-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tín ngưỡng thờ mẫu ở tỉnh an giang giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc | Đề cương môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” “Không ai được xâm phạm tự do tín và ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tín ngưỡng thờ mẫu ở tỉnh an giang giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc | Đề cương môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” “Không ai được xâm phạm tự do tín và ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 🙡🙡🙡
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SỐ 7
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở TỈNH AN GIANG
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ DÂN TỘC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 🙡🙡🙡 NHÓM TH C HI Ự N Đ Ệ Ề TÀI S 7 Ố
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở TỈNH AN GIANG
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ DÂN TỘC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM MÃ LỚP HỌC: IVNC320905_04 Người hướng dẫn
Nhóm sinh viên thực hiện 1.Lê Thị Bích Châu MSSV:22159009 2.Bùi Thị Cẩm Thu MSSV:22159056 3.Mai Thị Hồng Đào MSSV:22159014
4.Nguyễn Bùi Anh Thư MSSV:22159058 5.Đặng Hải Lý MSSV: 22159030 6.Trần Ngọc Bích MSSV: 22159008 TS. Đỗ Thùy Trang 7.Hoàng Lan Anh MSSV:22159001
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023 M Đ Ở U Ầ
1. Lý do chọn đề tài (Hải Lý)
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 nêu rõ: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và “Không
ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Để
củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, Nhà nước đứng ra đảm bảo dựa trên Luật
tín ngưỡng tôn giáo tại Điều 3 đó là: “Nhà nước tôn trọng bảo vệ văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có
công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân”. Tuy
nhiên để chắc chắn không xâm phạm tới bất kì cá nhân, tổ chức hay hình ảnh của
đất nước, Nhà nước đã đưa ra những Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại
Điều 10 – Luật tín ngưỡng tôn giáo: “Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải
bảo đảm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc” và
“Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường”. Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình
tượng điển hình cho hình thức tôn giáo tốt, đẹp, sạch khi mà các người đại diện, ban
quản lý cơ sở tín ngưỡng không những tuân thủ theo quy định pháp luật Nhà nước
Việt Nam mà còn thể hiện nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam. Chính
vì lẽ đó, vào hồi 17 giờ 15 phút theo giờ địa phương (21 giờ 15 phút giờ Việt Nam)
tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 11
của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang
Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21
tỉnh thành đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Khoa học và tôn giáo thì có mối liên kết trong việc nghiên cứu khoa học về tôn
giáo, cái mà đã bắt nguồn từ thế kỉ XVII. Các nhà lịch sử học về tự nhiên đã cố
gắng đưa ra những lời giải thích tự nhiên cho hành vi và văn hoá con người, bao
gồm cả tôn giáo và đạo đức. Ví dụ như tác phẩm De l’Origine dé Fables (1724) cả
Bernard Le Bovier de Fontenelle đã đưa ra một giải thích nhân quả về niềm tin vào
siêu nhiên. Và Lịch sử tự nhiên của tôn giáo Hume (1757) được cho là ví dụ triết
học nổi tiếng nhất về giải thích lịch sử tự nhiên về niềm tin tôn giáo. Cả hai cuốn
sách đều đưa ra một kết luận chung đó là: “Khi một người càng dốt nát hoặc một
người có kinh nghiệm ít hơn thì người ta càng thấy nhiều phép lạ hơn”. Có thể nói
là do sự thiếu hiểu biết về các nguyên nhân tự nhiên kết hợp với nỗi sợ hãi và e ngại
về môi trường, con người đã thần thánh hoá các khía cạnh môi trường để tự tin
chinh phục, tìm hiểu thế giới khách quan. Và theo một nghiên cứu do các nhà tâm lý
học bang Ohio (Mỹ), thực hiện dựa trên 1000 trường hợp tử vong trên khắp nước
Mỹ và năm 2011 thì kết quả cho thấy những người có tín ngưỡng tôn giáo hoặc
thường xuyên đến nhà thờ cầu nguyện, thành tâm sám hối thì có thể sống lâu hơn
những người vô thần ít nhất là 4 năm. Cũng giống với những tôn giáo khác, Tín
ngưỡng thờ Mẫu đối với nhân dân là đức tin về thiên nhiên, con người, hướng thiện,
nguyên tắc ứng xử giữa con người và con người. Mỗi tỉnh có một bà chúa Mẫu khác
nhau và tỉnh An Giang cũng không ngoại lệ. Bà Chúa Núi Sam không chỉ đơn thuần
là một tín ngưỡng của người dân nơi đây mà từ đây còn tổ chức ra những lễ hội
mang đậm nét văn hóa địa phương, vùng miền. Bên cạnh đó, từ niềm tin về Bà
Chúa con người nơi đây tự tạo cho mình một đời sống hướng thiện nhằm hướng tới
mong muốn, khát vọng về đời sống sung túc, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc. Ấn
tượng hơn cả, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa di vật thể quốc gia năm 2014.
Như chúng ta đã biết, thế giới trong quá trình toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ.
Chính vì thế việc xây dựng và phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là yêu
cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Vì lẽ này, cái trước nhất chúng em
muốn giới thiệu cho các bạn đồng trang lứa nói riêng và lớp trẻ chúng em nói chung
về nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng Thờ Bà Chúa Núi Sam tỉnh An Giang. Bên
cạnh niềm tự hào dân tộc, chúng em còn muốn giới thiệu những danh lam thắng
cảnh. di tích lịch sử,... nhằm thúc đẩy ngành du lịch nước nhà và thu hút đầu tư vào
các lễ hội mang hơi hướng lịch sử - văn hóa này. Do đó, đề tài chúng em chọn là
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang, giữ gìn bản sắc và văn hóa dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (Bích Châu)
Những công trình nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm, những bài viết, bài báo
của nhiều tác giả đã cho thấy đề tài chuyên sâu về “đạo Mẫu” cũng như các đề
tài về những lễ hội thờ Mẫu đã và đang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Các tác giả phần lớn tập trung giới thiệu về những lễ hội ở
góc độ dân tộc học, mô tả cụ thể đồng thời giới thiệu, phân tích, tìm hiểu nguồn
gốc của các lễ hội đó. Tại Bắc bộ, nơi tín ngưỡng thờ Mẫu có quá trình hình
thành và phát triển mạnh mẽ theo dòng lịch sử dân tộc, tập trung một lượng lớn
các đề tài nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu.
Nếu đề cập đến các lễ hội thờ nữ thần, Mẫu thần có thể kể đến một số
công trình như Vũ Ngọc Khánh - Phạm Đình Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng
dân gian Việt Nam; Tôn Thất Bình (1997), Huế lễ hội dân gian (phần lễ hội điện
Hòn chén, lễ tế Thai dương phu nhân, Kỳ Thạch phu nhân trong tâm thức dân
gian, từ trang 161-174); Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng thờ
Mẫu ở miền Trung Việt Nam; Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian ở
Nam Bộ (phần lễ hội Thờ Mẫu - Nữ thần, từ trang 109-148); Đinh Văn Hạnh –
Phan An (2004), Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu ( phần Lễ hội
Thờ Mẫu – Nữ thần); Nguyễn Huy Hồng (2007), Diễn xướng dân gian và nghệ
thuật sân khấu truyền thống Việt Nam; Chu Huy (2008), Tâm thức người Việt
qua lễ hội Đền Chùa (mục: Hội Mẫu Phủ Giầy từ trang 109-116); Vũ Ngọc
Khánh (chủ biên) – Vũ Thụy An (biên soạn) (2008), Lễ hội Việt Nam (phần Lễ
hội Chùa Bà, lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Dinh Cô, từ trang 375-387) v.v… Các
công trình nghiên này chủ yếu khảo tả về nguồn gốc của các lễ hội, trình bày về
các sự tích, các chi tiết về quy trình và nghi thức của các lễ hội.
Đến với các công trình lí luận nghiên cứu về đạo Mẫu nói chung cũng như đạo
Mẫu của người Việt ở miền Nam nói riêng chiếm một số lượng phong phú và đa
dạng. Trong đó đáng chú ý nhất là một số công trình sau:
Vũ Ngọc Khánh (2006), Đạo Thánh ở Việt Nam (phần nói về các Thánh
mẫu từ trang 383-504). Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến 23 vị mẫu
thần và vị mẫu thần được thờ chủ yếu ở miền Nam chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Từ nữ thần Inư Nưgar đến Bà Chúa Xứ (từ
trang 76-103). Công trình này phân tích về sự chuyển biến từ nữ thần người
Chăm đến thần nữ của người Việt.
Nguyễn Minh San (2009), Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt
Nam (từ trang 212-277).Tác phẩm này đề cập đến huyền tích của 17 vị nữ thần,
mẫu thân, có 3 vị được thờ ở miền Nam là Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen.
Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam. Trong công trình này, nhà
nghiên cứu đã có công sưu tầm, nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc, vô
cùng chi tiết về đạo Mẫu ở Việt Nam. Hoàn thiện, hệ thống hóa và đưa ra các lí
giải về các vị nữ thần, Mẫu thần hiện diện trong tâm thức của người Việt. Ông đi
sâu và hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ, một hệ thống các vị thần được thờ phụng phổ
biến trong cộng đồng cư dân người Việt sinh sống chủ yếu tại miền Bắc Việt
Nam. Bên cạnh đó ông cũng đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sinh
sống tại miền Trung và miền Nam với các phần viết về nữ thần, Mẫu thần từ
trang 251 đến trang 308 và phần nghi lễ và lễ hội thờ Mẫu ở Nam Bộ từ trang 322 đến trang 341.
Ngô Bạch (2010), Nghi lễ thờ Mẫu – văn hóa và tập tục, giới thiệu các vị
Thánh Mẫu. Tác phẩm tập trung phân tích về bản chất và đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu
Số công trình nêu trên đã đi sâu phân tích hình tượng của các nữ thần,
Mẫu thần tại Việt Nam dưới góc độ của tôn giáo, chủ yếu là các vị nữ thần ở
miền Bắc. Các tác giả đã sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu cho người đọc về huyền
tích của các vị nữ thần, về tên gọi, các chức danh mà thần Mẫu đã được sắc
phong hoặc các danh hiệu do nhân dân kính trọng mà gọi thành.
Đề cập sâu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ, đã có
nhiều công trình được giới nghiên cứu quan tâm có thể kể đến như: Huỳnh Ngọc
Tráng – Trương Ngọc Tường – Hồ Tường (2002), Tín ngưỡng dân gian ở Thành
phố Hồ Chí Minh; Sơn Nam (1994), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam
(chương bốn, từ trang 52 đến trang 81); Huỳnh Văn Tới (1996), Tục thờ nữ thần
ở Đồng Nai; Lê Hải Đăng (2001), Lễ hội cúng miếu và tục thờ nữ thần ở Thành
phố Hồ Chí Minh; Trần Hồng Liên (2013), Giá trị tinh thần truyền thống trong
tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ; Võ Văn Sen – Ngô Đức Thịnh – Nguyễn Văn
Lên (2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị v.v… Các
chuyên khảo này đã đưa ra cho người đọc một cái nhìn toàn diện, sắc nét về hệ
thống các vị nữ thần được nhân dân Nam Bộ thờ phụng, từ đó người đọc có thể
nhận ra những nét đặc trưng tiêu biểu của tục thờ Mẫu ở Nam Bộ.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang giữ gìn bản sắc văn hoá và giá trị dân tộc 3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu
ở tỉnh An Giang - Bà Chúa Xứ Núi Sam
Nêu bật được những điểm riêng biệt, xác định được những giá trị đặc
trưng làm nên bản sắc của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở tỉnh An Giang
Khẳng định vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc của
tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống người dân tỉnh An Giang
Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống
4. Giới hạn phạm vi đề tài
Trong đạo Mẫu nói chung, số lượng các nữ thần vô cùng nhiều và rất
phong phú. Mỗi vị đều có nét văn hoá đặc sắc mang tính địa phương và được thể
hiện rõ nét trong các lễ hội riêng biệt. Và trong tất thảy các vị nữ thần trong đạo
Mẫu, chúng em tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang,
tìm hiểu về các lễ hội thờ Mẫu (lễ Vía Bà) tại tỉnh An Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học của đề tài,
tiểu luận sử dụng những phương pháp sau
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin
Phương pháp khoa học để tiến hành phân tích nghiên cứu về tín ngưỡng
thờ mẫu: Bảo tàng học, Xã hội học, Văn hoá học...
Phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng nguồn tư liệu từ các công trình của các học giả đi trước mà nhóm
chúng em đã trình bài trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề để nhóm chúng em
kế thừa, tham khảo, đối chiếu và so sánh. Nguồn tài liệu này kết hợp với nguồn
tư liệu mà nhóm chúng em đã tìm kiếm nhằm giúp vững chắc thêm tư liệu sẵn
có để có thể hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu phim ảnh, băng
đĩa nghe nhìn, các tài liệu điện tử Internet cũng giúp ích cho nhóm chúng em thực hiện đề tài
6. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, tiểu luận dự kiến gồm có 03 chương
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Phân tích biểu tượng Bà Chúa Núi Xứ Sam
Chương 3: Bảo tồn và phát huy những tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài (Lan Anh)
1.1.1. Khái niệm “tín ngưỡng”
Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo
mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ, để mang lại sự thịnh vượng
bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt
chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng
của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì
thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều
hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín
ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức
xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng cái
huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một
quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bình yên.
Tại Việt Nam, vấn đề tín ngưỡng cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
- Theo GS Đặng Nghiệm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa.
Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin
nói chung (belief, believe, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief,
believe, croyance religieuse). Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một
phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là
một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo.
- Các học giả như Toan Ánh, Phan Kế Bính… xem tín ngưỡng là tín
ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán,
phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nguyễn Chính cho rằng tín ngưỡng là niềm tin, sự trông cậy và yêu quý
một thế lực siêu nhiên mà với tri thức con người và kinh nghiệm chưa đủ
để giải thích và lý giải được.
- Trong từ điển Hán - Việt, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: Tín ngưỡng là lòng
ngưỡng mộ mê tín đổi với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó.
Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng: “Tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm
linh (niềm tin thiêng liêng). có nghĩa tâm linh không phải là tôn giáo, tâm
linh chỉ là khả năng dẫn tới tôn giáo”.
1.1.2. Khái niệm “thờ Mẫu”
Thờ Mẫu là tập tục thờ cúng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện
cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình mưu sinh
tìm nguồn sống, con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã
tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong
muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được bình an, no ấm. Do
đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và
thờ phụng các vị nữ thần được cho là có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển
được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật nhằm bảo trợ và che chở cho
sự sống của con người.
Theo thời gian, khái niệm Mẫu ngày càng được mở rộng bao hàm cả các nữ
anh hùng, hoàng hậu, công chúa, hay bà tổ cô của dòng họ, bà tổ nghề của một
làng nghề…. Còn trong dân gian Mẫu còn là những người phụ nữ nổi lên trong
lịch sử với vai trò người bảo hộ, khi sống tài giỏi, có công với nước, với dân, khi
mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Những nhân vật này được kính
trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện
thân của thánh Mẫu. Họ là những vị thần vừa có quyền năng màu nhiệm vừa là
người mẹ bao dung bảo hộ và che chở, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
1.1.3. Khái niệm “ Tín ngưỡng thờ Mẫu”
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời gắn liền
với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với
sự thay đổi của xã hội .Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo
Mẫu (道母), thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam , phủ tứ
phủ xuất hiện khá phổ biến
và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh
nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ
không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng
bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi,
bảo trợ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá
mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi
gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của
xã hội Nho giáo phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng
đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu
Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
1.2. Tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu (Bích + Đào)
1.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
1.2.1.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển: a) Nguồn gốc hình thành:
Nước Việt Nam xưa là miền đất nhiều đời trồng cây lúa nước . Tín
ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam cũng xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp
lúa nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện từ rất lâu đời, chưa có khoảng thời
gian cụ thể nhưng có thể tín ngưỡng này xuất hiện từ khi nước ta theo chế độ
mẫu hệ, người vợ hay người mẹ có vị trí quan trọng trong gia đình. Tín ngưỡng
thờ Mẫu xuất phát từ khát vọng muốn ấm no, hạnh phúc sâu thẳm trong tâm hồn
mỗi người dân Việt Nam.
Từ thời xa xưa, nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, nên để sống
được thì con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ
các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu. Thờ Mẫu là thờ
các vị thần thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa,....Do đó, tín ngưỡng thờ
Mẫu lúc này chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng các vị nữ
thần với mong muốn họ sẽ phù hộ cho cuộc sống của người dân được bình an,
sung túc,no ấm, công việc thuận lợi,... b) Lịch sử phát triển:
Quá trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu cơ bản đã trải qua 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Từ Nữ thần đến Mẫu thần
+ Giai đoạn 2: Từ thờ Mẫu thần phát triển đến đạo Mẫu Tam phủ-Tứ phủ
+ Giai đoạn 3: Từ đạo Mẫu Tam phủ- Tứ phủ đến các hình tượng thờ Mẫu mới
Ở giai đoạn thứ nhất, nhận thức được vai trò của người phụ nữ trong đời
sống văn hóa của dân tộc, người Việt đã có một bước chuyển biến mang tính
sáng tạo trong việc đưa những nữ thần sang một vị thế mới: Mẫu thần với danh
xưng “Thánh Mẫu”. Sự chuyển biến này là do dạng thức tín ngưỡng bản địa này
đã tiếp nhận yếu tố của Đạo giáo (Phù thủy). Học giả Ngô Đức Thịnh cũng từng
nhận định xác đáng: “Mẫu đều là Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều
là Mẫu thần, mà chỉ một số Nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần…”[11]. Bước
thay đổi trong tư duy này đã giúp cho tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một dạng
tín ngưỡng độc nhất vô nhị trên thế giới, bởi lẽ trong văn hóa của nhiều quốc gia
đều có tôn thờ nữ thần, song đưa nữ thần lên tôn thờ như một người Mẹ (Mẫu) thì chỉ có ở Việt Nam.
Ở giai đoạn thứ hai, trên cơ sở tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt
sau đó tiếp nhận sự du nhập của Phật giáo và sự giao lưu và tiếp biến văn hóa đã
diễn ra như một quy luật. Lúc ấy, tín ngưỡng thờ Mẫu lại bước gần hơn trên con
đường biến chuyển thành một tôn giáo sơ khai, với sự xác lập một hệ thống thần
linh và điện thờ có lớp lang rõ ràng. Thờ Tứ pháp ở Bắc Bộ là một biểu hiện của
sự giao lưu văn hóa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với văn hóa Phật giáo rất rõ nét.
Đó là dấu hiệu cho thấy việc tôn thờ tự nhiên, phụ nữ và kết hợp với Phật giáo.
Các Mẫu thần lúc này chính là một sự hiện sinh cho tầm ảnh hưởng to lớn của
người Mẹ Việt Nam mà theo Phạm Đức Mạnh, ông gọi đấy là sản phẩm của yếu
tố nội sinh và ngoại sinh từ Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, có thể xem đây là
một hệ thống phát triển cao hơn, trên cơ sở thờ nữ thần, Mẫu thần bản địa và
tiếp nhận các hưởng về quan niệm vũ trụ luận và hệ thống thần linh của Đạo giáo Trung Hoa.
Giai đoạn thứ ba khởi phát từ những biến thiên của lịch sử. Trên bước
đường di cư, những lưu dân Việt từ Bắc Bộ – địa bàn phát tích của tín ngưỡng
này đã đem theo hành trang là tâm thức tôn thờ các Mẫu để vào vùng đất mới
Nam Bộ. Trên bước đường di cư ấy, cộng đồng người Việt phải đi qua “một trạm
trung chuyển”, đó là vùng (duyên hải) Nam Trung Bộ. Tại đây, họ đã tìm thấy
điểm chung với cộng đồng người Chăm trong tục thờ Mẫu. Vì vậy mà một vị
Mẫu mới đã xuất hiện – Thiên Yana Thánh Mẫu (Diễn Ngọc Phi). Đây là vị Mẫu
thần của hai tộc người Việt – Chăm được hình thành trên cơ sở tích hợp hình
tượng Yang Po Inư Nâgar (“Mẹ Xứ sở” của người Chăm) với tâm thức thờ Mẫu của người Việt.
1.2.1.2. Phong tục thờ Mẫu của 3 miền Việt Nam: – Thờ Mẫu ở Bắc bộ
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong
kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu
thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà
nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu,
Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,…
Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình
và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu
Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,… với các
nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo. – Thờ Mẫu ở Trung Bộ
Phong tục thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của
dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu
Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ
Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu
như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar. – Thờ Mẫu ở Nam bộ
So với ở Bắc Bộ, phong tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định
với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam
Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện
tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người
Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp
nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh
không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng.
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh
nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,…và những Mẫu thần được
thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,
1.2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân vùng Châu Đốc - An Giang
Tín ngưỡng thờ mẫu là một phần của tín ngưỡng dân gian ở An
Giang, đặc biệt là ở các vùng quê. Theo đó, người dân tin rằng các vị
mẫu và các vị thần linh khác có thể giúp đỡ và bảo vệ họ trong cuộc
sống hàng ngày. Họ thường xây các đền thờ mẫu và thực hiện các
nghi lễ, cúng tế để tôn vinh các vị thần linh này. Các lễ hội truyền
thống, như lễ hội Ba Chúc hay lễ hội Ông Bà Núi Sam cũng là những
dịp để người dân An Giang tôn vinh các vị mẫu và thần linh và nhận
lãnh các ơn huệ của chúng.
Ở Châu Đốc, An Giang, tín ngưỡng thờ mẫu là một phần quan trọng
trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian của địa phương. Một số địa
điểm tín ngưỡng thờ mẫu phổ biến ở Châu Đốc gồm:
1. Chùa Bà Chúa Xứ: là nơi tín đồ thờ cúng và cầu nguyện để nhận
được sự bảo vệ và phù hộ của Nữ thần Bà Chúa Xứ.
2. Đền Ông Hoàng Mười: nơi tín đồ thờ cúng Ông Hoàng Mười,
người được coi là vị thần chủ trì trong việc bảo vệ các tàu thuyền trên sông Hậu.
3. Đền Hùng Cấm: là nơi tôn kính các vị anh hùng dân tộc và những
người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược.
1.3. Những đặc điểm lịch sử, địa lý, văn hóa vùng Châu Đốc - An Giang
(Thu + Thư + Hải Lý) 1.3.1 Lịch sử vùng đất
Cách đây gần 2000 năm, Châu Đốc nối liền với trung tâm văn hoá Óc Eo
và vương quốc Phù Nam - trung tâm nền văn minh thành thị lâu đời.
Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước và cho rằng: “Bờ cõi Châu
Đốc không kém Bắc thành”.
Năm 1808, vua Gia Long cho lập trấn Vĩnh Thanh và lấy Châu Đốc làm trấn lỵ.
Năm 1816, ông tổ chức đắp đồn Châu Đốc chiêu tập người Kinh, Hoa,
Khmer đến tụ cư và tổ chức đào kinh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên.
Sau 40 năm ngày thống nhất đất nước, Châu Đốc có những điều kiện phát
triển vượt bậc: từ thị xã nhỏ vùng biên trở thành đô thị loại hai trực thuộc tỉnh;
đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên; nhiều
trường học, bệnh viện, đường sá, cơ sở hạ tầng được tu sửa, mở rộng, xây mới
xứng tầm một đô thị phát triển. 1.3.2 Vị trí địa lý
Châu Đốc nằm ở trên vị trí địa lý khá đặc biệt, trên ngã ba sông, là nơi
giao thoa giữa sông Hậu với sông Châu Đốc gặp nhau, giữa 3 cửa khẩu kinh tế
là cửa Tịnh Biên, cửa Khánh Bình – huyện An Phú, cửa Vĩnh Xương – huyện
Tân Châu. Nhờ có vị trí này mà Châu Đốc được coi là cửa ngõ giao thương quan
trọng của An Giang và đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung buôn bán hàng
hóa với Campuchia qua hai đường thủy và bộ. 1.3.3 Đặc điểm văn hóa
Văn hóa ở An Giang có nét độc đáo riêng, văn hóa của họ có xu hướng
hòa nhập vào nền văn hóa chung của Việt Nam và càng làm phong phú, đa dạng
nền văn hóa cả dân tộc.
Họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thủ công nghiệp, đánh bắt và
thương nghiệp. Người Khơ-me đa số họ làm nghề trồng lúa trên các triền núi;
chăn nuôi bò, ngựa; làm đường thốt nốt. Người Chăm đa số họ làm nghề chài
lưới, đánh bắt thủy sản ven sông; họ còn làm nghề dệt vải truyền thống, buôn
bán. Người Hoa đa số làm nghề buôn bán và họ kinh doanh buôn bán rất giỏi,
không chỉ vậy họ còn hốt thuốc Bắc ở phố chợ; số ít thì làm ruộng.
Đặc biệt ở An Giang có người đứng đầu cộng đồng dân tộc: người Khơ-
me đứng đầu là À-cha, người Chăm đứng đầu là Giáo Cả ( Ha-Kêm), người Hoa
đứng đầu là Bang trưởng. Các dân tộc thiểu số ở An Giang chủ yếu sống ở nhà
sàn. Họ có nơi hội họp, vui chơi, hành lễ: Chùa Phật ( người Khơ-me), Thánh
đường (người Chăm), Chùa Ông ( người Hoa).
Về trang phục: người Khơ-me có xà-rông, người chăm có nón vải, khăn thiêu sặc sỡ.
Về phong tục: người Khơ-me thì thiêu người chết, còn người Chăm và Hoa là chôn cất.
Về tín ngưỡng: người Khơ-me theo Phật giáo Tiểu Thừa, người Chăm
theo đạo Hồi Giáo, còn người Hoa thờ Quan Công, Ông Địa, Phật giáo Đại Thừa.
Về lễ hội, nghệ thuật: người Khơ-me có Tết Chol Chnam Thmay, lễ
Dolta, đua bò, múa Ram-vông, nhạc Ngũ Âm. Người Hoa thì có tục lệ giống
người Việt, Cúng Thần Tài, Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, cúng Quan Ông, múa lân sư rồng.
Ở An Giang có một số công trình kiến trúc điêu khắc đặc sắc như: Chùa
Xà-tón của người Khơ-me ở Tri Tôn, Chùa Ông Bắc của người Hoa ở Long
Xuyên, Thánh đường Mubarak của người Chăm ở Phú Tân. Các công trình ở
đây có bố cục hài hòa và mang đậm màu sắc tôn giáo. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH BIỂU TƯỢNG BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
2.1.Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ ( Hải Lý)
2.2. Tên gọi Bà Chúa Xứ ( Bích)
2.3.Truyền thuyết Bà Chúa Xứ núi Sam (Thu)
2.4.Pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam (Lan Anh)
2.5.Không giang miếu thờ Bà Chúa Xứ núi Sam ( Thư)
2.6.Các nghi lễ Bà Chúa Xứ núi Sam 2.6.1 Lễ tắm Bà ( Đào) 2.6.2. Lễ thỉnh sắc 2.6.3. Lễ túc yết
2.6.4. Lễ Xây chầu ( Châu)
2.6.5 Lễ Chánh tế và Lễ Hồi sắc
2.6.6 Tục xin bùa và vay tiền Bà Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG
THỜ MẪU Ở TỈNH AN GIANG
3.1 Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong cuộc sống người dân tỉnh An Giang
3.1.1 Trong đời sống văn hóa, xã hội
3.1.2 Trong đời sống tinh thần và truyền thống đạo đức
3.1.3 Trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hóa 3.2 Tình hình chung 3.3 Giải pháp 4.2.1. Bảo tồn 4.2.2. Phát huy Kết luận chương 3 K T Ế LU N Ậ VÀ KHUY N NGH Ế Ị 1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận
1.2. Về thực tiễn
1.3. Về các biện pháp đề xuất 2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Đối với các phòng ban, khoa của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Đối với các sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh