Tìm hiểu về Coca Cola ở Việt Nam - Môn Quản trị Nhân lược| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
40 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về Coca Cola ở Việt Nam - Môn Quản trị Nhân lược| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

131 66 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--



--
BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ
NHÓM 4 – LỚP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ (322)_01
ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MANAGEMENT
TRAINEE TẠI COCA-COLA VIỆT NAM
THÀNH VIÊN NHÓM:
Đào Nhật Tân
Trịnh Thuỳ Trang
Phạm Thị Nhung
Đồng Thị Ngọc Thuý
Nguyễn Thu Trang
Triệu Nguyễn Vân Khánh
Phorn Samprathna
11203492
11208175
11203049
11207095
11208116
11201951
11219913
GVHD: TS. Nguyễn Vân Thuỳ Anh
Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
1. Tổng quan về công ty Coca-Cola.........................................................................1
1.1. Giới thiệu công ty....................................................................................................1
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh..................................................................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola................................................................................3
2. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CocaCola Việt Nam.....4
2.1 Cơ cấu lao động của công ty Coca Cola Việt Nam..............................................4
2.2 Cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola Việt Nam..................................................8
2.2.1 Tiếp cận kết hợp giữa tiêu chuẩn hoá và địa phương hoá...........................................8
2.2.2 Những vấn đề về mặt chiến ợc với Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực quốc tế
của Coca- Cola Việt Nam....................................................................................................9
2.3 Thực tiễn chương trình Coke Spark AFL tại Coca-Cola.................................12
2.3.1 Phân tích nhu cầu đào tạo.......................................................................................12
2.3.2 Tổng quan chương trình Coke Spark AFL...............................................................16
2.3.3 Quy trình đào tạo cho Trainee - function Commercial.............................................19
2.3.3.1 Sale rotation.......................................................................................................19
2.3.3.2 Route To Market (RTM) Rotation........................................................................22
2.3.3.3 Revenue Growth Management (RGM) Rotation..................................................27
2.3.3.4 Winning at Point of Sales (W@POS) Rotation.....................................................29
3. Nhận xét về các chương trình đào tạo và phát triển của công ty.....................33
3.1 So sánh với các chương trình đào tạo truyền thống của Việt Nam. Ưu, nhược
điểm của chương trình đào tạo......................................................................................33
3.1.1 Sự khác biệt giữa chương trình Coke Spark AFL chương trình đào tạo truyền
thống………..................................................................................................................... 33
3.1.2 Ưu/ nhược điểm.....................................................................................................34
3.2 Giải pháp hoàn thiện...........................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................37
1. Tổng quan về công ty Coca-Cola
1.1. Giới thiệu công ty
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, Coca-Cola là công
ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngày nay tên nước giải khát Coca-
Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200
nước trên thế giới.
Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu
Á,Trung Đông và Châu Phi. Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương, Khu vực Tây và Đông Nam Á
(SEWA). Tại Việt Nam, Công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10
năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép
,Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát
,Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.
Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Coca-Cola Việt Nam hiện các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng
việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.
Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke Ngoài ra còn có thể kể
tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola
Zero, Coca-Cola Vanilla, Coca-Cola Plus các phiên bản đặc biệt vị chanh tây,
chanh và cà phê.
Thông tin cơ bản:
Tên công ty: Công Ty Coca-Cola (CoCa-Cola Company)
Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, United States
Hình thức kinh doanh: Cung cấp nước giải khát
Website: http://www.coca-cola.com
Sơ lược:
Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT
NAM
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đóng chai nước giải khát gas mang
nhãn hiệu Coca-Cola
1
Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
Website: www.coca-cola.vn
Số điện thoại: 84 8961 000
Số fax: 84 (8) 8963016
Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
Vốn pháp định: 163.836.000 USD
Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite,...
Lịch sử hình thành và phát triển
Tại Hoa Kỳ: Được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ phòng thí
nghiệm và hiệu thuốc tư nhân.
Năm 1960: Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam.
Tháng 2/1994: Coca -Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu
dài.
Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương công ty
Vinafimex được thành lập và có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công Ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công Ty Nước
Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một chung sự quản lý,
đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh.
Ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một
trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
Từ 2004 đến nay Coca-Cola phát triển rất tốt trên thị trường Việt Nam.
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh
Sứ mệnh: Tiếp tục Đổi mới Thế giới Làm nên Sự khác biệt, phát triển các
thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu
bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn ảnh hưởng tích cực đối với
cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới.
2
Tầm nhìn: Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau hình thành nên sứ mệnh cùng
tầm nhìn của Coca-Cola gồm:
TRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH, tạo ra các nhãn hiệu loại
đồ uống được mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện
tinh thần và thể chất.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với cách doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực giải khát, Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những
thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững.
MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN, trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu
tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ các nhân viên của hệ thống doanh
nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola
3
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola tại Việt Nam
Nguồn: Coca-Cola Việt Nam
Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM một phần
của Văn phòng đại diện Coca-cola khu vực Đông Nam Á. cấu tổ chức của Coca-
cola Việt Nam được đánh giá tương đối đơn giản với người đứng đầu là tổng giám
đốc của công ty, người có trách nhiệm lớn nhất, phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Bên dưới tổng giám đốc, công
ty được phân chia làm 3 chi nhanh nhỏ hơn đó là Coca-cola Hồ Chí Minh, Hà Nội
Đà Nẵng để thuận tiện cho việc quản phát triển rộng khắp trên toàn thị trường
Việt Nam. Tại mỗi chi nhánh của Coca-cola, công ty lại được chia thành các phòng
ban khác nhau, thực hiện các chức năng riêng biệt đồng thời cũng cùng nhau phối hợp
để vận hành quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trơn trụ, hiệu quả.
Các phòng ban tại một chi nhánh của Coca-cola Việt Nam được chia thành:
Phòng Marketing
Phòng bán hàng
Phòng tài chính, kế toán
Phòng sản xuất tác nghiệp
Phòng mua hàng
Phòng pháp lý và truyền thông đối ngoại
Phòng nhân sự
Phòng CNTT
2. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CocaCola Việt Nam
2.1 Cơ cấu lao động của công ty Coca Cola Việt Nam
Coca Colakhoảng 86.200 nhân viên vào thời điểm đầu năm 2020, bao gồm
10.400 nhân viên hoạt động ở Mỹ và 4000 nhân viên tại Việt Nam.
Doanh nghiệp từ những năm đầu hoạt động tại Việt Nam, luôn đặt ưu tiên cho
việc phát triển tài năng Việt như nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây dựng
đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Tính đến nay, Coca-
Cola Việt Nam đã có 99% nhân viên là người Việt. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư 1,4
triệu USD để tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước.
Về số lượng lao động
4
Số lượng lao động của Coca Cola luôn được cân đối để phù hợp với nhu cầu
kinh doanh qua từng thời kỳ. Số lượng lao động qua các năm cụ thể như sau:
Đơn vị: Người
Chức danh 2019 2020 % biến đổi 2021 % biến đổi
Quản lý 294 220 25,5 164 25,5
Nhân viên phục vụ 224 212 5,4 143 32,5
Công nhân 235 230 2,1 202 12,2
Nhân viên bán hàng 1350 753 44,2 397 47,3
Tổng số 2103 1415 32,7 943 33,4
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo chức danh
Nguồn: Coca Cola Việt Nam
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực của Coca Cola đang suy giảm
qua các năm. Điều này được lý giải do công ty đang tái cơ cấu lại nguồn nhân lực
cho phù hợp với chiến lược kinh doanh qua các giai đoạn, bên cạnh đó là chịu sự ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 năm 2021. Trong khi đó,
năm 2019 năm công ty Coca Cola Việt Nam lợi nhuận sụt giảm nghiêm
trọng nên đã cắt giảm một số lượng lớn lao động (688 người) tương đương với 32,7%
số lượng để tránh các vị trí trùng lặp.
Từ năm 2020 đến 2021, dưới sự tác động của COVID-19, số lượng lao động
giảm nhiều nhất là ở lực lượng bán hàng (356 người) tương đương với 47,3% tiếp đến
nhân viên phục vụ (69 người) tương đương với 32,5%. Chính việc giảm mạnh lực
lượng nhân sự từ hai bộ phận này đã làm cho số lượng lao động của công ty giảm đi
472 người ( 33,4%).
5
Một điểm cũng rất đặc trưng của các doanh nghiệp vốn FDI nói chung
tại công ty TNHH nước giải khát Coca Cola nói riêng đó tỷ lệ lao động người
nước ngoài.
Đơn vị: Người
Năm Số lượng % trong tổng số lao động
2019 390 0.95%
2020 344 0,87%
Bảng 2: Số người lao động nước ngoài qua các năm
Nguồn: Coca-Cola Việt Nam
Về chất lượng lao động
Đơn vị: %
Năm
Trình độ
2019 2020 2021
Trên Đại học 11 9,3 11,3
Đại học Cao
đẳng
58,7 61,3 65,7
Trình độ khác 30,3 29,4 23
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nguồn: Coca Cola Việt Nam
6
Qua bảng số liệu về chất lượng lao động theo trình độ học vấn cho thấy lực
lượng lao động của công ty trình độ cao, đạt tỷ lệ gần 100% trình độ từ cao
đẳng trở lên. Điều này cho thấy hoạt động tuyển dụng lao động đầu vào luôn được
Coca Cola quan tâm và công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Trong đó số lao động trình độ dưới cao đẳng tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực nhân viên phục vụ công nhân. Cũng theo bảng số liệu trên, chất lượng lao
động từ trình độ cao đẳng trở lên tăng đều qua các năm. Năm 2019 69,7% , năm
2020 tăng lên 70,6% và tăng mạnh lên 77% vào năm 2021.
Về độ tuổi lao động
Đơn vị: %
Độ tuổi
Năm
< 31 tuổi 31 – 40 tuôi > 40 tuổi
2019 32,7 46,5 18,8
2020 35,3 47,3 4,1
2021 34,8 49,6 2,4
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Nguồn: Coca Cola Việt Nam
Lực lượng lao động của Coca Cola chủ yếu lao động trẻ. Đây đặc điểm
chung của nhiều công ty có vốn FDI nói chung và Coca Cola Việt Nam nói riêng. Từ
năm 2019 - 2021, % độ tuổi trên 40 giảm mạnh, trong khi đó độ tuổi dưới 31 từ
31- 40 xu hướng tăng. Với độ tuổi trẻ,hội thăng tiến trong tương lai của nhiều
lao độngrất lớn song, tỷ lệ thay đổi công việc cũng cao vì độ tuổi này thường làm
việc theo mục tiêu, lý tưởng và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Điều này đòi
hỏi Coca Cola cần phải nhiều chính sách phát triển, đào tạo và đãi ngộ cho người
lao động tương xứng với thành quả mà người lao động đã bỏ ra.
2.2 Cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola Việt Nam
7
2.2.1 Tiếp cận kết hợp giữa tiêu chuẩn hoá và địa phương hoá
Để tồn tại phát triển trên thế giới, các công ty đa quốc gia luôn tìm kiếm
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp không những phải đủ về số lượng mà còn cần đáp
ứng yêu cầu về chất lượngthích ứng với toàn bộ môi trường. Và có thể nhận thấy
rằng sở dĩ công ty Coca-Cola có thể đứng vững trong ngành nước giải khát hàng năm
giữ vững được thế mạnh toàn cầu của mình trong ngành do chính sách đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tiếp cận theo hai hướng, kết hợp giữa “Tiêu chuẩn hóa”
và “Địa phương hóa”.
Về cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola theo địa phương hóa, cụ thể được biểu hiện
thông qua như:
Đào tạo cho người lao động quốc tế về đặc trưng văn hoá tại Việt Nam
Ngôn ngữ đào tạo bên cạnh tiếng Anh là bắt buộc, Coca Cola còn tạo điều kiện
cho người lao động được đào tạo bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Công ty tuyển dụng nhân sự ngay tại địa phương để chiêu mộ nhân tài, đào tạo
phát triển nguồn nhân lực với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo phát triển người lao
động theo cách tiếp cận địa phương hóa cũng giúp cho Coca Cola hiểu biết hơn
về khách hàng mục tiêu tại thị trường Việt Nam, nắm bắt thông tin một cách
nhanh chóng, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu đến từ phía khách hàng.
Người lao động nước sở tại thường thông thạo tình hình thương mại, bao gồm
cả tình hình khu vực, doanh nghiệp, thói quen mua bán… thể giúp Coca-
cola sớm hòa nhập bản địa hơn. Ngoài ra, việc đào tạo lao động theo địa
phương hóa cũng giúp cho Coca Cola một đội ngũ ổn định, tránh việc lao
động bị sốc văn hoá khi làm việc cho 1 công ty toàn cầu như Coca Cola để lao
động thể hoàn toàn chuyên tâm vào chương trình đào tạo cũng như công
việc sau này.
Coca Cola một công ty toàn cầu, do vậy bên cạnh đào tạo lao động theo
cách tiếp cận địa phương hóa, công ty còn phải đào tạo người lao động theo tiêu
chuẩn hoá để đáp ứng các yêu cầu lao động quốc tế như: đào tạo về ngôn ngữ, văn
hoá chung công ty, cách làm việc, khả năng tiếp nhận các nguồn văn hoá khác nhau,
khả năng ứng xử linh hoạt... Quy của công ty ngày càng lớn, từ chiến lược kinh
doanh đa quốc gia sang áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, do đó nên đặt ra các yêu
8
cầu về nhân lực khác cho công ty. Mặt khác, Cocacola ngày càng trải rộng khắp nhiều
nơi trên thế giới vậy Coca cola cần phát triển đội ngũ mang tính toàn cầu hơn,
khả năng điều chỉnh và linh hoạt trước bất kỳ một môi trường kinh doanh nào đặc biệt
cũng như những khác biệt về văn hóa. Điều này tạo cho công ty nhiều thuận lợi để
nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Có thể kể đến như: mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn 70-20-10 được Coca Cola
áp dụng cho các chi nhánh của mình, trong đó có Việt Nam.
Hình 2: Mô hình 70-20-10 được CocaCola áp dụng trong chiến lược đào tạo
nhân sự
Tại nhiều doanh nghiệp, các nhân viên cấp dưới vẫn bị hạn chế trong cơ hội thể
hiện bản thân không hoặc rất ít tiếng nói do thiếu thâm niên hoặc kinh
nghiệm. Ngược lại, tại Coca-Cola, vấn đề trao quyền dường như đã trở thành phương
châm hoạt động không thể thiếu nhằm thúc đẩy và tạo cảm hứng cho mọi thành viên.
Việc trao quyền là cả 1 quá trình đồng hành, thiết lập sự tin tưởng giữa quản
và cấp dưới. Ở mỗi vị trí người lao động đảm nhận, cấp quản lý sẽ luôn khích lệ nhân
viên đề xuất những ý tưởng mới mẻ, trao quyền để thực hiện những dự án người
lao động cảm thấy đúng đắn mang đến lợi ích cho công ty. Chỉ cần hành động
như một người làm chủ, mỗi đồng ngân sách sử dụng đều được cân nhắc rõ ràng thì sẽ
luôn nhận được sự hỗ trợ đào tạo từ các bộ phận liên quan của công ty. Đặc biệt,
hình đào tạo 70:20:10 được ứng dụng rộng rãi tại Coca-Cola còn giúp cho giúp
các tài năng trẻ này có cơ hội được học, được làm và được sai.
2.2.2 Những vấn đề về mặt chiến lược với Đào tạo Phát triển nguồn
nhân lực quốc tế của Coca- Cola Việt Nam
9
Khi xây dựng thực hiện một chiến lược tổng thể về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực quốc tế, Coca-Cola Việt Nam luôn xem xét đến các vấn đề sau:
Lựa chọn chuyên gia đào tạo
Để phát triển các kỹ năng cũng như chuyên môn cho người lao động, Coca
Cola tiến hành đồng thời đào tạo nội bộ đào tạo bên ngoài. Đối với các chương
trình đào tạo nội bộ, dựa trên cơ sở phản hồi từ Quy trình quản hiệu suất, nhu cầu
đào tạo sẽ được thu thập Giám đốc L&D sẽ tiến hành thiết kế riêng chương trình
đào tạo phù hợp với người lao động. Các chuyên gia đào tạo từ công ty mẹ được cử
sang cùng với chuyên gia đào tạo tại chi nhánh Việt Nam có chuyên môn cao trực tiếp
tham gia vào lớp đào tạo nhân lực. Ngoài ra, đối với đào tạo bên ngoài, Coca Cola
còn phối hợp với nhiều chuyên gia ngoài công ty đến từ các trường Đại học, doanh
nghiệp hàng đầu cả nước,
Nổi bật thể kể đến như việc Coca Cola Việt Nam phối hợp với Trung tâm
Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo (CEI) cùng Đại học Fulbright Việt Nam cử nhiều
chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nhằm thực hiện chương trình đào tạo nâng cao
kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty. Chương trình được giảng dạy bởi đội
ngũ giảng viên diễn giả khách mời dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực từ
giáo dục, công nghệ, khởi nghiệp đến khai vấn, cung cấp những góc nhìn đa chiều và
các phương pháp tiếp cận các vấn đề thách thức từ nhiều ngành nghề nhiều giai
đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp.
10
Hình 3: Thầy Nguyễn Chí Hiếu, giảng viên chính của Chương trình Phát triển
Lãnh đạo Coca Cola Việt Nam
Lựa chọn phương pháp đào tạo
Khác biệt với văn hoá và sở thích học tập ở phương Tây. Tại Châu Á, đặc biệt
Việt Nam, văn hoá giáo dục độc đoán, thầy nói trò nghe với không khí lớp học
trang trọng, người học cũng thường bị động với giảng viên, ít tương tác giữa thầy
trò. Do đó, khi tổ chức thực hiện chương trình đào tạo quốc tế phù hợp với văn hoá
học tập với người lao động Việt Nam, Coca-Cola lựa chọn phương pháp đào tạo trực
tiếp với hướng dẫn chi tiết cho người học thay chỉ đào tạo qua video online các
chi nhánh nước ngoài.
Sự khác biệt về ngôn ngữ
Coca-Cola, đội ngũ quản trị ngoài việc thành thạo tiếng Anh còn thành thạo
cả ngôn ngữ của nước sở tại. - Tất cả các giấy tờ chính thức đều làm bằng hai thứ
tiếng, tiếng Anh và tiếng bản địa.
Sự khác biệt về ngôn ngữ gần như tương đồng với sự khác biệt về văn hoá. Do đó, để
dịch các tài liệu đào tạo quốc tế sang tiếng Việt chuẩn mà vẫn đảm bảo được nội dung
truyền tải và người lao động có thể được tiếp cận dễ dàng hơn, Coca-Cola lựa chọn kỹ
càng người dịch thuật tài liệu đào tạo không những thông thạo hai ngôn ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt mà còn phải hiểu biết giữa hai nền văn hoá để làm cơ sở cho sự đa
dạng trong cách sử dụng ngôn ngữ, làm cho người lao động không bị hiểu sai, hiểu
nhầm, hoàn thành chương trình đào tạo theo đúng định hướng.
Sự khác biệt về văn hoá
Văn hoá quốc gia thể ảnh hưởng đến hành vi của người lao động một số
khía cạnh. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, người lao động thích được làm việc một cách tự
do nên các quy tắc công ty cần phải được nới lỏng, tương tự như đào tạo cho người
lao động cũng không được quá khắt khe và ép buộc, không những khiến việc đào tạo
phát triển năng lực cho nhân viên không hiệu quả nhân viên còn thể cảm
thấy chán nản vì không được học tập một cách thoải mái, tự do. Trong khi đó, văn hoá
tại các nước châu Á thì hoàn toàn khác biệt.
Cụ thể, văn hoá Việt Nam theo mô hình Hofstede có đặc điểm nổi trội như:
11
+ Về khoảng cách quyền lực: chấp nhận một hệ thống thứ bậc, trong đó ai cũng
vị trí của mình. Hệ thống phân cấp trong một tổ chức được coi phản ánh
sự bất bình đẳng cố hữu, mô hình quản lý tập trung là phổ biến, cấp dưới mong
đợi được chỉ dẫn những gì phải làm, và ông chủ lý tưởng là một người chuyên
quyền nhân từ. Việc nhân viên thách thức lãnh đạo không được mọi người ủng
hộ.
+ Tính nhân/tập thể: Việt Nam một hội tập thể. Trong hội tập thể,
việc xúc phạm nhau sẽ dẫn đến xấu hổ và mất mặt. Mối quan hệ giữa người sử
dụng lao động và nhân viên được nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức (giống như
một gia đình), việc tuyển dụng thăng chức tính đến việc nhân viên
thuộc nhóm mình hay không. Quản lý nghĩa là quản lý của các nhóm.
+ Định hướng dài hạn/ ngắn hạn: Việt Nam thuộc nhóm văn hoá thực dụng (tức
là thiên về định hướng lâu dài). Trong các xã hội khuynh hướng thực dụng,
người ta tin rằng chân phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh thời
gian. Họ cho thấy khả năng thay đổi truyền thống để thích ứng dễ dàng với các
điều kiện mới, xu hướng tiết kiệm đầu sự chi tiêu cẩn thận tính kiên
nhẫn để đạt được kết quả.
Do đó, để chuẩn hóa được một chương trình đào tạo quốc tế phù hợp với nước
sở tại thực hiện đào tạohiệu quả. Coca-Cola tiếp cận đào tạo kết hợp giữa tiêu
chuẩn hóa địa phương hóa. Thực hiện quá trình đào tạo đồng thời quản trị đa văn
hoá tại Việt Nam thì mới đào tạo phát triển đội ngũ lao động một cách hiệu quả
thông qua: phương pháp đào tạo, các chuyên gia đào tạo nội dung đào tạo như đã
nói ở trên.
2.3. Thực tiễn chương trình Coke Spark AFL tại Coca-Cola
2.3.1 Phân tích nhu cầu đào tạo
2.3.1.1 Phân tích t chc
a. Tổ chức có muốn đào tạo không?
Sứ mệnh, tầm nhìn
Sứ mệnh: Tiếp tục Đổi mới Thế giới Làm nên Sự khác biệt, phát triển các
thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu
12
bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn ảnh hưởng tích cực đối với
cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới.
Tầm nhìn: Trở thành THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH, tạo ra các nhãn hiệu
loại đồ uống được mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh
thần thể chất; PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, với cách doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực giải khát, Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những
thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững; và VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT
ĐẸP HƠN, trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu để cải thiện cuộc sống của mọi
người - từ các nhân viên của hệ thống doanh nghiệp, đến các nhà đầu cả cộng
đồng.
Quan điểm lãnh đạo
Hướng tới con người con người: Lãnh đạo của Coca-Cola tin rằng con
người tài sản quý giá nhất của công ty. Chương trình đào tạo thực tập sinh Coke
Spark AFL được thiết kế để tạo cơ hội và phát triển tiềm năng của từng cá nhân. Điều
này thể hiện sự coi trọng quan tâm đến sự phát triển nhân, sự năng động, chủ
động và sáng tạo của mỗi thành viên trong đội ngũ.
Phát triển nguồn nhân lực: Coca-Cola nhận thức rằng đầu vào đào tạo
phát triển nguồn nhân lực là cần thiết và không thể thiếu trong doanh nghiệp. Chương
trình Coke Spark AFL cung cấp các khóa đào tạo chất lượng và cơ hội học tập liên tục
để nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên. Điều này giúp xây dựng một đội ngũ
cán bộ quản lý chất lượng, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Việt Nam.
Tạo hội thăng tiến động lực: Coca-Cola tạo ra môi trường thuận lợi để
mỗi nhân trong chương trình Coke Spark AFL có thể thể hiện sự năng động, chủ
động sáng tạo của mình. Đồng thời, công ty tạo hội thăng tiến động lực để
nhân viên phát triển sự nghiệp đạt được thành công nhân. Qua đó, Coca-Cola
khuyến khích sự phát triển cá nhân và tạo động lực trong công việc.
Ngoài ra Coca-Cola, một tập đoàn toàn cầu đã tổ chức các chương trình
Coke Spark AFL ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các chương trình này thường được
thiết kế để đáp ứng yêu cầu mục tiêu của Coca-Cola trong việc đào tạo phát
triển tài năng trẻ.
Với những quan điểm và mục tiêu như trên, Coca Cola thấy rằng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực cần thiết không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tập
đoàn hiểu rằng việc đầu tư vào đào tạo sẽ giúp xây dựng một đội ngũ cán bộ quản
13
chất lượng, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thị trường Việt Nam.
b.Nguồn lực cho đào tạo
Tài chính
Công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo. Trong bộ máy quản trị nhân lực
của công ty đã thành lập hẳn một bộ phận đào tạo dành một khoản ngân sách khá
lớn cho hoạt động đào tạo. Cụ thể, Coca-Cola luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao
năng lực nhân lực địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu
chuẩn toàn cầu. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn
30.000 triệu đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực
trong nước.
Đơn vị: triệu đồng
Năm Chi phí cho đào tạo
Chi phí đào tạo trung bình cho 1 lao động
2019 31.712,8 7,6
2020 29.447,6 8,0
Bảng 5: Chi phí đào tạo qua các năm 2019, 2020
Nguồn: Phòng kế toán Coca-Cola Việt Nam
Con người
Đơn vị: %
Năm
Trình độ 2019 2020
Trên đại học 8,7 11,3
Đại học và cao đẳng 58,5 60
14
Trình độ khác 32,8 28,7
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nguồn: Phòng nhân sự
* Ghi chú: Trình độ khác là từ trung cấp sở trở xuống.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của công ty trình độ rất
cao đặc biệt lao động quản đạt tỷ lệ gần 100% trình độ từ cao đẳng trở lên.
Điều này phản ánh hoạt động tuyển dụng lao động đầu vào luôn được công ty quan
tâm đến chất lượng. Trong số lao động có trình độ dưới cao đẳng tập chung chủ yếu là
lực lượng lao động trong lĩnh vực nhân viên phục vụ công nhân. Cũng theo bảng
trên cho thấy chất lượng lao động của công ty qua các năm tăng lên theo tỷ lệ lao
động có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Cơ sở vật chất
sở vật chất hiện đại, văn phòng làm việc rộng rãi thoáng mát. Đảm bảo sự
an toàn thoải mái cho nhân viên. Công ty các phòng họp thể sử dụng cho
hoạt động đào tạo.
=> Công ty có đủ nguồn lực cho hoạt động đào tạo, đáp ứng được yêu cầu để tổ
chức chương trình Coke Spark AFL.
2.3.1.2 Phân tích nhiệm v
a. Nhiệm vụ
- Học tập chăm chỉ, nắm bắt áp dụng kiến thức đã học vào công việc hàng
ngày.
- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động quảng cáo, sự kiện và chiến dịch tiếp thị.
- Đóng góp ý kiến, đề xuất các cải tiến, chiến lược tiếp thị mới, hoặc các ý
tưởng sáng tạo khác nhằm giúp Coca-Cola nâng cao hiệu quả kinh doanh tiếp thị
sản phẩm.
- Tham gia vào các dự án và nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của Coca-Cola.
15
- Xây dựng mối quan hệ và tương tác với đồng nghiệp các thành viên khác
trong tổ chức
b. Yêu cầu:
- sinh viên hoặc mới tốt nghiệp đại học, chương trình cao đẳng chuyên
ngành liên quan đến kinh tế, truyền thông
- Giao tiếp và viết tiếng Anh thành thạo để làm việc trong môi trường quốc tế.
- Thành thạo tin học văn phòng,
- Đam với ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhiệt huyết, kiên trì, can đảm
khả năng học hỏi nhanh
- Có kỹ năng tốt về giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề là một ưu thế
lớn
- Sẵn sàng chuyển đổi vùng làm việc theo yêu cầu của tổ chức.
2.3.2 Tổng quan chương trình Coke Spark AFL
Coke Spark AFL là một chương trình đào tạo thực tập sinh tiềm năng của Coca-
Cola tại Việt Nam, nhằm tìm kiếm phát triển những nhà lãnh đạo tương lai cho
công ty. Chương trình kéo dài trong vòng 24 tháng, tạo hội cho các thực tập sinh
(trainee) được tiếp xúc học hỏi từ nhiều vị trí của các chức năng (function) khác
nhau trong Coca-Cola.
Trong suốt thời gian tham gia chương trình, các thực tập sinh sẽ trải qua một
quá trình đào tạo toàn diện đa dạng, bằng cách luân chuyển (rotation) giữa các
phòng ban nhỏ (sub-function) phù hợp với chức năng họ đã chọn để ứng tuyển.
Điều này cho phép các thực tập sinh hội hiểu hơn về các hoạt động quy
trình công việc của từng phòng ban,phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành
những nhà lãnh đạo xuất sắc.
Các function của chương trình sẽ tùy thuộc vào nhu cầu tại từng thời điểm của
Coca-cola khi chương trình bắt đầu mở đơn tuyển mộ các tài năng. Tuy nhiên các
function chính thường bao gồm:
o Commercial
o Finance
o IT
o HR
16
o Supply chain (Engineering & Planning)
Coca-cola tìm kiếm các chân dung lãnh đạo tương lai dựa trên các tiêu chí:
o Growth mindset: luôn đổi mới, sáng tạo, khao khát phát triển liên tục
o Be your authentic: tự tin, cá tính, luôn sống “thật” với bản thân
o Embed yourself in a connected community: hòa nhập vào cộng đồng
o Stay calm and conscious: luôn bình tĩnh và lý trí
o Passionate: đam mê, nhiệt huyết với công việc
o Self-starter: chủ động, tự giác, ham học hỏi
o Commitment: cam kết, trách nhiệm
o Integrity: trung thực, ngay thẳng
Sau khi trải qua quá trình tuyển dụng gắt gao của Coca-cola, các Trainee tiềm năng
sẽ bắt đầu hành trình trải nghiệm 24 tháng tại Coca-cola theo lộ trình:
Onboarding: Các bạn sẽ được “Welcome” ngày đầu tiên với các cấp lãnh đạo
cao nhất tại Coke bắt đầu ngay với chương trình Induction (Hướng dẫn đầu vào)
cực kì chỉnh chu để có thể có cái nhìn tổng quan về tổ chức, cấu trúc và cách công ty
vận hành. Bên cạnh đó còn là các hoạt động thực tế giúp các trainee kết nối, hòa nhập
với văn hoá, môi trường làm việc; cũng như đi thị trường, tham quan nhà máy...
04 Rotations: 24 tháng nhìn chung sẽ được chia thành 4 kỳ luân chuyển (06
tháng/kỳ) qua các team/phòng ban nhỏ (Sub-functions) trong Bộ phận lớn (Function).
Rigorous review: Giữa các lần luân chuyển cũng những cột mốc đánh
giá/review quan trọng nhất của các trainee. Đây dịp để các bạn đúc rút lại những
bài học, kinh nghiệm đã đạt được; chia sẻ những đóng góp của bản thân; đồng thời để
các anh chị quản lý/lãnh đạo cùng đánh giá, nhận xét giúp các bạn điều chỉnh kịp
thời, cũng như thảo luận cho hướng phát triển tiếp theo.
Graduation: Sau 24 tháng cũng là lúc Aspire Journey kết thúc và các trainee sẽ
tốt nghiệp với một vị trí nhất định tại bộ phận của mình. Và cụ thể là vị trí nào, thuộc
nhánh phòng ban nhỏ nào; thì còn tùy thuộc vào năng lực của các trainee tại thời điểm
ấy, nguyện vọng/định hướng của bản thân, cũng như nhu cầu & kế hoạch của
business.
17
Tuy nhiên điểm đặc biệt Coke Spark AFL là lộ trình từng Trainee đi qua
sẽ được thiết kế riêng biệt cho từng bạn, không rập khuôn nào giống nhau hoàn
toàn (cholà cùng 1 bộ phận đi nữa). Vì Coke rất đề cao tính cá nhân hóa, và giúp
các bạn phát huy tất cả kỹ năng cần trong công việc theo cách phù hợp nhất với
từng cá nhân.
Sau 24 tháng rèn luyện trong chương trình Coke Spark AFL, một lãnh đạo tiềm năng
cần đạt được các tiêu chí sau để chính thức bước vào môi trường làm việc mang tính
quốc tế của Coca-Cola:
- Expertise knowledge: Lãnh đạo tiềm năng cần kiến thức sâu về lĩnh vực
công ty hoạt động, bao gồm cả quy trình sản xuất, tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng, tài
chính kinh doanh. Họ cần hiểu về ngành công nghiệp đồ uống những xu
hướng mới nhất trong lĩnh vực này.
- Leadership skills: Lãnh đạo tiềm năng cần có khả năng tạo động lực và định
hướng cho nhóm làm việc. Họ cần biết cách lắng nghe, giao tiếp hiệu quả và thúc đẩy
sự hợp tác đồng lòng trong nhóm. Kỹ năng quản thời gian, quyết định giải
quyết vấn đề cũng là những yếu tố quan trọng.
- Creativity and a willingness to learn: Lãnh đạo tiềm năng cầnkhả năng
duy sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới. Họ cần sẵn lòng học hỏi từ những
nguồn kiến thức kinh nghiệm khác nhau, áp dụng những học được vào công
việc hàng ngày.
18
- International skills: Với môi trường làm việc quốc tế của Coca-Cola, lãnh
đạo tiềm năng cần khả năng làm việc giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, đối
tác khách hàng đến từ nhiều quốc gia văn hóa khác nhau. Họ cần hiểu tôn
trọng sự đa dạng và có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.
- Strategic mindset: Lãnh đạo tiềm năng cần có tư duy chiến lược và khả năng
nhìn xa trước. Họ cần hiểu về thị trường và các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp đồ uống. Họ cần khả năng đưa ra quyết định chiến
lược và thích ứng với môi trường.
Những yếu tố tạo nên trải nghiệm đặc biệt đa dạng của các trainee xuyên suốt
ASPIRE JOURNEY:
- Skill-based & cross-functional projects: liên tục được tham gia vào các dự
án chứ không dừng lại công việc hằng ngày (daily operations). các dự án sẽ
được xây dựng/triển khai dựa trên yếu tố kỹ năng để tập hợp các thành viên trong
nhóm. Do đó, các trainee sẽ không bị hạn chế bộ phận chính, còn một phần
của dự án với phạm vi liên phòng ban, quy mô và sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
- Leadership Network exposure: các AFL trainee sẽ được ưu tiên trao
hội rất nhiều trong việc tiếp cận, làm việc cùng các cấp lãnh đạo cao nhất của công ty
một cách gần gũi và cởi mở (đúng là cao nhất thiệt đó, từ CEO, CFO, CIO, v…v. luôn
nha), họ cũng chính một trong những người tham gia hướng dẫn & đồng hành
cùng bạn trên Aspire Journey.
- Comprehensive Learning / Mentoring & Coaching: Coke các trainee sẽ
được tham gia vào những chương trình học tập được thiết kế riêng cho AFL, từ tổng
quát đến chuyên sâu để thể phát triển toàn diện nhất. Song song với đó sẽ cố
vấn/ huấn luyện liên tục từ các anh chị quản hay từ các nhà chuyên môn bên
trong lẫn bên ngoài tổ chức.
- Aspire Engagement: Coke không chỉ học & làm còn chơi rất “hăng”!
Sự kết nối giữa AFL các khóa sẽ giúp các trainee có thêm nhiều bạn bè mới để tâm sự
thủ thỉ, hỗ trợ lẫn nhau, hay tụ tập vui chơi và gắn kết hết cỡ.
2.3.3 Quy trình đào tạo cho Trainee - function Commercial
2.3.3.1 Sale rotation
Giai đoạn này giúp thực tập sinh trải nghiệm thực tế với vai trò nhân viên
bán hàng sau đó là quản lý bán hàng của Coca Cola. Với vai trò này, thực tập sinh sẽ
19
hiểu được mô hình kinh doanh của công ty và làm thế nào để công ty tạo ra doanh thu
lợi nhuận thông qua việc quản chương trình bán hàng, đàm phán với khách
hàng, lập kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, thực tập sinh sẽ được cải thiện các kỹ
năng cần thiết để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc kinh doanh.
Mục tiêu: Giúp thực tập sinh nâng cao kỹ năng bán hàng, hiểu rõ quy trình bán
hàng của công ty và phát triển kỹ năng quản lý bán hàng. Chương trình này giúp nhân
viên trở thành những chuyên gia bán hàng có khả năng thích ứng và thành công trong
môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.
Thời gian: 6 tháng
Nội dung đào tạo:
STT Module Nội dung của Module
Phương
thức đào
tạo
Người
đào tạo
1
Chương trình
học “Quy trình
sản xuất
chất lượng sản
phẩm”
- Giải thích quy trình sản xuất
của Coca-Cola, từ nguyên liệu
đến sản phẩm cuối cùng.
- Thực tập sinh sẽ được đào tạo
về các tiêu chuẩn chất lượng
quy trình kiểm tra chất lượng để
đảm bảo rằng sản phẩm Coca-
Cola luôn đáp ứng được yêu cầu,
mong đợi của khách hàng chỉ
ưu điểm của sản phẩm Coca
Cola
Thuyết
trình
Giảng
viên nội
bộ của
Coca
Cola
2 Chương trình
học “Chiến
lược tiếp thị
bán hàng”
- Giới thiệu các chiến lược tiếp
thị và bán hàng của Coca-Cola.
- Cách tiếp cận khách hàng, xây
dựng mối quan hệ tạo dựng
hình ảnh thương hiệu tích cực
của Coca Cola
Thuyết
trình + thảo
luận
Giảng
viên nội
bộ
20
- Các kỹ năng quản khách
hàng, xây dựng kế hoạch bán
hàng và phân tích thị trường.
3
Chương trình
đào tạo
“Những kỹ
năng bán hàng
cần có”
- duy bán hàng: Hiểu về quá
trình bán hàng, cách tiếp cận
khách hàng xây dựng mối
quan hệ.
- Kỹ năng giao tiếp thuyết
phục: Cách giao tiếp hiệu quả,
lắng nghe khách hàng truyền
đạt thông điệp bán hàng.
- Xây dựng mối quan hệ khách
hàng: Cách xác định tạo dựng
mối quan hệ lâu dài với khách
hàng, phục vụ nhu cầu của khách
hàng và giải quyết thắc mắc.
Thuyết
trình +
Thực hành
Giảng
viên nội
bộ của
Coca
Cola
4
Trải nghiệm
thực tế 1 ngày
làm nhân viên
bán hàng tại
Coca Cola
- Được hướng dẫn trực tiếp quy
trình một ngày làm việc tại cửa
hàng
- Thực tập sinh được hỗ trợ trong
quá trình làm việc
- Trải nghiệm quá trình làm việc
của nhân viên bán hàng.
Thực hành
100%
Quản
bán hàng
5 Chương trình
“Định hướng
khách hàng
xu hướng thị
trường”
- Đào tạo về phân tích thị trường,
nghiên cứu khách hàng đánh
giá xu hướng tiêu dùng.
- Học cách áp dụng thông tin thị
trường vào việc phát triển chiến
lược bán hàng và tiếp thị.
- Thực hành khảo sát thị trường
Thuyết
trình + thảo
luận + thực
hành
Giảng
viên nội
bộ
21
bao gồm khảo sát, phân tích, xây
dựng báo cáo.
6
Chương trình
học “Đánh giá
hiệu quả kinh
doanh và tối ưu
hóa doanh
thu”
- Học cách đo lường hiệu quả
kinh doanh, bao gồm cách tính
toán doanh thu, lợi nhuận chỉ
số tài chính.
- Đề xuất các phương pháp tối ưu
hóa doanh thu và lợi nhuận thông
qua các chiến lược bán hàng
quản lý bán hàng.
Thuyết
trình +
Thực hành
Giảng
viên nội
bộ
7
Chương trình
quản bán
hàng tập sự
Tham gia vào hoạt động quản
bán hàng
- Quản nhân viên bán hàng để
triển khai các chiến dịch bán
hàng và đạt được mục tiêu doanh
số.
- Thu thập, xửvà phân tích dữ
liệu về doanh số bán hàng, khách
hàng và thị trường.
- Chuẩn bị báo cáo bản tin thị
trường để cung cấp thông tin liên
quan đến hoạt động bán hàng
tình hình thị trường.
- Thực hiện giám sát các hoạt
động chăm sóc khách hàng, như
điều tra thu thập ý kiến khách
hàng, giải quyết thắc mắc đáp
ứng yêu cầu khách hàng.
Thực hành Trưởng
phòng
kinh
doanh
22
2.3.3.2 Route To Market (RTM) Rotation
Bộ phận Route to Market (RTM) nhiệm vụ quản tối ưu hóa hệ thống
phân phối và đội ngũ bán hàng để đưa sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất đến khách
hàng cuối cùng. RTM xây dựng hệ thống phân phối, tính toán nguồn lực, quảnđội
ngũ bán hàng, xây dựng mối quan hệ với đối tác và định vị sản phẩm trên thị trường.
Mục tiêu: Các AFL Trainee sẽ hiểu được toàn bộ quá trình công ty đã
xây dựng và quản lý hệ thống phân phối và đội ngũ bán hàng đồng thời áp dụng được
các kiến thức vào thực tế để cải tiến hệ thống trong vòng 6 tháng.
Thời gian: 6 tháng
Nội dung đào tạo:
STT Module Các nội dung của Module
Phương
thức đào
tạo
Người
đào tạo
1
Chương
trình "Xây
dựng
quản hệ
thống phân
phối"
- Quy trình quản kho: Học
cách kiểm soát quản hàng
tồn kho, xử lý đơn hàng và tối ưu
hóa quá trình nhận và xuất hàng
- Vận chuyển giao nhận hàng
hóa: Hiểu về quy trình vận
chuyển, giao nhận quản
đơn vị vận chuyển bên ngoài để
đảm bảo sự liên tục hiệu quả
trong quá trình phân phối.
- Kế hoạch đặt hàng: Học cách
lập kế hoạch và quản lý quy trình
đặt hàng, từ việc dự đoán nhu
cầu đến đặt hàng và theo dõi tình
trạng đơn hàng.
Thuyết
trình
thảo luận
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
23
2
Chương
trình "Phân
tích dữ liệu
quyết định
dựa trên số
liệu"
- Thu thập dữ liệu: Học cách thu
thập thông tin về hiệu suất phân
phối, doanh số bán hàng các
chỉ số KPI liên quan.
- Xử lý và phân tích dữ liệu: Học
cách xử phân tích dữ liệu
để đưa ra nhận định đánh giá
hiệu quả của chiến dịch phân
phối, đồng thời phát hiện giải
quyết vấn đề.
- Quyết định dựa trên số liệu: Áp
dụng kỹ năng phân tích dữ liệu
để đưa ra quyết định phù hợp
tối ưu hóa quá trình phân phối.
Thuyết
trình
thực hành
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
3
Chương
trình "Tối ưu
hóa chi phí
vận chuyển
phân
phối"
- Quản chi phí vận chuyển:
Học cách tối ưu hóa chi phí vận
chuyển bằng cách đánh giá các
tùy chọn vận chuyển, đàm phán
hợp đồng với đơn vị vận chuyển
và xây dựng mô hình chi phí.
- Phân tích hội tiết kiệm chi
phí: Sử dụng dữ liệu để phân tích
tìm kiếm hội tiết kiệm chi
phí trong quá trình phân phối,
bao gồm cả tối ưu hóa lộ trình và
quy trình giao nhận.
Thuyết
trình
thảo luận
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
4
Chương
trình "Quản
KPI Bán
hàng"
- Hiểu về KPIs trong bán hàng:
Các loại KPIs phổ biến cách
áp dụng chúng vào quá trình
đánh giá hiệu suất bán hàng.
- Thiết lập KPI: Cách xác định và
thiết lập KPI phù hợp với từng
Thuyết
trình
case-study
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
24
mục tiêu bán hàng, đặc điểm
yếu tố cần xem xét khi lựa chọn
KPI
- Phân tích đánh giá KPI: Sử
dụng dữ liệu công cụ phân
tích để hiểu hơn về các chỉ số
KPI và đưa ra các cải tiến.
- Cải tiến quản KPI: Cách
định hướng cải tiến bán hàng dựa
trên kết quả đánh giá KPI
quản theo dõi các KPI để
đảm bảo sự tối ưu hóa hiệu quả
bán hàng
5
Chương
trình "Chiến
lược phân
phối mở
rộng thị
trường"
- Nghiên cứu thị trường: Học
cách nghiên cứu đánh giá thị
trường, từ việc phân tích khách
hàng tiềm năng đến xác định nhu
cầu và xu hướng thị trường.
- Chiến lược phân phối: Phát
triển chiến lược phân phối sản
phẩm để tối đa hóa tiếp cận
khách hàng và tăng trưởng doanh
số.
- Mở rộng thị trường: Xây dựng
kế hoạch mở rộng thị trường
đề xuất các phương pháp tiếp cận
mới để tăng cường hiệu quả phân
phối và tăng trưởng doanh số.
Thuyết
trình
case-study
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
6 Dự án thực
tế: "Tối ưu
hóa mạng
lưới phân
- Thu thập dữ liệu liên quan đến
mạng lưới phân phối hiện tại,
bao gồm vị trí kho, điểm bán
hàng, tần suất giao nhận
Tham gia
dự án thực
tế
25
phối vận
hành tại Đà
Nẵng"
doanh số bán hàng.
- Phân tích dữ liệu để xác định
các vùng nhu cầu tiềm năng
khả năng phân phối chưa tối
ưu.
- Đề xuất các phương án cải tiến,
bao gồm việc thay đổi vị trí kho,
tối ưu hóa lộ trình giao nhận
phân phối hàng hóa.
- Đánh giá hiệu quả và rủi ro của
các phương án đề xuất, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị để tăng
cường hoạt động phân phối.
7 Dự án thực
tế "Phân tích
hiệu quả chi
phí vận
chuyển trên
địa bàn tỉnh
Đà Nẵng”
- Thu thập dữ liệu về các khoản
chi phí vận chuyển, bao gồm cả
phí vận chuyển chi phí liên
quan khác như bảo hiểm và xử
đơn hàng.
- Phân tích dữ liệu để đánh giá
hiệu quả của từng đơn vị vận
chuyển xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí.
- Đề xuất các biện pháp để giảm
thiểu chi phí vận chuyển, bao
gồm việc đàm phán hợp đồng với
đơn vị vận chuyển, tối ưu hóa lộ
trình áp dụng các phương
pháp vận chuyển tiết kiệm chi
phí.
- Đánh giá hiệu quả của các biện
pháp đề xuất đưa ra khuyến
nghị để cải thiện hoạt động vận
Tham gia
dự án thực
tế
26
chuyển và giảm chi phí dành cho
logistics
2.3.3.3 Revenue Growth Management (RGM) Rotation
Đây là phòng ban được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết về quản lý
tăng trưởng doanh thu cho các thực tập sinh. RGM Rotation tập trung vào việc phân
tích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và quản lý mức giá, bao bì, kênh phân phối
sản phẩm, và chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của công ty đáp
ứng nhu cầu thị trường. Chương trình này cung cấp cho thực tập sinh kiến thức, công
cụ kỹ năng cần thiết để hiểu ứng dụng các khía cạnh quan trọng của quản
tăng trưởng doanh thu.
Mục tiêu: giúp nhân viên phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, đánh giá thị
trường, tối ưu hóa chiến lược giá cả, quản lý sản phẩm và tăng cường hiểu biết về tác
động của các yếu tố khác nhau lên doanh thu và lợi nhuận. Điều này giúp tăng cường
khả năng quản định hình chiến lược kinh doanh để đạt được tăng trưởng bền
vững và thành công của công ty.
Thời gian: 6 tháng
Nội dung đào tạo:
STT Module Nội dung
Phương
pháp đào
tạo
Giảng
viên
1 Chương trình
“Định hướng
- Giới thiệu
về Revenue
Growth
Management
- Hiểu về khái niệm vai trò
của RGM trong tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận.
- Khám phá các thành phần của
RGM, bao gồm mức giá, sản
phẩm, tiếp thị và phân phối.
- Học cách phân tích dữ
liệu đánh giá hiệu quả của
các chiến lược phát triển
Thuyết
trình + thảo
luận
Chuyên
viên cao
cấp
giảng viên
nội bộ
27
2
Chương trình
học “Revenue
Growth
Management
trong kinh
doanh tiếp
thị”
- Hiểu về quy trình RGM
cách liên quan đến chiến
lược kinh doanh và tiếp thị.
- Thực hành phân tích đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận.
- Tìm hiểu về quy trình quản
giá cả, quản sản phẩm
phân phối trong RGM.
Thuyết
trình + case
study thực
hành
Chuyên
viên cao
cấp
giảng viên
nội bộ
3
Thực hành
phân tích
chiến lược
tiếp thị trong
quản tăng
trưởng doanh
thu
- Tham gia vào dự án nhiệm
vụ thực tế về RGM trong các
bộ phận khác nhau của công ty.
- Áp dụng kiến thức đã học để
phân tích đề xuất các chiến
lược tăng trưởng doanh thu
lợi nhuận.
- Làm việc cùng các chuyên gia
người kinh nghiệm trong
lĩnh vực RGM để nhận được
hướng dẫn và phản hồi.
Hướng dẫn
thực hành +
thảo luận
Chuyên
viên cao
cấp
giảng viên
nội bộ
4 Quản dự
án RGM thực
tế
Quản lý và thực hiện một dự án
RGM.
- Xác định mục tiêu, lập kế
hoạch, triển khai đánh giá
hiệu quả của dự án RGM.
- Trình bày kết quả dự án đề
xuất chiến lược tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận cho ban
Thực hành Chuyên
viên cấp
cao hướng
dẫn,
Trưởng
phòng
kinh
doanh
28
lãnh đạo.
2.3.3.4 Winning at Point of Sales (W@POS) Rotation
Đây là Phòng ban phát triển điểm bán hay còn gọi là Trade Marketing, là phòng
ban mang lại những thay đổi trực tiếp tại các kênh bán hàng, góp phần giúp kênh bán
hàng phát triển và mang lại doanh thu cho công ty.
Mục tiêu: giúp các AFL Trainee hiểu rõ về việc lên kế hoạch, vận hành tối
ưu hóa hiệu quả tại điểm bán hàng để tăng cường kết quả kinh doanh đồng thời học
hỏi việc nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo của nhân viên trong việc thực hiện các
hoạt động tại điểm bán hàng.
Thời gian: 6 tháng
Nội dung đào tạo:
STT Module Các nội dung của Module
Phương
thức đào tạo
Người đào
tạo
1 Dự án phát
triển sản
phẩm mới
- Đào tạo về quy trình nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới của
Coca-Cola. Trainee được tham gia
thử nghiệm thị trường, thu thập
phản hồi từ khách hàng, đánh
giá hiệu quả tiềm năng của các
sản phẩm mới.
- Đào tạo về các chiến lược tiếp
thị quảng cáo cho sản phẩm
mới. Các trainee được thực hành
trực tiếp tại các siêu thị lớn tặng
gift, quảng cáo..
- Đào tạo lập kế hoạch, phân công
nhiệm vụ, theo dõi tiến độ và quản
Thuyết trình
và thực hành
Chuyên gia
quản dự
án, nhà
phân tích
thị trường
giảng
viên nội bộ
của Coca-
Cola
29
lý tài nguyên trong một dự án
- Đào tạo về phân tích thị trường
khách hàng để hiểu hơn về
nhu cầu sở thích của khách
hàng. Trainee được thực tế khảo
sát lấy số liệu trực tiếp từ người
tiêu dùng từ các siêu thị, cửa hàng
lớn rồi từ đấy phân tích thị trường
nhu cầu khách hàng
2 Quản
chương trình
bán hàng
- Đào tạo về các kỹ năng bán hàng
bản như giao tiếp hiệu quả,xây
dựng mối quan hệ khách hàng,
tiếp cận khách hàng, giải quyết
thắc mắc, tạo động lực mua
hàng.
- Đào tạo về quản kho hàng,
bao gồm các khía cạnh như kiểm
soát hàng tồn kho, định vị sản
phẩm trong kho, quản chu
trình nhập xuất hàng hóa. Trainee
sẽ được hướng dẫn sử dụng các
công cụ và phần mềm quản lý kho
hiện đại: SAP Warehouse
Management, Microsoft
Dynamics 365 Supply Chain
Management,..
- Đào tạo về cách xây dựng và duy
trì mối quan hệ tốt với nhà bán lẻ.
Trainee sẽ được thực hành tương
tác với chủ cửa hàng, nhân viên
bán hàng, đối tác kinh doanh
khác để tạo ra môi trường hợp tác
đạt được mục tiêu kinh doanh
Thuyết trình
thực
hành
Chuyên gia
tiếp thị,
chuyên gia
cao cấp
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
30
chung.
- Tham gia vào việc tối ưu hóa
điểm bán hàng, bao gồm xây dựng
chiến lược trưng bày sản phẩm,
quản lý kệ hàng, và tạo ra các hoạt
động xúc tiến bán hàng. Họ sẽ học
cách sử dụng các công cụ tiếp thị
tại điểm bán (Point of Sale) như
quảng cáo hiển thị sản phẩm, giảm
giá khuyến mãi để tăng doanh
số bán hàng.
- Đào tạo về cách phân tích dữ
liệu bán hàng, như doanh số, lợi
nhuận, và xu hướng tiêu dùng. Họ
sẽ học cách sử dụng các công cụ
phân tích để đánh giá hiệu quả các
hoạt động bán hàng: Sales
Analytics, Retail Analytics…
3 Chương trình
" Đối tác
Quản Liên
kết
(Partnership
and
Stakeholder
Management
Program)"
- Tham gia vào quá trình nghiên
cứu phân tích về nhà cung cấp
nguyên liệu, khách hàng, các đối
tác kỹ thuật công nghệ…. Họ
thể tìm hiểu về lịch sử, vị trí thị
trường, độ tin cậy, hiệu suất
của các bên liên quan. Thông qua
việc phân tích dữ liệuthông tin
thu thập, thực tập sinh có thể đánh
giá tác động của đối tác này đối
với hoạt động sản xuất chất
lượng sản phẩm.
- Đào tạo xây dựng mối quan hệ
tốt với đối tác, được tham gia vào
Thuyết trình,
thảo luận,
thực hành
Chuyên
viên cấp
cao
giảng viên
nội bộ của
Coca-cola
31
cuộc họp, trao đổi, thảo luận
với đối tác để tạo dựng niềm tin và
tương tác hiệu quả. Thực tập sinh
cũng thực hiện các hoạt động giao
tiếp khác như viết thư, email,
báo cáo để duy trì thông tin và tiếp
cận với đối tác.
- Tham gia vào việc theo dõi
đánh giá chất lượng nguyên liệu
được cung cấp, kiểm soát quy
trình sản xuất, đề xuất các biện
pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo
chất lượng sản phẩm cuối cùng.
4 Chương trình
"Thực thi
chiến lược tại
từng điểm
bán hàng"
- Thực tập sinh được hướng dẫn
cách phân tích đánh giá các
điểm bán hàng để hiểu rõ về vị trí,
môi trường và tiềm năng bán hàng
tại từng địa điểm. Họ tham gia vào
quá trình thu thập dữ liệu, nghiên
cứu thị trường và phân tích để đưa
ra đánh giá chi tiết về từng điểm
bán hàng.
- Đào tạo để phát triển kỹ năng
thiết kế tối ưu hóa trưng bày
sản phẩm tại các điểm bán hàng.
Họ học cách sắp xếp sản phẩm,
tạo điểm nhấn điểm giao diện
hấp dẫn để thu hút sự chú ý của
khách hàng tăng khả năng tiếp
cận sản phẩm.
- Tham gia vào quá trình đào tạo
nhân viên bán hàng tại các điểm
Thuyết trình
và thực hành
Chuyên
viên phân
tích thị
trường,
quản sản
phẩm
32
bán hàng. Trainee trực tiếp hướng
dẫn nhân viên cách trưng bày
giới thiệu sản phẩm một cách hiệu
quả, cung cấp thông tin về tính
năng lợi ích sản phẩm,
vấn về các chiến lược bán hàng.
- Tham gia vào quá trình giám sát
đánh giá hiệu quả bán hàng tại
các điểm bán hàng. Họ thực hiện
các cuộc kiểm tra, khảo sát
đánh giá để đo lường sự thành
công của các hoạt động bán hàng
đưa ra các cải tiến điều
chỉnh chiến lược.
3. Nhận xét về các chương trình đào tạo và phát triển của công ty
3.1 So sánh với các chương trình đào tạo truyền thống của Việt Nam. Ưu,
nhược điểm của chương trình đào tạo.
3.1.1 Sự khác biệt giữa chương trình Coke Spark AFL chương trình
đào tạo truyền thống
- Chú trọng vào phát triển bản thân thực tập sinh theo cách toàn diện, đa dạng:
Chương trình tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và các
kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc để trở thành lãnh đạo tiềm năng.
- Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại: Chương trình sử dụng các phương
pháp hiện đại như học qua trải nghiệm, qua các dự án thực tế, thảo luận nhóm,...trong
khi các chương trình truyền thống thường khô khan hơn, chú trọng lý thuyết.
- Liên kết với trường đại học hàng đầu để thực hiện việc thu hút nguồn thực tập
sinh chất lượng cao. Từ đó xây dựng các hoạt động đào tạo đội ngũ kế thừa, kiến
tạo môi trường làm việc hạnh phúc như mong muốn của đội ngũ.
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực,
chuyên viên cao cấp, trưởng phòng, giảng viên nội bộ,..đến từ các quốc gia khác nhau
trong hệ thống Coca-Cola. Họ thể chia sẻ cho thực tập sinh những kinh nghiệm
33
quý báu trong công việc và lãnh đạo để thực tập sinh có cái nhìn toàn cầu và giúp các
bạn thực tập sinh được học tập tiếp cận với những kiến thức kỹ năng thực tế
nhất.
3.1.2 Ưu/ nhược điểm
a. Ưu điểm
- Chương trình đào tạo toàn diện và chuyên nghiệp:
Chương trình đào tạo toàn diện, đa dạng với nhiều trải nghiệm thực tế thông
qua việc luân chuyển công việc các phòng ban khác nhau. Điều này cho phép thực
tập sinh hội học hỏi, phát triển đa dạng kỹ năng, được làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp và có cơ hội làm việc tại các chi nhánh ở nước ngoài.
Chương trình bao gồm các khóa đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng
mềm và các kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc.
Thực tập sinh được hướng dẫn định hướng chi tiết về từng vị trí phòng
ban sẽ trải qua.
Chương trình được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng của nhà lãnh đạo
toàn cầu do Coca-Cola đề ra.
Các hoạt động đào tạo được tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả với sự hỗ trợ của
các chuyên gia hàng đầu.
- Cơ hội trải nghiệm công việc
+ Việc các thực tập sinh được trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau giúp họ nhanh
chóng hiểu được bức tranh tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp và tìm được lĩnh
vực phù hợp với sở trường của bản thân. Đồng thời việc luân chuyển giữa các phòng
ban giúp họ gia tăng sự linh hoạt, đa năng trong công việc.
+ Cơ hội tiếp xúc và làm việc cùng các cán bộ quản lý cấp cao của Coca Cola.
Đây là cơ hội hiếm có để học hỏi và phát triển sự nghiệp.
+c dự án thực tế giúp thực tập sinh hội áp dụng kiến thức vào thực
tiễn. Đặc biệt một số dự án, thực tập sinh được đi thực tế ở nước ngoài. Đây
hội cho thực tập sinh cọ sát bản thân, tăng sự hiểu biết, mở rộng kiến thức để nâng
cao năng lực, dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc mới, đặc biệt là môi trường
làm việc quốc tế.
+ Thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội được làm việc trực tiếp với đồng nghiệp đến
từ các nền văn hóa khác biệt, tham gia các dự án liên quan đến hoạt động toàn cầu của
34
Coca-Cola. Điều này giúp thực tập sinh có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa
văn hóa sớm, hiểu biết về các thị trường khác và xây dựng mối quan hệ bền vững với
đồng nghiệp quốc tế.
+ Thực tập sinh vừa học vừa thực hiện công việc của mình, điều này thể
giảm thiểu chi phí đào tạo bởi chi phí thu hút đào tạo thực tập sinh thường thấp
hơn chi phí tuyển dụng nhân viên mới.
- Chương trình rất chú trọng tính cá nhân hóa:
+ Lộ trình phát triển của thực tập sinh được thiết kế dựa trên năng lực, sở
trường, định hướng nghề nghiệp và mong muốn của từng cá nhân.
+ Giúp thực tập sinh có thể phát huy tối đa tiềm năng và “đúng chỗ” hơn.
Giúp Coca Cola thu hút được nhân tài trẻ, đào tạo và phát triển thế hệ kế thừa.
+ Kết thúc 24 tháng đào tạo, Coca Cola thể đánh giá chi tiết các thực tập
sinh ở các khía cạnh: kiến thức, năng,… mà họ đạt được trong suốt quá trình. Qua
đó chọn lọc những cá nhân có thành tích, năng lực nổi bật tiếp tục làm việc tại doanh
nghiệp, đồng thời tạo lên nguồn nhân lực trẻ, tài năng thể đáp ứng được với nhu
cầu phát triển Coca Cola trong tương lai.
+ Thực tập sinh hoàn toàn thể đảm nhiệm các vị trí quản tính quốc tế
cao tại bất kỳ đơn vị nào trong hệ thống Coca-Cola toàn cầu. Cơ hội nghề nghiệp rộng
mở quy toàn cầu một trong những lợi thế lớn nhất của chương trình này.
b. Nhược điểm
- Chương trình yêu cầu nhiều nguồn lực và thời gian để quản lý và đào tạo thực
tập sinh.
- Tính cạnh tranh cao trong quá trình tuyển chọn có thể tạo áp lực cho các thực
tập sinh và dẫn đến trường hợp “đúng người không đúng việc”. Một số thực tập sinh
có thể thiếu động lực và cam kết sau khi trúng tuyển.
- Có thể không đảm bảo về vị trí công việc sau khi kết thúc chương trình. Mặc
dù thực tập sinh được đào tạo và rèn luyện đa dạng kỹ năng nhưng sự cạnh tranh giữa
các thực tập sinh là rất lớn, cũng như số lượng thực tập sinh trở thành nhân viên chính
thức giới hạn. Vì vậy một số thực tập sinhkhả năng không được nhận vào làm
việc chính thức tại Coca Cola.
- Việc thay đổi công việc liên tục do luân chuyển công việc giữa các phòng ban
thể khiến một số thực tập sinh khó tập trung phát huy hết khả năng bất kỳ vị
35
trí nào. Đồng thời cũng cần một thời gian để thích nghi với văn hóa mới của từng đơn
vị.
3.2 Giải pháp hoàn thiện
- Cần bổ sung thêm nguồn lực phục vụ việc quản lý và đào tạo thực tập sinh để
đảm bảo chất lượng của chương trình.
- Tăng cường hỗ trợ ứng viên trong giai đoạn chuyển tiếp để thực tập sinh dễ
thích ứng ở giai đoạn tiếp theo và nhanh chóng bắt kịp với công việc.
- Đảm bảohội việc làm cho ứng viên sau khi hoàn thành chương trình đảm
bảo việc làm cho một tỷ lệ nhất định thực tập sinh hoàn thành tốt chương trình.
- Đa dạng hóa chương trình đào tạo: Chương trình hiện tại chủ yếu tập trung
vào đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Coca Cola có thể xem xét bổ sung
thêm các khóa đào tạo kỹ năng công nghệ số hay thiết kế sáng tạo. Điều này sẽ giúp
ứng viên phát triển đa dạng kỹ năng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân sự trong tương
lai của Coca Cola.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CocaCola Việt Nam. (Được truy lục từ https://www.cocacola.com/vn/vi )
[2] CocaCola Company. (Được truy lục từ https://www.cocacolacompany.com/ )
[3] Parish, K. (2010). Training and Development in CocaCola. Ghaziabad: Kanchan Parish.
36
OSEI, C. K. (2009). EMPLOYEE TRAINING AND DEVELOPMENT PROGRAMME AT
THE COCA-COLA BOTTLING COMPANY OF GHANA KUMASI.
[4] Learning and Development. (2020). Được truy lục từ Coca Cola HBC:
https://www.coca-colahellenic.com/en/working-with-us/why-work-with-us/learning-
and-development
[5] Kho tri thức số. (2020). Được truy lục từ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực ở công ty Coca Cola Việt nam:
https://khotrithucso.com/doc/p/mot-so-giai-phap-hoan-thien-hoat-dong-dao-tao-va-
phat-trien-254151
[6] currentschoolnews. (2021, 12). Được truy lục từ Chương trình đào tạo kỹ thuật của Công
ty đóng chai Coca-Cola Hellenic năm 2021:
https://www.currentschoolnews.com/vi/vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m/Ch
%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-k
%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-ty-
%C4%91%C3%B3ng-chai-coca-cola-hellenic-cho-sinh-vi%C3%AAn-t%E1%BB
%91t-nghi%E1%BB%87p/
[7] Coca-Cola FEMSA provides training to hundreds of distributors with a videogame.
(2017). Được truy lục từ Game learn: https://www.game-
learn.com/en/resources/blog/coca-cola-femsa-provides-leadership-training-to-
hundreds-of-employees-with-a-serious-game/
[8] CocaCola Vietnam continues to support local officers in improving global integration
knowledge. (2019, 9 25). Được truy lục từ CocaCola VietNam:
https://en.cocacolavietnam.com/news/coca-cola-vietnam-continues-to-support-local-
officers-in-improving-global-integration-knowledge
[9] Training and development plan for Coca-Cola . (2017). Được truy lục từ studocu:
https://www.studocu.com/en-us/document/university-of-hawaii-at-manoa/training-
and-development/group-hr-training-and-development-plan-for-coca-cola/2243181
[10] The Coca-Cola Company’s Cross-Cultural Management in the UAE . (2022, 12 9).
Được truy lục từ Study Corgi: https://studycorgi.com/the-coca-cola-companys-cross-
cultural-management-in-the-uae/
[11] Chinese Translation of Coca Cola: Analysis and Enlightenment. (2020, 1). Được truy
lục từ Research Gate:
https://www.researchgate.net/publication/314904276_Chinese_Translation_of_Coca_
Cola_Analysis_and_Enlightenment
[12] Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (CEI) triển khai Chương trình Phát triển
Lãnh đạo dành cho Coca-Cola Việt Nam. (2022, 6 2). Được truy lục từ FullBright
37
Edu: https://fulbright.edu.vn/vi/trung-tam-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao-cei-trien-
khai-chuong-trinh-phat-trien-lanh-dao-danh-cho-coca-cola-viet-nam/
38
| 1/40

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---- BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ
NHÓM 4 – LỚP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ (322)_01 ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MANAGEMENT
TRAINEE TẠI COCA-COLA VIỆT NAM THÀNH VIÊN NHÓM: Đào Nhật Tân 11203492 Trịnh Thuỳ Trang 11208175 Phạm Thị Nhung 11203049
Đồng Thị Ngọc Thuý 11207095 Nguyễn Thu Trang 11208116
Triệu Nguyễn Vân Khánh 11201951 Phorn Samprathna 11219913
GVHD: TS. Nguyễn Vân Thuỳ Anh Hà Nội, 2023 MỤC LỤC 1.
Tổng quan về công ty Coca-Cola.........................................................................1 1.1.
Giới thiệu công ty....................................................................................................1 1.2.
Tầm nhìn, sứ mệnh..................................................................................................2 1.3.
Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola................................................................................3 2.
Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CocaCola Việt Nam.....4 2.1
Cơ cấu lao động của công ty Coca Cola Việt Nam..............................................4 2.2
Cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola Việt Nam..................................................8
2.2.1 Tiếp cận kết hợp giữa tiêu chuẩn hoá và địa phương hoá...........................................8
2.2.2 Những vấn đề về mặt chiến lược với Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực quốc tế
của Coca- Cola Việt Nam....................................................................................................9 2.3
Thực tiễn chương trình Coke Spark AFL tại Coca-Cola.................................12
2.3.1 Phân tích nhu cầu đào tạo.......................................................................................12
2.3.2 Tổng quan chương trình Coke Spark AFL...............................................................16
2.3.3 Quy trình đào tạo cho Trainee - function Commercial.............................................19
2.3.3.1 Sale rotation.......................................................................................................19
2.3.3.2 Route To Market (RTM) Rotation........................................................................22
2.3.3.3 Revenue Growth Management (RGM) Rotation..................................................27
2.3.3.4 Winning at Point of Sales (W@POS) Rotation.....................................................29 3.
Nhận xét về các chương trình đào tạo và phát triển của công ty.....................33 3.1
So sánh với các chương trình đào tạo truyền thống của Việt Nam. Ưu, nhược
điểm của chương trình đào tạo......................................................................................33
3.1.1 Sự khác biệt giữa chương trình Coke Spark AFL và chương trình đào tạo truyền
thống……….....................................................................................................................33
3.1.2 Ưu/ nhược điểm.....................................................................................................34 3.2
Giải pháp hoàn thiện...........................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................37
1. Tổng quan về công ty Coca-Cola
1.1. Giới thiệu công ty
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, Coca-Cola là công
ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngày nay tên nước giải khát Coca-
Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới.
Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu
Á,Trung Đông và Châu Phi. Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương, Khu vực Tây và Đông Nam Á
(SEWA). Tại Việt Nam, Công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10
năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép
,Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát
,Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.
Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng
việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.
Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke Ngoài ra còn có thể kể
tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola
Zero, Coca-Cola Vanilla, Coca-Cola Plus và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. Thông tin cơ bản: 
Tên công ty: Công Ty Coca-Cola (CoCa-Cola Company) 
Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, United States 
Hình thức kinh doanh: Cung cấp nước giải khát 
Website: http://www.coca-cola.com Sơ lược:
Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu Coca-Cola 1 
Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh  Website: www.coca-cola.vn 
Số điện thoại: 84 8961 000  Số fax: 84 (8) 8963016 
Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài 
Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD 
Vốn pháp định: 163.836.000 USD 
Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite,...
Lịch sử hình thành và phát triển
Tại Hoa Kỳ: Được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ phòng thí
nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. 
Năm 1960: Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. 
Tháng 2/1994: Coca -Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài. 
Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập và có trụ sở tại miền Bắc. 
Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công Ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. 
Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công Ty Nước
Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và chung sự quản lý,
đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh. 
Ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một
trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới. 
Từ 2004 đến nay Coca-Cola phát triển rất tốt trên thị trường Việt Nam.
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh
Sứ mệnh: Tiếp tục Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt, phát triển các
thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu
bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn có ảnh hưởng tích cực đối với
cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới. 2
Tầm nhìn: Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng
tầm nhìn của Coca-Cola gồm: 
TRỞ THÀNH THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH, tạo ra các nhãn hiệu và loại
đồ uống được mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh thần và thể chất. 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực giải khát, Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những
thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững. 
VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN, trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu
tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ các nhân viên của hệ thống doanh
nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola 3
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola tại Việt Nam
Nguồn: Coca-Cola Việt Nam
Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM là một phần
của Văn phòng đại diện Coca-cola khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu tổ chức của Coca-
cola Việt Nam được đánh giá là tương đối đơn giản với người đứng đầu là tổng giám
đốc của công ty, người có trách nhiệm lớn nhất, phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Bên dưới tổng giám đốc, công
ty được phân chia làm 3 chi nhanh nhỏ hơn đó là Coca-cola Hồ Chí Minh, Hà Nội và
Đà Nẵng để thuận tiện cho việc quản lý và phát triển rộng khắp trên toàn thị trường
Việt Nam. Tại mỗi chi nhánh của Coca-cola, công ty lại được chia thành các phòng
ban khác nhau, thực hiện các chức năng riêng biệt đồng thời cũng cùng nhau phối hợp
để vận hành quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trơn trụ, hiệu quả.
Các phòng ban tại một chi nhánh của Coca-cola Việt Nam được chia thành:  Phòng Marketing  Phòng bán hàng  Phòng tài chính, kế toán 
Phòng sản xuất tác nghiệp  Phòng mua hàng 
Phòng pháp lý và truyền thông đối ngoại  Phòng nhân sự  Phòng CNTT
2. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của CocaCola Việt Nam
2.1 Cơ cấu lao động của công ty Coca Cola Việt Nam
Coca Cola có khoảng 86.200 nhân viên vào thời điểm đầu năm 2020, bao gồm
10.400 nhân viên hoạt động ở Mỹ và 4000 nhân viên tại Việt Nam.
Doanh nghiệp từ những năm đầu hoạt động tại Việt Nam, luôn đặt ưu tiên cho
việc phát triển tài năng Việt như nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây dựng
đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Tính đến nay, Coca-
Cola Việt Nam đã có 99% nhân viên là người Việt. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư 1,4
triệu USD để tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước. 
Về số lượng lao động 4
Số lượng lao động của Coca Cola luôn được cân đối để phù hợp với nhu cầu
kinh doanh qua từng thời kỳ. Số lượng lao động qua các năm cụ thể như sau:
Đơn vị: Người Chức danh 2019 2020 % biến đổi 2021 % biến đổi Quản lý 294 220 25,5 164 25,5 Nhân viên phục vụ 224 212 5,4 143 32,5 Công nhân 235 230 2,1 202 12,2 Nhân viên bán hàng 1350 753 44,2 397 47,3 Tổng số 2103 1415 32,7 943 33,4
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo chức danh
Nguồn: Coca Cola Việt Nam
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực của Coca Cola đang suy giảm
qua các năm. Điều này được lý giải là do công ty đang tái cơ cấu lại nguồn nhân lực
cho phù hợp với chiến lược kinh doanh qua các giai đoạn, bên cạnh đó là chịu sự ảnh
hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 và năm 2021. Trong khi đó,
năm 2019 là năm mà công ty Coca Cola Việt Nam có lợi nhuận sụt giảm nghiêm
trọng nên đã cắt giảm một số lượng lớn lao động (688 người) tương đương với 32,7%
số lượng để tránh các vị trí trùng lặp.
Từ năm 2020 đến 2021, dưới sự tác động của COVID-19, số lượng lao động
giảm nhiều nhất là ở lực lượng bán hàng (356 người) tương đương với 47,3% tiếp đến
là nhân viên phục vụ (69 người) tương đương với 32,5%. Chính việc giảm mạnh lực
lượng nhân sự từ hai bộ phận này đã làm cho số lượng lao động của công ty giảm đi 472 người ( 33,4%). 5
Một điểm cũng rất đặc trưng của các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và
tại công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola nói riêng đó là tỷ lệ lao động người nước ngoài.
Đơn vị: Người Năm Số lượng
% trong tổng số lao động 2019 390 0.95% 2020 344 0,87%
Bảng 2: Số người lao động nước ngoài qua các năm
Nguồn: Coca-Cola Việt Nam
Về chất lượng lao động Đơn vị: % Năm 2019 2020 2021 Trình độ Trên Đại học 11 9,3 11,3 Đại học và Cao 58,7 61,3 65,7 đẳng Trình độ khác 30,3 29,4 23
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nguồn: Coca Cola Việt Nam 6
Qua bảng số liệu về chất lượng lao động theo trình độ học vấn cho thấy lực
lượng lao động của công ty có trình độ cao, đạt tỷ lệ gần 100% có trình độ từ cao
đẳng trở lên. Điều này cho thấy hoạt động tuyển dụng lao động đầu vào luôn được
Coca Cola quan tâm và công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Trong đó số lao động có trình độ dưới cao đẳng tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực nhân viên phục vụ và công nhân. Cũng theo bảng số liệu trên, chất lượng lao
động từ trình độ cao đẳng trở lên tăng đều qua các năm. Năm 2019 là 69,7% , năm
2020 tăng lên 70,6% và tăng mạnh lên 77% vào năm 2021. 
Về độ tuổi lao độngĐơn vị: % Độ tuổi < 31 tuổi 31 – 40 tuôi > 40 tuổi Năm 2019 32,7 46,5 18,8 2020 35,3 47,3 4,1 2021 34,8 49,6 2,4
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Nguồn: Coca Cola Việt Nam
Lực lượng lao động của Coca Cola chủ yếu là lao động trẻ. Đây là đặc điểm
chung của nhiều công ty có vốn FDI nói chung và Coca Cola Việt Nam nói riêng. Từ
năm 2019 - 2021, % độ tuổi trên 40 giảm mạnh, trong khi đó độ tuổi dưới 31 và từ
31- 40 có xu hướng tăng. Với độ tuổi trẻ, cơ hội thăng tiến trong tương lai của nhiều
lao động là rất lớn song, tỷ lệ thay đổi công việc cũng cao vì độ tuổi này thường làm
việc theo mục tiêu, lý tưởng và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Điều này đòi
hỏi Coca Cola cần phải có nhiều chính sách phát triển, đào tạo và đãi ngộ cho người
lao động tương xứng với thành quả mà người lao động đã bỏ ra.
2.2 Cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola Việt Nam 7
2.2.1 Tiếp cận kết hợp giữa tiêu chuẩn hoá và địa phương hoá
Để tồn tại và phát triển trên thế giới, các công ty đa quốc gia luôn tìm kiếm
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp không những phải đủ về số lượng mà còn cần đáp
ứng yêu cầu về chất lượng và thích ứng với toàn bộ môi trường. Và có thể nhận thấy
rằng sở dĩ công ty Coca-Cola có thể đứng vững trong ngành nước giải khát hàng năm
và giữ vững được thế mạnh toàn cầu của mình trong ngành là do chính sách đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tiếp cận theo hai hướng, kết hợp giữa “Tiêu chuẩn hóa”
và “Địa phương hóa”.
Về cách tiếp cận đào tạo của Coca Cola theo địa phương hóa, cụ thể được biểu hiện thông qua như: 
Đào tạo cho người lao động quốc tế về đặc trưng văn hoá tại Việt Nam 
Ngôn ngữ đào tạo bên cạnh tiếng Anh là bắt buộc, Coca Cola còn tạo điều kiện
cho người lao động được đào tạo bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. 
Công ty tuyển dụng nhân sự ngay tại địa phương để chiêu mộ nhân tài, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. 
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo và phát triển người lao
động theo cách tiếp cận địa phương hóa cũng giúp cho Coca Cola hiểu biết hơn
về khách hàng mục tiêu tại thị trường Việt Nam, nắm bắt thông tin một cách
nhanh chóng, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu đến từ phía khách hàng. 
Người lao động nước sở tại thường thông thạo tình hình thương mại, bao gồm
cả tình hình khu vực, doanh nghiệp, thói quen mua bán… có thể giúp Coca-
cola sớm hòa nhập bản địa hơn. Ngoài ra, việc đào tạo lao động theo địa
phương hóa cũng giúp cho Coca Cola có một đội ngũ ổn định, tránh việc lao
động bị sốc văn hoá khi làm việc cho 1 công ty toàn cầu như Coca Cola để lao
động có thể hoàn toàn chuyên tâm vào chương trình đào tạo cũng như công việc sau này.
Vì Coca Cola là một công ty toàn cầu, do vậy bên cạnh đào tạo lao động theo
cách tiếp cận địa phương hóa, công ty còn phải đào tạo người lao động theo tiêu
chuẩn hoá để đáp ứng các yêu cầu lao động quốc tế như: đào tạo về ngôn ngữ, văn
hoá chung công ty, cách làm việc, khả năng tiếp nhận các nguồn văn hoá khác nhau,
khả năng ứng xử linh hoạt... Quy mô của công ty ngày càng lớn, từ chiến lược kinh
doanh đa quốc gia sang áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, do đó nên đặt ra các yêu 8
cầu về nhân lực khác cho công ty. Mặt khác, Cocacola ngày càng trải rộng khắp nhiều
nơi trên thế giới vì vậy Coca cola cần phát triển đội ngũ mang tính toàn cầu hơn, có
khả năng điều chỉnh và linh hoạt trước bất kỳ một môi trường kinh doanh nào đặc biệt
cũng như những khác biệt về văn hóa. Điều này tạo cho công ty nhiều thuận lợi để
nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Có thể kể đến như: mô hình đào tạo theo tiêu chuẩn 70-20-10 được Coca Cola
áp dụng cho các chi nhánh của mình, trong đó có Việt Nam.
Hình 2: Mô hình 70-20-10 được CocaCola áp dụng trong chiến lược đào tạo nhân sự
Tại nhiều doanh nghiệp, các nhân viên cấp dưới vẫn bị hạn chế trong cơ hội thể
hiện bản thân và không có hoặc có rất ít tiếng nói do thiếu thâm niên hoặc kinh
nghiệm. Ngược lại, tại Coca-Cola, vấn đề trao quyền dường như đã trở thành phương
châm hoạt động không thể thiếu nhằm thúc đẩy và tạo cảm hứng cho mọi thành viên.
Việc trao quyền là cả 1 quá trình đồng hành, thiết lập sự tin tưởng giữa quản lý
và cấp dưới. Ở mỗi vị trí người lao động đảm nhận, cấp quản lý sẽ luôn khích lệ nhân
viên đề xuất những ý tưởng mới mẻ, trao quyền để thực hiện những dự án mà người
lao động cảm thấy đúng đắn và mang đến lợi ích cho công ty. Chỉ cần có hành động
như một người làm chủ, mỗi đồng ngân sách sử dụng đều được cân nhắc rõ ràng thì sẽ
luôn nhận được sự hỗ trợ và đào tạo từ các bộ phận liên quan của công ty. Đặc biệt,
mô hình đào tạo 70:20:10 được ứng dụng rộng rãi tại Coca-Cola còn giúp cho giúp
các tài năng trẻ này có cơ hội được học, được làm và được sai.
2.2.2 Những vấn đề về mặt chiến lược với Đào tạo và Phát triển nguồn
nhân lực quốc tế của Coca- Cola Việt Nam 9
Khi xây dựng và thực hiện một chiến lược tổng thể về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực quốc tế, Coca-Cola Việt Nam luôn xem xét đến các vấn đề sau: 
Lựa chọn chuyên gia đào tạo
Để phát triển các kỹ năng cũng như chuyên môn cho người lao động, Coca
Cola tiến hành đồng thời đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Đối với các chương
trình đào tạo nội bộ, dựa trên cơ sở phản hồi từ Quy trình quản lý hiệu suất, nhu cầu
đào tạo sẽ được thu thập và Giám đốc L&D sẽ tiến hành thiết kế riêng chương trình
đào tạo phù hợp với người lao động. Các chuyên gia đào tạo từ công ty mẹ được cử
sang cùng với chuyên gia đào tạo tại chi nhánh Việt Nam có chuyên môn cao trực tiếp
tham gia vào lớp đào tạo nhân lực. Ngoài ra, đối với đào tạo bên ngoài, Coca Cola
còn phối hợp với nhiều chuyên gia ngoài công ty đến từ các trường Đại học, doanh
nghiệp hàng đầu cả nước,
Nổi bật có thể kể đến như việc Coca Cola Việt Nam phối hợp với Trung tâm
Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (CEI) cùng Đại học Fulbright Việt Nam cử nhiều
chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nhằm thực hiện chương trình đào tạo nâng cao
kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty. Chương trình được giảng dạy bởi đội
ngũ giảng viên và diễn giả khách mời dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực từ
giáo dục, công nghệ, khởi nghiệp đến khai vấn, cung cấp những góc nhìn đa chiều và
các phương pháp tiếp cận các vấn đề thách thức từ nhiều ngành nghề ở nhiều giai
đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp. 10
Hình 3: Thầy Nguyễn Chí Hiếu, giảng viên chính của Chương trình Phát triển
Lãnh đạo Coca Cola Việt Nam
Lựa chọn phương pháp đào tạo
Khác biệt với văn hoá và sở thích học tập ở phương Tây. Tại Châu Á, đặc biệt
là Việt Nam, văn hoá giáo dục là độc đoán, thầy nói trò nghe với không khí lớp học
trang trọng, người học cũng thường bị động với giảng viên, ít tương tác giữa thầy và
trò. Do đó, khi tổ chức thực hiện chương trình đào tạo quốc tế phù hợp với văn hoá
học tập với người lao động Việt Nam, Coca-Cola lựa chọn phương pháp đào tạo trực
tiếp với hướng dẫn chi tiết cho người học thay vì chỉ đào tạo qua video online ở các chi nhánh nước ngoài. 
Sự khác biệt về ngôn ngữ
Ở Coca-Cola, đội ngũ quản trị ngoài việc thành thạo tiếng Anh còn thành thạo
cả ngôn ngữ của nước sở tại. - Tất cả các giấy tờ chính thức đều làm bằng hai thứ
tiếng, tiếng Anh và tiếng bản địa.
Sự khác biệt về ngôn ngữ gần như tương đồng với sự khác biệt về văn hoá. Do đó, để
dịch các tài liệu đào tạo quốc tế sang tiếng Việt chuẩn mà vẫn đảm bảo được nội dung
truyền tải và người lao động có thể được tiếp cận dễ dàng hơn, Coca-Cola lựa chọn kỹ
càng người dịch thuật tài liệu đào tạo không những thông thạo hai ngôn ngữ là tiếng
Anh và tiếng Việt mà còn phải hiểu biết giữa hai nền văn hoá để làm cơ sở cho sự đa
dạng trong cách sử dụng ngôn ngữ, làm cho người lao động không bị hiểu sai, hiểu
nhầm, hoàn thành chương trình đào tạo theo đúng định hướng. 
Sự khác biệt về văn hoá
Văn hoá quốc gia có thể ảnh hưởng đến hành vi của người lao động ở một số
khía cạnh. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, người lao động thích được làm việc một cách tự
do nên các quy tắc công ty cần phải được nới lỏng, tương tự như đào tạo cho người
lao động cũng không được quá khắt khe và ép buộc, không những khiến việc đào tạo
và phát triển năng lực cho nhân viên không hiệu quả mà nhân viên còn có thể cảm
thấy chán nản vì không được học tập một cách thoải mái, tự do. Trong khi đó, văn hoá
tại các nước châu Á thì hoàn toàn khác biệt.
Cụ thể, văn hoá Việt Nam theo mô hình Hofstede có đặc điểm nổi trội như: 11
+ Về khoảng cách quyền lực: chấp nhận một hệ thống thứ bậc, trong đó ai cũng
có vị trí của mình. Hệ thống phân cấp trong một tổ chức được coi là phản ánh
sự bất bình đẳng cố hữu, mô hình quản lý tập trung là phổ biến, cấp dưới mong
đợi được chỉ dẫn những gì phải làm, và ông chủ lý tưởng là một người chuyên
quyền nhân từ. Việc nhân viên thách thức lãnh đạo không được mọi người ủng hộ.
+ Tính cá nhân/tập thể: Việt Nam là một xã hội tập thể. Trong xã hội tập thể,
việc xúc phạm nhau sẽ dẫn đến xấu hổ và mất mặt. Mối quan hệ giữa người sử
dụng lao động và nhân viên được nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức (giống như
một gia đình), việc tuyển dụng và thăng chức có tính đến việc nhân viên có
thuộc nhóm mình hay không. Quản lý nghĩa là quản lý của các nhóm.
+ Định hướng dài hạn/ ngắn hạn: Việt Nam thuộc nhóm văn hoá thực dụng (tức
là thiên về định hướng lâu dài). Trong các xã hội có khuynh hướng thực dụng,
người ta tin rằng chân lý phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời
gian. Họ cho thấy khả năng thay đổi truyền thống để thích ứng dễ dàng với các
điều kiện mới, xu hướng tiết kiệm và đầu tư sự chi tiêu cẩn thận và tính kiên
nhẫn để đạt được kết quả.
Do đó, để chuẩn hóa được một chương trình đào tạo quốc tế phù hợp với nước
sở tại và thực hiện đào tạo có hiệu quả. Coca-Cola tiếp cận đào tạo kết hợp giữa tiêu
chuẩn hóa và địa phương hóa. Thực hiện quá trình đào tạo đồng thời quản trị đa văn
hoá tại Việt Nam thì mới đào tạo và phát triển đội ngũ lao động một cách hiệu quả
thông qua: phương pháp đào tạo, các chuyên gia đào tạo và nội dung đào tạo như đã nói ở trên.
2.3. Thực tiễn chương trình Coke Spark AFL tại Coca-Cola
2.3.1 Phân tích nhu cầu đào tạo
2.3.1.1 Phân tích tổ chức
a. Tổ chức có muốn đào tạo không? 
Sứ mệnh, tầm nhìn
Sứ mệnh: Tiếp tục Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt, phát triển các
thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về
cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu 12
bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn có ảnh hưởng tích cực đối với
cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới.
Tầm nhìn: Trở thành THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH, tạo ra các nhãn hiệu và
loại đồ uống được mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh
thần và thể chất; PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực giải khát, Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những
thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững; và VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT
ĐẸP HƠN, trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi
người - từ các nhân viên của hệ thống doanh nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng. 
Quan điểm lãnh đạo
Hướng tới con người và vì con người: Lãnh đạo của Coca-Cola tin rằng con
người là tài sản quý giá nhất của công ty. Chương trình đào tạo thực tập sinh Coke
Spark AFL được thiết kế để tạo cơ hội và phát triển tiềm năng của từng cá nhân. Điều
này thể hiện sự coi trọng và quan tâm đến sự phát triển cá nhân, sự năng động, chủ
động và sáng tạo của mỗi thành viên trong đội ngũ.
Phát triển nguồn nhân lực: Coca-Cola nhận thức rằng đầu tư vào đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực là cần thiết và không thể thiếu trong doanh nghiệp. Chương
trình Coke Spark AFL cung cấp các khóa đào tạo chất lượng và cơ hội học tập liên tục
để nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên. Điều này giúp xây dựng một đội ngũ
cán bộ quản lý chất lượng, có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh và đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Việt Nam.
Tạo cơ hội thăng tiến và động lực: Coca-Cola tạo ra môi trường thuận lợi để
mỗi cá nhân trong chương trình Coke Spark AFL có thể thể hiện sự năng động, chủ
động và sáng tạo của mình. Đồng thời, công ty tạo cơ hội thăng tiến và động lực để
nhân viên phát triển sự nghiệp và đạt được thành công cá nhân. Qua đó, Coca-Cola
khuyến khích sự phát triển cá nhân và tạo động lực trong công việc.
Ngoài ra Coca-Cola, là một tập đoàn toàn cầu đã tổ chức các chương trình
Coke Spark AFL ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các chương trình này thường được
thiết kế để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của Coca-Cola trong việc đào tạo và phát triển tài năng trẻ.
Với những quan điểm và mục tiêu như trên, Coca Cola thấy rằng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực là cần thiết và không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tập
đoàn hiểu rằng việc đầu tư vào đào tạo sẽ giúp xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý 13
chất lượng, có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thị trường Việt Nam.
b.Nguồn lực cho đào tạo  Tài chính
Công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo. Trong bộ máy quản trị nhân lực
của công ty đã thành lập hẳn một bộ phận đào tạo và dành một khoản ngân sách khá
lớn cho hoạt động đào tạo. Cụ thể, Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao
năng lực nhân lực địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu
chuẩn toàn cầu. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn
30.000 triệu đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước.
Đơn vị: triệu đồng
Chi phí đào tạo trung bình cho 1 lao động Năm
Chi phí cho đào tạo 2019 31.712,8 7,6 2020 29.447,6 8,0
Bảng 5: Chi phí đào tạo qua các năm 2019, 2020
Nguồn: Phòng kế toán Coca-Cola Việt NamCon người Đơn vị: % Năm Trình độ 2019 2020 Trên đại học 8,7 11,3
Đại học và cao đẳng 58,5 60 14 Trình độ khác 32,8 28,7
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nguồn: Phòng nhân sự
* Ghi chú: Trình độ khác là từ trung cấp sở trở xuống.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của công ty có trình độ rất
cao đặc biệt là lao động quản lý đạt tỷ lệ gần 100% có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Điều này phản ánh hoạt động tuyển dụng lao động đầu vào luôn được công ty quan
tâm đến chất lượng. Trong số lao động có trình độ dưới cao đẳng tập chung chủ yếu là
lực lượng lao động trong lĩnh vực nhân viên phục vụ và công nhân. Cũng theo bảng
trên cho thấy chất lượng lao động của công ty qua các năm tăng lên theo tỷ lệ lao
động có trình độ từ cao đẳng trở lên.  Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất hiện đại, văn phòng làm việc rộng rãi thoáng mát. Đảm bảo sự
an toàn và thoải mái cho nhân viên. Công ty có các phòng họp có thể sử dụng cho hoạt động đào tạo.
=> Công ty có đủ nguồn lực cho hoạt động đào tạo, đáp ứng được yêu cầu để tổ
chức chương trình Coke Spark AFL.
2.3.1.2 Phân tích nhiệm vụ a. Nhiệm vụ
- Học tập chăm chỉ, nắm bắt và áp dụng kiến thức đã học vào công việc hàng ngày.
- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động quảng cáo, sự kiện và chiến dịch tiếp thị.
- Đóng góp ý kiến, đề xuất các cải tiến, chiến lược tiếp thị mới, hoặc các ý
tưởng sáng tạo khác nhằm giúp Coca-Cola nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiếp thị sản phẩm.
- Tham gia vào các dự án và nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của Coca-Cola. 15
- Xây dựng mối quan hệ và tương tác với đồng nghiệp và các thành viên khác trong tổ chức b. Yêu cầu:
- Là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp đại học, chương trình cao đẳng chuyên
ngành liên quan đến kinh tế, truyền thông
- Giao tiếp và viết tiếng Anh thành thạo để làm việc trong môi trường quốc tế.
- Thành thạo tin học văn phòng,
- Đam mê với ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhiệt huyết, kiên trì, can đảm và khả năng học hỏi nhanh
- Có kỹ năng tốt về giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề là một ưu thế lớn
- Sẵn sàng chuyển đổi vùng làm việc theo yêu cầu của tổ chức.
2.3.2 Tổng quan chương trình Coke Spark AFL
Coke Spark AFL là một chương trình đào tạo thực tập sinh tiềm năng của Coca-
Cola tại Việt Nam, nhằm tìm kiếm và phát triển những nhà lãnh đạo tương lai cho
công ty. Chương trình kéo dài trong vòng 24 tháng, tạo cơ hội cho các thực tập sinh
(trainee) được tiếp xúc và học hỏi từ nhiều vị trí của các chức năng (function) khác nhau trong Coca-Cola.
Trong suốt thời gian tham gia chương trình, các thực tập sinh sẽ trải qua một
quá trình đào tạo toàn diện và đa dạng, bằng cách luân chuyển (rotation) giữa các
phòng ban nhỏ (sub-function) phù hợp với chức năng mà họ đã chọn để ứng tuyển.
Điều này cho phép các thực tập sinh có cơ hội hiểu rõ hơn về các hoạt động và quy
trình công việc của từng phòng ban, và phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành
những nhà lãnh đạo xuất sắc.
Các function của chương trình sẽ tùy thuộc vào nhu cầu tại từng thời điểm của
Coca-cola khi chương trình bắt đầu mở đơn tuyển mộ các tài năng. Tuy nhiên các
function chính thường bao gồm: o Commercial o Finance o IT o HR 16
o Supply chain (Engineering & Planning)
Coca-cola tìm kiếm các chân dung lãnh đạo tương lai dựa trên các tiêu chí:
o Growth mindset: luôn đổi mới, sáng tạo, khao khát phát triển liên tục
o Be your authentic: tự tin, cá tính, luôn sống “thật” với bản thân
o Embed yourself in a connected community: hòa nhập vào cộng đồng
o Stay calm and conscious: luôn bình tĩnh và lý trí
o Passionate: đam mê, nhiệt huyết với công việc
o Self-starter: chủ động, tự giác, ham học hỏi
o Commitment: cam kết, trách nhiệm
o Integrity: trung thực, ngay thẳng
Sau khi trải qua quá trình tuyển dụng gắt gao của Coca-cola, các Trainee tiềm năng
sẽ bắt đầu hành trình trải nghiệm 24 tháng tại Coca-cola theo lộ trình:
Onboarding: Các bạn sẽ được “Welcome” ngày đầu tiên với các cấp lãnh đạo
cao nhất tại Coke và bắt đầu ngay với chương trình Induction (Hướng dẫn đầu vào)
cực kì chỉnh chu để có thể có cái nhìn tổng quan về tổ chức, cấu trúc và cách công ty
vận hành. Bên cạnh đó còn là các hoạt động thực tế giúp các trainee kết nối, hòa nhập
với văn hoá, môi trường làm việc; cũng như đi thị trường, tham quan nhà máy...
04 Rotations: 24 tháng nhìn chung sẽ được chia thành 4 kỳ luân chuyển (06
tháng/kỳ) qua các team/phòng ban nhỏ (Sub-functions) trong Bộ phận lớn (Function).
Rigorous review: Giữa các lần luân chuyển cũng là những cột mốc đánh
giá/review quan trọng nhất của các trainee. Đây là dịp để các bạn đúc rút lại những
bài học, kinh nghiệm đã đạt được; chia sẻ những đóng góp của bản thân; đồng thời để
các anh chị quản lý/lãnh đạo cùng đánh giá, nhận xét và giúp các bạn điều chỉnh kịp
thời, cũng như thảo luận cho hướng phát triển tiếp theo.
Graduation: Sau 24 tháng cũng là lúc Aspire Journey kết thúc và các trainee sẽ
tốt nghiệp với một vị trí nhất định tại bộ phận của mình. Và cụ thể là vị trí nào, thuộc
nhánh phòng ban nhỏ nào; thì còn tùy thuộc vào năng lực của các trainee tại thời điểm
ấy, nguyện vọng/định hướng của bản thân, cũng như nhu cầu & kế hoạch của business. 17
Tuy nhiên điểm đặc biệt ở Coke Spark AFL là lộ trình mà từng Trainee đi qua
sẽ được thiết kế riêng biệt cho từng bạn, không có rập khuôn nào giống nhau hoàn
toàn (cho dù là cùng 1 bộ phận đi nữa). Vì Coke rất đề cao tính cá nhân hóa, và giúp
các bạn phát huy tất cả kỹ năng cần có trong công việc theo cách phù hợp nhất với từng cá nhân.
Sau 24 tháng rèn luyện trong chương trình Coke Spark AFL, một lãnh đạo tiềm năng
cần đạt được các tiêu chí sau để chính thức bước vào môi trường làm việc mang tính quốc tế của Coca-Cola:
- Expertise knowledge: Lãnh đạo tiềm năng cần có kiến thức sâu về lĩnh vực
công ty hoạt động, bao gồm cả quy trình sản xuất, tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng, tài
chính và kinh doanh. Họ cần hiểu rõ về ngành công nghiệp đồ uống và những xu
hướng mới nhất trong lĩnh vực này.
- Leadership skills: Lãnh đạo tiềm năng cần có khả năng tạo động lực và định
hướng cho nhóm làm việc. Họ cần biết cách lắng nghe, giao tiếp hiệu quả và thúc đẩy
sự hợp tác và đồng lòng trong nhóm. Kỹ năng quản lý thời gian, quyết định và giải
quyết vấn đề cũng là những yếu tố quan trọng.
- Creativity and a willingness to learn: Lãnh đạo tiềm năng cần có khả năng
tư duy sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Họ cần sẵn lòng học hỏi từ những
nguồn kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, và áp dụng những học được vào công việc hàng ngày. 18
- International skills: Với môi trường làm việc quốc tế của Coca-Cola, lãnh
đạo tiềm năng cần có khả năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, đối
tác và khách hàng đến từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau. Họ cần hiểu và tôn
trọng sự đa dạng và có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.
- Strategic mindset: Lãnh đạo tiềm năng cần có tư duy chiến lược và khả năng
nhìn xa trước. Họ cần hiểu về thị trường và các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp đồ uống. Họ cần có khả năng đưa ra quyết định chiến
lược và thích ứng với môi trường.
Những yếu tố tạo nên trải nghiệm đặc biệt và đa dạng của các trainee xuyên suốt ASPIRE JOURNEY:
- Skill-based & cross-functional projects: liên tục được tham gia vào các dự
án chứ không dừng lại ở công việc hằng ngày (daily operations). Và các dự án sẽ
được xây dựng/triển khai dựa trên yếu tố kỹ năng để tập hợp các thành viên trong
nhóm. Do đó, các trainee sẽ không bị hạn chế ở bộ phận chính, mà còn là một phần
của dự án với phạm vi liên phòng ban, quy mô và sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
- Leadership Network exposure: các AFL trainee sẽ được ưu tiên và trao cơ
hội rất nhiều trong việc tiếp cận, làm việc cùng các cấp lãnh đạo cao nhất của công ty
một cách gần gũi và cởi mở (đúng là cao nhất thiệt đó, từ CEO, CFO, CIO, v…v. luôn
nha), và họ cũng chính là một trong những người tham gia hướng dẫn & đồng hành
cùng bạn trên Aspire Journey.
- Comprehensive Learning / Mentoring & Coaching: ở Coke các trainee sẽ
được tham gia vào những chương trình học tập được thiết kế riêng cho AFL, từ tổng
quát đến chuyên sâu để có thể phát triển toàn diện nhất. Song song với đó sẽ là cố
vấn/ huấn luyện liên tục từ các anh chị quản lý hay là từ các nhà chuyên môn bên
trong lẫn bên ngoài tổ chức.
- Aspire Engagement: ở Coke không chỉ học & làm mà còn chơi rất “hăng”!
Sự kết nối giữa AFL các khóa sẽ giúp các trainee có thêm nhiều bạn bè mới để tâm sự
thủ thỉ, hỗ trợ lẫn nhau, hay tụ tập vui chơi và gắn kết hết cỡ.
2.3.3 Quy trình đào tạo cho Trainee - function Commercial 2.3.3.1 Sale rotation
Giai đoạn này giúp thực tập sinh có trải nghiệm thực tế với vai trò nhân viên
bán hàng sau đó là quản lý bán hàng của Coca Cola. Với vai trò này, thực tập sinh sẽ 19
hiểu được mô hình kinh doanh của công ty và làm thế nào để công ty tạo ra doanh thu
và lợi nhuận thông qua việc quản lý chương trình bán hàng, đàm phán với khách
hàng, lập kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, thực tập sinh sẽ được cải thiện các kỹ
năng cần thiết để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc kinh doanh.
Mục tiêu: Giúp thực tập sinh nâng cao kỹ năng bán hàng, hiểu rõ quy trình bán
hàng của công ty và phát triển kỹ năng quản lý bán hàng. Chương trình này giúp nhân
viên trở thành những chuyên gia bán hàng có khả năng thích ứng và thành công trong
môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Thời gian: 6 tháng Nội dung đào tạo: Phương Người STT Module Nội dung của Module thức đào đào tạo tạo
Chương trình - Giải thích quy trình sản xuất Thuyết Giảng
học “Quy trình của Coca-Cola, từ nguyên liệu trình viên nội
sản xuất và đến sản phẩm cuối cùng. bộ của
chất lượng sản - Thực tập sinh sẽ được đào tạo Coca phẩm”
về các tiêu chuẩn chất lượng và Cola 1
quy trình kiểm tra chất lượng để
đảm bảo rằng sản phẩm Coca-
Cola luôn đáp ứng được yêu cầu,
mong đợi của khách hàng và chỉ
rõ ưu điểm của sản phẩm Coca Cola 2
Chương trình - Giới thiệu các chiến lược tiếp Thuyết Giảng
học “Chiến thị và bán hàng của Coca-Cola. trình + thảo viên nội
lược tiếp thị và - Cách tiếp cận khách hàng, xây luận bộ bán hàng”
dựng mối quan hệ và tạo dựng
hình ảnh thương hiệu tích cực của Coca Cola 20
- Các kỹ năng quản lý khách
hàng, xây dựng kế hoạch bán
hàng và phân tích thị trường.
Chương trình - Tư duy bán hàng: Hiểu về quá Thuyết Giảng đào
tạo trình bán hàng, cách tiếp cận trình + viên nội
“Những kỹ khách hàng và xây dựng mối Thực hành bộ của
năng bán hàng quan hệ. Coca cần có”
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết Cola
phục: Cách giao tiếp hiệu quả,
lắng nghe khách hàng và truyền 3
đạt thông điệp bán hàng.
- Xây dựng mối quan hệ khách
hàng: Cách xác định và tạo dựng
mối quan hệ lâu dài với khách
hàng, phục vụ nhu cầu của khách
hàng và giải quyết thắc mắc.
Trải nghiệm - Được hướng dẫn trực tiếp quy Thực hành Quản lý
thực tế 1 ngày trình một ngày làm việc tại cửa 100% bán hàng
làm nhân viên hàng 4
bán hàng tại - Thực tập sinh được hỗ trợ trong Coca Cola quá trình làm việc
- Trải nghiệm quá trình làm việc của nhân viên bán hàng. 5
Chương trình - Đào tạo về phân tích thị trường, Thuyết Giảng
“Định hướng nghiên cứu khách hàng và đánh trình + thảo viên nội
khách hàng và giá xu hướng tiêu dùng. luận + thực bộ
xu hướng thị - Học cách áp dụng thông tin thị hành trường”
trường vào việc phát triển chiến
lược bán hàng và tiếp thị.
- Thực hành khảo sát thị trường 21
bao gồm khảo sát, phân tích, xây dựng báo cáo.
Chương trình - Học cách đo lường hiệu quả Thuyết Giảng
học “Đánh giá kinh doanh, bao gồm cách tính trình + viên nội
hiệu quả kinh toán doanh thu, lợi nhuận và chỉ Thực hành bộ
doanh và tối ưu số tài chính. 6
hóa doanh - Đề xuất các phương pháp tối ưu thu”
hóa doanh thu và lợi nhuận thông
qua các chiến lược bán hàng và quản lý bán hàng.
Chương trình Tham gia vào hoạt động quản lý Thực hành Trưởng
quản lý bán bán hàng phòng
hàng tập sự
- Quản lý nhân viên bán hàng để kinh
triển khai các chiến dịch bán doanh
hàng và đạt được mục tiêu doanh số.
- Thu thập, xử lý và phân tích dữ
liệu về doanh số bán hàng, khách hàng và thị trường. 7
- Chuẩn bị báo cáo và bản tin thị
trường để cung cấp thông tin liên
quan đến hoạt động bán hàng và tình hình thị trường.
- Thực hiện giám sát các hoạt
động chăm sóc khách hàng, như
điều tra và thu thập ý kiến khách
hàng, giải quyết thắc mắc và đáp ứng yêu cầu khách hàng. 22
2.3.3.2 Route To Market (RTM) Rotation
Bộ phận Route to Market (RTM) có nhiệm vụ quản lý và tối ưu hóa hệ thống
phân phối và đội ngũ bán hàng để đưa sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất đến khách
hàng cuối cùng. RTM xây dựng hệ thống phân phối, tính toán nguồn lực, quản lý đội
ngũ bán hàng, xây dựng mối quan hệ với đối tác và định vị sản phẩm trên thị trường.
Mục tiêu: Các AFL Trainee sẽ hiểu rõ được toàn bộ quá trình mà công ty đã
xây dựng và quản lý hệ thống phân phối và đội ngũ bán hàng đồng thời áp dụng được
các kiến thức vào thực tế để cải tiến hệ thống trong vòng 6 tháng. Thời gian: 6 tháng Nội dung đào tạo: Phương Người STT Module
Các nội dung của Module thức đào đào tạo tạo Chương
- Quy trình quản lý kho: Học Thuyết Chuyên
trình "Xây cách kiểm soát và quản lý hàng trình và viên cấp dựng
tồn kho, xử lý đơn hàng và tối ưu thảo luận cao và
quản lý hệ hóa quá trình nhận và xuất hàng giảng viên
thống phân - Vận chuyển và giao nhận hàng nội bộ của phối"
hóa: Hiểu về quy trình vận Coca-cola
chuyển, giao nhận và quản lý 1
đơn vị vận chuyển bên ngoài để
đảm bảo sự liên tục và hiệu quả
trong quá trình phân phối.
- Kế hoạch đặt hàng: Học cách
lập kế hoạch và quản lý quy trình
đặt hàng, từ việc dự đoán nhu
cầu đến đặt hàng và theo dõi tình trạng đơn hàng. 23 Chương
- Thu thập dữ liệu: Học cách thu Thuyết Chuyên
trình "Phân thập thông tin về hiệu suất phân trình và viên cấp
tích dữ liệu phối, doanh số bán hàng và các thực hành cao và
và quyết định chỉ số KPI liên quan. giảng viên
dựa trên số - Xử lý và phân tích dữ liệu: Học nội bộ của liệu"
cách xử lý và phân tích dữ liệu Coca-cola
để đưa ra nhận định và đánh giá 2
hiệu quả của chiến dịch phân
phối, đồng thời phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Quyết định dựa trên số liệu: Áp
dụng kỹ năng phân tích dữ liệu
để đưa ra quyết định phù hợp và
tối ưu hóa quá trình phân phối. Chương
- Quản lý chi phí vận chuyển: Thuyết Chuyên
trình "Tối ưu Học cách tối ưu hóa chi phí vận trình và viên cấp
hóa chi phí chuyển bằng cách đánh giá các thảo luận cao và
vận chuyển tùy chọn vận chuyển, đàm phán giảng viên
phân hợp đồng với đơn vị vận chuyển nội bộ của phối"
và xây dựng mô hình chi phí. Coca-cola 3
- Phân tích cơ hội tiết kiệm chi
phí: Sử dụng dữ liệu để phân tích
và tìm kiếm cơ hội tiết kiệm chi
phí trong quá trình phân phối,
bao gồm cả tối ưu hóa lộ trình và quy trình giao nhận. Chương
- Hiểu về KPIs trong bán hàng: Thuyết Chuyên
trình "Quản Các loại KPIs phổ biến và cách trình và viên cấp
lý KPI Bán áp dụng chúng vào quá trình case-study cao và 4 hàng"
đánh giá hiệu suất bán hàng. giảng viên
- Thiết lập KPI: Cách xác định và nội bộ của
thiết lập KPI phù hợp với từng Coca-cola 24
mục tiêu bán hàng, đặc điểm và
yếu tố cần xem xét khi lựa chọn KPI
- Phân tích và đánh giá KPI: Sử
dụng dữ liệu và công cụ phân
tích để hiểu rõ hơn về các chỉ số
KPI và đưa ra các cải tiến.
- Cải tiến và quản lý KPI: Cách
định hướng cải tiến bán hàng dựa
trên kết quả đánh giá KPI và
quản lý và theo dõi các KPI để
đảm bảo sự tối ưu hóa hiệu quả bán hàng Chương
- Nghiên cứu thị trường: Học Thuyết Chuyên
trình "Chiến cách nghiên cứu và đánh giá thị trình và viên cấp
lược phân trường, từ việc phân tích khách case-study cao và
phối và mở hàng tiềm năng đến xác định nhu giảng viên rộng
thị cầu và xu hướng thị trường. nội bộ của trường"
- Chiến lược phân phối: Phát Coca-cola
triển chiến lược phân phối sản 5
phẩm để tối đa hóa tiếp cận
khách hàng và tăng trưởng doanh số.
- Mở rộng thị trường: Xây dựng
kế hoạch mở rộng thị trường và
đề xuất các phương pháp tiếp cận
mới để tăng cường hiệu quả phân
phối và tăng trưởng doanh số. 6
Dự án thực - Thu thập dữ liệu liên quan đến Tham gia
tế: "Tối ưu mạng lưới phân phối hiện tại, dự án thực
hóa mạng bao gồm vị trí kho, điểm bán tế
lưới phân hàng, tần suất giao nhận và 25
phối và vận doanh số bán hàng.
hành tại Đà - Phân tích dữ liệu để xác định Nẵng"
các vùng có nhu cầu tiềm năng
và khả năng phân phối chưa tối ưu.
- Đề xuất các phương án cải tiến,
bao gồm việc thay đổi vị trí kho,
tối ưu hóa lộ trình giao nhận và phân phối hàng hóa.
- Đánh giá hiệu quả và rủi ro của
các phương án đề xuất, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị để tăng
cường hoạt động phân phối. 7
Dự án thực - Thu thập dữ liệu về các khoản Tham gia
tế "Phân tích chi phí vận chuyển, bao gồm cả dự án thực
hiệu quả chi phí vận chuyển và chi phí liên tế phí
vận quan khác như bảo hiểm và xử lý
chuyển trên đơn hàng.
địa bàn tỉnh - Phân tích dữ liệu để đánh giá Đà Nẵng”
hiệu quả của từng đơn vị vận
chuyển và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí.
- Đề xuất các biện pháp để giảm
thiểu chi phí vận chuyển, bao
gồm việc đàm phán hợp đồng với
đơn vị vận chuyển, tối ưu hóa lộ
trình và áp dụng các phương
pháp vận chuyển tiết kiệm chi phí.
- Đánh giá hiệu quả của các biện
pháp đề xuất và đưa ra khuyến
nghị để cải thiện hoạt động vận 26
chuyển và giảm chi phí dành cho logistics
2.3.3.3 Revenue Growth Management (RGM) Rotation
Đây là phòng ban được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng và hiểu biết về quản lý
tăng trưởng doanh thu cho các thực tập sinh. RGM Rotation tập trung vào việc phân
tích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và quản lý mức giá, bao bì, kênh phân phối
sản phẩm, và chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của công ty đáp
ứng nhu cầu thị trường. Chương trình này cung cấp cho thực tập sinh kiến thức, công
cụ và kỹ năng cần thiết để hiểu và ứng dụng các khía cạnh quan trọng của quản lý tăng trưởng doanh thu.
Mục tiêu: giúp nhân viên phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, đánh giá thị
trường, tối ưu hóa chiến lược giá cả, quản lý sản phẩm và tăng cường hiểu biết về tác
động của các yếu tố khác nhau lên doanh thu và lợi nhuận. Điều này giúp tăng cường
khả năng quản lý và định hình chiến lược kinh doanh để đạt được tăng trưởng bền
vững và thành công của công ty. Thời gian: 6 tháng
Nội dung đào tạo: Phương Giảng STT Module Nội dung pháp đào viên tạo 1
Chương trình - Hiểu về khái niệm và vai trò Thuyết Chuyên
“Định hướng của RGM trong tăng trưởng trình + thảo viên cao
- Giới thiệu doanh thu và lợi nhuận. luận cấp và
về Revenue - Khám phá các thành phần của giảng viên Growth
RGM, bao gồm mức giá, sản nội bộ Management
phẩm, tiếp thị và phân phối. - Học cách phân tích dữ
liệu và đánh giá hiệu quả của
các chiến lược phát triển 27
Chương trình - Hiểu rõ về quy trình RGM và Thuyết Chuyên
học “Revenue cách nó liên quan đến chiến trình + case viên cao Growth
lược kinh doanh và tiếp thị. study thực cấp và Management
- Thực hành phân tích và đánh hành giảng viên
trong kinh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nội bộ 2
doanh và tiếp doanh thu và lợi nhuận. thị”
- Tìm hiểu về quy trình quản lý
giá cả, quản lý sản phẩm và phân phối trong RGM.
Thực hành - Tham gia vào dự án và nhiệm Hướng dẫn Chuyên
phân tích vụ thực tế về RGM trong các thực hành + viên cao
chiến lược bộ phận khác nhau của công ty. thảo luận cấp và
tiếp thị trong - Áp dụng kiến thức đã học để giảng viên
quản lý tăng phân tích và đề xuất các chiến nội bộ
trưởng doanh lược tăng trưởng doanh thu và 3 thu lợi nhuận.
- Làm việc cùng các chuyên gia
và người có kinh nghiệm trong
lĩnh vực RGM để nhận được
hướng dẫn và phản hồi. 4
Quản lý dự Quản lý và thực hiện một dự án Thực hành Chuyên
án RGM thực RGM. viên cấp tế
- Xác định mục tiêu, lập kế cao hướng
hoạch, triển khai và đánh giá dẫn,
hiệu quả của dự án RGM. Trưởng
- Trình bày kết quả dự án và đề phòng
xuất chiến lược tăng trưởng kinh
doanh thu và lợi nhuận cho ban doanh 28 lãnh đạo.
2.3.3.4 Winning at Point of Sales (W@POS) Rotation
Đây là Phòng ban phát triển điểm bán hay còn gọi là Trade Marketing, là phòng
ban mang lại những thay đổi trực tiếp tại các kênh bán hàng, góp phần giúp kênh bán
hàng phát triển và mang lại doanh thu cho công ty.
Mục tiêu: giúp các AFL Trainee hiểu rõ về việc lên kế hoạch, vận hành và tối
ưu hóa hiệu quả tại điểm bán hàng để tăng cường kết quả kinh doanh đồng thời học
hỏi việc nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo của nhân viên trong việc thực hiện các
hoạt động tại điểm bán hàng. Thời gian: 6 tháng Nội dung đào tạo: Phương Người đào STT Module
Các nội dung của Module thức đào tạo tạo 1
Dự án phát - Đào tạo về quy trình nghiên cứu Thuyết trình Chuyên gia
triển sản và phát triển sản phẩm mới của và thực hành quản lý dự phẩm mới
Coca-Cola. Trainee được tham gia án, nhà
thử nghiệm thị trường, thu thập phân tích
phản hồi từ khách hàng, và đánh thị trường
giá hiệu quả và tiềm năng của các và giảng sản phẩm mới. viên nội bộ
- Đào tạo về các chiến lược tiếp của Coca-
thị và quảng cáo cho sản phẩm Cola
mới. Các trainee được thực hành
trực tiếp tại các siêu thị lớn tặng gift, quảng cáo..
- Đào tạo lập kế hoạch, phân công
nhiệm vụ, theo dõi tiến độ và quản 29
lý tài nguyên trong một dự án
- Đào tạo về phân tích thị trường
và khách hàng để hiểu rõ hơn về
nhu cầu và sở thích của khách
hàng. Trainee được thực tế khảo
sát lấy số liệu trực tiếp từ người
tiêu dùng từ các siêu thị, cửa hàng
lớn rồi từ đấy phân tích thị trường nhu cầu khách hàng 2 Quản
- Đào tạo về các kỹ năng bán hàng Thuyết trình Chuyên gia
chương trình cơ bản như giao tiếp hiệu quả,xây và thực tiếp thị, bán hàng
dựng mối quan hệ khách hàng, hành chuyên gia
tiếp cận khách hàng, giải quyết cao cấp và
thắc mắc, và tạo động lực mua giảng viên hàng. nội bộ của
- Đào tạo về quản lý kho hàng, Coca-cola
bao gồm các khía cạnh như kiểm
soát hàng tồn kho, định vị sản
phẩm trong kho, và quản lý chu
trình nhập xuất hàng hóa. Trainee
sẽ được hướng dẫn sử dụng các
công cụ và phần mềm quản lý kho hiện đại: SAP Warehouse Management, Microsoft Dynamics 365 Supply Chain Management,..
- Đào tạo về cách xây dựng và duy
trì mối quan hệ tốt với nhà bán lẻ.
Trainee sẽ được thực hành tương
tác với chủ cửa hàng, nhân viên
bán hàng, và đối tác kinh doanh
khác để tạo ra môi trường hợp tác
và đạt được mục tiêu kinh doanh 30 chung.
- Tham gia vào việc tối ưu hóa
điểm bán hàng, bao gồm xây dựng
chiến lược trưng bày sản phẩm,
quản lý kệ hàng, và tạo ra các hoạt
động xúc tiến bán hàng. Họ sẽ học
cách sử dụng các công cụ tiếp thị
tại điểm bán (Point of Sale) như
quảng cáo hiển thị sản phẩm, giảm
giá và khuyến mãi để tăng doanh số bán hàng.
- Đào tạo về cách phân tích dữ
liệu bán hàng, như doanh số, lợi
nhuận, và xu hướng tiêu dùng. Họ
sẽ học cách sử dụng các công cụ
phân tích để đánh giá hiệu quả các
hoạt động bán hàng: Sales Analytics, Retail Analytics… 3
Chương trình - Tham gia vào quá trình nghiên Thuyết trình, Chuyên
" Đối tác và cứu và phân tích về nhà cung cấp thảo luận, viên cấp
Quản lý Liên nguyên liệu, khách hàng, các đối thực hành cao và kết
tác kỹ thuật công nghệ…. Họ có giảng viên (Partnership
thể tìm hiểu về lịch sử, vị trí thị nội bộ của and
trường, độ tin cậy, và hiệu suất Coca-cola Stakeholder
của các bên liên quan. Thông qua Management
việc phân tích dữ liệu và thông tin Program)"
thu thập, thực tập sinh có thể đánh
giá tác động của đối tác này đối
với hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo xây dựng mối quan hệ
tốt với đối tác, được tham gia vào 31
cuộc họp, trao đổi, và thảo luận
với đối tác để tạo dựng niềm tin và
tương tác hiệu quả. Thực tập sinh
cũng thực hiện các hoạt động giao
tiếp khác như viết thư, email, và
báo cáo để duy trì thông tin và tiếp cận với đối tác.
- Tham gia vào việc theo dõi và
đánh giá chất lượng nguyên liệu
được cung cấp, kiểm soát quy
trình sản xuất, và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo
chất lượng sản phẩm cuối cùng. 4
Chương trình - Thực tập sinh được hướng dẫn Thuyết trình Chuyên
"Thực thi cách phân tích và đánh giá các và thực hành viên phân
chiến lược tại điểm bán hàng để hiểu rõ về vị trí, tích thị
từng điểm môi trường và tiềm năng bán hàng trường, bán hàng"
tại từng địa điểm. Họ tham gia vào quản lý sản
quá trình thu thập dữ liệu, nghiên phẩm
cứu thị trường và phân tích để đưa
ra đánh giá chi tiết về từng điểm bán hàng.
- Đào tạo để phát triển kỹ năng
thiết kế và tối ưu hóa trưng bày
sản phẩm tại các điểm bán hàng.
Họ học cách sắp xếp sản phẩm,
tạo điểm nhấn và điểm giao diện
hấp dẫn để thu hút sự chú ý của
khách hàng và tăng khả năng tiếp cận sản phẩm.
- Tham gia vào quá trình đào tạo
nhân viên bán hàng tại các điểm 32
bán hàng. Trainee trực tiếp hướng
dẫn nhân viên cách trưng bày và
giới thiệu sản phẩm một cách hiệu
quả, cung cấp thông tin về tính
năng và lợi ích sản phẩm, và tư
vấn về các chiến lược bán hàng.
- Tham gia vào quá trình giám sát
và đánh giá hiệu quả bán hàng tại
các điểm bán hàng. Họ thực hiện
các cuộc kiểm tra, khảo sát và
đánh giá để đo lường sự thành
công của các hoạt động bán hàng
và đưa ra các cải tiến và điều chỉnh chiến lược.
3. Nhận xét về các chương trình đào tạo và phát triển của công ty
3.1 So sánh với các chương trình đào tạo truyền thống của Việt Nam. Ưu,
nhược điểm của chương trình đào tạo.
3.1.1 Sự khác biệt giữa chương trình Coke Spark AFL và chương trình
đào tạo truyền thống
- Chú trọng vào phát triển bản thân thực tập sinh theo cách toàn diện, đa dạng:
Chương trình tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và các
kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc để trở thành lãnh đạo tiềm năng.
- Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại: Chương trình sử dụng các phương
pháp hiện đại như học qua trải nghiệm, qua các dự án thực tế, thảo luận nhóm,...trong
khi các chương trình truyền thống thường khô khan hơn, chú trọng lý thuyết.
- Liên kết với trường đại học hàng đầu để thực hiện việc thu hút nguồn thực tập
sinh có chất lượng cao. Từ đó xây dựng các hoạt động đào tạo đội ngũ kế thừa, kiến
tạo môi trường làm việc hạnh phúc như mong muốn của đội ngũ.
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực,
chuyên viên cao cấp, trưởng phòng, giảng viên nội bộ,..đến từ các quốc gia khác nhau
trong hệ thống Coca-Cola. Họ có thể chia sẻ cho thực tập sinh những kinh nghiệm 33
quý báu trong công việc và lãnh đạo để thực tập sinh có cái nhìn toàn cầu và giúp các
bạn thực tập sinh được học tập và tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng thực tế nhất. 3.1.2 Ưu/ nhược điểm a. Ưu điểm
- Chương trình đào tạo toàn diện và chuyên nghiệp:
Chương trình đào tạo toàn diện, đa dạng với nhiều trải nghiệm thực tế thông
qua việc luân chuyển công việc ở các phòng ban khác nhau. Điều này cho phép thực
tập sinh có cơ hội học hỏi, phát triển đa dạng kỹ năng, được làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp và có cơ hội làm việc tại các chi nhánh ở nước ngoài. 
Chương trình bao gồm các khóa đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng
mềm và các kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc. 
Thực tập sinh được hướng dẫn và định hướng chi tiết về từng vị trí và phòng ban sẽ trải qua. 
Chương trình được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn và kỹ năng của nhà lãnh đạo
toàn cầu do Coca-Cola đề ra. 
Các hoạt động đào tạo được tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu.
- Cơ hội trải nghiệm công việc
+ Việc các thực tập sinh được trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau giúp họ nhanh
chóng hiểu được bức tranh tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp và tìm được lĩnh
vực phù hợp với sở trường của bản thân. Đồng thời việc luân chuyển giữa các phòng
ban giúp họ gia tăng sự linh hoạt, đa năng trong công việc.
+ Cơ hội tiếp xúc và làm việc cùng các cán bộ quản lý cấp cao của Coca Cola.
Đây là cơ hội hiếm có để học hỏi và phát triển sự nghiệp.
+ Các dự án thực tế giúp thực tập sinh có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực
tiễn. Đặc biệt ở một số dự án, thực tập sinh được đi thực tế ở nước ngoài. Đây là cơ
hội cho thực tập sinh cọ sát bản thân, tăng sự hiểu biết, mở rộng kiến thức để nâng
cao năng lực, dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc mới, đặc biệt là môi trường làm việc quốc tế.
+ Thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội được làm việc trực tiếp với đồng nghiệp đến
từ các nền văn hóa khác biệt, tham gia các dự án liên quan đến hoạt động toàn cầu của 34
Coca-Cola. Điều này giúp thực tập sinh có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa
văn hóa sớm, hiểu biết về các thị trường khác và xây dựng mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp quốc tế.
+ Thực tập sinh vừa học vừa thực hiện công việc của mình, điều này có thể
giảm thiểu chi phí đào tạo bởi chi phí thu hút và đào tạo thực tập sinh thường thấp
hơn chi phí tuyển dụng nhân viên mới.
- Chương trình rất chú trọng tính cá nhân hóa:
+ Lộ trình phát triển của thực tập sinh được thiết kế dựa trên năng lực, sở
trường, định hướng nghề nghiệp và mong muốn của từng cá nhân.
+ Giúp thực tập sinh có thể phát huy tối đa tiềm năng và “đúng chỗ” hơn.
Giúp Coca Cola thu hút được nhân tài trẻ, đào tạo và phát triển thế hệ kế thừa.
+ Kết thúc 24 tháng đào tạo, Coca Cola có thể đánh giá chi tiết các thực tập
sinh ở các khía cạnh: kiến thức, kĩ năng,… mà họ đạt được trong suốt quá trình. Qua
đó chọn lọc những cá nhân có thành tích, năng lực nổi bật tiếp tục làm việc tại doanh
nghiệp, đồng thời tạo lên nguồn nhân lực trẻ, tài năng có thể đáp ứng được với nhu
cầu phát triển Coca Cola trong tương lai.
+ Thực tập sinh hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý có tính quốc tế
cao tại bất kỳ đơn vị nào trong hệ thống Coca-Cola toàn cầu. Cơ hội nghề nghiệp rộng
mở ở quy mô toàn cầu là một trong những lợi thế lớn nhất của chương trình này. b. Nhược điểm
- Chương trình yêu cầu nhiều nguồn lực và thời gian để quản lý và đào tạo thực tập sinh.
- Tính cạnh tranh cao trong quá trình tuyển chọn có thể tạo áp lực cho các thực
tập sinh và dẫn đến trường hợp “đúng người không đúng việc”. Một số thực tập sinh
có thể thiếu động lực và cam kết sau khi trúng tuyển.
- Có thể không đảm bảo về vị trí công việc sau khi kết thúc chương trình. Mặc
dù thực tập sinh được đào tạo và rèn luyện đa dạng kỹ năng nhưng sự cạnh tranh giữa
các thực tập sinh là rất lớn, cũng như số lượng thực tập sinh trở thành nhân viên chính
thức là giới hạn. Vì vậy một số thực tập sinh có khả năng không được nhận vào làm
việc chính thức tại Coca Cola.
- Việc thay đổi công việc liên tục do luân chuyển công việc giữa các phòng ban
có thể khiến một số thực tập sinh khó tập trung và phát huy hết khả năng ở bất kỳ vị 35
trí nào. Đồng thời cũng cần một thời gian để thích nghi với văn hóa mới của từng đơn vị.
3.2 Giải pháp hoàn thiện
- Cần bổ sung thêm nguồn lực phục vụ việc quản lý và đào tạo thực tập sinh để
đảm bảo chất lượng của chương trình.
- Tăng cường hỗ trợ ứng viên trong giai đoạn chuyển tiếp để thực tập sinh dễ
thích ứng ở giai đoạn tiếp theo và nhanh chóng bắt kịp với công việc.
- Đảm bảo cơ hội việc làm cho ứng viên sau khi hoàn thành chương trình đảm
bảo việc làm cho một tỷ lệ nhất định thực tập sinh hoàn thành tốt chương trình.
- Đa dạng hóa chương trình đào tạo: Chương trình hiện tại chủ yếu tập trung
vào đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Coca Cola có thể xem xét bổ sung
thêm các khóa đào tạo kỹ năng công nghệ số hay thiết kế sáng tạo. Điều này sẽ giúp
ứng viên phát triển đa dạng kỹ năng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân sự trong tương lai của Coca Cola. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CocaCola Việt Nam. (Được truy lục từ https://www.cocacola.com/vn/vi )
[2] CocaCola Company. (Được truy lục từ https://www.cocacolacompany.com/ )
[3] Parish, K. (2010). Training and Development in CocaCola. Ghaziabad: Kanchan Parish. 36
OSEI, C. K. (2009). EMPLOYEE TRAINING AND DEVELOPMENT PROGRAMME AT
THE COCA-COLA BOTTLING COMPANY OF GHANA KUMASI.
[4] Learning and Development. (2020). Được truy lục từ Coca Cola HBC:
https://www.coca-colahellenic.com/en/working-with-us/why-work-with-us/learning- and-development
[5] Kho tri thức số. (2020). Được truy lục từ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực ở công ty Coca Cola Việt nam:
https://khotrithucso.com/doc/p/mot-so-giai-phap-hoan-thien-hoat-dong-dao-tao-va- phat-trien-254151
[6] currentschoolnews. (2021, 12). Được truy lục từ Chương trình đào tạo kỹ thuật của Công
ty đóng chai Coca-Cola Hellenic năm 2021:
https://www.currentschoolnews.com/vi/vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m/Ch
%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-k
%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-ty-
%C4%91%C3%B3ng-chai-coca-cola-hellenic-cho-sinh-vi%C3%AAn-t%E1%BB %91t-nghi%E1%BB%87p/
[7] Coca-Cola FEMSA provides training to hundreds of distributors with a videogame.
(2017). Được truy lục từ Game learn: https://www.game-
learn.com/en/resources/blog/coca-cola-femsa-provides-leadership-training-to-
hundreds-of-employees-with-a-serious-game/
[8] CocaCola Vietnam continues to support local officers in improving global integration
knowledge. (2019, 9 25). Được truy lục từ CocaCola VietNam:
https://en.cocacolavietnam.com/news/coca-cola-vietnam-continues-to-support-local-
officers-in-improving-global-integration-knowledge
[9] Training and development plan for Coca-Cola . (2017). Được truy lục từ studocu:
https://www.studocu.com/en-us/document/university-of-hawaii-at-manoa/training-
and-development/group-hr-training-and-development-plan-for-coca-cola/2243181
[10] The Coca-Cola Company’s Cross-Cultural Management in the UAE . (2022, 12 9).
Được truy lục từ Study Corgi: https://studycorgi.com/the-coca-cola-companys-cross-
cultural-management-in-the-uae/
[11] Chinese Translation of Coca Cola: Analysis and Enlightenment. (2020, 1). Được truy lục từ Research Gate:
https://www.researchgate.net/publication/314904276_Chinese_Translation_of_Coca_
Cola_Analysis_and_Enlightenment
[12] Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (CEI) triển khai Chương trình Phát triển
Lãnh đạo dành cho Coca-Cola Việt Nam. (2022, 6 2). Được truy lục từ FullBright 37
Edu: https://fulbright.edu.vn/vi/trung-tam-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao-cei-trien-
khai-chuong-trinh-phat-trien-lanh-dao-danh-cho-coca-cola-viet-nam/ 38