-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với bối cảnh của thị trường, Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức lớn phải đối mặt. Hiện nay, trong bối cảnh thị trường đang đi theo xu hướng hiện đại hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội khác nhau nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thử thách lớn nhỏ mặt. Nhiều ngành nghề truyền thống bị coi là mai một và rơi vào lãng quên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với bối cảnh của thị trường, Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức lớn phải đối mặt. Hiện nay, trong bối cảnh thị trường đang đi theo xu hướng hiện đại hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội khác nhau nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thử thách lớn nhỏ mặt. Nhiều ngành nghề truyền thống bị coi là mai một và rơi vào lãng quên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã học phần: IVNC320905_23_1_09
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH
SVTH: 1. Nguyễn Vũ Minh Trí 22127031 2. Phạm Minh Hoàng 21159076 3. Bùi Quang Tấn 22119228 4. Nguyễn Ngọc Quang Minh 22127020 5. Trần Gia Kiệt 22127018 6. Phạm Trung Kì 22110361 7. Nguyễn Thành Tài 22147166 8. Lê Quỳnh Nhựt Vinh 22133066
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM NHÓM LỚP: M9_13 STT Họ và Tên Mã số SV Đánh giá Chữ Kí 1 Nguyễn Vũ Minh Trí 22127031 .....% 2 Phạm Minh Hoàng 21159076 .....% 3 Bùi Quang Tấn 22119228 .....% 4 Nguyễn Ngọc Quang Minh 22127020 .....% 5 Trần Gia Kiệt 22127018 .....% 6 Phạm Trung Kì 22110361 .....% 7 Nguyễn Thành Tài 22147166 .....% 8 Lê Quỳnh Nhựt Vinh 22133066 .....% NHÓM TRƯỞNG KÝ TÊN Nguyễn Vũ Minh Trí
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
ĐIỂM (BẰNG SỐ):...........................
BẰNG CHỮ:.....................................
CHỮ KÍ GV:..................................... MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
NỘI DUNG ......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................3
1.1 Khái niệm cơ bản ...............................................................................................3
1.1.1 Khái niệm làng, văn hóa làng .......................................................................3
1.1.2 Làng nghề, văn hóa làng nghề ......................................................................3
1.1.3 Giá trị văn hóa, giá trị văn hóa làng nghề ...................................................3
1.2 Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH .5
2.1 Làng tranh dân gian Đông Hồ ......................................................................... 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................5
2.1.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất ................................................................ 5
2.1.3 Sản phẩm của Làng tranh dân gian Đông Hồ ..............................................8
2.2 Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ .................................................................. 9
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................9
2.2.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất .............................................................. 10
2.2.3 Sản phẩm của làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ...................................... 12
2.3 Làng gốm Phù Lãng ........................................................................................13
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................13
2.3.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất .............................................................. 13
2.3.3 Sản phẩm của làng gốm Phù Lãng .............................................................16
2.4 Làng nghề giấy dó Dương Ổ .......................................................................... 17
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................17
2.4.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất .............................................................. 17
2.4.3 Sản phẩm của làng nghề giấy dó Dương Ổ ................................................18
2.5 Làng nghề Đúc Đồng Đại Bái .........................................................................19
2.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................19
2.5.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất .............................................................. 20
2.4.3 Sản phẩm của Làng nghề Đúc Đồng Đại Bái ............................................ 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ................................................... 24
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 27 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với bối cảnh của thị trường,
Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức lớn phải đối mặt.
Hiện nay, trong bối cảnh thị trường đang đi theo xu hướng hiện đại hóa, Việt Nam có
nhiều cơ hội khác nhau nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thử thách lớn nhỏ mặt. Nhiều
ngành nghề truyền thống bị coi là mai một và rơi vào lãng quên. Trong văn kiện của
Đại hội X đã khẳng định nhiệm vụ giai đoạn này là: “Tiếp tục đẩy mạnh quá trình
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, cần chú trọng đến kinh tế nông thôn, đặc
biệt là các ngành nghề và làng nghề truyền thống ”. Làng là đơn vị đặc thù trong xã
hội, làng nghề chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của cộng đồng, là nơi sản
sinh và lưu giữ những kinh nghiệm, tri thức dân gian, những bí quyết gia truyền về
nghề và những giá trị văn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Mỗi
làng nghề có những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và tinh
tế mang bản sắc riêng của vùng miền đó.
Trong thời đại ngày nay, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
làng nghề truyền thống có tầm đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh
vực từ kinh tế - văn hóa – xã hội của cộng đồng. Đại hội cũng nhấn mạnh: “Mở mang
các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các
hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng
nguyên liệu, phát triển dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở
nông thôn… tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp”. Do đó, việc quản lý,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống đang là vấn đề cấp thiết
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát xao.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với những đặc trưng về phong tục tập quán, tôn
giáo tín ngưỡng tạo nên một bức tranh tổng thể về văn hóa. Từ lâu Việt Nam đã nổi
tiếng là nước có nhiều làng nghề truyền thống và xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành
trong cả nước.Trong đó Bắc Ninh là địa phương có diện tích nhỏ nhất, nhưng Bắc
Ninh lại là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước. Làng nghề Bắc
Ninh phong phú và đa dạng, từ chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất các vật dụng 1
gia đình đến các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật giàu sáng tạo, thể hiện
sự khéo léo, tài tình của người thợ, nghệ nhân làng nghề. Qua đây nhóm em chọn đề
tài “TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH” để hiểu
rõ hơn về làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về làng nghề truyên thống của tỉnh Bắc Ninh và đề ra các giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tiểu luận, nhóm em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích tài liệu.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu. - Phương pháp điền dã.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các ngành nghề truyên thống
- Phạm vi nghiên cứu: Ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm làng, văn hóa làng
Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam.
Văn hóa làng là toàn bộ nét đặc trưng của làng vùng nông thôn mang những biểu
trưng vô cùng gần gũi như cây đa, bến nước, sân đình… và những phong tục tập quán,
tín ngưỡng của cộng đồng được hình thành thông qua quá trình lao động sản xuất và
sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở các làng quê sáng tạo ra.
1.1.2 Làng nghề, văn hóa làng nghề
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư
đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng
nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người
cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các
làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc
và các cá biệt của địa phương.
Văn hóa làng nghề bị tác động từ đặc trưng cơ bản của nghề đó tạo ra nên ngay cả
cùng là làng nghề nhưng mỗi làng có nghề lại mang những nét văn hóa riêng mang dấu
ấn của nghề, ảnh hưởng tới tâm tư,suy nghĩ, hành động của cộng đồng làng nghề đó.
1.1.3 Giá trị văn hóa, giá trị văn hóa làng nghề
Giá trị văn hóa là những nguyên tắc, quan niệm, tín ngưỡng, thói quen và các truyền
thống được chấp nhận và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác của một cộng đồng
nhất định. Nó là một phần không thể thiếu của văn hóa của một quốc gia hoặc một
cộng đồng nhỏ hơn, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong các nhóm và tập thể khác
nhau trên khắp thế giới.
Giá trị văn hóa làng nghề là tổ hợp các thành tố, trong đó có không gian văn hóa
làng xóm, di tích, nhà ở, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, thờ tổ nghề, mối quan hệ của 3
người dân làng nghề, bí quyết nghề nghiệp, kỹ thuật truyền nghề, biểu tượng văn hoá
trong các sản phẩm của làng nghề…
1.2 Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên
Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (năm 1823). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác
nhau như: Bộ, Lộ, Trấn… đến năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Kể
từ đây, Bắc Ninh chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của
nước Việt Nam. Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành
tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Hiện nay, tỉnh
Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong
tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo niên giám thống
kê năm 2022, dân số Bắc Ninh là 1.488.250 người, trong đó nam giới chiếm 49,2 %,
nữ giới 50,8%. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, thành phố
Từ Sơn, thị xã Thuận Thành, thị xã Quế Võ và 4 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Gia
Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 70 xã, 52 phường và 4 thị trấn.
( Bản đồ tỉnh Bắc Ninh )
Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với
các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội -
Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc
Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt
xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, 4
sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với bề dày lịch sử văn hóa, Bắc Ninh được
biết đến là quê hương của những lễ hội truyền thống. Nơi đây, mỗi năm có khoảng 500
lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức vào tất cả các mùa trong năm… Nét văn hóa đặc sắc nhất
của Bắc Ninh không thể không nhắc đến, đó là Dân ca Quan họ và những văn hóa gắn
liền với loại hình nghệ thuật – nguồn tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của nước ta.
Những thành quả đạt được sau hơn 20 năm xây dựng, đổi mới và phát triển của Bắc
Ninh không những là niềm vui, niềm tự hào của mỗi người dân trong tỉnh mà còn là
động lực, là tiền đề để toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phấn đấu, nỗ
lực quyết tâm đưa Bắc Ninh vươn lên tầm cao mới, trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Chương 2: Tìm hiểu về Các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh
2.1 Làng tranh dân gian Đông Hồ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tranh Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ thì tất cả đều
làm tranh. Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng Đông Hồ còn 2 gia đình làm
tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Họ đã bảo tồn
được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.
2.1.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất
- Nguyên liệu sản xuất: Tranh Đông Hồ được làm hoàn toàn thủ công theo phương
pháp truyền thống từ nguyên liệu giấy Dó. Màu sắc từ thiên nhiên như: màu đỏ từ sỏi
non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá chàm và màu trắng từ vỏ sò điệp ở
biển được nghiền nát trộn với bột nếp. 5
(Một số nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ)
- Quy trình sản xuất: Bao gồm 4 quy trình .
+ Quy trình thứ nhất: Sáng tác và tạo ván khắc gỗ
Mỗi bức tranh Đông Hồ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng
mẫu (mỗi ván khắc tương ứng với 1 màu). Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người
thợ phải có kỹ thuật cao.
(Khắc trên gỗ để tạo thành bản in tranh Đông Hồ)
+ Quy trình thứ hai: Chuẩn bị giấy dó/ giấy điệp
Để có được tờ giấy dó/điệp hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó
được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột
vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét
hồ điệp để giấy bóng đẹp và bền. 6 (Chuẩn bị giấy)
+ Quy trình thứ ba: In tranh
Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ
gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp.
Thường để in một tranh cần từ 2 - 5 ván khắc, mỗi ván tương ứng với 1 màu. Màu đậm
in trước, tiếp đó là màu nhạt, cuối cùng là in màu đen để hoàn thành bức tranh. (In tranh)
+ Quy trình thứ tư: Phơi Tranh
Sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô. 7 (Phơi tranh)
2.1.3 Sản phẩm của Làng tranh dân gian Đông Hồ
Các sản phẩm trang dân gian Đông Hồ: Thường đa dạng các đề tài: phong cảnh,
người, cây cỏ, động vật, đền chùa... Nhiều loại hình: tranh treo tường, tranh thờ, lịch,
quạt, bình phong... Nổi tiếng với nét vẽ tinh tế, màu sắc tươi tắn, họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc. (Đám cưới chuột) (Đàn lợn âm dương) (Gà đại cát) (Cá chép bên đài sen) 8
2.2 Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Đồng Kỵ vốn được gọi là làng Cời, nơi đây có nghề mộc là nghề truyền thống của
người dân từ rất lâu. Trước năm 1975, dân làng Cời chủ yếu là đi đóng thuê giường, tủ,
bàn, ghế… cho các vùng. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi hai miền Nam Bắc thống nhất,
tiếp cận với thị trường miền Nam, người dân làng Cời nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đồ
gỗ nơi đây rất lớn. Sẵn có nghề trong tay, rất nhiều người dân Đồng Kỵ đã trở về quê
hương, dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp,
tinh tế và cung cấp đến khắp các tỉnh, thành trong nước đặc biệt là miền Nam.
Làng có hơn 3.000 hộ gia đình thì trong đó có đến 85% số hộ tham gia nghề gỗ từ
các khâu: buôn bán, vận chuyển, chế biến và cung ứng gỗ nguyên liệu. Vì thế nghề gỗ
đã đóng góp 90% tổng thu nhập của Đồng Kỵ, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên
liệu, làm đồ ngang đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo
léo, tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo hay hình những con rồng, con
phượng…, tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ có đường nét tinh xảo. Để làm được
một sản phẩm tốt thì các nghệ nhân rất chú ý đến việc lựa chọn chất liệu. Những loại
gỗ được sử dụng trong đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ thường là những loại gỗ quý như gỗ
trắc, gỗ cẩm lai, gỗ hương… Nhờ vào độ bền của những loại gỗ này, người nghệ nhân
dễ dàng chế tác hơn, những loại gỗ này còn có thể mang mùi gỗ đặc trưng mà rất nhiều người yêu thích.
Những người thợ trong làng, lớp thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ
đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Các sản phẩm của làng nghề là
đứa con tinh thần, là niềm đam mê của người thợ nên được chăm chút tỉ mỉ, chính xác
đến từng chi tiết trang trí, chạm khắc.
Với lợi thế đó nên các sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Đồng Kỵ được xuất sang
nước ngoài với số lượng ngày càng gia tăng, nhất là ở các thị trường lớn như thị
trường Âu, Mỹ. Nghề gỗ mỹ nghệ đã mang lại cho người dân làng nghề Đồng Kỵ một 9
cuộc sống ổn định, giàu có hơn. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là
rất quan trọng. Để thích ứng với cơ chế thị trường hiện nay, người thợ mộc Đồng Kỵ
đã từng bước hiện đại hóa trang thiết bị nhằm giảm lao động cơ bắp, rút ngắn quy trình
sản xuất, tạo ra các sản phẩm thủ công chất lượng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của
toàn khu vực, của từng nước trên thế giới.
Ngày nay, hoạt động giao thương ở Đồng Kỵ là điểm đến hấp dẫn của quý khách
trong và ngoài nước bởi đây là một điển hình thành công của sự giao thoa giữa truyền
thống và hiện đại, giữa bản sắc và tiên tiến trong sự phát triển của một làng quê Bắc
Ninh – Kinh Bắc trong công cuộc đổi mới đất nước.
2.2.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất
- Nguyên liệu: Các loại gỗ thông thường được sử dụng để chế tác đồ gỗ mỹ nghệ
bao gồm: gỗ hương , gỗ gụ, gổ cẩm lai, gỗ trắc , gỗ hồng mộc và gỗ mun.
- Quy trình sản xuất: Bao gồm 4 quy trình sau.
+ Quy trình thứ nhất: Lựa chọn nguyên liệu và chuẩn bị.
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là lựa chọn các loại gỗ tốt
nhất cho từng sản phẩm. Những loại gỗ thường được sử dụng trong đồ gỗ mỹ nghệ bao
gồm gỗ hương, gỗ gụ, gổ cẩm lai, gổ trắc và nhiều loại gỗ quý hiếm khác. Sau khi lựa
chọn nguyên liệu, khối gỗ được cắt và làm sạch để chuẩn bị cho giai đoạn chế tác.
(Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu)
+ Quy trình thứ hai: Chế tác và điêu khắc. 10
Bước này chính là giai đoạn mà tài năng và sáng tạo của nghệ nhân được thể hiện.
Những nghệ nhân tài ba sẽ bắt đầu chế tác và điêu khắc những chi tiết đặc biệt trên
khối gỗ. Bằng cách sử dụng các công cụ tinh xảo và tay nghề cao, họ tạo hình và chạm
khắc những yếu tố nghệ thuật và độc đáo trên bề mặt gỗ, như hoa văn phức tạp, họa
tiết tinh xảo hay các hình tượng trang trí. (Điêu khắc sản phẩm)
+ Quy trình thứ ba: Hoàn thiện và trang trí.
Sau khi hoàn thành việc điêu khắc, sản phẩm được tẩy trắng, đánh bóng và sơn
phủ để làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác dộng bên
ngoài. Ngoài ra nghệ nhân còn có thể tiến hành trang trí bằng các phụ kiện mỹ nghệ
như đồng, ngọc trai hoặc họa tiết khác trên gỗ để tăng tính thẩm mỹ và độc đáo của sản phẩm.
(Trang trí và hoàn thiện sản phẩm)
+ Quy trình thư tư: Kiểm tra chất lượng. 11
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, nghệ nhân sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để
đảm bảo chất lượng và tính hoàn thiện của sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Nếu sản phẩm
đạt yêu cầu cao về mỹ thuật và chất lượng, nó sẽ được đưa ra thị trường để mang đến
vẻ đẹp và sự sang trọng cho không gian sống. (Kiểm tra sản phẩm)
2.2.3 Sản phẩm của làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bộ bàn ghế )
(Tượng gỗ Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát) (Bình gỗ) (Tranh gỗ) 12 2.3 Làng gốm Phù Lãng
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội
khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và
có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có từ
cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng
thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
Được hình thành và phát triển vào khoảng thời Trần, đầu thế kỷ XIV. Hiện nay, bảo
tàng Lịch sử Việt Nam còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có
niên đại khoảng từ thế kỷ XVII đến XIX. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc
độ khác nhau như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu. Ông tổ nghề gốm
Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung
Quốc. Trong dịp này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước.
Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiện diện
trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa… Điều đặc
biệt là làng gốm Phù Lãng còn nhiều vẻ nguyên sơ, cuộc sống của người dân nơi đây
cũng mộc mạc như chính chất liệu làm gốm vậy.
2.3.2 Nguyên liệu và quy trình sản xuất
- Nguyên liệu gốm Phù Lãng: Là đất sét có màu hồng nhạt được những người thợ
chế biến thật mịn, thật đều rồi đưa lên bàn xoay để chuốt (phương pháp tạo hình bằng
tay) thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, đợi khi sản phẩm se bớt rồi tiến hành tráng men.
- Quy trình sản xuất: Bao gồm 5 quy trình.
+ Quy trình thứ nhất: Chọn đất và xử lý đất sét.
Gốm Phù Lãng không giống như sản phẩm gốm lấy chất liệu từ “xương” đất sét
xanh của Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng mà sử dụng “xương” đất đỏ hồng từ Thống
Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang). Đất sẽ được vận chuyển qua đường thủy trên sông Cầu 13
đến với làng Phù Lãng. Các nghệ nhân sẽ sử dụng loại đất đặc biệt, có độ dẻo để chế tác đồ sành.
Sau khi lấy đất về người thợ sẽ phơi để đất bạc màu và trộn cùng các lần đất, đập
thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi cho ngậm nước. Tiếp theo sẽ đem đất đi
xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa đến khi đạt được độ nhuyễn mịn mới ngừng. Ước
tính trước khi chuốt đất phải được nề xéo đến 10 lần mới để lên bàn xoay nắn thành sản phẩm.
(Chọn và xử lý đất sét)
+ Quy trình thứ hai: Tạo hình.
Tạo dáng trên bàn xoay bằng tay: Để tạo dáng gốm người thợ sẽ phải sử dụng
“vuốt tay, be chạch”. Họ ngồi trên những chiếc ghế cao hơn mặt bàn, lấy chân xoay và
tay vút đất tạo hình. Đất sẽ được vò nhuyễn trước khi đưa vào lò và đặt lên bàn xoay.
Sau đó lúc đặt trên bàn xoay đất sẽ được vỗ để dính chặt, sau đó nén và kéo cho đất
nhuyễn và định hình sản phẩm.
Đổ khuôn: Đây là kỹ thuật phổ biến bởi có thể sản xuất hàng loạt. Sản phẩm được
tạo hình theo khuôn in bao gồm khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt, láng lòng
rồi nét mạnh đất vào giữa lòng khuôn, vét đất lên lợi vành, xoay bàn và kéo cán tới
mức mong muốn để tạo hình sản phẩm. Kỹ thuật đúc hiện vật được sử dụng phổ biến
và có độ phức tạp hoặc đơn giản theo đặc điểm sản phẩm. 14 (Tạo hình đất sét)
+ Quy trình thứ ba: Tráng men.
Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng
như vôi, như tàn thuốc. Ngày nay nghệ nhân Phù Lãng thường dùng tứ thiết là lim, sến,
táu, nghiến), hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù sa trắng.
Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định rồi để khô,
đập nhỏ cho vào nước, gạn qua rây bột, từ đó chế thành một chất lỏng quánh, vàng
như mật ong. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài
của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô,
sản phẩm có màu trắng đục. (Tráng men sản phẩm) + Quy trình thứ tư: Nung
Sau công đoạn vào men và tạo màu, phơi khô, sản phẩm được đưa vào lò nung ở
nhiệt độ đến 1.000 oC, để đảm bảo gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh mặt, nhẵn bóng
và chắc. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không 15