-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tình trạng được mùa, mất giá” của thanh long trong thời gian dịch COVID-19 | Tiểu luận môn kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
I. Thế nào gọi là được mùa mất giá? - Được mùa là thu hoạch trong mùa được nhiều hơn bình thường.- Mất giá nông sản là tình trạng giá nông sản bán ra thấp hơn bình thường. => Tình trạng
“Được mùa, mất giá” có thể hiểu là năng suất sản xuất nông sản trên mỗi ha đất rất cao, thu hoạch được nhiều hơn bình thường, nhưng giá bán ra thì lại thấp, thậm chí là rất thấp so với cùng kì các năm trước có thể dẫn đến tình trạng lỗ trầm trọng cho nông dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA: ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ------oOo----- TIỂU LUẬN
Đề tài:
Tình trạng được mùa, mất giá” c “ ủa thanh long trong thời gian dịch COVID-19 GIẢNG VIÊN : THS. BÙI THU ANH LỚP : GEFC220105_22_1_12CLC
TP Thủ Đức, Tháng 11/2022 Danh sách thành viên Tên MSSV 1. Đặng Gia Bảo 22147035 2. Nguyễn Gia Bảo 22147037
3. Trần Tiến Cường 22147038 4. Phạm Văn Duy 22147040 5. Trần Văn Đình 22147047
6. Nguyễn Trung Hậu 22147051 7. Mai Việt Hoàng 22147052
8. Nguyễn Ngọc Hoàng 22147053 9. Trần Trung Tín 22147084 10. Đỗ Văn Trung 22147087
11. Nguyễn Lê Anh Tuấn 22147090 12. Hà Quang Vinh 22147092 13. Lương Thế Vinh 22147093 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời cảm ơn NỘI DUNG: 2. Nội dung chính:
2.1 Định nghĩa của được mùa mất giá 2.2 Nguyên nhân I.
Thế nào gọi là được mùa mất giá?
- Được mùa là thu hoạch trong mùa được nhiều hơn bình thường.
- Mất giá nông sản là tình trạng giá nông sản bán ra thấp hơn bình thường.
=> Tình trạng “Được mùa, mất giá” có thể hiểu là năng suất sản xuất nông sản trên
mỗi ha đất rất cao, thu hoạch được nhiều hơn bình thường, nhưng giá bán ra thì lại
thấp, thậm chí là rất thấp so với cùng kì các năm trước có thể dẫn đến tình trạng lỗ trầm trọng cho nông dân.
*Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
- Có nhiều nguyên nhân:
+ Do nông dân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, đại trà thiếu tính quy hoạch định hướng,
định lượng cụ thể của Nhà nước nên sản xuất cây gì, vào mùa nào thì thích hợp, ít
sâu bệnh,… mà chỉ hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng mà thôi.
+ Do có quá ít công ty chú trọng vào việc chế biến nông sản tạo ra giá trị, công nghệ còn yếu kém.
+ Do chạy theo xu hướng: trồng cây này sẽ được mùa, bội thu mau giàu, làm lượng
hàng hoá trên thị trường ( Lượng cung) tăng lên quá nhiều => hậu quả tất yếu là rớt giá.
+ Hậu quả tất yêu của nền sản xuất nông nghiệp manh mún, thiếu kế hoạch, thiếu
liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Ngoài yếu tố sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng
“được mùa, mất giá” còn do các mặt hàng nông sản của chúng ta rất đa dạng và
phong phú nên dẫn đến việc quy hoạch cũng gặp khó khăn.
Vd: Ở nước ngoài, khi nói đến Mỹ người ta nói đến các nông sản như táo, nho; nói
đến Australia người ta nói đến các mặt hàng như táo, nho, thịt bò, cừu thì chúng ta
lại có các sản phẩm “thượng vàng, hạ cám.” Bất kì sản phẩm nào cũng có thể trở
thành mặt hàng cho nông dân. Mặt khác, chúng ta quá nhiều nông dân tham gia sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng nghĩa với có hàng nghìn, hàng vạn nông trại khiến
cho việc điều tiết kế hoạch vênh với nhu cầu rất dễ xảy ra. Người nông dân sản xuất
ra không biết mình sẽ bán sản phẩm đi đâu. Hầu hết tất cả vẫn dựa theo kinh
nghiệm, thói quen. Khi thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, khi
không có hợp đồng bao tiêu ổn định thì rất dễ dẫn đến câu chuyện được mùa mất giá
hoặc “khủng hoảng thừa” là khó tránh khỏi
* Một trong những mặt hàng hiện tại được mùa mất giá: Thanh long
-Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài
chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại , các México
nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước
trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia Thái , Lan Philippines , Indonesia ,
(đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung
Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
-Nổi tiếng ở Bình Thuận, long An
-Vào năm 2018 dỉnh diểm của việc thanh long bị được mùa mất giá
Vd: Theo bài viết trên VnExpress, hai tuần trước, thanh long được thu mua với giá
15.000 - 20.000 đồng/kg thì hiện rớt xuống còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, giá bán chưa
bằng cốc nước ở viả hè Hà Nội. Ở nhiều nơi, nhà vườn đã phải đổ bỏ. Nông dân ở
một loạt các địa phương vốn được coi là thủ phủ trồng thanh long như Bình Thuận,
Long An, Tiền Giang đang rơi vào tình cảnh điêu đứng do không tìm được đầu ra +Nguyên nhân :
-Trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm=> Dư hàng
-Nguyên nhân chính: Thị trường Trung Quốc không “ăn hàng”
-Xuất khẩu không được do mặt hàng xấu ko đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
-Khoảng 80% thanh long hiện đều được xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang
Trung Quốc. Vì vậy, khi thị trường này không tiếp nhận, người trồng thanh long không còn nơi tiêu thụ. +Hậu quả:
-Nông dân lỗ vốn,thương lái thu mua giá rẻ,ép giá -Tồn động hàng hóa
-Thị trường thanh long Việt Nam giảm sút -Nông dân thất nghiệp
VD: sản xuất thanh long năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 đối mặt với nhiều
khó khăn. Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long sang thị
trường Trung Quốc. Giá thu mua thanh long trong nước giảm sâu, có thời điểm
thanh long ruột trắng chỉ còn 2 - 3 nghìn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 3 - 5 nghìn
đồng/kg. Trong quý I/2022, ước sản lượng thanh long các tỉnh trồng lớn phía Nam
khoảng 247 nghìn tấn; trong đó, tháng 2 khoảng 67 nghìn tấn và tháng 3 khoảng 63
nghìn tấn. Hiện nay, với chính sách “Zero COVID”, Trung Quốc tiếp tục kiểm soát
chặt chẽ dịch bệnh COVID-19, thông quan hàng hóa qua cửa khẩu chậm, làm giảm
giá thành thu mua trong nước.
Tại Bình Thuận, cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh này
với diện tích 33 nghìn ha, sản lượng đạt 700.000 tấn/năm. Sản xuất thanh long đóng
một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Bình
Thuận, với hơn 30 nghìn hộ tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh
long, hằng năm tạo việc làm thường xuyên cho từ 70 – 80 nghìn lao động.
Tuy nhiên trong năm 2021 đến nay, giá thu mua thanh long giảm sâu do các doanh
nghiệp chỉ thu mua cầm chừng, giá mua thanh long ruột trắng tại vườn khoảng từ 3 – 5 nghìn đồng/kg.
Đối với Tiền Giang, Long An, tình hình tiêu thụ sản xuất thanh long cũng gặp vô
vàn khó khăn. Vì trái thanh long phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, chiếm
tới hơn 90% lượng xuất khẩu và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch nên khi phía
Trung Quốc siết chặt thì sản xuất gặp nhiều khó khăn, hàng hóa ứ đọng.
Thêm vào đó, người dân các tỉnh phía Nam vẫn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và tự
phát, điều này tạo ra áp lực lớn cho tình hình tiêu thụ trái thanh long, nhất là trong
tình hình khó khăn như hiện nay. +Giải pháp:
-Tham gia chuỗi sản xuất=>sản xuất theo hợp đồng đã kí kết trước
-Tìm hiểu về thị trường,mặt hàng
-xuất khẩu kiểu chính ngạch -Mở rộng thị trường Vd:Châu Âu ,Ấn Độ
-Nhà nước cần đầu tư công nghệ khoa học kĩ thuật cho nông dân
-Quảng bá hình ảnh mặt hàng đặc biệt là ở thị trường châu Âu
Vd: Giám đốc Công ty VIEC, Đại diện thương mại Xuất nhập khẩu Hà Lan và Việt
Nam cho biết, quả thanh long được coi là “siêu thực phẩm” ở châu Âu. Tại Hà Lan,
mua thanh long không dễ. Giá thanh long ở siêu thị vào khoảng 260.000 đồng/1 quả
400 g. Hà Lan được xem là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa nông sản vào châu Âu.
Ngoài Việt Nam, Hà Lan còn nhập khẩu thanh long từ Trung Quốc, Nam Phi,
Ecuador và một số thị trường khác. Để đưa được thanh long vào Hà Lan, sản phẩm
phải đạt chứng nhận GlobalGAP và khoảng 150 tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Nguyễn cho hay, để sản phẩm thanh long của Việt Nam vào được thị trường
Châu Âu, chúng ta cần quảng bá, xúc tiến thương mại hình ảnh thanh long hơn nữa,
bởi nhiều người châu Âu chưa biết mua tại đâu. Muốn nâng cao sức tiêu thụ, ngoài
thanh long tươi, cần có một số cách chế biến thanh long khác như sấy khô, chế biến
thành tinh bột, hoặc cấp đông hoàn toàn.