-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tính giai cấp của ý thức xã hội - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vật
chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội
của các giai cấp đó cũng khác nhau
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng.
Nếu trình độ tâm lý xã hội mỗi giai cấp xã hội đều có tình cảm, tâm
trạng, thói quen, thiện cảm hay ác cảm riêng thì ở trình độ hệ tư tưởng
tính giai cấp thể hiện rõ rệt và sâu sắc hơn nhiều. Ở trình độ này sự
đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác nhau thường là không dung hòa nhau.
Và khi đó, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.
Về điều này C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong mọi thời đại, những
tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có
nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì
cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi
phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những
tư liệu sản xuất tinh thần”
Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng
bao giờ cũng bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, của chế độ người bóc lột người.
Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi của
những người bị bóc lột, của đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức nhằm
lật đổ chế độ người bóc lột người đó.
Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai
cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.
Nếu hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột thống trị ra sức bảo vệ địa vị
của giai cấp đó, thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, bị bóc lột thể hiện
nguyện vọng và lợi ích của quần chúng lao động chống lại xã hội
người bóc lột người, xây dựng một xã hội công bằng không có áp bức, bóc lột.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân, ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột, phản ánh
tiến trình khách quan của sự phát triển lịch sử.
Hệ tư tưởng Mác – Lênin đối lập với hệ tư tưởng tư sản – hệ tư tưởng
bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ người bóc lột người.
Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản từ
hàng thế kỷ nay diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực hệ tư tưởng.
Trong điều kiện xã hội ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức
hệ vẫn đang tiếp tục diễn ra. Các thế lực thù địch đang không ngừng tấn
công vào chủ nghĩa Mác – Lênin, muốn phủ nhận, xóa bỏ nó.
=> Do vậy, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện thế giới
ngày nay là một nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội thì quan niệm duy
vật về lịch sử cũng cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác
động qua lại với nhau.
Không chỉ giai cấp bị thống trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống
trị mà giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị thống trị.
Điều này thường xảy ra trong giai đoạn phong trào cách mạng của giai
cấp bị thống trị lên cao. Khi đó những người tiến bộ trong giai cấp thống
trị, nhất là trí thức, sẽ từ bỏ giai cấp xuất thân để chuyển sang hàng ngũ của giai cấp cách mạng.
Lịch sử cho thấy, không ít những người trong số trí thức đó đã trở thành nhà
tư tưởng của giai cấp cách mạng.
Trong xã hội có áp bức giai cấp, các giai cấp bị trị do bị tước đoạt tư liệu sản
xuất, phải chịu sự áp bức về vật chất nên không tránh khỏi bị áp bức về tinh
thần, không tránh khỏi ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp thống trị đối với xã hội
tùy thuộc vào trình độ phát triển ý thức cách mạng của giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị. Ở thời kỳ
đấu tranh cách mạng phát triển mạnh, thường có một số người trong
giai cấp thống trị, nhất là những trí thức tiến bộ, từ bỏ giai cấp xuất
thân chuyển sang hàng ngũ giai cấp cách mạng và chịu ảnh hưởng
của tư tưởng giai cấp đó.
Trong xã hội có phân chia giai cấp thì ý thức cá nhân, về bản chất, là biểu
hiện mức độ này hay mức độ khác ý thức giai cấp.
Điều này là do địa vị và những điều kiện sinh hoạt vật chất chung của
giai cấp quyết định.
Nhưng mỗi cá nhân lại có những hoàn cảnh sinh sống riêng, như
hoàn cảnh giáo dục, trường đời, tư tưởng chính trị tiếp thu được khi
sống trong môi trường gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…, nên ý thức
của mỗi người vừa biểu hiện ý thức giai cấp, vừa mang những đặc
điểm cá nhân, tạo thành cá tính và nhân cách riêng, khác với cá nhân khác cùng giai cấp.
Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt của cá nhân, thổi
phồng mặt cá nhân, thì sẽ dẫn tới hiểu sai bản chất của ý thức cá
nhân. Ta phải chú ý mối quan hệ biện chứng giữa ý thức giai cấp và ý thức cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn những
điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp, mà còn phản ánh những điều
kiện sinh hoạt chung của dân tộc: Những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên… hình thành trong quá trình phát
triển lâu dài của dân tộc.
=> Vì vậy, trong ý thức xã hội, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng xã hội của giai cấp,
còn bao gồm tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập quán, thói quen, tính
cách… của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc.
Tâm lý dân tộc tuy phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc và
mang tính chất toàn dân tộc, nhưng có mối liên hệ hữu cơ với ý thức giai
cấp. Giai cấp cách mạng, tiến bộ phát huy những giá trị tinh thần của dân
tộc, ngược lại những tư tưởng của giai cấp phản động mâu thuẫn sâu sắc với những giá trị đó.
Giai cấp công nhân được vũ trang bằng hệ tư tưởng Mác – Lênin luôn luôn
quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.