-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. liên hệ người Khmer Kiên Giang | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Từ xưa đến nay tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một phần quan trọng, gắn liền với đời sống tin thần của nhiều gia đình người Việt Nam qua nhiều thế hệ.Theo quan điểm của BÀI VÀ ẢNH THÍCH TÂM HIỆP về tín ngưỡng,thờ cúng tổ tiên như sau “Tâm thức quy hướng về nguồn cội có mặt trong tất cả những diện mạo của văn hóa . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. liên hệ người Khmer Kiên Giang | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Từ xưa đến nay tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một phần quan trọng, gắn liền với đời sống tin thần của nhiều gia đình người Việt Nam qua nhiều thế hệ.Theo quan điểm của BÀI VÀ ẢNH THÍCH TÂM HIỆP về tín ngưỡng,thờ cúng tổ tiên như sau “Tâm thức quy hướng về nguồn cội có mặt trong tất cả những diện mạo của văn hóa . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT 🙠🙟🕮🙝🙢
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ TỔ TIÊN.
LIÊN HỆ NGƯỜI KHMER KIÊN GIANG
MÃ MÔN HỌC: IVNC320905_07CLC
HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2024-2025
Thực hiện: Nhóm 6B_M7CLC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang
TP.HCM, THÁNG 11 NĂM 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2024-2025
Tên nhóm tiểu luận: Nhóm 6B_M7CLC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thùy Trang STT Họ và tên Mã số sinh viên Tỉ lệ hoàn thành Chữ kí 1 Võ Huỳnh Phúc Huy 23149077 100% 2 Vũ Quang Lâm 23149096 100% 3 Nguyễn Minh Quân 23149118 100% 4 Hà Trọng Phúc 23149115 100% 5 Trần Thị Quỳnh 23147068 100% 6 Nguyễn Long Vũ 23149165 100% NHÓM TRƯỞNG
Trần Thị Quỳnh – 23148068
Số điện thoại: 0987181776
Tên đề tài (viết chữ in hoa): TÍN NGƯỠNG THỜ ÔNG BÀ TỔ TIÊN. LIÊN HỆ
NGƯỜI KHMER KIÊN GIANG.
Ghi chú: Tỷ lệ % là mức độ đánh giá kết quả thực hiện tiểu luận của từng thành viên,
được đánh giá công khai và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm, có chữ kí xác
nhận của từng thành viên và xác nhận của nhóm trưởng.
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM
................................................................................................................................. ..........
................................................................................................................................ ...........
................................................................................................................................ ...........
Ngày……tháng…..năm…… Giảng viên (kí tên) MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................6
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................6
2. Mục tiêu chọn đề tài.............................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu...............................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................7
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG, PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ
TIÊN.............................................................................................................................8
1. Khái niệm tín ngưỡng, thờ cúng và tổ tiên là gì?...............................................8
1.1. Khái niệm tín ngưỡng là gì?.............................................................................8
1.2. Khái niệm thờ cúng là gì?.................................................................................9
1.3. Khái niệm tổ tiên là gì?...................................................................................10
2. Khái niệm tín ngưỡng, thờ cúng và tổ tiên là gì?.............................................10
3. Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên..............11
3.1. Nguồn gốc.........................................................................................................11
3.2. Bản chất............................................................................................................12
3.3. Ý nghĩa.............................................................................................................14
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ ĐẾN PHONG TỤC THỜ ÔNG BÀ TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI KHMER KIÊN GIANG..............................................................................16
1. Khái quát về người Khmer ở Kiên Giang.........................................................16
1.1. Nguồn gốc người Khmer ở Kiên Giang..........................................................16
1.2. Đặc điểm dân cư người Khmer ở Kiên Giang...............................................17
1.3. Lối sống văn hóa, tín ngưỡng, thờ cúng của người Khmer Kiên Giang......18
1.3.1. Lối sống văn hóa...........................................................................................18
1.3.2. Tín ngưỡng, thờ cúng...................................................................................23
2. Quan niệm và hình thức thờ ông bà tổ tiên của đồng bào Khmer Kiên Giang
.................................................................................................................................. 27
2.1. Quan niệm về ông bà tổ tiên của người Khmer Kiên Giang........................27
2.2. Hình thức thờ cúng của người Khmer Kiên Giang.......................................27
2.2.1. Lễ cúng ông bà tại chùa................................................................................27
2.2.2. Lễ cúng ông bà tại nhà.................................................................................28
2.3. Lễ Sen Đôn-Ta của người Khmer Kiên Giang...............................................29
2.3.1. Khái quát chung lễ Sen Đôn-Ta của người Khmer Kiên Giang................29
2.3.2. Lễ vật thờ cúng.............................................................................................34
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35 DANH MỤC HÌNH ẢNH
H1.1 Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt.......................................................12
H1.2 Mục đích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam nhằm giữ gìn, phát huy truyển
thống “Uống nước nhớ nguồn”....................................................................................15
H2. 1 Lễ cúng ông bà tổ tiên tại chùa của người Khmer Kiên Giang...........................28
H2. 2 Lễ cúng ông bà tổ tiên tại nhà của người Khmer Kiên Giang............................29
H2. 3 Nhiều gia đình bà con dân tộc Khmer tranh thủ quét dọn bàn thờ chuẫn bị lễ
Sen Đôn-Ta..................................................................................................................32
H2. 4 Đông đảo bà con Khmer có mặt tại chùa dịp lễ Sen Đôn-Ta..............................32
H2. 5 Mâm cơm để tiễn đưa tổ tiên về “nơi cũ” sau khi hết lễ Sen Đôn-Ta.................33
H2. 6 Người Khmer Nam Bộ gói bánh đón lễ Sen Đôn_Ta.........................................35 DANH MỤC VIẾT TẮT STT CHỮ, KÍ HIỆU Ý NGHĨA 1 TCN Trước công nguyên 2 QĐ-UBND
Quyết định-Ủy ban nhân dân 3 CTV-SVHTT
Công tác viên – Sở văn hóa thể thao 4 CT/TW Chỉ thị - Trung ương 5 DTTS Dân tộc thiểu số PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một phần quan trọng,
gắn liền với đời sống tin thần của nhiều gia đình người Việt Nam qua nhiều thế
hệ.Theo quan điểm của BÀI VÀ ẢNH THÍCH TÂM HIỆP về tín ngưỡng,thờ cúng tổ
tiên như sau “Tâm thức quy hướng về nguồn cội có mặt trong tất cả những diện mạo
của văn hóa (đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhận thức về đời sống)
cho đến văn minh (văn minh dịch học, văn minh vật chất,v.v..). Bởi tâm thức quy
hướng về nguồn cội ấy nên người Việt có tục thờ cúng tổ tiên. Và đó là cách để dân tộc
Việt nuôi dưỡng được lòng biết ơn và thắp sáng lên ý thức về nguồn cội của mình. Đây 6
là phong tục đẹp, đầy đủ về cả hệ thống triết lý, thực hành và mang giá trị nhân văn sâu sắc”.
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ quá cố không còn quá xa lạ trong đời sống
hàng ngày. Vì vậy,với mong muốn tìm hiểu và quan tâm sâu sắc đối đời sống tâm linh
của người dân Việt Nam, cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng này
là một phần quan trọng gắn liền và không thể thiếu trong đời sống tin thần,đồng thời
thể hiện lòng hiếu kính và tri ân đối với tổ tiên, qua đó duy trì các giá trị văn hóa
truyền thống và tạo ra sự gắn kết trong các thế hệ. Tuy nhiên, để có một cái nhìn sâu
sắc và toàn diện về tín ngưỡng này, việc nghiên cứu và phân tích trong bối cảnh cụ thể
của từng cộng đồng dân tộc là điều rất cần thiết. Vì vậy việc liên hệ thực tiễn dân tộc
Khmer cho ta thấy được bản sắc văn hóa và các hoạt động văn hóa phong phú lành mạnh.
Đồng bào Khmer ở Kiên Giang là một cộng đồng dân tộc ít người nhưng có sự đóng
góp quan trọng vào sự đa dạng văn hóa của Việt Nam. Góp phần giữ gìn những giá trị
văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt, trong đó có các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng của người Khmer không chỉ phản ánh sự tôn trọng đối với tổ tiên
mà còn kết hợp các yếu tố tôn giáo và tâm linh đặc trưng của họ.
Việc tìm hiểu và nghiêng cứu tín ngưỡng thờ cúng ông bà trong cộng đồng người
Khmer ở Kiên Giang giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của tín ngưỡng và phong
tục thờ cúng trong đời sống tin thần của họ. Cho nên, không chỉ góp phần làm phong
phú thêm kiến thức về văn hóa và lịch sử của từng nhóm người mà còn tạo cơ hội để
so sánh và đối chiếu giữa các hình thức thờ cúng của các dân tộc khác nhau.
Tóm lại, trong quá trình phân tích và tổng hợp, nhận thấy rằng tín ngưỡng, phong tục
thờ cúng tổ tiên là văn hóa ý nghĩa, gần gũi và gắn liền với đời sống người Việt. Đồng
thời, phát hiện khoảng trống trong kiến thức muốn hiểu rõ những nét đẹp văn hóa, hiểu
rõ hơn về đời sống tin thần và quá trình hình thành lịch sử của đồng bào Khmer. Cho
nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “ Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên,liên hệ
người Khmer Kiên Giang” làm đề tài chính thức cho bài tiểu luận này.
2. Mục tiêu chọn đề tài
Đề tài này cung cấp một cái nhìn tổng quan giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lối sống
văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của của đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người thờ cúng: Những thành viên trong gia đình, thường là người đứng đầu gia đình
hoặc người trưởng họ. Họ là người trực tiếp thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Vai trò của
người thờ cúng không chỉ giới hạn trong việc thực hiện các nghi lễ mà còn là người
giữ gìn và truyền bá các giá trị văn hóa, đạo đức của tín ngưỡng này cho thế hệ sau. 7
Đối tượng được thờ cúng: Ông bà, tổ tiên, và những người đã khuất trong gia đình.
Đây là những người đã đóng góp và có ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử gia đình.
Họ được coi là những linh hồn bảo hộ, mang lại may mắn và bảo vệ gia đình khỏi những điều không may.
Nghi lễ thờ cúng: Các nghi lễ, phong tục và lễ vật được sử dụng trong các nghi thức
thờ cúng. Từ việc bày biện bàn thờ, chọn lựa lễ vật, đến cách thực hiện các nghi lễ
trong các dịp quan trọng như giỗ, Tết, và các ngày lễ truyền thống. Mỗi nghi lễ đều
mang một ý nghĩa và thông điệp riêng, thể hiện sự kính trọng và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa lý: Nghiên cứu sẽ bao quát các khu vực có sự hiện diện đậm nét của tín ngưỡng
thờ cúng ông bà tổ tiên, từ nông thôn đến thành thị, nhằm so sánh và tìm hiểu sự khác
biệt trong thực hành tín ngưỡng này. Các vùng miền khác nhau có thể có những biến
thể và đặc điểm riêng biệt trong cách thức thờ cúng, phản ánh sự đa dạng và phong
phú của văn hóa Việt Nam.
Thời gian: Tập trung vào việc nghiên cứu sự phát triển của tín ngưỡng từ quá khứ đến
hiện tại, đặc biệt là sự biến đổi và thích ứng của tín ngưỡng này trong bối cảnh hiện
đại. Qua đó, có thể thấy được cách mà tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đã và đang
tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt.
Khía cạnh văn hóa và xã hội: Nghiên cứu sẽ đi sâu vào các hịa cạnh lịch sử, văn hóa
và xã hội của tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, từ đó làm rõ vai trò và ý nghĩa của
tín ngưỡng này trong đời sống cộng đồng. Các yếu tố như lịch sử hình thành, các giá
trị văn hóa và đạo đức gắn liền với tín ngưỡng, cũng như sự thay đổi trong cách thực
hành tín ngưỡng dưới tác động của xã hội hiện đại sẽ được phân tích chi tiết.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu
trước đây về tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. Các nguồn tài liệu này cung cấp cơ sở
lý thuyết và các thông tin lịch sử quan trọng, giúp định hình khung lý thuyết cho nghiên cứu.
Quan sát thực tế: Tham gia và quan sát các nghi lễ thờ cúng tại các gia đình, đền chùa
để hiểu rõ hơn về quy trình và ý nghĩa của các nghi thức này. Quan sát trực tiếp cung
cấp cái nhìn sâu sắc và chân thực về tín ngưỡng, giúp nghiên cứu có những phát hiện
và nhận định chính xác hơn.
Phân tích định tính: Sử dụng phương pháp phân tích định tính để tổng hợp và so sánh
các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau, từ đó rút ra các kết luận và nhận
định. Phân tích định tính giúp hiểu rõ hơn về những giá trị và ý nghĩa sâu xa của tín
ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. 8 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG, PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1. Khái niệm tín ngưỡng, thờ cúng và tổ tiên là gì?
1.1. Khái niệm tín ngưỡng là gì?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền
với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân
và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một
vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là
dạng thấp hơn của tôn giáo.
Các tín ngưỡng này dựa trên các quan niệm nhân gian. Con người tin vào thần linh, có
thể là linh hồn người chết, cây cối, con vật hay bất kì thứ gì trong tự nhiên. Từ sự sợ
hãi với thiên nhiên, dần người ta sinh ra sự sùng bái và tin tưởng, tín ngưỡngdân gian hình thành.
Không phải tín ngưỡng nào cũng giống nhau. Phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, thói
quen hay quan niệm từng vùng miền sẽ ảnh hưởng tới tín ngưỡng vùng đó. Ví dụ,
những người nông dân Bắc Bộ xưa tin thờ Thành Hoàng Làng. Hay vùng Sóc Sơn thờ
Thánh Gióng như một vị anh hùng, ông tổ nghề. Dù không có tổ chức nhất định nhưng
số lượng người tin theo tín ngưỡng dân gian lại chiếm đa số..
1.2. Khái niệm thờ cúng là gì?
Thờ cúng là yếu tố mang tính thực hành lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác
(khấn, vái, quỳ, lạy…) của người gia trưởng tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là
chuỗi hoạt động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định
bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ.
Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là
hoạt động sự thờ phụng “tổ tiên”. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động 9
“cúng” là hình thức, hành vi biểu đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành
kính, biết ơn, tưởng nhớ, hi vọng sự trợ giúp của lực lượng thiêng liêng là linh hồn của
tổ tiên. Đó là nội dung cốt lõi, là cái chủ yếu, khiến sự thờ phụng tổ tiên được bộc lộ,
chúng tạo thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có “thờ”, mà chỉ có “cúng” thì
sự thờ phụng tổ tiên chưa hoàn thành, không còn “hồn thiêng”, không có sức hấp dẫn
nội tại, dễ thành sự phô trương “nhạt nhẽo”, và do vậy, cần có 2 phương diện đó mà
nếu thiếu một vế không thể là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình
thức, nhưng qua đó bộc lộ sự tôn vinh vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức
hấp dẫn của cái linh thiêng là linh hồn tổ tiên. Nó chính là chất kết dính, biểu đạt nên
màu sắc huyền bí và thỏa mãn niềm tin của chủ thể thờ cúng vào cái linh thiêng là sự
hiển linh của linh hồn tổ tiên.
1.3. Khái niệm tổ tiên là gì?
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như
cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, … những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, những
người anh, em đã mất có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống.
Trần Đăng Sinh dựa theo quan điểm TôCaRép cho rằng, quan niệm Tổ tiên trong xã
hội nguyên thủy có nguồn gốc là tổ tiên Tô-tem giáo của thị tộc, bộ lạc. Tổ tiên Tô-tem
giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên, có những mối quan hệ mật
thiết với con người và khi được thần thánh, thiêng liêng hóa thì được gọi là Tô-tem của
thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thì tộc, bộ lạc
như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,… đầy quyền uy, có vai trò rất quan trọng.
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện nội hàm rộng, đầy đủ hơn. Họ thường là
những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài
sản được luật pháp và xã hội thừa nhận cho người thừa kế, thừa tự...
Trong quá trình phát triển của lịch sử ở các nền văn hóa, như ở Việt Nam, khái niệm
“tổ tiên” cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết
thống gia đình, họ tộc,… mà nó đã mở ra phạm vi cộng đồng, xã hội toàn thể quốc gia
dân tộc. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên 10
tuổi của những người có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống cộng đồng. Họ là những
anh hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính mến, khi mất được tưởng nhớ,
thờ phụng trong các không gian tôn giáo. Có khi tại các cơ sở thừa tự khác ở Việt
Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, …
2. Khái niệm tín ngưỡng, thờ cúng và tổ tiên là gì?
Thờ cúng là yếu tố mang tính thực hành lễ nghi, là làm một loạt động tác (khấn, vái,
quỳ, lạy…) của người gia trưởng tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là chuỗi hoạt
động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định bởi quan
niệm, phong tục, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ.
Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là
hoạt động sự thờ phụng “tổ tiên”. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động
“cúng” là hình thức, hành vi biểu đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành
kính, biết ơn, tưởng nhớ, hi vọng sự trợ giúp thiêng liêng của tổ tiên. Đó là nội dung
cốt lõi, là cái chủ yếu, khiến sự thờ phụng tổ tiên được bộc lộ, chúng tạo thành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có “thờ”, mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ
tiên chưa hoàn thành, không còn “hồn thiêng”, không có sức hấp dẫn nội tại, dễ thành
sự phô trương “nhạt nhẽo”, và do vậy, cần có 2 phương diện đó mà nếu thiếu một vế
không thể là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức, nhưng qua đó
bộc lộ sự tôn vinh vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức hấp dẫn của cái linh
thiêng là linh hồn tổ tiên. Nó chính là chất kết dính, biểu đạt nên màu sắc huyền bí và
thỏa mãn niềm tin của chủ thể thờ cúng vào cái linh thiêng là sự hiển linh của linh hồn tổ tiên.
3. Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên 3.1. Nguồn gốc
“Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm tổ tiên, thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên của một người
là những người cùng huyết thống như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ… nhưng đã chết. Thờ
cúng tổ tiên chính là thờ cúng những người này với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ, phù hộ 11
cho người đang sống. Đây là một tín ngưỡng đã có từ thời nguyên thủy, bắt nguồn từ
niềm tin của con người vào sự bất tử của linh hồn, tức là sau khi chết chỉ thể xác mất đi
còn linh hồn thì ở lại mãi.
Xét về nội dung, ta có thể nhận thấy tín ngưỡng này nhắc nhở mọi người nhớ đến
nguồn cội của mình, kính trọng tổ tiên khi họ còn sống, thờ cúng khi họ chết đi. Nội
dung quan trọng nhất của tín ngưỡng này là giúp cho những người đang sống có được
một sức mạnh cần thiết để đương đầu, tồn tại trong cuộc sống khắc nghiệt trên cơ sở
thờ cúng những người đã chết”1.
H1.1 Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt2
Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một
phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Thờ
cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng
thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành
và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một
dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn
gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào
Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết
lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề "dương danh hiển gia" được đề cao. Không
nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên
trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng
thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. 3.2. Bản chất 1 Bùi Lưu Phi Khánh, 2017
2 Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN MÊ LINH 12
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác là
sự phản ánh sai lệch hiện thực, là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người -
của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ 3. Lực lượng xa
lạ bên ngoài, ở đây là tổ tiên trong thế giới vô hình. Tổ tiên đã mất là đối tượng phản
ánh nhằm đáp ứng, thoả mãn sự thiếu hụt tinh thần của những người đang sống. Tổ
tiên khi còn sống. Tổ tiên kh còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì “thiêng”, vẫn ngự
trên bàn thờ, vừa gần gũi vừa xa lạ, linh thiêng. Con cháu thành kính, tôn thờ tổ tiên là
tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn. Thờ cúng tổ tiên là sự
phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự sống
là bất diệt, chết không phải là hết. Các thế hệ tiếp nối nhau, chết chỉ là sự bắt đấu của chu kỳ sinh mới.
Tổ tiên được gắn cho sức mạnh siêu nhiên. Đó chính là sự thiêng liêng hoá, thần thánh
hoá bắt nguồn từ quan niệm về sự bất diệt của linh hồn. Sự thiêng liêng hoá, thần thánh
hoá tổ tiên là sự tưởng tượng, song lại có cội nguồn từ cuộc sống hiện thực. Ý thức về
tổ tiên hình thành và tồn tại giúp con người vượt qua cái trần tục, đời thường, thúc đẩy
sự tìm tòi, vượt qua trạng thái hiện tồn để hướng về phía trước, khắc phục sự hẫng hụt
về tinh thần. Xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó
phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong cộng đồng xã hội.
Ngoài biểu tượng về linh hồn tổ tiên, biểu tượng tổ tiên tôtem, biểu tượng về các thần
che chở cũng là nội dung tư tưởng của ý thức về tổ tiên. Ý niệm về tổ tiên tạo cho
người ta hình ảnh mơ hồ, xa lạ, linh thiêng của tổ tiên. Còn ý niệm về thần che chở tạo
cho người ta cảm giác yên tâm.
Xét về mặt nhận thức luận, chủ thể nhận thức và phản ánh là người sống, khách thể
được nhận thức và phản ánh là tổ tiên đã mất. Xét về mặt xã hội, đó là sự phản ánh
hoang đường quyền hành của người gia trưởng, là kết quả tất yếu của quá trình phân
hoá xã hội, từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Bản chất xã hội của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện rõ nét trong nội dung, đối tượng và hình thức
phản ánh, được qui định bởi các nguồn gốc xã hội, nhận thức và tâm lý của nó.
3 C.Mác và Ph.Ăng ghen. Sđd., t.20, tr.437 13
Đặc trưng chỉ nó nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở chỗ, nó là một hình thái ý
thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử - xã hội và văn hoá thuộc lĩnh vực đời
sống tinh thần, là sự phản ảnh tồn tại xã hội, chịu sự qui định của tồn tại xã hội, có tính
độc lập tương đối, được hình thành rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã hội. Nguồn
gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn quyện vào nhau, tạo thành nét đặc
thù của loại hình tín ngưỡng này.
Như vậy, có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian,
gắn liền với tập tục văn hoá, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng, tổ tiên đã chết
sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người
gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phong tục, tập
quán của mỗi con người, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội. 3.3. Ý nghĩa
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã thể hiện qua sự tồn tại của thế giới tâm linh
và cũng luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người. Tục lệ này còn thể hiện bày tỏ
lòng biết ơn, lòng thành kính tới đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người và cội
nguồn của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng phản ánh triết lý về quan hệ giữa
người sống và người đã khuất. Người Việt tin rằng, tổ tiên vẫn còn sống trong tâm hồn
và tưởng nhớ của con cháu, và qua việc thờ cúng, họ có thể giao tiếp với tổ tiên và nhờ
họ ban phước và bảo vệ gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết truyền
thống của người Việt, như Tết Nguyên Đán và lễ hội đền đình. Nó đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo tồn và truyền dịp các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ.
Đồng thời, người thắp hương phải ăn mặc chỉnh tề, dâng một nén hương chắp tay cúng
bái bày tỏ lòng biết ơn.
Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp
gìn giữ lối sống đẹp và nhân văn, đạo lý, hướng tới những điều thiện, nhớ về tổ tiên,
cha ông. Hầu hết, mỗi gia đình sẽ có ít nhất một ban thờ trong nhà. Cách bày trí và lựa
chọn sắp xếp bàn thờ mỗi người sẽ một khác, nhưng vẫn luôn tuân theo quy tắc nhất 14
định. Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm có: đỉnh thờ, bát hương, hạc thờ, lọ cắm hoa, đèn
thờ, ngai chén, chân nến và đài thờ…...
H1.2 Mục đích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam nhằm giữ gìn, phát huy truyển
thống “Uống nước nhớ nguồn”4
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được xem là một truyền thống tốt đẹp,
là một hệ thống đạo đức của con người. Con người luôn phải đặt chữ Hiếu lên hàng
đầu, luôn ghi nhớ công ơn, hiếu thảo đối với ơn sinh thành. Trong văn hóa người Việt,
thờ cúng tổ tiên như một chuẩn mực và là một thứ văn hóa không thể thiếu trong cuộc
sống. Phong tục này không chỉ làm ảnh hưởng tới tâm linh mà còn có vị trí quan trọng
trong kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tới phát triển của cộng đồng người.
Tôn trọng và lòng biết ơn: Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn trọng và tưởng nhớ
đối với tổ tiên. Điều này góp phần xây dựng đạo đức gia đình bằng cách khuyến khích
sự biết ơn và tôn trọng công ơn của tổ tiên. Con cháu học cách trân trọng những nỗ lực
và đóng góp của tổ tiên trong việc xây dựng nền tảng gia đình và họ thường biết ơn và tôn trọng tổ tiên.
Gắn kết gia đình: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tạo ra một không gian và thời gian đặc
biệt cho gia đình để tụ họp và tham gia vào các hoạt động tôn giáo chung. Những buổi
lễ và nghi lễ cúng dường thường diễn ra trong không gian gia đình, tạo ra sự gắn kết và
tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Điều này góp phần vào sự đoàn kết và tình cảm gia đình.
Truyền thống và giáo dục: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giúp truyền thống và giáo dục
các giá trị gia đình và văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình thờ 4 Nguồn: Bàn thờ An Phát 15
cúng, con cháu được giáo dục về lịch sử và truyền thống gia đình, cách sống đạo đức
và giá trị văn hóa. Điều này góp phần duy trì và truyền dịp các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ.
Tạo cảm giác an lành và bình yên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang đến một không
gian tâm linh và tạo ra cảm giác an lành và bình yên trong gia đình. Các hoạt động thờ
cúng như cúng dường, nguyện cầu và lễ rước, tạo ra một không khí tĩnh lặng và tôn
nghiêm, giúp gia đình tìm thấy sự cân bằng và yên tĩnh trong cuộc sống.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ ĐẾN PHONG TỤC THỜ ÔNG BÀ TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI KHMER KIÊN GIANG
1. Khái quát về người Khmer ở Kiên Giang
1.1. Nguồn gốc người Khmer ở Kiên Giang
“Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người Khơ-me ở nước ta là hậu duệ của các di dân
từ Lục Chân Lạp - tiền thân của nhà nước Campuchia ngày nay. Họ di cư sang khu vực
này theo nhiều đợt và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với người Việt và người
Hoa, người Khơ-me là một trong những nhóm cư dân có mặt sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Việt Nam, người Khơ-me còn có một số tên gọi khác như Khơ-me Crôm, Khơ-me
Hạ, Khơ-me Dưới, người Việt gốc Miên...” 5.
Người Khmer ở Kiên Giang có nguồn gốc từ người Khmer Krom, hay còn gọi là
người Khmer Nam Bộ, là một bộ phận của dân tộc Khmer sinh sống tại Việt Nam.
Lịch sử di cư của họ đến Kiên Giang khá phức tạp và trải dài qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn trước thế kỷ 19: Người Khmer đã có mặt ở Kiên Giang từ rất lâu đời, bằng
chứng là các di tích văn hóa Khmer cổ đại như tháp Chùa Hang, miếu Bà Chúa Xứ,
Bún Tàu,….Họ đến Kiên Giang chủ yếu qua hai con đường: Di cư tự nhiên và do các cuộc chiến tranh.
Người Khmer từ Campuchia di cư sang Việt Nam để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn,
do chiến tranh, hạn hán, hoặc do các biến động chính trị. Người Khmer tham gia vào
5 Báo Nhân Dân điện tử,2022 16
các cuộc chiến tranh giữa các vương quốc Khmer và Việt Nam, và sau đó trở thành cư dân của vùng đất này.
Giai đoạn thế kỷ 19: Sau khi triều Nguyễn thống nhất lãnh thổ Việt Nam, người Khmer
ở Kiên Giang được hưởng sự bảo hộ của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng
phải chịu một số ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự pha trộn văn hóa độc đáo giữa hai dân tộc.
Giai đoạn thế kỷ 20: Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Khmer ở Kiên Giang phải chịu
sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Tuy nhiên, họ cũng có cơ hội tiếp xúc với văn
hóa phương Tây, và một số người Khmer đã tham gia vào phong trào đấu tranh giành
độc lập cho Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, người Khmer ở Kiên
Giang được hưởng quyền bình đẳng với các dân tộc khác trong cộng đồng Việt Nam.
1.2. Đặc điểm dân cư người Khmer ở Kiên Giang
“Kiên Giang có trên 61.000 hộ, với 237.157 người, chiếm hơn 13% tổng số dân là
đồng bào dân tộc Khmer (đứng thứ ba trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau
Sóc Trăng và Trà Vinh)”6.
Người Khmer ở Kiên Giang sử dụng tiếng Khmer Nam Bộ, là một phương ngữ của
tiếng Khmer. Tuy nhiên, họ cũng biết tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
với người Kinh và trong các hoạt động hành chính, kinh tế.
Đồng bào Khơ-me trước kia thường ở nhà sàn hoặc nhà đất. Tuy nhiên, hiện nay, đồng
bào hầu như không ở nhà sàn nữa. Trong mấy chục năm trở lại đây, đồng bào Khơ-me
đã chuyển hết xuống ở nhà đất.
Nam nữ người Khơ-me trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Lớp
thanh niên ngày nay thì lại thích mặc quần âu với áo sơmi. Những người đứng tuổi,
người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo
bà ba màu trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai. Chỉ đặc biệt
trong lễ cưới, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Người Khmer ở Kiên Giang chủ 6 TTXVN/Vietnam+,2024 17
yếu sống bằng nghề nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và buôn bán. Một số người làm
công nhân trong các khu công nghiệp hoặc làm du lịch.
Bên cạnh đó còn có một số ngành nghề truyền thống khác như: làm gốm, chế tác đồ gỗ, dệt vãi,…
Lương thực chính của đồng bào Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cơm gạo nếp.
Món bún nước lèo (tứksamlo) là một món ăn đặc biệt được đồng bào ưa thích, và
không thể thiếu vào ngày mồng một tết ở chùa.
Sau giải phóng (năm 1975), đặc biệt là những năm gần đây, vấn đề phát triển giáo dục
cho đồng bào dân tộc Khơ-me đã được Nhà nước và các cấp, ngành địa phương quan tâm đặc biệt.
“Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Tỷ lệ người Khơ-me từ 15 tuổi trở
lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 76.7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học:
100.5%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 72.3%; Tỷ lệ người đi học
chung cấp trung học phổ thông: 35%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 23.4%” (Báo
Nhân Dân điện tử, 2022)” 7.
Ngoài ra, người Khmer ở Kiên Giang là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân
cư Việt Nam. Họ góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng của Việt Nam.
1.3. Lối sống văn hóa, tín ngưỡng, thờ cúng của người Khmer Kiên Giang
1.3.1. Lối sống văn hóa
Theo Bùi Công Ba (CTV-SVHTT) từ Ban Dân Tộc tỉnh Kiên Giang “ Người Khmer ở
Kiên Giang có trên 237 ngàn người, chiếm khoảng 13% dân số của tỉnh. Đồng bào chủ
yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, và khu vực biên giới, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã
hội còn gặp những khó khăn. Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 19CT/TW của Ban Bí
thư (2018-2023), đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer được nâng cao đáng
kể. Điều này càng củng cố thêm sự tin tưởng của đồng bào với các chính sách của
Đảng và Nhà nước. Từ đó họ có thêm động lực mạnh mẽ để phấn đấu lao động, sản
7 Báo Nhân Dân điện tử,2022 18
xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần vào mục tiêu
phát triển chung của tỉnh.
Những năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã ký kết chương trình phối hợp với Ban
Dân tộc tỉnh để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý tốt các hoạt động văn
hóa, lễ hội, thể thao truyền thống vùng đồng bào Khmer, thúc đẩy các phong trào văn
hóa - văn nghệ được duy trì và phát triển tốt. Hàng năm tỉnh đều tổ chức các hoạt động
liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, gắn với phong trào xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư. Các thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer
từng bước được xây dựng và hoàn thiện, như nhà văn hóa, đội thông tin lưu động, nhà
truyền thống, thư viện, đội văn nghệ quần chúng, và bưu điện văn hóa xã. Toàn tỉnh
hiện có 01 đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, 10 câu lạc bộ và đội văn nghệ quần
chúng Khmer hoạt động hiệu quả. Sóng phát thanh và truyền hình, dịch vụ internet đã
phủ sóng tới 100% các ấp, khu phố và phum sóc của người Khmer ở Kiên Giang, tạo
điều kiện để đồng bào thuận lợi trong học tập, giải trí, tiếp cận thông tin.
Toàn tỉnh có 15/75 ngôi chùa Khmer được trang bị phương tiện âm thanh nhạc cụ để
phục vụ hoạt động văn nghệ của đồng bào. Có 24 chùa Khmer có ghe ngo tham gia
vào hoạt động thể thao truyền thống. Các ấp, khu phố vùng đồng bào dân tộc có nhà
sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang duy trì
các chương trình tiếng Khmer hàng ngày. Bảo tàng tỉnh, Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh
hàng năm đều có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và trưng bày triển lãm tại cơ sở.
Các thiết chế văn hóa nêu trên đã phát huy hiệu quả trong quá trình xây dựng nông
thôn mới vùng đồng bào Khmer.
Hiện nay Sở Văn hóa và Thể thao đang triển khai thực hiện “Đề án bảo tồn và phát
huy giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kiên Giang. Trong đó ưu tiên phục hồi một số loại hình nghệ thuật
truyền thống Khmer tiêu biểu; đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy, đào tạo, bồi dưỡng
để có đội ngũ nghệ nhân, diễn viên kế thừa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo
tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống Khmer. 19
Kiên Giang hiện có 8/76 chùa tháp Khmer được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Nhiều ngôi chùa Phật giáo Khmer trong tỉnh được tôn tạo khang trang, tiêu biểu như
các chùa: Tổng Quản, Cái Bần, Láng Cát, Sóc Xoài, Xẻo Cạn ... Hiện nay nhiều chùa
Khmer còn lưu giữ được dàn nhạc ngũ âm và các thư tịch cổ viết trên lá thốt nốt. Việc
tổ chức việc dạy và học chữ Khmer ở các chùa vẫn được duy trì tốt.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vùng đồng bào Khmer
ngày càng đi vào chiều sâu. Hàng năm số hộ gia đình Khmer đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ
lệ cao. Cảnh quan môi trường được xây dựng sạch, đẹp; các giá trị văn hóa truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương được giữ gìn và phát huy. Các
lễ hội truyền thống dân tộc Khmer được duy trì và mở rộng quy mô tổ chức. Hàng năm
đồng bào Khmer có nhiều lễ hội như: Lễ hội Cholchnamthmay, Lễ Sene Đôn ta, Lễ hội
Okombok, tạo nên không khí vui tươi phấn khởi. Thông qua các lễ hội, cũng là dịp để
địa phương quảng bá về tiềm năng kinh tế, du lịch, văn hóa, ẩm thực.
Các lễ hội truyền thống của người Khmer luôn được tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức.
Vào dịp lễ tết, ngành văn hóa và các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đều tổ
chức thăm hỏi, chúc mừng sư sãi, đồng bào Phật tử ở các chùa và hỗ trợ vật chất, tinh
thần cho đồng bào Khmer. Đặc biệt, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng
bào dân tộc Khmer tổ chức ở huyện Gò Quao, mỗi năm thu hút trên 10 ngàn lượt đồng
bào tham dự với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trưng bày triển lãm; thi
giàn thủy lục; hội chợ thương mại. Ấn tượng nhất là thi đấu ghe ngo truyền thống trên dòng sông Cái Lớn.
Tuy nhiên khó khăn hiện nay là nguồn lực đầu tư cho thiết chế văn hóa vùng đồng bào
dân tộc Khmer ở Kiên Giang còn hạn chế. Nguồn kính phí đầu tư cho dàn dựng các
chương trình nghệ thuật còn thấp, một số cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh, ánh
sáng phục vụ văn nghệ còn khó khăn. Một số loại hình di sản văn hóa của người
Khmer bị mất dần và không có nghệ nhân truyền dạy và người kế thừa.
Để khắc phục những khó khăn trên, trong thời gian tới Sở Văn hoá và Thể thao sẽ tiếp
tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng;
tập trung tuyên truyền về những giá trị văn hoá truyền thống Khmer; xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer; xuất bản 20