Tìm hiểu quá trình hình thành và thay đổi của các quy định đối với hoạt động báo chí từ khi báo chí Việt Nam ra đời tới nay.

Lược sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
13 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu quá trình hình thành và thay đổi của các quy định đối với hoạt động báo chí từ khi báo chí Việt Nam ra đời tới nay.

Lược sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

42 21 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
LỚP: K43B
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN PHAN VIỆT
MÔN: LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu quá trình hình thành và thay đổi của các quy định đối với hoạt
động báo chí từ khi báo chí Việt Nam ra đời tới nay.
1
Bài làm
Lược sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay
Trải qua hơn 100 năm hình thành phát triển với biết bao thăng trầm,
biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi
mặt đời sống, hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần
truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp
nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Ngay từ thời đầu, những tờ báo ra đời
dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc mở mang kiến văn, “khai dân
trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp cận những giá trị tiến bộ từ phương
Tây. Sang đến thời kì 1945 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ của nền
Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt
Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều một “người thư trung thành” của
thời đại, luôn luôn song hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước. Tới tận ngày hôm nay, trong thời đại hội nhập, đổi mới,
nền báo chí nước nhà một mặt đã những bước chuyển mình để phù hợp với
bối cảnh hiện đại, mặt khác vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình
trong việc truyền bá tri thức, văn hóa, định hướng những mục tiêu phát triển bền
vững cho hội, đồng thời nhanh chóng nắm bắt cung cấp đầy đủ những
thông tin khách quan, chân thực, chính xác nhất tới mọi người dân Việt Nam.
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cùng điểm lại những mốc phát triển
của toàn bộ nền báo chí Việt Nam nói chung và Báo chí Cách mạng nói riêng để
thấy được toàn bộ tiến trình lịch sử thăng trầm vẻ vang của sự nghiệp báo
chí nước nhà; từ đó được cái nhìn sâu sắc hơn về sức mạnh, tầm ảnh hưởng
của báo chí đối với công cuộc xây dựng phát triển đất nước, thêm thấu hiểu
trân trọng những lao động nhọc nhằn vinh quang của người làm báo xưa
và nay.
thời đầu, khi thực dân Pháp nổ tiếng súng mở màn cuộc xâm ợc
Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (1858), họ đã hoạch định một chiến
lược đô hộ hết sức quy mô và bài bản mà trong đó vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và
báo chí đã được đặt ra như một ưu tiên hàng đầu,mục tiêu “đồng hóa” người
Việt, mang văn minh phương Tây truyền bá sâu rộng hơn nữa vào lãnh thổ nước
ta. Báo chí Việt Nam ra đời và phát triển trước tiên ở Nam Kỳ, bởi lẽ, đây là nơi
hội tụ 3 yếu tố căn bản để xuất hiện báo chí, bao gồm: văn tự (chữ quốc ngữ), sự
phát triển của các kỹ thuật in ấn hiện đại sự xuất hiện của các đối tượng độc
giả. Trước hết, cần thấy rằng, khi công cuộc khai thác thuộc địa được thực hiện
tại Nam Kỳ, Pháp đã ra sức truyền chữ quốc ngữ một loại chữ tính phổ
2
thông cao hơn chữ Hán, đồng thời cho xuất bản nhiều tờ báo bằng loại văn tự
này để dễ dàng phổ biến văn hóa phương Tây, đặc biệt đạo Công giáo Việt
Nam. Do đó, hầu hết những người viết văn, làm báo đầu tiên ở Việt Nam đều là
những người Công giáo. thể kể đến những cái tên như: Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản… Bên cạnh đó, các
phương tiện kỹ thuật in ấn hiện đại, nhà in, thợ in giỏi… đều được Pháp đưa
sang Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình xuất bản báo chí tại Nam Kỳ lúc
bấy giờ. Đồng thời, với đặc tính văn hóa cởi mở, dễ tiếp thu cái mới của con
người Nam Bộ, một cộng đồng độc giả dễ dàng được hình thành, giúp đời sống
báo chí ngày càng mở rộng và phát triển hơn.
1. Thời 1865 – 1945 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Nam
Kỳ với sự nở rộ của nhiều tờ báo viết bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ, chữ Hán
kết hợp chữ quốc ngữ. Báo chí được xuất bản đa dạng từ hình thức tới nội dung.
Bên cạnh các tờ báo chuyên về mảng thời sự, chính trị, công vụ như Gia Định
Báo(1865), cũng tồn tại những tờ báo với phong cách nội dung hướng tới các
đối tượng độc giả riêng như: Nông Cổ Mín Đàm chuyên về kinh tế; Thông Loại
Khóa Trình chuyên về văn hóa, Phụ nữ Tân Văn báo phụ nữ, Nam Kỳ địa
phận báo về công giáo… Đến trước thế chiến I, báo chí Nam Kỳ chiếm ¾ báo
chí cả nước. Trong đó, nổi bật các tờ như: Gia Định Báo (1865- đầu thế kỷ
XX) tờ báo quốc ngữ đầu tiên của nước ta, được giao cho Trương Vĩnh
(“ông tổ của nghề báo Việt Nam”) phụ trách vào năm 1869.
3
Gia Định Báo ra đời năm 1865, là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam
4
Ở Bắc Kỳ, do một vài yếu tố khách quan, sự hình thành phát triển của
báo chí diễn ra chậm hơn. Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo là tờ báo đầu tiên được
xuất bản bằng chữ Hán vào năm 1892. Bên cạnh đó, một số tờ báo tiếng Pháp
như Tương Lai Bắc Kỳ, Tin Hải Phòng (Courier Hai Phong)… cũng lầnợt ra
đời. Tờ Đại Việt Tân Báo tờ báo quốc ngữ đầu tiên xuất bản Bắc Kỳ năm
1905, rồi tờ Đăng Cổ Tùng Báo diễn đàn kêu gọi canh tân của biên tập viên
trẻ Nguyễn Văn Vĩnh quan ngôn luận của hội “Đông Kinh Nghĩa Thục”
(03-11/1907) với nhiều bài báo mang tính chính trị và chống Pháp. Rồi tiếp theo
là tờ Trung Bắc Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí (1913 – 1916), Nam Phong Tạp
Chí (1917 1934). Đặc biệt, tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập
đã đóng vai trò quan trọng như một “bách khoa thư” sống động; cung cấp, phân
tích khái quát hóa các tưởng học thuật Đông Tây, kim cổ, nhằm đem tới
cho nhiều đối tượng bạn đọc lúc bấy giờ những tri thức từ căn bản tới chuyên
sâu trong các lĩnh vực văn hóa đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
của người Việt về dân tộc mình thế giới chung quanh. Nhiều bài viết trong
tạp chí cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị “khai dân trí” của nó, do đó
thường được nhiều trí thức tìm tới để soi chiếu các vấn đề của xã hội đương đại.
Dù xuất hiện muộn hơn so với niềm Nam song vùng đất Bắc Kỳ với các ưu thế
về bề dày chiều sâu văn hóa, lịch sử, đội ngũ trí thức những nhà báo tiềm
năng cũng như nhu cầu sử dụng báo chí làm công cụ đấu tranh chính trị, văn
hóa, xã hội, hứa hẹn sẽ là nơi chứng kiến sự nở rộ của báo chí sau này. Bên cạnh
đó, tại Trung Kỳ, sự ra đời của tờ báo Tiếng Dân (1927) do Huỳnh Thúc Kháng
sáng lập cũng được xem như một dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của
báo chí Việt Nam.
Bên cạnh dòng báo chính thống và các báo có tư tưởng chính trị trung lập,
một số báo khuynh tả với tiếng nói chống đối chính quyền Pháp đã ra đời. Điển
hình, trong giai đoạn năm 1925 1926, tại Sài Gòn, một số nhà báo chính trị
gia tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường,
Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu đã cho xuất bản các tờ báo: La Cloche
Fêlée (Tiếng Chuông Rè), L’Annam, Người Nhà quê, Đông Pháp Thời Báo…
thể hiện tương đốilập trường của mình đối với các vấn đề độc lập dân tộc.
nước ngoài, tờ báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/06/1921
chính thức trở thành tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1925
1929, báo chí cách mạng nước nhà tồn tại song hành cùng với hoạt động của các
trí sĩ yêu nước tại Trung Quốc, Pháp, Thái Lan chỉ sau năm 1929, khi phong
trào cộng sản bắt đầu xuất hiện nước ta, mạng lưới báo chí cách mạng tại địa
phương mới bắt đầu hình thành phát triển. Tiêu biểu phải kể đến Tạp chí
5
Cộng sản bao gồm Tạp chí Đỏ và Lao Động (1929). Bên cạnh đó, hoạt động báo
chí cách mạng trong các nhà thực dân của những người cộng sản Việt Nam
cũng phát triển như một dòng mạch riêng, tồn tại bất hợp pháp song vẫnmột
đời sống bền bỉ, một bộ phận hữu không thể tách rời của cách mạng Việt
Nam.
Từ những năm 1925 trở đi, nước ta đã khoảng 100 tờ
báo, được viết bằng rất nhiều văn tự khác nhau, bao gồm báo chữ
Pháp, Anh, chữ quốc ngữ, chữ Hán… Trong giai đoạn 1930 – 1938,
trên khắp cả nước đã có khoảng 400 tờ báo, trong đó báo tiếng Việt
chiếm tới 2/3. Các tờ báo ra đời trong thời này chính minh
chứng cụ thể, sinh động ghi lại những tác động sâu sắc của văn
hóa phương Tây tại Việt Nam; gắn liền với những tiếng nói kêu gọi
cách tân, đổi mới, xóa bỏ các hủ tục, lề thói không còn hợp thời,
hướng về các giá trị dân chủ, tự do, tiến bộ hơn. Các báo Phong
Hóa (1932 1936), (1935 1940), (1941 Ngày Nay Thanh Nghị
1945), Tri Tân (1941 1945) đều những tờ báo tầm ảnh
hưởng lúc bấy giờ. Ngoài ra phải kể đến nhóm Tân Dân với Tiểu
thuyết thứ bảy Phổ thông bán nguyệt san Ích hữu, Tao Đàn,, ,
Truyền hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác
phẩm hay hoạt động rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những
năm 40 của thế kỉ XX. Trên các tờ báo tạp chí đó hàng loạt các
tác phẩm nổi tiếng đã ra đời cũng một mảnh đất tốt ươm tạo
cho nhiều tài năng văn chương đương thời. Sang tới giai đoạn
1939 – 1945, khi Nhật “hất cẳng” Pháp ở Đông Dương và thực hiện
chế độ cai trị của mình tại đây, nhiều tòa soạn đã phải đóng cửa, số
lượng báo được xuất bản giảm mạnh, tới năm 1945 chỉ còn lại 200
tờ. Trước những biến động khôn lường ấy, các nội dung văn học
nghệ thuật tính riêng đã tỏ ra không phù hợp với tình cảnh
chung của đất nước. Trái lại, do phản ánh theo kịp những sự
kiện, tin tức thời sự “nóng hổi”, đồng thời cất lên được tiếng nói của
toàn thể dân tộc trước nạn ngoại xâm, báo chí cách mạng bắt đầu
nở rộ lên ngôi với sự xuất hiện của hàng loạt các tờ báo Đảng
mang tầm cỡ toàn quốc như: (1942), Cờ Giải Phóng Việt Nam Độc
Lập (1941) do Hồ Chí Minh sáng lập, tồn tại đến năm 1945 với hơn
200 số, (1942) của Mặt trận Việt Minh.Cứu Quốc
6
Tờ Sự thật tiền thân của báo Nhân dân ra đời năm 1945, đóng góp một phần lớn
vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
7
Nhìn chung, giai đoạn này, dẫu báo chí Việt Nam được hình thành trên
nền tảng báo chí thuộc địa, song từ sự ra đời của tờ báo quốc ngữ đầu tiên cho
tới hàng loạt các tạp chí, các cây bút với những bài viết đa dạng, giá trị học
thuật và văn hóa cao đã đặt một nền móng vững chắc cho nền báo chí nước nhà
trong những giai đoạn tiếp theo. Nói cách khác, ngay từ khi mới xuất hiện, báo
chí đã luôn thực hiện tốt vai trò “cánh chim đầu đàn” của mình trong việc truyền
bá tri thức, mở mang dân trí, cung cấp những kiến thứctrở thành kho lưu trữ
những kinh nghiệm, tưởng, những giá trị tinh thần quý giá của dân tộc. Ý
nghĩa này vẫn tiếp tục được các thế hệ làm báo phát huy ở những giai đoạn sau,
trở thành một trong những sứ mệnh hàng đầu của báo chí Việt Nam xuyên suốt
mọi thời đại.
2. Sang tới thời 1945 1954, buổi đầu thành lập của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, các nhà cầm quyền hiểu hơn hết vai trò
sức mạnh to lớn của báo chí đối với việc củng cố chính thể mới, gia tăng sự tin
tưởng đoàn kết trong nội bộ chính quyền cũng như toàn thể nhân dân, do đó
đã kịp thời cho ban hành những văn bản chỉ đạo đường lối, cách thức tổ chức,
quản hệ thống báo chí sao cho đạt được sự đồng bộ, thống nhất hiệu quả
cao. Báo chí Việt Nam giai đoạn đầu (1945 1946) nhìn chung đảm bảo tôn
trọng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ; ngay cả những đảng phái chính trị
có khuynh hướng đối lập cũng có thể xuất bản báo chí. Tuy nhiên, dù hoạt động
dựa trên nguyên tắc, tưởng nào, tinh thần chung của báo chí nước nhà vẫn
phải xuất phát từ lợi ích dân tộc; phải trở thành khí sắc bén bảo vệ chính
quyền nhân dân đoàn kết chống kẻ thù chung khi cần thiết; đồng thời tăng
cường mở rộng, táicấu hệ thống báo chí địa phương, đưa báo chí cách mạng
đến gần hơn với đông đảo quần chúng nhân dân.
Báo chí cách mạng thời kỳ này đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ,
tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh bảo
vệ chính quyền Nhân dân, đồng thời trở thành nguồn động viên, cổ to lớn,
khích lệ tinh thần các chiến sĩ Vệ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian
khổ, cam go và ác liệt vinh quang, hào hùng. Các tờ báo cách mạng lớn tiếp
tục tồn tại, phát triển, cập nhật tác động trực tiếp tới tình hình chính trị lúc
bấy giờ, điển hình phải kể đến báo Cờ Giải Phóng do quan TW Đảng Cộng
Sản Đông Dương đại diện, ra được 28 số; báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt
Minh, ra công khai đến số 31, ngày 24/08/1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám
thành công. Bên cạnh đó, nhiều tờ báo khác cũng đã ra đời kịp thời, phục vụ
nhiều nhiệm vụ cách mạng đa dạng, từ công tác phân tích, bồi dưỡng luận
chính trị cho tới việc đưa tin, cập nhật tình hình chiến sự, cổ tinh thần chiến
8
đấu… thể kể đến một số tờ báo nổi bật lúc bấy giờ như: Tạp chí Sự Thật
(Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mac) do đồng chí Trường Chinh làm chủ bút,
chuyên viết về mảng thông tin luận, đi sâu phân tích, giải, bình luận,
định hướng đường lối, tưởng với các vấn đề đa dạng như cải cách ruộng đất,
cải cách tiền tệ, ngoại giao Trung… báo Tiên Phong (Hội văn hóa cứu
quốc Việt Nam) đánh dấu nhiều thành tựu của công tác tuyên truyền trên mặt
trận văn hóa – nghệ thuật; là tờ báo có trình độ khá cao về văn học – nghệ thuật,
quy tnhững nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà thơ tên tuổi, bao gồm
Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Văn Cao, Đặng Thai Mai,
Ngọc Vân… Đã ra được 24 số trong giai đoạn này; Quân đội Nhân dân với tiền
thân là các tờ Vệ Quốc quân, Quân Du kích, ra đời khi cuộc kháng chiến chống
Pháp chuyển sang giai đoạn tổng phản công, tờ báo chuyên biệt dành cho
người lính, phản ánh tưởng quân sự, đời sống các lực lượng trang. Đây
chính cái nôi đào tạo ra nhiều cây bút lớn như: Trần Cư, Phạm Hữu Bằng,
Trần Thiếp, Lê Bách, Vũ Tú Nam…
thời này, ngoài báo viết, Chính phủ cách mạng cũng đã chú ý đến
những hình thức báo chí khác như Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945), Thông
tấn xã Việt Nam (15/09/1945)... Tất cả các phương tiện đa dạng kể trên đã giúp
báo chí giai đoạn này được nhiều bước đột phá trong cách thức cả nội
dung thể hiện, từ đó làm tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân
dân giao phó, thực hiện đúng sứ mệnh “người thư trung thành” của thời đại
bất chấp mọi gian khổ, nguy nan.
Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi chương trình đầu tiên đánh dấu sự
ra đời của Đài Phát thanh Quốc gia.
3. 1945 – 1975 thời kỳ báo chí Việt Nam tồn tại trong sự phân hóa
với cục diện đặc biệt, khi hai miền Nam Bắc bị chia cắt với hai chế độ chính
9
trị khác nhau, do đó hệ thống báo chí công tác xuất bản cũng những cách
thức hoạt động riêng. Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, báo chí được bao cấp hoàn
toàn sự đồng bộ hóa, nhất quán trong cách thức triển khai, vận hành;
không giống với hệ thống báo chí bản đa đảng phái, phát triển tự do theo
hướng nhân hóa, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như miền Nam lúc bấy giờ.
Đặc biệt, bộ phận báo chí cách mạng tại đây cũng tồn tại song song, đan xen với
báo chí thực dân, thể hiện rất tinh thần phản kháng chính quyền bản độc
tài, đại diện cho tiếng nói yêu nước yêu chuộng hòa bình của nhân dân miền
Nam.
Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì, ác liệt và gian khổ của
dân tộc, Đảng Nhà nước vẫn xem báo chí như công cụ tuyên truyền đắc
lực, đi đầu trong việc cổ công cuộc lao động, sản xuất của nhân dân miền
Bắc, thúc đẩy tinh thần chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược của chiến sĩ và
nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ tại chiến trường Nam bộ. Trong
tiến trình xây dựng hội chủ nghĩa miền Bắc, hệ thống báo chí với khoảng
dưới 100 tờ được đặt dưới sự điều phối của Đảng và Nhà nước, phân chia thành
các nhóm báo tương ứng với các chủ đề riêng. Nhóm báo về chính trị hội
với nội dung xây dựng con người hội chủ nghĩa, giáo dục tinh thần cách
mạng, gương người tốt việc tốt… bao gồm các tờ Nhân Dân, Quân đội Nhân
dân, Hà Nội Mới, Hải Phòng… Nhóm báo về văn hóa – văn nghệ: Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, Văn Nghệ; Tiên Phong, Phụ Nữ Việt Nam, Lao Động… Lúc
này, kỹ thuật in ấn báo chí đã sự phát triển nhất định, tiếp cận được kỹ thuật
in màu với sự hỗ trợ nhà in Tiến Bộ (CHDC Đức). Không những thế, trình độ
nghiệp vụchuyên môn của các nhà báo thời kỳ này cũng đã đạt tới sự chuyên
nghiệp nhất định. Nhiều hình tạp chí sở hữu những cây bút chuyên sâu với
các bài viết có chất lượng cao. Bên cạnh bốn phân ngành chủ đạo văn – sử – địa
– triết của tạp chí giai đoạn sau khi lập lại hòa bình, Tạp chí Cộng Sản (tiền thân
của Tạp chí Đỏ những năm 1930 Cộng sản những năm 1940) vẫn tiếp
tục hoàn thành sứ mệnh của mình với nền báo chí cách mạng truyền thống,
không ngừng đổi mới để củng cố, xây dựng và hoàn thiện nền tảng lí luận chính
trị của quốc gia.
4. Từ năm 1975 đến nay, nền báo chí nước nhà đã trải qua không ít những
thăng trầm, biến động; song không thế vai trò của đối với việc phản
ánh toàn diện những vấn đề đương thời, đồng hành cùng lịch sử dân tộc, cung
cấp thông tin, mở mang tri thức, định hướng những trân giá trị của bị mai
một đi giữa dòng chảy hối hả, bộn bề của đời sống hội. Kể từ ngày đất nước
thống nhất, tiến hành xây dựng Xã hội chủ nghĩa, tất cả các sự kiện, biến cố lớn
10
như: cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đỉnh điểm vào giai đoạn 1979 – 1990, hai
cuộc chiến biên giới phía Bắc biên giới Tây Nam, công cuộc Đổi Mới
ngoạn mục năm 1986 với dấu mốc lịch sử đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng để cải tổ xây dựng một nền kinh tế hội mới, cho tới khi
Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế, bắt đầu gây dựng và lấy lại vị thế, vai trò
và tiếng nói trên thế giới, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính
phủ đã vượt qua thử thách của đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian vừa
qua… đều đã được báo chí kịp thời “đón đầu”, ghi nhận, truyền tin, bình luận và
cung cấp những chỉ dẫn, định hướng một cách đúng đắn và chính xác nhất.
thời trước đổi mới (1975 1986), cùng với việc thống nhất, kiện
toàn bộ máy Nhà nước, hệ thống báo chí cũng đã được xây dựng, đồng bộ hóa
trên những nguyên tắc nhất định. Tháng 7/1976, Hội Nhà báo Việt Nam (miền
Bắc) và Hội nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam hợp nhất, lấy tên
Hội Nhà báo Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thời
này, các công cụ, tài liệu phục vụ công tác in ấn, xuất bản gặp rất nhiều khó
khăn. Giữa những năm 1980, ở nước ta chỉ có khoảng 100 tờ báo, trong đó có 07
tờ báo Trung ương, 40 tờ báo địa phương, lực lượng vũ trang có 29 tờ báo, 06 tờ
báo đối ngoại, 10 tờ về văn học nghệ thuật. Báo viết vẫn chiếm ưu thế giai
đoạn này với hoạt động tương đối sôi nổi của những tờ báo đã tồn tại từ trước
năm 1975 như: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng Sản, Văn Nghệ,
Phụ nữ Việt Nam, Thanh Niên, Tạp chí Điện Ảnh… Bên cạnh đó, đã xuất hiện
một số tờ báo sự đột phá, cách tân về nội dung, hình thức cách thức tổ
chức thực hiện như: Tuổi Trẻ TP.Hồ Chí Minh (1975), Thanh Niên (1986).
Những tờ báo này khi ra đời đều thu hút được sự chú ý, đón nhận từ người đọc.
Ngoài ra, hệ thống truyền hình chính cũng đã chính thức đi vào thời kỳ xây
dựng phát triển. Đài TNVN ảnh hưởng rất lớn trên mọi phương diện đời
sống xã hội.
Bước vào giai đoạn Đổi mới, báo chí cũng những bước tiến đáng kể,
song hành với những thay đổi của nền kinh tế, hội. Đại hội V Hội Nhà báo
Việt Nam năm 1989 đã đề xuất những phương hướng đổi mới báo chí theo
hướng hiện đại hóa, phù hợp với quy luật hội, tiếp cận cung cấp những
luồng thông tin đa chiều; chủ động, thường xuyên đi vào công tác chống tiêu
cực, phơi bày sự thật những mặt trái còn tồn đọng trong quá trình xây dựng
phát triển đất nước, từ đó xác định đường hướng cải tổ, thay đổi, khắc phục
những hạn chế còn tồn đọng phát huy các mặt tích cực đã đạt được; tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng song cũng cần phải mở rộng dân chủ cho báo chí.
11
Ngoài hình thức báo in truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của
Internet, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện và phát triển với tốc độ ngày càng
nhanh chóng và mạnh mẽ
Luật Báo chí năm 1990 ra đời là một dấu mốc đối với lịch sử báo chí Việt
Nam đương đại. Bộ luật gồm 31 điều, với rất nhiều điểm mới cần ghi nhận:
thông tin trên báo chí phải tuân thủ tính khách quan và đưa ra những góc nhìn đa
chiều trong khuôn khổ tôn trọng sự thật, tôn trọng luật pháp, Hiến pháp; người
dân hoàn toàn quyền sử dụng các quan báo chí để bày tỏ nguyện vọng,
thắc mắc, đồng thời tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Bên cạnh đó,
hoạt động của báo chí theo chế bao cấp cũng đã sự chuyển đổi sang hoạt
động tính chất hàng hóa, chấp nhận cạnh tranh, đa dạng hóa trong lĩnh vực
báo chí, mở rộng phát triển các mô hình báo chí tư nhân. Ngoài hình thức báo in
truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của Internet các kỹ
thuật – công nghệ hiện đại, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện
phát triển với tốc độ ngày càng nhanh chóng mạnh mẽ. Tính đến thời điểm
hiện tại, nhiều thay đổi về hình thức, cách thức hoạt động, song báo chí
vẫn luôn giữ vững được vai trò quan trọng của mình trong việc cập nhật, theo
sát chuyển tải kịp thời tình hình thời sự, đời sống hội; góp phần thúc
đẩy, mở rộng vốn tri thức, làm dồi dào phong phú thêm những giá trị tinh
thần cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Với xuất phát điểm từ một nền báo chí được thai nghén hình thành
trong lòng thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trải qua những thăng trầm, biến động
tương ứng với các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc: Từ thời kỳ thuộc địa
12
cho đến khi giành được độc lập, hình thành Nhà nước mới trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, khi non sông liền một dải cho tới
những bấp bênh của thời khủng hoảng kinh tếhội chính thức thay da
đổi thịt để bước vào giai đoạn hội nhập, đổi mới. Thực tế cho thấy, dẫu thời
đại nào, báo chí Việt Nam vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, không thể thay
thế được trong đời sống dân tộc. một nền báo chí đa dạng, phong phú, đi từ
thô sơ đến hiện đại; mang tính chất nghiệp dư đến chuyên nghiệp; từ những hoạt
động đơn lẻ, riêng rẽ trong từng giới hội cho đến các hoạt động chính trị
chung, báo chí nước ta vẫn luôn từng ngày từng giờ hiện diện, đồng hành với
mọi bước tiến của dân tộc, trở thành một trong những kênh thông tin giá trị
nguồn cung tri thức dồi dào nhất tới mọi tầng lớp nhân dân, góp phần định
hướng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, khai mở tư duy tiến bộ và là bệ phóng
cho mọi ý tưởng dựng xây, kiến thiết đất nước. Nhìn lại toàn bộ chặng đường
hình thànhphát triển của lịch sử báo chí Việt Nam, dẫu còn nhiều thách thức
khó khăn phía trước, song ta hoàn toàn thể đặt niềm tin vào một thế hệ
những nhà báo đủ tài năng, tâm huyết, tinh thần dũng cảm, sáng tạo sẽ tiếp
tục kế thừa phát huy những thành tựu đã đạt được từ các thế hệ đi trước để
tiếp tục hoàn thành xuất sắc hơn những mục tiêu, sứ mệnh to lớn của báo chí
quốc gia trong tương lai.
13
| 1/13

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ LỚP: K43B
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN PHAN VIỆT
MÔN: LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu quá trình hình thành và thay đổi của các quy định đối với hoạt
động báo chí từ khi báo chí Việt Nam ra đời tới nay. 1 Bài làm
Lược sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm,
biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi
mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần
truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp
và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Ngay từ thời kì đầu, những tờ báo ra đời
dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc mở mang kiến văn, “khai dân
trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp cận những giá trị tiến bộ từ phương
Tây. Sang đến thời kì 1945 – 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ của nền
Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt
Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều là một “người thư ký trung thành” của
thời đại, luôn luôn song hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước. Tới tận ngày hôm nay, trong thời đại hội nhập, đổi mới,
nền báo chí nước nhà một mặt đã có những bước chuyển mình để phù hợp với
bối cảnh hiện đại, mặt khác vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình
trong việc truyền bá tri thức, văn hóa, định hướng những mục tiêu phát triển bền
vững cho xã hội, đồng thời nhanh chóng nắm bắt và cung cấp đầy đủ những
thông tin khách quan, chân thực, chính xác nhất tới mọi người dân Việt Nam.
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cùng điểm lại những mốc phát triển
của toàn bộ nền báo chí Việt Nam nói chung và Báo chí Cách mạng nói riêng để
thấy được toàn bộ tiến trình lịch sử thăng trầm mà vẻ vang của sự nghiệp báo
chí nước nhà; từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về sức mạnh, tầm ảnh hưởng
của báo chí đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thêm thấu hiểu
và trân trọng những lao động nhọc nhằn mà vinh quang của người làm báo xưa và nay.
Ở thời kì đầu, khi thực dân Pháp nổ tiếng súng mở màn cuộc xâm lược
Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (1858), họ đã hoạch định một chiến
lược đô hộ hết sức quy mô và bài bản mà trong đó vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và
báo chí đã được đặt ra như một ưu tiên hàng đầu, vì mục tiêu “đồng hóa” người
Việt, mang văn minh phương Tây truyền bá sâu rộng hơn nữa vào lãnh thổ nước
ta. Báo chí Việt Nam ra đời và phát triển trước tiên ở Nam Kỳ, bởi lẽ, đây là nơi
hội tụ 3 yếu tố căn bản để xuất hiện báo chí, bao gồm: văn tự (chữ quốc ngữ), sự
phát triển của các kỹ thuật in ấn hiện đại và sự xuất hiện của các đối tượng độc
giả. Trước hết, cần thấy rằng, khi công cuộc khai thác thuộc địa được thực hiện
tại Nam Kỳ, Pháp đã ra sức truyền bá chữ quốc ngữ – một loại chữ có tính phổ 2
thông cao hơn chữ Hán, đồng thời cho xuất bản nhiều tờ báo bằng loại văn tự
này để dễ dàng phổ biến văn hóa phương Tây, đặc biệt là đạo Công giáo ở Việt
Nam. Do đó, hầu hết những người viết văn, làm báo đầu tiên ở Việt Nam đều là
những người Công giáo. Có thể kể đến những cái tên như: Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản… Bên cạnh đó, các
phương tiện kỹ thuật in ấn hiện đại, nhà in, thợ in giỏi… đều được Pháp đưa
sang Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình xuất bản báo chí tại Nam Kỳ lúc
bấy giờ. Đồng thời, với đặc tính văn hóa cởi mở, dễ tiếp thu cái mới của con
người Nam Bộ, một cộng đồng độc giả dễ dàng được hình thành, giúp đời sống
báo chí ngày càng mở rộng và phát triển hơn.
1. Thời kì 1865 – 1945 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Nam
Kỳ với sự nở rộ của nhiều tờ báo viết bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ, chữ Hán
kết hợp chữ quốc ngữ. Báo chí được xuất bản đa dạng từ hình thức tới nội dung.
Bên cạnh các tờ báo chuyên về mảng thời sự, chính trị, công vụ như Gia Định
Báo(1865), cũng tồn tại những tờ báo với phong cách nội dung hướng tới các
đối tượng độc giả riêng như: Nông Cổ Mín Đàm chuyên về kinh tế; Thông Loại
Khóa Trình chuyên về văn hóa, Phụ nữ Tân Văn – báo phụ nữ, Nam Kỳ địa
phận báo về công giáo… Đến trước thế chiến I, báo chí Nam Kỳ chiếm ¾ báo
chí cả nước. Trong đó, nổi bật là các tờ như: Gia Định Báo (1865- đầu thế kỷ
XX) – tờ báo quốc ngữ đầu tiên của nước ta, được giao cho Trương Vĩnh Ký
(“ông tổ của nghề báo Việt Nam”) phụ trách vào năm 1869. 3
Gia Định Báo ra đời năm 1865, là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam 4
Ở Bắc Kỳ, do một vài yếu tố khách quan, sự hình thành và phát triển của
báo chí diễn ra chậm hơn. Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo là tờ báo đầu tiên được
xuất bản bằng chữ Hán vào năm 1892. Bên cạnh đó, một số tờ báo tiếng Pháp
như Tương Lai Bắc Kỳ, Tin Hải Phòng (Courier Hai Phong)… cũng lần lượt ra
đời. Tờ Đại Việt Tân Báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên xuất bản ở Bắc Kỳ năm
1905, rồi tờ Đăng Cổ Tùng Báo là diễn đàn kêu gọi canh tân của biên tập viên
trẻ Nguyễn Văn Vĩnh và cơ quan ngôn luận của hội “Đông Kinh Nghĩa Thục”
(03-11/1907) với nhiều bài báo mang tính chính trị và chống Pháp. Rồi tiếp theo
là tờ Trung Bắc Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí (1913 – 1916), Nam Phong Tạp
Chí (1917 – 1934). Đặc biệt, tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập
đã đóng vai trò quan trọng như một “bách khoa thư” sống động; cung cấp, phân
tích và khái quát hóa các tư tưởng học thuật Đông Tây, kim cổ, nhằm đem tới
cho nhiều đối tượng bạn đọc lúc bấy giờ những tri thức từ căn bản tới chuyên
sâu trong các lĩnh vực văn hóa đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
của người Việt về dân tộc mình và thế giới chung quanh. Nhiều bài viết trong
tạp chí cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị “khai dân trí” của nó, do đó
thường được nhiều trí thức tìm tới để soi chiếu các vấn đề của xã hội đương đại.
Dù xuất hiện muộn hơn so với niềm Nam song vùng đất Bắc Kỳ với các ưu thế
về bề dày và chiều sâu văn hóa, lịch sử, đội ngũ trí thức là những nhà báo tiềm
năng cũng như nhu cầu sử dụng báo chí làm công cụ đấu tranh chính trị, văn
hóa, xã hội, hứa hẹn sẽ là nơi chứng kiến sự nở rộ của báo chí sau này. Bên cạnh
đó, tại Trung Kỳ, sự ra đời của tờ báo Tiếng Dân (1927) do Huỳnh Thúc Kháng
sáng lập cũng được xem như một dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của báo chí Việt Nam.
Bên cạnh dòng báo chính thống và các báo có tư tưởng chính trị trung lập,
một số báo khuynh tả với tiếng nói chống đối chính quyền Pháp đã ra đời. Điển
hình, trong giai đoạn năm 1925 – 1926, tại Sài Gòn, một số nhà báo – chính trị
gia có tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường,
Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu đã cho xuất bản các tờ báo: La Cloche
Fêlée (Tiếng Chuông Rè), L’Annam, Người Nhà quê, Đông Pháp Thời Báo…
thể hiện tương đối rõ lập trường của mình đối với các vấn đề độc lập dân tộc. Ở
nước ngoài, tờ báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/06/1921
chính thức trở thành tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1925 –
1929, báo chí cách mạng nước nhà tồn tại song hành cùng với hoạt động của các
trí sĩ yêu nước tại Trung Quốc, Pháp, Thái Lan và chỉ sau năm 1929, khi phong
trào cộng sản bắt đầu xuất hiện ở nước ta, mạng lưới báo chí cách mạng tại địa
phương mới bắt đầu hình thành và phát triển. Tiêu biểu phải kể đến Tạp chí 5
Cộng sản bao gồm Tạp chí Đỏ và Lao Động (1929). Bên cạnh đó, hoạt động báo
chí cách mạng trong các nhà tù thực dân của những người cộng sản Việt Nam
cũng phát triển như một dòng mạch riêng, tồn tại bất hợp pháp song vẫn có một
đời sống bền bỉ, là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cách mạng Việt Nam.
Từ những năm 1925 trở đi, ở nước ta đã có khoảng 100 tờ
báo, được viết bằng rất nhiều văn tự khác nhau, bao gồm báo chữ
Pháp, Anh, chữ quốc ngữ, chữ Hán… Trong giai đoạn 1930 – 1938,
trên khắp cả nước đã có khoảng 400 tờ báo, trong đó báo tiếng Việt
chiếm tới 2/3. Các tờ báo ra đời trong thời kì này chính là minh
chứng cụ thể, sinh động ghi lại những tác động sâu sắc của văn
hóa phương Tây tại Việt Nam; gắn liền với những tiếng nói kêu gọi
cách tân, đổi mới, xóa bỏ các hủ tục, lề thói không còn hợp thời,
hướng về các giá trị dân chủ, tự do, tiến bộ hơn. Các báo Phong
Hóa
(1932 – 1936), Ngày Nay (1935 – 1940), Thanh Nghị (1941 –
1945), Tri Tân (1941 – 1945) đều là những tờ báo có tầm ảnh
hưởng lúc bấy giờ. Ngoài ra phải kể đến nhóm Tân Dân với Tiểu
thuyết thứ bảy
, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Tao Đàn,
Truyền bá
và hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác
phẩm hay hoạt động rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những
năm 40 của thế kỉ XX. Trên các tờ báo và tạp chí đó hàng loạt các
tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và cũng là một mảnh đất tốt ươm tạo
cho nhiều tài năng văn chương đương thời. Sang tới giai đoạn
1939 – 1945, khi Nhật “hất cẳng” Pháp ở Đông Dương và thực hiện
chế độ cai trị của mình tại đây, nhiều tòa soạn đã phải đóng cửa, số
lượng báo được xuất bản giảm mạnh, tới năm 1945 chỉ còn lại 200
tờ. Trước những biến động khôn lường ấy, các nội dung văn học –
nghệ thuật có tính riêng tư đã tỏ ra không phù hợp với tình cảnh
chung của đất nước. Trái lại, do phản ánh và theo kịp những sự
kiện, tin tức thời sự “nóng hổi”, đồng thời cất lên được tiếng nói của
toàn thể dân tộc trước nạn ngoại xâm, báo chí cách mạng bắt đầu
nở rộ và lên ngôi với sự xuất hiện của hàng loạt các tờ báo Đảng
mang tầm cỡ toàn quốc như: Cờ Giải Phóng (1942), Việt Nam Độc
Lập
(1941) do Hồ Chí Minh sáng lập, tồn tại đến năm 1945 với hơn
200 số, Cứu Quốc (1942) của Mặt trận Việt Minh. 6
Tờ Sự thật – tiền thân của báo Nhân dân – ra đời năm 1945, đóng góp một phần lớn
vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân 7
Nhìn chung, ở giai đoạn này, dẫu báo chí Việt Nam được hình thành trên
nền tảng báo chí thuộc địa, song từ sự ra đời của tờ báo quốc ngữ đầu tiên cho
tới hàng loạt các tạp chí, các cây bút với những bài viết đa dạng, có giá trị học
thuật và văn hóa cao đã đặt một nền móng vững chắc cho nền báo chí nước nhà
trong những giai đoạn tiếp theo. Nói cách khác, ngay từ khi mới xuất hiện, báo
chí đã luôn thực hiện tốt vai trò “cánh chim đầu đàn” của mình trong việc truyền
bá tri thức, mở mang dân trí, cung cấp những kiến thức và trở thành kho lưu trữ
những kinh nghiệm, tư tưởng, những giá trị tinh thần quý giá của dân tộc. Ý
nghĩa này vẫn tiếp tục được các thế hệ làm báo phát huy ở những giai đoạn sau,
trở thành một trong những sứ mệnh hàng đầu của báo chí Việt Nam xuyên suốt mọi thời đại.
2. Sang tới thời kì 1945 – 1954, ở buổi đầu thành lập của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, các nhà cầm quyền hiểu rõ hơn hết vai trò và
sức mạnh to lớn của báo chí đối với việc củng cố chính thể mới, gia tăng sự tin
tưởng và đoàn kết trong nội bộ chính quyền cũng như toàn thể nhân dân, do đó
đã kịp thời cho ban hành những văn bản chỉ đạo đường lối, cách thức tổ chức,
quản lý hệ thống báo chí sao cho đạt được sự đồng bộ, thống nhất và hiệu quả
cao. Báo chí Việt Nam giai đoạn đầu (1945 – 1946) nhìn chung đảm bảo tôn
trọng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ; ngay cả những đảng phái chính trị
có khuynh hướng đối lập cũng có thể xuất bản báo chí. Tuy nhiên, dù hoạt động
dựa trên nguyên tắc, tư tưởng nào, tinh thần chung của báo chí nước nhà vẫn
phải xuất phát từ lợi ích dân tộc; phải trở thành vũ khí sắc bén bảo vệ chính
quyền nhân dân và đoàn kết chống kẻ thù chung khi cần thiết; đồng thời tăng
cường mở rộng, tái cơ cấu hệ thống báo chí địa phương, đưa báo chí cách mạng
đến gần hơn với đông đảo quần chúng nhân dân.
Báo chí cách mạng thời kỳ này đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ,
tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh bảo
vệ chính quyền Nhân dân, đồng thời trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn,
khích lệ tinh thần các chiến sĩ Vệ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian
khổ, cam go và ác liệt mà vinh quang, hào hùng. Các tờ báo cách mạng lớn tiếp
tục tồn tại, phát triển, cập nhật và tác động trực tiếp tới tình hình chính trị lúc
bấy giờ, điển hình phải kể đến báo Cờ Giải Phóng do Cơ quan TW Đảng Cộng
Sản Đông Dương đại diện, ra được 28 số; báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt
Minh, ra công khai đến số 31, ngày 24/08/1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám
thành công. Bên cạnh đó, nhiều tờ báo khác cũng đã ra đời kịp thời, phục vụ
nhiều nhiệm vụ cách mạng đa dạng, từ công tác phân tích, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho tới việc đưa tin, cập nhật tình hình chiến sự, cổ vũ tinh thần chiến 8
đấu… Có thể kể đến một số tờ báo nổi bật lúc bấy giờ như: Tạp chí Sự Thật
(Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mac) do đồng chí Trường Chinh làm chủ bút,
chuyên viết về mảng thông tin và lý luận, đi sâu phân tích, lý giải, bình luận,
định hướng đường lối, tư tưởng với các vấn đề đa dạng như cải cách ruộng đất,
cải cách tiền tệ, ngoại giao Xô – Trung… báo Tiên Phong (Hội văn hóa cứu
quốc Việt Nam) đánh dấu nhiều thành tựu của công tác tuyên truyền trên mặt
trận văn hóa – nghệ thuật; là tờ báo có trình độ khá cao về văn học – nghệ thuật,
quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà thơ có tên tuổi, bao gồm
Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Văn Cao, Đặng Thai Mai, Tô
Ngọc Vân… Đã ra được 24 số trong giai đoạn này; Quân đội Nhân dân với tiền
thân là các tờ Vệ Quốc quân, Quân Du kích, ra đời khi cuộc kháng chiến chống
Pháp chuyển sang giai đoạn tổng phản công, là tờ báo chuyên biệt dành cho
người lính, phản ánh tư tưởng quân sự, đời sống các lực lượng vũ trang. Đây
chính là cái nôi đào tạo ra nhiều cây bút lớn như: Trần Cư, Phạm Hữu Bằng,
Trần Thiếp, Lê Bách, Vũ Tú Nam…
Ở thời kì này, ngoài báo viết, Chính phủ cách mạng cũng đã chú ý đến
những hình thức báo chí khác như Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945), Thông
tấn xã Việt Nam (15/09/1945)... Tất cả các phương tiện đa dạng kể trên đã giúp
báo chí giai đoạn này có được nhiều bước đột phá trong cách thức và cả nội
dung thể hiện, từ đó làm tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân
dân giao phó, thực hiện đúng sứ mệnh “người thư ký trung thành” của thời đại
bất chấp mọi gian khổ, nguy nan.
Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi chương trình đầu tiên đánh dấu sự
ra đời của Đài Phát thanh Quốc gia.
3. 1945 – 1975 là thời kỳ mà báo chí Việt Nam tồn tại trong sự phân hóa
với cục diện đặc biệt, khi hai miền Nam – Bắc bị chia cắt với hai chế độ chính 9
trị khác nhau, do đó hệ thống báo chí và công tác xuất bản cũng có những cách
thức hoạt động riêng. Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, báo chí được bao cấp hoàn
toàn và có sự đồng bộ hóa, nhất quán trong cách thức triển khai, vận hành;
không giống với hệ thống báo chí tư bản đa đảng phái, phát triển tự do theo
hướng tư nhân hóa, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như ở miền Nam lúc bấy giờ.
Đặc biệt, bộ phận báo chí cách mạng tại đây cũng tồn tại song song, đan xen với
báo chí thực dân, thể hiện rất rõ tinh thần phản kháng chính quyền tư bản độc
tài, đại diện cho tiếng nói yêu nước và yêu chuộng hòa bình của nhân dân miền Nam.
Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì, ác liệt và gian khổ của
dân tộc, Đảng và Nhà nước vẫn xem báo chí như là công cụ tuyên truyền đắc
lực, đi đầu trong việc cổ vũ công cuộc lao động, sản xuất của nhân dân miền
Bắc, thúc đẩy tinh thần chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược của chiến sĩ và
nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ tại chiến trường Nam bộ. Trong
tiến trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hệ thống báo chí với khoảng
dưới 100 tờ được đặt dưới sự điều phối của Đảng và Nhà nước, phân chia thành
các nhóm báo tương ứng với các chủ đề riêng. Nhóm báo về chính trị – xã hội
với nội dung xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa, giáo dục tinh thần cách
mạng, gương người tốt việc tốt… bao gồm các tờ Nhân Dân, Quân đội Nhân
dân, Hà Nội Mới, Hải Phòng… Nhóm báo về văn hóa – văn nghệ: Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, Văn Nghệ; Tiên Phong, Phụ Nữ Việt Nam, Lao Động… Lúc
này, kỹ thuật in ấn báo chí đã có sự phát triển nhất định, tiếp cận được kỹ thuật
in màu với sự hỗ trợ nhà in Tiến Bộ (CHDC Đức). Không những thế, trình độ
nghiệp vụ – chuyên môn của các nhà báo thời kỳ này cũng đã đạt tới sự chuyên
nghiệp nhất định. Nhiều mô hình tạp chí sở hữu những cây bút chuyên sâu với
các bài viết có chất lượng cao. Bên cạnh bốn phân ngành chủ đạo văn – sử – địa
– triết của tạp chí giai đoạn sau khi lập lại hòa bình, Tạp chí Cộng Sản (tiền thân
của nó là Tạp chí Đỏ những năm 1930 và Cộng sản những năm 1940) vẫn tiếp
tục hoàn thành sứ mệnh của mình với nền báo chí cách mạng truyền thống,
không ngừng đổi mới để củng cố, xây dựng và hoàn thiện nền tảng lí luận chính trị của quốc gia.
4. Từ năm 1975 đến nay, nền báo chí nước nhà đã trải qua không ít những
thăng trầm, biến động; song không vì thế mà vai trò của nó đối với việc phản
ánh toàn diện những vấn đề đương thời, đồng hành cùng lịch sử dân tộc, cung
cấp thông tin, mở mang tri thức, định hướng những trân giá trị của nó bị mai
một đi giữa dòng chảy hối hả, bộn bề của đời sống xã hội. Kể từ ngày đất nước
thống nhất, tiến hành xây dựng Xã hội chủ nghĩa, tất cả các sự kiện, biến cố lớn 10
như: cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đỉnh điểm vào giai đoạn 1979 – 1990, hai
cuộc chiến ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây – Nam, công cuộc Đổi Mới
ngoạn mục năm 1986 với dấu mốc lịch sử đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng để cải tổ và xây dựng một nền kinh tế – xã hội mới, cho tới khi
Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế, bắt đầu gây dựng và lấy lại vị thế, vai trò
và tiếng nói trên thế giới, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính
phủ đã vượt qua thử thách của đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian vừa
qua… đều đã được báo chí kịp thời “đón đầu”, ghi nhận, truyền tin, bình luận và
cung cấp những chỉ dẫn, định hướng một cách đúng đắn và chính xác nhất.
Ở thời kì trước đổi mới (1975 – 1986), cùng với việc thống nhất, kiện
toàn bộ máy Nhà nước, hệ thống báo chí cũng đã được xây dựng, đồng bộ hóa
trên những nguyên tắc nhất định. Tháng 7/1976, Hội Nhà báo Việt Nam (miền
Bắc) và Hội nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam hợp nhất, lấy tên
là Hội Nhà báo Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thời kì
này, các công cụ, tài liệu phục vụ công tác in ấn, xuất bản gặp rất nhiều khó
khăn. Giữa những năm 1980, ở nước ta chỉ có khoảng 100 tờ báo, trong đó có 07
tờ báo Trung ương, 40 tờ báo địa phương, lực lượng vũ trang có 29 tờ báo, 06 tờ
báo đối ngoại, 10 tờ về văn học nghệ thuật. Báo viết vẫn chiếm ưu thế ở giai
đoạn này với hoạt động tương đối sôi nổi của những tờ báo đã tồn tại từ trước
năm 1975 như: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng Sản, Văn Nghệ,
Phụ nữ Việt Nam, Thanh Niên, Tạp chí Điện Ảnh… Bên cạnh đó, đã xuất hiện
một số tờ báo có sự đột phá, cách tân về nội dung, hình thức và cách thức tổ
chức thực hiện như: Tuổi Trẻ TP.Hồ Chí Minh (1975), Thanh Niên (1986).
Những tờ báo này khi ra đời đều thu hút được sự chú ý, đón nhận từ người đọc.
Ngoài ra, hệ thống truyền hình chính cũng đã chính thức đi vào thời kỳ xây
dựng và phát triển. Đài TNVN có ảnh hưởng rất lớn trên mọi phương diện đời sống xã hội.
Bước vào giai đoạn Đổi mới, báo chí cũng có những bước tiến đáng kể,
song hành với những thay đổi của nền kinh tế, xã hội. Đại hội V Hội Nhà báo
Việt Nam năm 1989 đã đề xuất những phương hướng đổi mới báo chí theo
hướng hiện đại hóa, phù hợp với quy luật xã hội, tiếp cận và cung cấp những
luồng thông tin đa chiều; chủ động, thường xuyên đi vào công tác chống tiêu
cực, phơi bày sự thật và những mặt trái còn tồn đọng trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước, từ đó xác định đường hướng cải tổ, thay đổi, khắc phục
những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các mặt tích cực đã đạt được; tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng song cũng cần phải mở rộng dân chủ cho báo chí. 11
Ngoài hình thức báo in truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của
Internet, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện và phát triển với tốc độ ngày càng
nhanh chóng và mạnh mẽ

Luật Báo chí năm 1990 ra đời là một dấu mốc đối với lịch sử báo chí Việt
Nam đương đại. Bộ luật gồm 31 điều, với rất nhiều điểm mới cần ghi nhận:
thông tin trên báo chí phải tuân thủ tính khách quan và đưa ra những góc nhìn đa
chiều trong khuôn khổ tôn trọng sự thật, tôn trọng luật pháp, Hiến pháp; người
dân hoàn toàn có quyền sử dụng các cơ quan báo chí để bày tỏ nguyện vọng,
thắc mắc, đồng thời tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Bên cạnh đó,
hoạt động của báo chí theo cơ chế bao cấp cũng đã có sự chuyển đổi sang hoạt
động có tính chất hàng hóa, chấp nhận cạnh tranh, đa dạng hóa trong lĩnh vực
báo chí, mở rộng phát triển các mô hình báo chí tư nhân. Ngoài hình thức báo in
truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của Internet và các kỹ
thuật – công nghệ hiện đại, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện và
phát triển với tốc độ ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính đến thời điểm
hiện tại, dù có nhiều thay đổi về hình thức, cách thức hoạt động, song báo chí
vẫn luôn giữ vững được vai trò quan trọng của mình trong việc cập nhật, theo
sát và chuyển tải kịp thời tình hình thời sự, đời sống – xã hội; góp phần thúc
đẩy, mở rộng vốn tri thức, làm dồi dào và phong phú thêm những giá trị tinh
thần cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Với xuất phát điểm từ một nền báo chí được thai nghén và hình thành
trong lòng thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trải qua những thăng trầm, biến động
tương ứng với các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc: Từ thời kỳ thuộc địa 12
cho đến khi giành được độc lập, hình thành Nhà nước mới và trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, khi non sông liền một dải cho tới
những bấp bênh của thời kì khủng hoảng kinh tế – xã hội và chính thức thay da
đổi thịt để bước vào giai đoạn hội nhập, đổi mới. Thực tế cho thấy, dẫu ở thời
đại nào, báo chí Việt Nam vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, không thể thay
thế được trong đời sống dân tộc. Là một nền báo chí đa dạng, phong phú, đi từ
thô sơ đến hiện đại; mang tính chất nghiệp dư đến chuyên nghiệp; từ những hoạt
động đơn lẻ, riêng rẽ trong từng giới xã hội cho đến các hoạt động chính trị
chung, báo chí nước ta vẫn luôn từng ngày từng giờ hiện diện, đồng hành với
mọi bước tiến của dân tộc, trở thành một trong những kênh thông tin có giá trị
và nguồn cung tri thức dồi dào nhất tới mọi tầng lớp nhân dân, góp phần định
hướng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, khai mở tư duy tiến bộ và là bệ phóng
cho mọi ý tưởng dựng xây, kiến thiết đất nước. Nhìn lại toàn bộ chặng đường
hình thành và phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam, dẫu còn nhiều thách thức
và khó khăn phía trước, song ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một thế hệ
những nhà báo có đủ tài năng, tâm huyết, tinh thần dũng cảm, sáng tạo sẽ tiếp
tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được từ các thế hệ đi trước để
tiếp tục hoàn thành xuất sắc hơn những mục tiêu, sứ mệnh to lớn của báo chí quốc gia trong tương lai. 13