-
Thông tin
-
Quiz
Tìm hiểu về vật chất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Tìm hiểu về vật chất - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Khi nhìn vào bức tranh này, chúng ta thấy gam màu chủ đạo của bức tranh là
màu xám u buồn, chất chứa trong đó là hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại.
Điểm nổi bật duy nhất đó chính là chiếc cờ đỏ thêu chữ vạn – Cờ phát xít Đức là
biểu tượng chết chóc của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai. I. Định nghĩa
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào con người II. Phương thức tồn tại
- Vận động theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nói chung
- Quan điểm của Ăngghen về vận động là: “Vận động, hiểu theo nghĩa
chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một
thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi
quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
- Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và đời sống xã hội.
- Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông
qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của
mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân
vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao
gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau.
Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động.
Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm
nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.
- Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được
nhận thức thông qua sự vận động của chúng.
- Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng
tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng
định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Các hình thức vận động
- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian). Ví
dụ trong tranh, vận động cơ học là sự di chuyển của người lính
- Vận động vật lý (vận động của các phần tử, các hạt cơ bản, vận động điện
tử, các quá trình nhiệt, điện, v.v…). Ví dụ trong tranh, vận động vật lý là
hoạt động của khẩu súng
- Vận động hoá học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và
phân giải các chất). Ví dụ trong tranh, vận động hóa học là sự ăn mòn và oxi
hóa của ngôi nhà và chiếc xe
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường). Ví dụ
trong tranh, vận động sinh học là cây cối quang hợp
- Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội của các hình
thái kinh tế - xã hội) Ví dụ trong tranh, vận động xã hội là chiến tranh Vận động và đứng im:
Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối vì:
- Đứng im chỉ xảy trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong tất cả mọi quan hệ.
- Đứng im chỉ xảy trong một hình thức vận động nhất định (vận động cơ giới).
- Đứng im là một trạng thái vận động (vận động trong thăng bằng). II. Hình thức tồn tại
- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động. Không gian
là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính (đặc tính cơ bản của
không gian, biểu hiện quy mô của nó), sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác
động lẫn nhau. Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt
độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình
- Lenin từng viết: Không có gì vận động ngoài vật chất và và vật chất không
thể hoạt động ngoài không gian và thời gian
- Không gian và thời gian là hai hình thức vận động khác nhau nhưng ko tách
rời nhau. Do đó không thời gian là một thể thống nhất
- Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét cả về phạm vi
lẫn tính chất. Trong thể giới ko có sự tận cung của không gian, cũng ko có sự
ngưng đọng về thời gian, sự ko biến đổi hoặc ko có sự tiếp nối của quá trình.
Không gian, thời gian của một sự vật hiện tượng cụ thể là có tận cùng và hữu hạn