng
chịt, khí hậu 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và khô. Cư dân bản địa như Khmer (miền Tây)
và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến
sau như Kinh, Hoa, Chăm. Nhà ở xây dọc theo kênh rạch và đường lộ. Sản xuất chủ
yếu là trồng lúa nước và nghề đánh bắt cá. Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và
đa dạng. Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây nên kinh tế phát triển nhanh và
chiếm tỷ trọng cao nhất Việt Nam.
1.2. Đặc điểm xã hội v
ùng văn hóa Việt Bắc
1.2.1. Lịch sử vùng văn hóa V ệ i t Bắc
Từ thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt- tổ tiên của người Tày
với những cư dân Lạc Việt, tổ tiên của người Việt. Thời tự chủ, cư dân Việt Bắc có
vai trò rất quan trọng trong nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược như Tống, Nguyên- Mông, Thanh...
Đặc biệt Việt Bắc trở thành khu căn cứ địa vững chắc cho cách mạng trong những
năm kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Do đó khi nhắc đến Việt Bắc, người ta thường nói
đến quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công của nhân dân
ta qua nhiều năm dựng nước và giữ nước.
1.2.2. Tổ chức xã hội vùng văn hóa Việt Bắc
Dân cư chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng. Ngoài ra còn có
một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay. Dù hiện tại là hai
dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng lại có những nét gần gũi, sự gần gũi giữa
họ là tương đối. Dân cư Tày- Nùng sống chủ yếu sống trong các bản ven đường,
cạnh sông suối hay thung lũng. Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại
thành cộng đồng dân cư và có tổ chức. Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày- Nùng
là gia đình, lại là gia đình phụ hệ, chủ gia đình là người cha hay người chồng, làm
chủ toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoài làng. Do vậy, ý
thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng đồng. Ví dụ nhà ngoài dành cho đàn
ông, trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ở nhà ngoài.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VẬT CHẤT VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
2.1. Văn hóa nhà ở
a) Người Tày- Nùng, Lô Lô
Người Tày- Nùng và người Lô Lô có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất.
Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn, nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa
có tính chất nhà đất, lại vừa mang tính chất nhà sàn.
Nhà sàn: có 2 loại nhà sàn đó là nhà sàn 2 mái và nhà sàn 4 mái. Kết cấu chính
của ngôi nhà gồm có 36 cột, trong đó, 28 cột chính và 8 cột phụ, đây là bộ khung
quyết định sự vững chãi và tạo nên hình dáng của ngôi nhà, cột có trụ vững trên mặt
đất làm điểm tựa cho ngôi nhà, xuyên và kèo đều được gắn vào các lỗ đục trên cột.
Nhà sàn người Tày - Nùng chỉ có 2 mái cân nhau, lợp bằng ngói âm dương. Mỗi
ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng đều có cửa chính và cửa phụ, cửa chính được
đặt ở gian giữa nhà, cửa phụ là cửa ra phía sau hoặc bên cạnh phía sau hông nhà.
Đầu hồi trước hoặc sau ngôi nhà đều có mặt sàn được làm bằng thân cây tre với chức
năng chính dùng để phơi thóc, ngô… Bên trong ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng
được thiết kế rất chặt chẽ, thường được chia làm 3 gian. Trong đó, gian chính giữa
là gian trang trọng nhất dùng để đặt bàn thờ cúng tổ tiên và tiếp khách; hai bên là
phòng ngủ của gia đình. Bếp được đặt ở phần cuối gian giữa của ngôi nhà, đây là
nơi để nấu ăn và mọi người sum họp bên bếp lửa. Phía trên bếp lửa là gác bếp,
thường dùng làm kho chứa đồ cũng như tận dụng sức nóng của lửa để bảo quản ngô,
lạc, khoai… Còn bên dưới sàn nhà, người dân thường để nông cụ.
Nhà đất( nhà trình tường): Nhà trình tường có hai loại chủ yếu là loại xây trực
tiếp bằng đất đổ khuôn hết lớp này đến lớp khác và loại thứ hai là nhà trình tường
làm bằng gạch đất. Nhà được xây bằng khuôn đất, vật liệu chính để tạo nên những
bức tường trình vững chắc là loại đất sét đỏ mịn, kết hợp với sỏi trắng thu lượm trên
các triền đồi và cả rơm khô nhằm tạo độ dai. Hai loại vật liệu này được nhào kỹ với
nước tạo nên một hỗn hợp có độ kết dính cao, sau đó đổ vào khuôn gỗ bề rộng
khoảng nửa mét, dài một mét, rồi dùng chày giã cật lực đến khi đất, đá liền khối
không tơi vỡ. Cứ thế đợi lớp này khô lại dỡ khuôn chồng lên lớp khác theo chiều
cao và độ dài của tường nhà đã định. Trong lúc chờ tường khô, người ta dùng những
cây gỗ tốt ngâm dưới ao hồ hàng năm trời để diệt trừ mối mọt, sau đó đục đẽo làm
vì, kèo, cột… Sau khi xây xong người Tày – Nùng thường lấy phân trâu còn ướt về
chát lên tường như chát xi măng sau đó đợi khô người ta lại quét thêm một lần vôi
qua bên ngoài để tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhà trình tường làm bằng gạch đất,
loại nhà này làm công phu và mất nhiều thời gian hơn.Trước khi làm nhà người ta
thường lấy bùn ở ao về cho vào khuôn như đóng gạch sau đó phơi khô, số lượng
gạch lên tới con số nghìn viên vì thế thời gian làm thường mất rất nhiều thời gian và
sức lực. Khi gạch đất đã khô người ta đào móng và xếp lên từng hàng, kết dính giữa
các hàng tường là bùn hay cứt trâu. Thời gian làm nhà mất rất nhiều thời gian có khi
phải làm hai đến ba tháng.Ngôi nhà trình tường thường được lợp bằng ngói âm
dương hay ngói máng, chát bằng cứt trâu và quét vôi bên ngoài. b) Người Dao
Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi
miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ
lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Về cấu
trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà
ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế n ị
h của người Á Đông. Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng
là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu
rời. Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà
này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai
bếp. Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn.
Nền đất người Dao, gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ.
Kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra cửa
giữa. Mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn: phần này dùng
làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ.
Có gian bên phải là buồng ngủ kè với gian này là máng nước và cũng là buồng tắm,
gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn Phần sàn có
một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở p ầ
h n nền đất, cửa này gọi là cửa ma. Lợn để
cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này. Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo
của sàn thấp nên gầm sàn chỉ n ố
h t lợn, gà còn trâu, bò có chuồng riêng.
Nhà đất( nhà trình tường): Vật liệu chính để làm tường nhà là đất sét, đất cao
lanh hay đất thịt dưới chân núi đá vôi. Trình xong tường xung quanh, lấy gỗ làm
khung nhà bên trong tường. Bên trong nhà sẽ là hệ thống cột gỗ để phân chia các
phòng. Bên ngoài tường mài nhẵn, giã đất mịn, trơn và quét lớp vôi tạo nên màu
trắng trang nhã cho ngôi nhà. Mái nhà được lợp ngói âm dương. Cạnh nhà là tường
rào đá cao nửa người, chủ yếu để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. K ế
i n trúc ngôi nhà trình tường khá là thống nhất, dù to hay nhỏ đều phải có
ba gian, hai cửa, gồm: Một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhà bên
trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau. c) Người H’mông
Nhà trình tường người H’mông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa
chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ t ở
r lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên
trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi
và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn
uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…
Đồng bào dân tộc Mông rất chú trọng việc chọn đất làm nhà. Sau khi chọn
được đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Để trình
tường nhà, người Mông phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5m, rộng
0,45-0,5m. Khi trình tường, người ta đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những chiếc vồ nền
chặt đất. Đất dùng để trình tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Khi
tiến hành trình tường, người ta huy động vài chục thanh niên trai tráng trong làng
đến giúp; cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi hoàn thành. Sau khi
trình tường xong, gia chủ sẽ tiến hành chọn ngày tốt, hợp với tuổi chủ nhà mới được
vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc. Chọn được ngày chặt cây, cây cột cái được gia chủ c ặ
h t xong đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên
nóc ngay. Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc nhà truyền thống của người Mông là
tất cả các ngôi nhà thường được xếp đá xung quanh vô cùng chắc chắn. Để có được
hàng rào đá hoàn chỉnh bao quanh ngôi nhà và mảnh đất rộng chừng 200-300m2,
gia chủ cùng với người thân phải mất hàng tháng trời nhặt những mảnh đá vỡ quanh
nhà về xếp thành hàng rào đá. Những viên đá có kích cỡ khác nhau với nhiều góc
cạnh được xếp lèn vào nhau, tạo nên bức tường bao kiên cố, phẳng mà không cần sử
dụng chất kết dính nào. d) Người Sán Chay
Người Sán Chay cho biết, từ xa xưa tổ tiên họ đã ở nhà sàn với hai kiểu nhà
trâu đực, trâu cái. Đây chính là nét độc đáo kiến trúc dân gian trong văn hóa cư trú
Sán Chay. Nhà trâu cái vì kèo bốn cột, các cột liên kết với nhau bằng bộ kèo và dầm
sàn không có xà ngang, câu đầu. Các vì kèo liên kết với nhau bằng đầu dọc. Nhà chỉ
có hai vì kèo nên các cột đặt trên mặt bằng nền nhà gần như là hình vuông. Nhà có
bốn mái, diện tích mái gần bằng nhau, lợp cỏ gianh. Vách nứa được quây kín từ mái
tới suốt mặt nền, che cỏ phần gầm sàn sát mặt đất. Nhà sàn thấp nên không có cầu
thang, chỉ có mẩu gỗ làm bậc lên xuống. Trong nhà có nơi thờ gia trạch, khu vực bếp
núc, các phòng nhỏ ngăn vách nứa đan thưa. Phòng góc trái là gian tiếp khách, các
phòng còn lại giành cho gia chủ, phía cuối là kho chứa lương thực. Gần sàn là nơi
nuôi nhốt trâu bò, gà vịt. Nhà trâu đực thường được coi là nhà phụ, nhà ngang, vì
kèo chỉ có ba cột, một cột cái chính giữa nóc và hai cột con hai bên liên kết với nhau
bằng dầm sàn. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như nhà trâu cái. heo
sự giao lưu biến đổi, một số vùng đồng bào Sán Chay ngày nay tiếp thu, biến đổi
ngôi nhà truyền thống của mình. Vẫn mang dáng dấp nhà trâu cái, nhà trâu đực
nhưng đã được cải biến thành nhà sàn, nửa đất hoặc nhà chính là nhà sàn, nhà phụ
là nhà đất, nhà sàn có vì kèo năm cột, nhà sàn hai gian hai chái hình chữ n ậ h t để mở
rộng không gian sử dụng.
2.2. Văn hóa trang phục
Ông cha ta từng nói: “ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Từ câu nói trên,
người ngày xưa đã khẳng định sự quan trọng và đánh giá cao ý nghĩa của trang phục
trong đời sống hằng ngày của con người. Trang phục rất quan trọng, nó được quan
tâm sâu sắc bởi mọi người là vì nó có vai trò che trở, bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi
tác động của môi trường và thời tiết; nó cũng có thể tôn nên vẻ đẹp của người mặc
cũng như là xây dựng hình ảnh của bản thân. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó,
trang phục còn mang trong mình một nhiệm vụ rất lớn đó chính là mang trên mình
vẻ đẹp văn hoá của các dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hoá và truyền tải những thông
điệp nhất định và đặc trưng về văn hoá của vùng miền, của quốc gia và cả của dân
tộc qua từng gia đoạn lịch sử. Việt Bắc cũng có nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao,
H’mông,…nên vì vậy mà mỗi dân tộc đều có một loại trang phục của riêng dân tộc
Có lẽ, khi nói đến các dân tộc ở vùng Việt Bắc thì người ta sẽ thường nghĩ đến dân tộc Tày- Nùng.
Vì được coi là người bản địa, người Tày- Nùng có trang phục mang tông màu trầm,
giản dị và gần gũi, được tạo ra từ vải bông nhuộm chàm, phụ nữ thường quấn chít khăn mỏ q ạ
u , mặc áo năm thân và có thắt lưng, đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân
bằng bạc và luôn đi giày vải. Đối với dân tộc Dao ở vùng Việt Bắc lại được chia
thành nhiều nhóm như: Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Giang,… nên vì vậy mà trang phục
của dân tộc này cũng rất đa dạng.
Trang phục của dân tộc Dao bao gồm áo, yếm, váy, quần, khăn và mũ đội đầu đều
được làm ra từ bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ nơi đây. Cây bông là
nguyên liệu chính để dệt vải may trang
phục của dân tộc Dao, nhuộm màu
bằng cây chàm, cắt khâu thành trang
phục với sự thêu thùa, trang trí hoạ
tiết, hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ tạo
nên được nét riêng biệt của trang phục
nơi đây. Đặc biệt, trang phục của
người phụ nữ dân tộc Dao Lô Giang ở
Công Sơn rất là đặc sắc, với nhiều chi
tiết vô cùng tỉ mỉ ở mũ đội đầu, khăn,
áo,… Với đồng bào dân tộc Mông, họ
lại chú trọng đến màu sắc là chính và
tiếp theo là sự cầu kì của trang phục,
nhất là chị em phụ nữ. Bộ quần áo của
phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn
quấn đầu, váy, yếm tất cả đều được dệt bằng tay. Váy áo người Mông thường được
đính kèm những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Các hoa văn, hoạ tiết trên trang phục hơi
hướng thiên về màu sắc, tạo cảm giác nổi bật và ấn tượng.
Việt Bắc là một vùng văn hoá đa dạng màu sắc qua những lễ hội, phong tục
và cả ở trang phục. Nhưng dù đa dạng như vậy nhưng trang phục vùng Việt Bắc vẫn
chưa được nhiều người biết đến và coi trọng. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều người
trân trọng và sử dụng sự đa dạng này để mangtrang phục của Việt Nam ra toàn thế
giới. Nhà thiết kế Đặng Việt Tùng- người kết hợp các học tiết đặc trưng trên trang
phục của dân tộc đó kết hợp với áo dài từng chia sẻ: “Thiết kế cách điệu những nét
đặc trưng trong trang phục dân tộc ở Việt Nam không phải dễ dàng vì các dân tộc rất
đa dạng. Để kết hợp lại thành một bộ sưu tập thì bản thân Tùng cũng phải nghiên
cứu về văn hoá của từng dân tộc, quá trình này khá lâu cho dù khi bắt tay làm cần
phải hoàn thành trong thời gian ngắn” . Nên có thể thấy các dân tộc ở vùng Việt Bắc
đang ngày càng bản sắc và đặc trưng trong trang phục của dân tộc mình đến gần hơn
với rất nhiều người dân Việt Nam qua các lễ hội và tua du lịch từ đó làm cho Việt
Bắc thêm phong phú và hấp dẫn với các khách du lịch.