-
Thông tin
-
Quiz
Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc| Môn tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc| Môn tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
























Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Tìm hiểu về công cuộc cải cách của Trung Quốc và mô hình
Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc I.
Cuộc cải cách Trung Quốc 1. Nguyên nhân T
rung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978: a. Khách quan: -
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là khủng hoảng về
chính trị, kinh tế, tài chính,... Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại
đúng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn gần
nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số,... -
Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển
nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc
tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế hòa hoãn. -
Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải
nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội để thích ứng. b. Chủ quan: -
Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978, Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ
hồng “ nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút
nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Trong nội bộ Đảng và
Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh
chấp quyền lực, đỉnh cao là cuộc “ Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966- 1976) -
Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam… xảy ra
những cuộc xung đột biên giới giũa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên
Xô… Tháng 2-1972, Tổng thống Mỹ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở
đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước.
2. Đường lối, chính sách cải cách, mở cửa năm 1978:
– Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho
công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối
chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.
- Trong giai đoạn này sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”,
kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, bao gồm: con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính
dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Giai đoạn này lấy phát triển kinh tế làm trọng
tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm hiện địa hóa và xây dựng xã hội chủ
nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh
+ Giai đoạn đầu tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế với việc “khoán ruộng đất”,
“phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành mở rộng thí điểm
quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, tiến hành mở cửa,
xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường.
+ Những năm 1984 - 1991, cải cách xí nghiệp quốc hữu là trọng tâm, cải cách giá cả
là then chốt trong toàn bộ cuộc cải cách. Trong giai đoạn chuyển đổi thể chế kinh tế
(1979 - 1991), Trung Quốc đã tìm tòi, tổ chức thí điểm, từng bước tiếp nhận cơ chế
thị trường, sửa chữa những khuyết điểm của thể chế kinh tế kế hoạch. 3. Thành tựu
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978) mang ý
nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trải qua 40 năm, sự
nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp
tục tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. - Kinh tế :
+ Sau 10 năm cải cách (từ 1978 - 1988) mức tăng bình quân hàng năm
của tổng sản phẩm quốc dân là 9,6%, xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần,
thu nhập bình quân hàng năm của nông dân tăng 11,8%, của cư dân
thành thị tăng 6,5%. Năm 1988, tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng
1.401,5 tỷ nhân dân tệ, thu nhập quốc dân là 1.177 tỷ nhân dân tệ
(tăng 20 lần so với năm 1949). Sản lượng công nghiệp từ 1978 đến
1990 tăng trung bình hàng năm là 12,6%.
+ Từ sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 -
1992), công cuộc cải cách kinh tế càng được đẩy mạnh hơn nữa với
những quan niệm mới. Từ trao đổi hàng hoá Trung Quốc đã chuyển
sang chứng khoán và trái phiếu. Nhiều đặc khu kinh tế được mở ra
cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán như Thượng Hải,
Thẩm Quyến... theo các khẩu hiệu: “Cải cách hơn nữa, mở cửa hơn
nữa”, “Làm giàu là vinh quang”. Các nhà quan sát nước ngoài cho
rằng “Đằng sau tất cả những điều này là sự thay đổi đáng chú ý về
quan niệm, trước hết trong giới lãnh đạo Trung Quốc”. Quan điểm của
Trung Quốc về “một Nhà nước hai chế độ” trong quá trình tiếp nhận
Hồng Kông (1997) và Makao (1999) đã thể hiện điều này.
+ Từ năm 1993 đến 1997, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là
10,9%, riêng năm 1997 đạt tới 17,8% với giá trị tuyệt đối 7400 tỷ nhân
dân tệ (khoảng 900 tỷ USD), đứng vị trí thứ 7 trên toàn cầu. Tổng
ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 1997 là 325 tỷ USD, xếp
thứ 10 so với các nước. Hiện nay Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại
tệ nhiều thứ hai của thế giới sau Nhật Bản, tính đến cuối năm 1997 là
143 tỷ USD. Với tiềm năng kinh tế đó, Trung Quốc đã vững vàng vượt
qua cơn khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á trong năm 1997 - 1998.
Năm 1999 kinh tế Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng 7,1%, công
nghiệp 9% và 6 tháng đầu năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 7,5%.
Với những thành tựu kinh tế đạt được, đời sống nhân dân Trung Quốc đã được
cải thiện rõ rệt. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở thành phố tăng 12% (đạt
200300 nhân dân tệ/người), ở nông thôn tăng 2% (đạt 860% nhân dân tệ/người) so với năm 1992. -
Chính trị - xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi
được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma Cao (12 – 1999) -
Nền khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục :
+ Sau ngày giải phóng (1949) Trung Quốc chỉ có 30 viện, sở nghiên cứu
khoa học với 50.000 cán bộ, nhân viên, trong đó chỉ có 500 người
đang tiến hành công tác nghiên cứu. Ngày nay, Trung Quốc có 11 triệu
cán bộ khoa học - kỹ thuật với 5400 viện, sở nghiên cứu khoa học kỹ
thuật không ngừng đạt được những thành tựu to lớn.
+ Từ năm 1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm nổ bom nguyên tử đầu tiên
+ năm 1965 thành công trong nghiên cứu bom khinh khí, đưa Trung
Quốc trở thành một cường quốc hạt nhân.
+ Ngày 24-2-1970, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu
tiên, đến nay Trung Quốc đã phóng hàng chục vệ tinh các loại. Số
lượng vệ tinh của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 thế giới và phục vụ có
hiệu qủa cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế cũng
như tăng cường sức mạnh quốc phòng. - Về đối ngoại :
+ Từ chính sách “đối ngoại theo kiểu Hồng vệ binh” của thời kỳ “Đại cách
mạng văn hoá”, sau 1978 chính sách đối ngoại của Trung Quốc được
sửa đổi, chuyển sang “hoà dịu” và hướng về phương Tây. Thực tế,
chính sách đối ngoại hướng về phương Tây của Trung Quốc đã bắt
đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, tuy nhiên chính sách thời kỳ đó
khác hẳn với hiện nay, nó chỉ phục vụ cho ý định tạo lập nên hệ thống
“Tam giác chiến lược” chứ không phải phục vụ cho công cuộc xây
dựng đất nước như hiện nay. Theo xu hướng “hòa dịu” này, từ những
năm 80 Trung Quốc bắt đầu khởi động quá trình bình thường hóa
quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam... mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ
tranh chấp quốc tế, trong đó có vấn đề Campuchia và tìm mọi cách
nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
+ Nhằm tạo dựng lòng tin ở các nước trên thế giới, Trung Quốc đã nhấn mạnh:
- Trung Quốc chống chủ nghĩa bá quyền và bảo vệ hoà bình thế giới;
- Trung Quốc không gắn với một nước nào và không khuất phục
trước sức ép của bất kỳ nước lớn nào. Trung Quốc quyết định chính sách của mình theo từng trường hợp;
- Không gia nhập liên minh về quan hệ chiến lược với bất kỳ nước lớn nào;
- Mở rộng đoàn kết và hợp tác với các nước trên thế giới thứ ba
khác được xem là chính sách đối ngoại cơ bản của Trung Quốc;
- Trung Quốc đã sẵn sàng phát triển sự hợp tác kinh tế, buôn bán và
kỹ thuật với tất cả các nước đã hoặc đang phát triển, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi;
Trung Quốc tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hoà bình và mong muốn phát
triển sự hợp tác hữu nghị với tất cả các nước theo những nguyên tắc này.
+ Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã tích cực tham gia nhiều diễn đàn
quốc tế, hoạt động trong nhiều khu vực, nhiều tổ chức chính trị và kinh tế
quốc tế như APEC, GATT, mở rộng quan hệ các nước như Nam Phi, Vatican,
Ixraen... nhằm vươn lên trưởng thành một “cực” quan trọng trong xu thế đa
cực của thế giới. Các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đều tuân theo
tư tưởng chỉ đạo: đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, “bỏ qua quá khứ, hướng
về tương lai”. Hiện nay chính sách đối ngoại của Trung Quốc tập trung vào
Mĩ, Nhật, Tây Âu và Đông Nam á.
+ Trong quan hệ với các nước láng giềng xung quanh, Trung Quốc đặc biệt coi
trọng và thúc đẩy quan hệ mọi mặt với các nước trong tổ chức ASEAN, năm
1993 được coi là “năm ASEAN của Trung Quốc”. Hiện nay Trung Quốc là
một đối tác quan trọng của ASEAN.
● Lời phát biểu của Tập Cận Bình nhân dịp kỉ niệm 40 năm đổi mới :
“Tại một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc, với hơn 5 ngàn năm văn minh và dân
số hơn 1,3 tỷ người, thì không có một sách giáo khoa nào có thể viết ra những quy
tắc vàng nhằm thúc đẩy cải cách và phát triển kinh tế cũng như không ai có thể ra
lệnh cho người Trung Quốc nên hay không nên làm gì, chúng ta sẽ cần cải cách
những gì cần sự thay đổi’’
=> Tập Cận Bình nhấn mạnh những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong 40
năm, cam kết thúc đẩy công cuộc cải cách và cảnh báo “không ai có thể gây sức ép lên Trung Quốc”
=> Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh cải cách và mở cửa là một cuộc thức tỉnh
vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là cội nguồn của sáng tạo trong cả học
thuyết và thực tiễn chính phủ Trung Quốc.Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách
hòa bình, hợp tác, phát triển
● Sự kiện Thiên An Môn :
Quảng trường Thiên An Môn là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Bắc Kinh của
Trung Quốc. Cái tên “Thiên An Môn” có nghĩa là “Cổng trời Bình an”. Nhưng
quảng trường này đã biến thành bể máu vào ngày 4/6/1989. Khi đó, quân đội Trung
Quốc nã súng vào các sinh viên ủng hộ dân chủ; dùng xe tăng cán người; giết chết
và làm bị thương hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sinh viên, trí thức và dân thường -
Nguyên nhân : 3 nguyên nhân chính
1. Từ cái chết của Hồ Diệu Bang : Vào ngày 15/4/1989, Hồ Diệu
Bang qua đời. Là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách, cái chết
của ông đã khiến nhiều người thương tiếc.
2. Giới lãnh đạo không lắng nghe, sinh viên thêm bức xúc :
ĐCSTQ tổ chức một lễ tang cấp nhà nước cho Hồ Diệu Bang
vào ngày 22/4. Đám tang được tổ chức vội vã, chỉ kéo dài 40
phút. Các sinh viên vượt qua hàng rào phong tỏa ở Quảng
trường để cố gắng trình đơn kiến nghị. Nhưng không có lãnh
đạo nào ra khỏi Đại lễ đường. Điều này khiến các sinh viên
càng thêm thất vọng và bất bình hơn nữa.
3. Thành lập Liên đoàn tự trị sinh viên : Ngày 23/4, các sinh
viên tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của khoảng 40 sinh
viên từ 21 trường đại học. Cuộc họp thống nhất thành lập Liên
đoàn tự trị của sinh viên Bắc Kinh (còn gọi là Liên minh). Liên
minh này sau đó kêu gọi bãi khóa ở tất cả các trường đại học ở
Bắc Kinh. Một tổ chức hình thành bên ngoài thẩm quyền của
ĐCSTQ đã gióng lên hồi chuông báo động cho các nhà cầm quyền Bắc Kinh. -
Con số thương vong trong cuộc đàn áp Thiên An Môn :
Chính phủ Trung Quốc liên tục thay đổi tuyên bố của mình về sự kiện Lục Tứ. Ban
đầu họ nói rằng không có phát súng nào nổ ra và không có ai bị giết hại vào ngày
4/6/1989. Lời nói dối quá vô lý, nhiều phóng viên quốc tế đã ghi lại các cuộc nổ súng và giết hại.
Vì vậy, sau đó Bắc Kinh tuyên bố có một số người chết. Con số họ đưa ra là không
nhất quán, ban đầu nói là vài chục, sau đó đổi thành vài trăm. ĐCSTQ tuyên bố
những người tử vong chủ yếu là các binh sỹ bị “các phần tử phản cách mạng” giết hại
Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ thảm sát ước tính
có ít nhất 3.000 người chết trong Sự kiện Thiên An Môn..
https://www.youtube.com/watch?v=QS6oHq2cZRw
https://truyenhinhthanhhoa.vn/chu-tich-trung-quoc-co-bai-dien-van-quan-trong-nhan-dip-40-
nam-cai-cach-mo-cua-1808169824.htm
https://m.nguyenuoc.com/su-kien-thien-an-mon-1989-su-that-2-
13943.html/amp#2_Boi_canh_Nguyen_nhan_bieu_tinh_ly_do_dan_ap
II. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
- Cơ sở và ý nghĩa của lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc REF:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2013, tr.105-106, 106, 107, 108, 109.
Đảng Cộng sản Trung Quốc: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX, https://vov.vn.
Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, Lịch sử chủ
nghĩa Mác, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.1094, 1092.
New era of socialism with Chinese characteristics, https://news.cgtn.com
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2532-co-so-hinh-thanh-va-mot-so-noi-dung-cot-loi-cua-ly-
luan-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-thoi-dai-moi.html
Lý luận TS Phạm Thị Hoàng Hà, TS Nguyễn Văn Quyết Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
III. Liên hệ và bài học
1. Nguyên nhân thành công:
Rốt cuộc phải tổng kết như thế nào về thành tựu và kinh nghiệm 30 năm cải cách
mở cửa của Trung Quốc? Ở đây vừa có những nhân tố lãnh đạo sự nghiệp cải cách
mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa có những nguyên nhân chính sách
cải cách mở cửa được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ tích cực; vừa có vai
trò chỉ đạo phương hướng của chính sách phát triển kinh tế, vừa có hiệu quả quản
lý xã hội nhịp nhàng tổng hợp. Trong bài viết này chỉ xuất phát từ lý luận phát triển
xã hội để quy nạp thành 2 điểm nhận thức:
Đánh giá một chế độ xã hội có tốt đẹp hay không, đầu tiên phải xem nó có thể chỉnh
hợp nguồn lực xã hội hay không. Một cách làm thành công trong quá trình phát triển
hiện đại hoá của Trung Quốc đó chính là khéo léo trong việc tập trung sức mạnh làm
để việc lớn. Lý giải theo cách thông thường, tập trung sức mạnh làm việc lớn chính
là dùng chiến thuật biển người, khuyếch trương rầm rộ, dùng sức mạnh để giành
thắng lợi v.v... Còn theo cách giải thích của lý luận phát triển xã hội, ý nghĩa thật sự
của nó là nói về việc làm thế nào để chỉnh hợp một cách có hiệu quả nguồn tài
nguyên xã hội. Tài nguyên xã hội vừa bao gồm những nhân tố cấu thành nên xã hội
cũng bao gồm cả những nhân tố tự nhiên. Vì thế. không chỉ xem xét vấn đề các
khâu sản xuất xã hội, mà hơn hết cần phải xem xét vấn đề hiệu quả của toàn bộ quá
trình quy hoạch, động viên và tổ chức.
Căn cứ theo “sự so sánh của quốc tế những quốc gia hậu phát” hay còn gọi là
những quốc gia đang phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 phổ biến đều có nhận
thức rằng bản thân mình thua kém so với các nước phát triển, đồng thời phổ biến
nhận thức phải rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước phát triển, nhưng kết quả
lại không giống nhau. Nguyên nhân sâu xa đó là phần lớn các quốc gia do không có
mục tiêu rõ ràng, vì thế mô hình chế độ được hình thành không có hiệu quả, gây ra
sự yếu kém trong thành quả phát triển sau này, thậm chí gây ra những cuộc khủng
hoảng không ngớt. Trung Quốc có mục tiêu rõ ràng, đồng thời thực hiện mục tiêu đó
một cách có hiệu quả, điều đó chứng tỏ chất lượng của mô hình chế độ tốt.
Trong suốt quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đều có những chiến lược phát
triển và mục tiêu rõ rệt, đồng thời thông báo chiến lược đó cho mọi thành viên trong
xã hội, để thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu chiến lược. Ban dầu là mục tiêu
phấn đấu “4 hiện đại hoá” được đưa ra lần đầu tiên trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khóa III, được nhắc lại lần nữa trong Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IV. Tháng 3 -
1978, lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình sử dụng khái niệm hiện đại hoá theo kiểu Trung
Quốc”; tháng 12 - 1979, trong buổi nói chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Masayoshi
Ohira, lần đầu tiên đưa ra khái niệm “khá giả” (tiểu khang). Tháng 1 - 1980, trong
buổi nghe báo cáo của Bộ Chính trị, ông lại một lần nữa đưa ra phải căn cứ theo
tiêu chuẩn khá giả thực hiện GDP bình quân đầu người là 1000 USD để thiết kế
chiến lược phát triển của Trung Quốc. Đưa ra khái niệm khá giả, lần đầu tiên đưa
mục tiêu hiện đại hoá mà Đảng đề xướng liên hệ trực tiếp với đời sống của quần
chúng nhân dân, đồng thời bằng cách nói đơn giản nhất và phổ thông để giải thích
thêm. Không lâu sau đó, Đặng Tiểu Bình đưa ra chiến lược phát triển “ba bước đi”
từ “no ấm” đến “khá giả” rồi đến “cơ bản thực hiện hiện đại hoá”. Thông qua tuyên
truyền rộng rãi, “tăng gấp bốn”, “bình quân đầu người là 800 USD” (sau này sửa
thành 1000 USD), “gia đình khá giả” trở thành cụm từ quen thuộc của mọi người,
mọi nhà. Cho dù làm nghề gì, cho dùng thuộc tầng lớp nào, mọi người đều biết mình
làm việc vì mục đích gì, đều có một mục tiêu để cố gắng phấn đấu. Đó chính là một
dạng thức chỉnh hợp tài nguyên ở một tầng thứ cao hơn, là sự chỉnh hợp của lực hướng tâm.
Cuối thế kỷ trước, Trung Quốc thực hiện mục tiêu ‘tăng gấp bốn lần’ trước thời hạn,
GDP bình quân đầu người đạt 1000 USD. Tại thời khắc quan trọng đó, Đảng và
Chính phủ Trung Quốc không hề chủ quan, vẫn tỉnh táo nhận ra rằng: sự khá giả mà
Trung Quốc đạt được là ở trình độ thấp, là sự khá giả không toàn diện, là sự phát
triển không cân bằng. Sức sản xuất, khoa học kỹ thuật và giáo dục còn tương đối
lạc hậu, kết cấu kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn vẫn chưa thay đổi, thực hiện
công nghiệp hoá và hiện đại hoá còn một chặng đường dài phải đi, từ đó đã đưa ra
mục tiêu chiến lược “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”.
Bước sang thế kỷ mới, Đảng và Chính phủ Trung Quốc nhận thức được một loạt
đặc trưng mang tính giai đoạn mới ngày càng lộ rõ trong quá trình phát triển của
Trung Quốc, bao gồm cả những thành tựu như thực lực kinh tế ngày càng được
tăng cường rõ rệt, thể chế kinh tế XHCN bước đầu được xây dựng, đời sống nhân
dân về tổng thể đã đạt mức độ khá giả, phát triển hài hoà, nhịp nhàng đạt được
thành tích rõ rệt, bên cạnh đó còn tồn tại cả những vấn đề như trình độ phát triển
sức sản xuất về tổng thể vẫn chưa cao, năng lực tự chủ sáng tạo chưa mạnh, mâu
thuẫn mang tính kết cấu và phương thức tăng trưởng quảng canh hình thành từ lâu
dài vẫn chưa được thay đổi căn bản, những trở ngại về thể chế cơ chế đối với sự
phát triển vẫn còn tồn tại, xu thế mở rộng khoảng cách phân phối thu nhập vẫn chưa
được xoay chuyển về căn bản, cục diện phát triển trì trệ ở nông thôn còn chưa biến
chuyển. Từ đó đưa ra kết luận tình hình trong nước của Trung Quốc vẫn chưa thay
đổi và sẽ tiếp tục ở trong giai đoạn đầu của CNXH, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là
mâu thuẫn nhu cầu văn hoá vật chất ngày càng tăng của nhân dân với sản xuất xã
hội lạc hậu vẫn là kết luận không thay đổi, kết hợp với những cơ hội và thách thức
mới khi Trung Quốc gia nhập toàn diện vào toàn cầu hoá, hoàn thành nhiệm vụ mới
trong tình hình mới công nghiệp hoá, thông tin hoá, đô thị hoá, thị trường hóa, quốc
tế hoá ngày càng phát triển sâu rộng, đưa ra nhiệm vụ phải lấy quan điểm phát triển
khoa học để thống lĩnh sự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng toàn diện xã hội khá
giả ở trình độ cao hơn đem lại lợi ích cho hơn 1 tỷ người, mở rộng môi trường phát
triển cho mục tiêu phấn đấu CNXH đặc sắc Trung Quốc.
Giúp sức cho những chiến lược phát triển này là các Quy hoạch - Kế hoạch Quốc
gia 5 năm. Cho đến nay Trung Quốc đang quán triệt thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ XI.
Ngoài các chiến lược tổng thể, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng kịp thời đặt ra
những chiến lược phát triển trung và dài hạn. Liên quan đến chiến lược mang tính
toàn cục có Chiến lược khoa giáo hưng quốc, Chiến lược nhân tài cường quốc,
Chiến lược phát triển bền vững. Liên quan tới phát triển khu vực có Chiến lược khai
phát miền Tây, Chiến lược miền Trung quật khởi, Chiến lược chấn hưng các cơ sở
công nghiệp cũ ở vùng Đông Bắc. Liên quan với một lĩnh vực nào đó hay một
phương diện nào đó có “Kế hoạch đốm lửa nhỏ”, “Kế hoạch bó đuốc”, “Kế hoạch
863”. “Kế hoạch 973”. Ví như hàng loạt các kế hoạch chuyên biệt phát triển khoa
học kỹ thuật như “Kế mạch đốm lửa nhỏ”, “Kế hoạch bó đuốc”, “Kế hoạch 863”, “Kế
hoạch 973” lần lượt được thực hiện không những tạo ra sự trợ giúp khoa học hiệu
quả đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mà còn quy tụ, bồi dưỡng và đào tạo nên
một đội ngũ nhân tài kiệt xuất, trở thành lực lượng nòng cốt tiếp nối xây dựng đất nước.
Có hai biện pháp để thực hiện và hoàn thành các chiến lược phát triển quốc gia: Một
là, tuyên truyền giải thích. Làm cho những chiến lược phát triển này đều được nhân
dân biết và nắm vững, trở thành hành động tự giác của quần chúng nhân dân. Hai
là, phương hướng chỉ đạo chính sách. Nhấn mạnh một chính sách nào đó hay phát
triển thiên lệch một chính sách nào đó, thu hút nguồn vốn và sắp xếp của cải, giúp
cho chiến lược phát triển được quán triệt chấp hành có hiệu quả.
Tiếp theo, chỉnh hợp có hiệu quả nguồn lực xã hội trong việc tổ chức, động viên các
lực lượng xã hội hoàn thành các dự án trọng đại trong vòng một thời gian ngắn,
nhanh chóng hình thành sức sản xuất xã hội. Tập trung lực lượng làm việc lớn, là
ưu thế hình thành dài hạn trong thể chế quốc gia của nước Trung Quốc mới. Từ dự
án mới xây dựng quan trọng “156” vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX đến “Kế
hoạch 43” của những năm 70, xây dựng Bảo Cương (gang thép Bảo Sơn) trong thời
kỳ đầu cải cách mở cửa đến công trình xuyên thế kỷ “Tam Hiệp”, đều không hề
giống nhau. Sở dĩ nước Trung Quốc mới có thể phát triển công nghiệp nặng trong
một khoảng thời gian tương đối ngắn, hình thành nên hệ thống công nghiệp tương
đối hoàn thiện, phần lớn là nhờ áp dụng những phương thức như vậy.
Năm 1990, Đặng Tiểu Bình đi thị sát tình hình chuẩn bị Á Vận hội Bắc Kinh, khi nhận
thấy thôn Á Vận hội vừa mới được hoàn thành đã thốt lên rằng: “Nếu không phải là
do CNXH tốt, thì Bắc Kinh có cải tạo được nhanh như thế này hay không? CNXH có
thể tập trung được lực lượng để làm việc lớn, cho dù khó khăn gì đều có thể làm
được”. Nhưng đáng tiếc rằng, ông không thể chứng kiến Thế Vận hội Bắc Kinh.
Năm 2008, Thế Vận hội Bắc Kinh đã thực hiện được lời hứa tôn nghiêm, hoàn thành
đúng thời hạn với lối kiến trúc đặc biệt, công trình nhà thi đấu có hàm lượng kỹ thuật
cao. Ngoại trừ những hành động gây rối, Bắc Kinh đã tổ chức một kỳ Thế Vận hội
thành công xuất sắc, được uỷ ban Olympic quốc tế, vận động viên các nước và giới
truyền thông khẳng định. Điểm sáng nữa của Thế Vận hội Bắc Kinh đó là khoảng
1.7 triệu tình nguyện viên. Họ không ngại nắng mưa vẫn mỉm cười phục vụ trong
các nhà thi đấu, bên các nhà ga bến tàu, tại các điểm giao thông, trên những con
phố ngõ hẻm, trở thành cảnh tượng đặc sắc, làm cho thế Vận hội Bắc Kinh khác
hẳn với các thế Vận hội trước đây. Đạt được những thành tích đó là do nước Trung
Quốc XHCN có thể tập trung sức mạnh làm việc lớn, là lời giải thích có sức thuyết
phục nhất cho việc có thể làm tốt việc đại sự.
Đối mặt với những sự kiện ngoài ý muốn, càng có thể kiểm nghiệm năng lực động
viên, huy động lực lượng của chính quyền. Trận động đất lớn xảy ra vào ngày 12-5-
2008 tại Văn Xuyên tỉnh Tứ xuyên là trận thiên tai có sức phá hoại mạnh nhất: phạm
vi ảnh hưởng rộng nhất, mức độ thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi nước Trung Quốc
mới được thành lập. Sau trận động đất, mệnh lệnh của Chính phủ được thông suốt
từ Trung ương đến địa phương, thống nhất bước đi, các bộ ngành căn cứ theo tình
hình cụ thể, hợp tác chặt chẽ với nhau, hình thành nên hợp lực to lớn cùng nhau
khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên tai. Chính phủ Trung ương nhanh chóng gây
quỹ cứu nạn từ nguồn dự trữ chiến lược quốc gia và các địa phương, xây dựng nên
tuyến đường vận chuyển nhiều tầng thứ bao gồm tuyến đường trên không, đường
sắt, đường bộ, đường thuỷ, đã vận chuyển liên tục đến vùng bị nạn hàng trăm vạn
tấn lương thực, thuốc men, lều vải, máy móc cứu hộ. Chỉ trong vòng nửa tháng,
quân đội và các lực lượng bộ đội cảnh sát được điều đi là hơn 137 nghìn người,
hơn 2300 lượt máy bay các loại, sử dụng khoảng 120 nghìn chiếc (cái) xe vận
chuyển cỡ lớn, cần cẩu, thuyền xung kích, thiết bị thông tin cầm tay, máy phát điện,
điều khoảng 162 đội y tế, đội phòng dịch, đội chuyên gia tâm lý, phân phát khoảng
4,92 triệu bộ (chiếc) vật tư các loại như đồ quân dụng (chăn mền, thảm, phục trang),
thực phẩm, thuốc men cấp cứu, lều bạt, khối lượng vật tư được điều động là hơn
100 nghìn tấn. Trong tình hình kết cấu địa chất vô cùng phức tạp, đường sá cầu
cống bị phá hoại nghiêm trọng, các hiện tượng sạt lở đất đá nghiêm trọng liên tiếp
xảy ra, lực lượng của các tổ chức chính quyền, trong thời gian một vài ngày đã nối
thông tuyến đường sinh mệnh cho vùng gặp nạn, đồng thời tu sửa toàn diện mạng
lưới điện, thông tin, đã tạo nên kỳ tích trong lịch sử cứu nạn thế giới. Ngoài ra, còn
khởi động 9 loại vệ tinh số 15 vẽ ảnh mây khí tượng, tiến hành đưa thông tin qua vệ
tinh, thăm dò hình dạng bề mặt trái đất, phi thuyền dẫn đường. Sử dụng mạng vệ
tinh nhân tạo viễn thám để kiểm tra và cứu người bị thương. Giúp cho những người
ở trong khu vực bị nạn được cứu giúp kịp thời, qua đó cũng có thể thấy được thực
lực hùng hậu của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa và phát triển. Trước
thực tế đó, giới truyền thông và báo chí nước ngoài cũng đã phải thốt lên rằng:
“Đánh giá một nền chính thể tốt hay xấu, cần phải nhìn vào nền chính thể đó có
nguyện vọng và năng lực đưa ra sự phục vụ mà nhân dân cần hay không”.
Từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX trở lại đây giới học thuật quốc tế bắt đầu đi tìm
kiếm những nguyên nhân quyết định sự phát triển và giàu mạnh của một quốc gia,
quy nạp lại có 5 dòng giả thuyết đó là: vận may luận, địa lý luận, văn hoá luận, hội
nhập kinh tế quốc tế và thương mại của các quốc gia theo mô hình hướng ngoại
luận và mô hình chế độ luận. Trong đó sự giải thích về mô hình chế độ là phổ biến
và thịnh hành nhất. Cải cách của Trung Quốc diễn ra trong điều kiện CNXH, là sự tự
hoàn thiện của chế độ XHCN, vì vậy, sự phát triển tự nhiên của Trung Quốc cũng
không thể tách rời khỏi nhân tố chế độ. Một điểm quan trọng trong mô hình chế độ là
ở chỗ đó một kết cấu xã hội tốt hơn nữa trong kết cấu xã hội tốt có mối quan hệ xã
hội hài hoà, đó là điều kiện căn bản nhất cho sự phát triển của bất kể một quốc gia
nào. Học giả nổi tiếng về lý luận phát triển Emmanuel Wallerstein đã từng nói: “Kết
cấu xã hội là một dạng đá san hô trong mối quan hệ con người”, có nghĩa là, quan
sát kết cấu xã hội là con đường tốt nhất để lý giải xã hội loài người.
Hình thái xã hội của nước Trung Quốc cũ là một xã hội nửa phong kiến nửa thực
dân, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc tạo nên một chính thể xã hội
ở trong cơn chấn động và đối kháng kịch liệt. Vào thời đó, đừng nói đến sự phát
triển và tiến bộ, ngay cả sự ổn định tối thiểu của xã hội cũng không thể nào bảo đảm được.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, vào đầu những năm 50 thế kỷ XX
Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu
ruộng đất phong kiến đã tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, nông dân chiếm 90%
dân số nông thôn chiếm hữu hơn 90% đất canh tác, đó không những là một phong
trào cải cách ruộng đất với quy mô lớn nhất trong hài sử Trung Quốc, mà còn thực
hiện sự thay đổi kết cấu chế độ mang tính căn bản ở xã hội nông thôn, đã giải
phóng tối đa sức sản xuất nông thôn, tạo điều kiện để thực hiện hợp tác hóa nông
nghiệp và công nghiệp hóa sau này. Tiếp theo đó, Trung Quốc tiến hành ba cuộc cải
tạo lớn, tiếp tục trải qua một cuộc cải cách xã hội sâu sắc và phức tạp, về cơ bản đã
xoá bỏ được chế độ bóc lột TBCN, đây là một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử
Trung Quốc, từ đó kết cấu xã hội của Trung Quốc không còn tồn tại đối lập giai cấp
nữa, trong cả xã hội, lợi ích căn bản của mọi người là thống nhất, mâu thuẫn chủ
yếu của xã hội là mâu thuẫn phi đối kháng, từ đó tạo ra con đường bằng phẳng cho
sự phát triển lành mạnh của xã hội. Ba cuộc cải tạo đã hoàn thành thuận lợi, không
gây ra cơn chấn động nào trong xã hội, “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” hoàn thành
trước thời hạn, đã chứng minh cuộc vận động đúng hướng giữa kết cấu xã hội và
quan hệ xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất xã hội. Xuất phát từ ý
nghĩa đó để nhận thức vấn đề, Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra
kết luận “xây dựng chế độ cơ bản XHCN, đã đặt tiền đề chính trị và cơ sở chế độ
căn bản cho sự phát triển và tiến bộ toàn diện của Trung Quốc”.
Thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã trải qua 10 năm nội loạn của cuộc
“Đại cách mạng văn hoá”, với thực tiễn sai lầm “lấy đấu tranh giai cấp làm cương
lĩnh, con người vì đất đai mà đã tạo ra những kẻ thù về giai cấp, quan hệ xã hội ở
vào trạng thái căng thẳng toàn diện. Nhưng may mắn là, Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã kịp thời sửa chữa sai lầm của cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, chấn chỉnh
lại phương hướng phát triển của Trung Quốc.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc là bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử đương đại Trung Quốc. Sau Hội nghị Trung ương 3, đồng thời với việc
thực hiện chuyển đổi trọng tâm công tác, công cuộc lập lại trật tự xã hội được triển
khai toàn diện. Một trong những nội dung chủ yếu của công tác lập lại trật tự xã hội
đó là sửa lại những vụ án oan sai. Đến cuối năm 1982, không những sửa lại án xử
sai trong “Đại cách mạng văn hoá”, mà còn sửa được những vụ án oan sai trước
thời kỳ' “Đại cách mạng văn hoá”, đã điều chỉnh lại mối quan hệ chính trị xã hội, đời
sống xã hội đi theo hướng bình thường hoá, giúp cho hàng trăm triệu người được
giải phóng khỏi bóng tối chính trị, hình thành nên môi trường và bầu không khí nhân
dân toàn quốc đồng tâm đồng lòng thực hiện 4 hiện đại hoá. Điều này một lần nữa
nói lên rằng cuộc vận động đúng hướng giữa kết cấu xã hội và quan hệ xã hội sẽ
thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Từ đó trở đi, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày
càng chú trọng hơn việc củng cố xây dựng chế độ và ưu hoá kết cấu xã hội, từ sự
trình bày về môi trường chính trị không có sự đoàn kết yên ổn, không có trật tự xã
hội ổn định, việc gì cũng không làm được dưới thời Đặng Tiểu Bình đến quan điểm
thúc đẩy phát triển nhịp nhàng giữa xây dựng văn minh vật chất, văn minh chính trị,
văn minh tinh thần XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ toàn diện của con người dưới thời
Giang Trạch Dân; từ thời Giang Trạch Dân phải kiên trì ổn định là trên hết, giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định, coi việc không ngừng cải
thiện đời sống nhân dân là chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa cải cách, phát
triển và ổn định đến thời Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh phải kiên trì quan điểm phát triển
khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa, đã tập
trung thể hiện tính ưu việt của mô hình chế độ, hình thành cỗ máy đẩy cho kinh tế cất cánh.
Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, nhiệm vụ chủ yếu mà Trung Quốc phải đối mặt đó là
phát triển kinh tế, con đường chủ yếu giải quyết vấn đề đó chính là đa nguyên hóa
thành phần kinh tế. Trải qua mấy chục năm cố gắng nỗ lực, vật đổi sao dời, nay hơn
hẳn xưa, không những kinh tế - xã hội đạt được bước tiến dài, năng lực khống chế
nền kinh tế thị trường của Chính phủ hơn hẳn trước đây. Nhưng những vấn đề cũ
được giải quyết những vấn đề mới lại nảy sinh. Cùng với sự đa nguyên hóa thành
phần kinh tế đã làm xuất hiện sự đa dạng hóa chủ thể lợi ích; khắc phục những trở
ngại của chủ nghĩa bình quân, chấp nhận cơ chế cạnh tranh, lại làm xuất hiện vấn
đề mất cân đối trong phát triển giữa kinh tế và xã hội, giữa thành thị và nông thôn và
giữa các vùng miền và khoảng cách chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các thành
viên trong xã hội. Sự chênh lệch trong kết cấu xã hội làm cho quan hệ xã hội ngày
càng căng thẳng. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI ĐCS Trung
Quốc đã kịp thời đưa ra bố cục tổng thể xây dựng hiện đại hoá XHCN đặc sắc Trung
Quốc gồm 4 trụ cột chính (tứ vị nhất thể) đó là xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị,
xây dựng văn hoá và xây dựng xã hội, xã hội hài hoà là thuộc tính bản chất của
CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc thêm một bước nữa đưa
ra thúc đẩy nhanh xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm trọng điểm, xây dựng
xã hội phải cố gắng hình thành nên cục diện toàn thể nhân dân người người làm hết
năng lực, mỗi người mỗi việc chung sống hài hoà với nhau. Như vậy, đưa ra một
tầng thứ cao hơn trong tình hình mới thông qua việc ưu hoá kết cấu xã hội, cải thiện
quan hệ xã hội để tạo điều kiện môi trường tốt đẹp cho sự xây dựng và phát triển
nhanh chóng của sức sản xuất xã hội. Đảng và Chính phủ Trung Quốc còn quy
hoạch cụ thể nhiệm vụ thúc đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới XHCN, từng bước
thúc đẩy cải cách thể chế việc làm, cải cách thể chế phân phối thu nhập cải cách thể
chế an sinh xã hội, cải cách thể chế quản lý thành thị và nông thôn, cải cách thể chế
y tế giáo dục có liên quan đến lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân. Trong quá
trình đi sâu cải cách, thích ứng với tính khoa học của các quyết sách cải cách, tính
nhịp nhàng hài hoà của các biện pháp cải cách, tính tiệm tiến của các bước đi cải
cách, huy động tất cả các lực lượng xã hội tham gia vào cải cách và đảm bảo cho
mọi thành viên trong xã hội cùng được hưởng thành quả của cải cách phát triển,
thiết thực duy trì và thực hiện công bằng, chính nghĩa xã hội. Những điều đó đều trở
thành vấn đề trọng điểm mà cải cách mở cửa cần phải giải quyết.
Có thể khẳng định rằng, cuộc cải cách mới mà Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung
Quốc khởi động, không những thể hiện cải cách đang được phát triển theo chiều
sâu, bước vào giai đoạn công kiên, hơn nữa còn thể hiện được phương hướng giá
trị của cải cách, từ đó chứng minh được rằng mô hình chế độ XHCN đặc sắc Trung
Quốc là động lực và nguyên nhân quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc.
Một vài điểm trên đây không thể vẽ nên toàn bộ nội dung con đường phát triển của
Trung Quốc, nhưng xét cho cùng nó được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất
Trung Quốc, là nội sinh vậy. Chính vì thế, nó mới có sức sống lâu bền. Những áp
đặt cứng nhắc từ bên ngoài hay du nhận từ bên ngoài, cuối cùng cũng khó có thể
“bén rễ” được trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn. Nói cách khác, cho dù là đặc sắc
Trung Quốc, gán cho nó sức mạnh tâm linh, thậm chí cho rằng nó sẽ đe dọa đến
những nhóm người nào, cũng chỉ là cách nói giật gân thiếu căn cứ hiện thực. Tổng
Bí Thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong bài phát biểu khai mạc hội nghị thường
niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2008 vào ngày 12-4-2008 đã chỉ ra: “Trên thế
giới không có mô hình phát triển và con đường phát triển mang tính phổ biến cho tất
cả mọi nơi cũng không có mô hình phát triển và con đường phát triển nhất thành bất
biến”, bất kể còn đường và mô hình phát triển thành công nào đều “cần phải thích
ứng với những thay đổi mới của tình hình trong và ngoài nước, thích ứng với sự kỳ
vọng mới muốn có cuộc sống tốt hơn của nhân dân, kết hợp thực tế tự thân, kết hợp
với những thay đổi của điều kiện thời đại để không ngừng tìm tòi và hoàn thiện mô
hình phát triển và con đường phát triển thích hợp với tình hình của nước đó”. Điều
này chứng minh một điều, kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là trên cơ sở thực
sự cầu thị, căn cứ vào tình hình thực tế của mình để độc lập tự chủ tìm tòi ra đường
đi. Trung Quốc vừa không thể căn cứ theo những cuộc cải cách được coi là “nhận
thức chung”, cũng không tồn tại nhu cầu “chào hàng” kinh nghiệm của mình ra bên
ngoài, Trung Quốc chỉ muốn làm tốt các công việc của mình. Có thể giải quyết sự
đầy đủ sung túc của một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỷ người, bản thân nó chính là
cống hiến to lớn đối với hoà bình của thế giới và tiến bộ của nhân loại
2. So sánh với các cuộc cải cách khác:
● Liên xô và Trung Quốc
Thứ nhất, mô hình của Trung Quốc (chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) là
một hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, và mô hình chủ nghĩa xã hội
của Liên Xô dựa trên nền kinh tế kế hoạch, hoàn toàn loại trừ, phủ nhận thị
trường. Mô hình kiểu Xô Viết giữ lập trường sở hữu công về phương tiện sản
xuất, là cái được phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch tập trung thái
quá quyền lực (bao cấp) và phủ nhận vai trò điều tiết của thị trường. Hoạt
động kinh tế ở Liên Xô được xác định hoàn toàn bởi kế hoạch pháp lệnh chỉ
đạo. Còn mô hình của Trung Quốc thì không thế, bởi vì nền kinh tế kế hoạch
– đó chưa hẳn là chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường cũng không hẳn là
chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc đã đi theo con đường sử dụng hệ thống kinh tế
thị trường. Đúng như Đặng Tiểu Bình đã nói: “Kinh tế thị trường không đồng
nghĩa với chủ nghĩa tư bản”. “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là sát chuột”.
Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc tuân theo luận điểm về vị trí chủ
đạo của sở hữu cộng đồng. Nhưng đồng thời vẫn phát triển các khu vực kinh
tế khác, tạo thành một cấu trúc tầng bậc mới mà đặc trưng là sự cạnh tranh
công bằng về mặt kinh tế và phát huy đồng thời mọi hình thức sở hữu.
Nguyên tắc phân phối theo lao động vẫn là hình thức phân phối chủ yếu,
đồng thời cho phép các hình thức phân phối bổ sung. Còn đặc trưng của cái
chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết là lực lượng sản xuất vẫn ở trình độ
thấp, chủ yếu định hướng vào sở hữu công cộng hạ thấp vai trò ý nghĩa của
các hình thức sở hữu khác, và tập trung cao độ chú ý vào tính kế hoạch của
nền kinh tế và chế độ tập trung bao cấp nên đúng là thực tế đã vô hiệu hóa
vai trò của điều tiết thị trường. Do đó, hoạt động kinh tế hoàn toàn được
quyết định bởi các kế hoạch pháp lệnh.
Thứ ba, mô hình Trung Quốc theo chính sách cải cách và mở cửa, trong khi
mô hình của Liên Xô là đóng cửa và đã bộc lộ rõ những dấu hiệu trì trệ. Kết
quả là, tình trạng trì trệ và khép kín tất yếu đã đi đến mâu thuẫn với xu thế
toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển nhanh chóng, và kết quả là nhịp độ
phát triển kinh tế chậm lại, mối liên hệ khoa học – kỹ thuật và văn hóa giữa
phương Đông và phương Tây suy yếu, khoảng cách về trình độ phát triển
giữa hai bên ngày càng xa. Hệ quan niệm mới của Đặng Tiểu Bình đã xác
định phương hướng phát triển của Trung Quốc. Chính sách cải cách và mở
cửa đáp ứng được yêu cầu của thời đại và đặc điểm tộc quốc. Ra sức thu hút
vốn của các nước tư bản chủ nghĩa, làm chủ công nghệ tiên tiến và kinh
nghiệm quản lý của họ đã và đang góp phần kích thích phát triển lực lượng
sản xuất, tăng cường sức mạnh của đất nước. Trong ba thập kỷ qua, Trung
Quốc đã đạt được những kết quả nổi bật nhờ chính sách cải cách và mở cửa.
Thứ tư, các nguyên lý chủ yếu của mô hình Trung Quốc là sự phát triển các
lực lượng sản xuất, thủ tiêu bóc lột, phân hóa giai cấp, và cuối cùng là đạt tới
một mức sống cao hơn. Phúc lợi phổ biến, sự phồn vinh của đất nước đã trở
thành tiêu chí đánh giá công sức của người lao động lẫn ban lãnh đạo đất
nước. Mô hình của Liên Xô rõ ràng đã đi chệch theo hướng quân sự hóa nền
kinh tế. Tuy không tuyên bố một cách trực tiếp tư tưởng “cách mạng thế giới”,
Liên Xô vẫn hướng tới chiếm giữ vai trò lãnh đạo trong các vấn đề thế giới.
Trong nước, Liên Xô tập trung phát triển các ngành công nghiệp quân sự, và
điều này đã cản trở việc cải thiện mức sống của người dân. Trên vũ đài thế
giới thì chạy đua vũ trang, trong thế giới thứ ba thì đấu tranh gay gắt, nguồn
lực con người, vật chất, tài chính đều đã cạn. Một mô hình phát triển như thế
ắt ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước.
Thứ năm, sự khác biệt giữa hai mô hình còn thể hiện cả ở nền tàng lý luận,
chiến lược phát triển, các hệ thống chính trị và văn hóa. Nền kinh tế kế hoạch
thống nhất của Liên Xô loại trừ kinh tế thị trường. Liên Xô đã vội vã trong việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.
Còn trong mô hình Trung Quốc thì nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn còn ở
giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho Trung Quốc
là xây dựng một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, còn Liên Xô thì lại
nhằm mục tiêu đuổi kịp và vượt các nước TBCN phát triển về kinh tế trong
một thời gian ngắn. Mô hình Trung Quốc đã đề ra chiến lược “ba bước”, nhấn
mạnh sự phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững. Mô hình Xô viết có đặc
điểm là tập trung cao độ quyền lực hệ tư tưởng toàn trị. Còn mô hình của
Trung Quốc thì theo chế độ tập trung dân chủ và tập thể lãnh đạo.
Nói tóm lại, hai mô hình của Liên Xô và của Trung Quốc có những điểm khác biệt rất
rõ, nhưng những điểm chung, giống nhau cũng là hiển nhiên, chẳng hạn, cả hai đều
theo chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của chủ nghĩa Marx và Đảng Cộng sản, duy trì
chuyên chính vô sản, hệ thống sở hữu công cộng và nguyên tắc phân phối theo lao
động. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn những tương đồng này thì lại có thể thấy nhiều
điểm khác biệt cụ thể. 3. .
https://vusta.vn/nhung-nhan-to-xa-hoi-tao-nen-thanh-cong-cua-trung-quoc-trong-30-nam-cai- cach-mo-cua-p71777.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-ha-noi/chu-nghi-xa-hoi-khoa-
hoc/binh-luan-ve-ly-luan-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-thoi-dai-moi-va-bai-hoc-kinh-
nghiem-cho-qua-trinh-xay-dung-dat-nuoc-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-tai-viet- nam/23752085
https://caphesach.wordpress.com/2014/05/11/mo-hinh-cnxh-cua-lien-xo-va-cua-trung-quoc-
phan-tich-tren-co-so-cac-nghien-cuu-cua-cac-hoc-gia-trung-quoc-phan-i/