-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt bài giảng chương 6 - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 6. VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương này giúp sinh viên những nắm được quan điểm cơ bản chủ nghĩa
Mác – Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo; mối quan hệ dân tộc và tôn giáo và nội
dung chính sách dân tộc, tôn giảo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở đó
nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, tôn giáo đối với sự nghiệp cách
mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh viên rèn
luyện kỹ năng tư duy và năng lực vận dụng những nội dung trong bài học để phân
tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách khách quan, có cơ sở khoa
học. Giúp sinh viên thấy rõ tính khoa học trong tư tưởng và cách thức giải quyết
vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam;
từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ
trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
1. VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin và vấn đề của dân tộc
1.2 Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
2. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
2.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo
2.2 Tôn giáo ở VN và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay
3. QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
3.1 Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
3.2 Định hướng giải quyết mối quan hệ DT và TG ở Việt Nam hiện nay Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011), NXB Sự thật, Hà nội
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, NXB CTQG-ST, Hà nội
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị Quyết số 24 –NQ/TU, ngày
12/3/2003 của BCHTU khóa IX về công tác dân tộc, NXB CTQG, Hà nội. 1
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị Quyết số 25 –NQ/TU, ngày
12/3/2003 của BCHTU khóa IX về công tác tôn giáo, NXB CTQG, Hà nội.
5. Ban tuyên giáo Trung ương (2018), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, NXB CTQG, Hà nội.
6. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(khóa XIV), Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, Luật số 02/2016QH14, ngày18/11/2016.
7. Dương Xuân Ngọc (2017), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng
cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị, NXB CAND.
Nội dung chi tiết
A. VẤN ĐỀ DÂN TỘC & CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT 1. Khái niệm dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triển
lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao
gồm thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là
nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng người. Ở phương Tây, dân tộc
xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Ở một số nước phương Đông, do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước, dân tộc đã được hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác
lập trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín
muồi và trên cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đến một mức độ nhất định song
nhìn chung còn kém phát triển và ở một trạng thái phân tán.
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản dưới đây:
Nghĩa thứ nhất, (nghĩa hẹp) dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ
chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng (ngôn ngữ tộc
người), có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát
triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự
giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa này dân tộc là một bộ phận
của quốc gia, là dân tộc - tộc người. Ví dụ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
bao gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. 2
Nghĩa thứ hai, (nghĩa rộng) dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm
thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính
trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá
trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Theo nghĩa này dân tộc là dân cư của một quốc gia nhất định, là quốc gia -
dân tộc. Ví dụ, dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Lào Từ cách hiểu
như vậy ta thấy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và
thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tố hình thành dân tộc không tách rời
khỏi những nhân tố hình thành quốc gia, chúng bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển
2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V. I. Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan
trong sự phát triển của dân tộc
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành thành cộng
đồng dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức
dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để
thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu
tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp
bức, bóc lột của các nước thực dân đế quốc.
Ví dụ như cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam nhằm thoát khỏi sự áp bức
bóc lột của thực dân pháp 1945
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở
nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, công
nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu
xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trên
gặp nhiều khó khăn. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở bình đẳng
và tự nguyện bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận, thay vào đó là nhứng khối liên hiệp
với sự áp đặt, thống trị của chủ nghĩa đế quốc nhằm bóc lột, áp bức những nước 3
còn nghèo và lạc hậu. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, giai cấp
công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, tạo tiền đề cho tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đồng thời cũng mở ra quá trình hình thành và phát triển dân tộc xã
hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện khi có sự
cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ
dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời dân tộc xã
hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời từ kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng này diễn ra với những biểu hiện rất đa
dạng và phong phú Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa, xu hướng thứ
nhất thể hiện sự nỗ lực của từng quốc gia để đi tới sự tự chủ, phồn thịnh của dân
tộc mình, xu hướng thứ hai thể hiện ở chỗ các dân tộc trong cộng đồng quốc gia
xích lại gần nhau, hòa hợp với nhau ở mức độ ngày càng cao trong mọi lĩnh vực.
Ví dụ, sự hình thành Liên bang Xô Viết sau thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 (gồm 15 quốc gia cộng hòa hợp nhất). Ở các quốc gia
xã hội chủ nghĩa, hai xu hướng này tác động cùng chiều, bổ sung cho nhau và diễn
ra trong từng dân tộc và trong cả cộng đồng quốc gia. Xét trên phạm vi thế giới, xu
hướng thứ nhất thể hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân
tộc bị áp bức, hoặc là đấu tranh để thoát khỏi sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc.
Ví dụ, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ
XIX và kết quả là khoảng 100 quốc gia đã giành được độc lập. Xu hướng xích lại
gần nhau thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh
tế, về chính trị, văn hóa, quân sự... để hình thành các hình thức liên minh đa dạng,
như liên minh khu vực ASEAN, EU, NATO...
3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Vấn đề giai cấp và vần đề dân tộc luôn là những nội dung quan trọng có
nghĩa chiến lược trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi bàn về mối quan
hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, vấn
đề dân tộc là vấn đề bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và
chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trường
quan điểm của giai cấp công nhân và thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi
chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ thì sẽ xóa bỏ được tình trạng dân tộc này áp
bức, đô hộ dân tộc khác, Trong thời đại ngày nay cuộc đấu tranh giải phóng các 4
dân tộc bị áp bức, bảo vệ nền độc lập dân tộc không tách rời cuộc đấu tranh giải
phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.
Mặt khác, giai cấp công nhân muốn giải phóng mình phải đồng thời giải
phóng toàn xã hội, toàn dân tộc, phải "trở thành giai cấp dân tộc", chủ nghĩa yêu
nước chân chính thống nhất với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Trên cơ
sở kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai
cấp, cùng với sự nghiên cứu hai xu hướng khách quan trong quá trình phát triển
dân tộc, V.I.Lênin đã xây dựng nên “Cương lĩnh dân tộc”, đây cũng chính là những
nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Cương lĩnh dân tộc bao
gồm ba nội cung chính: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, Các dân tộc đều có nghĩa
vụ và quyền lợi ngang nhau trong quan hệ xã hội cũng như quan hệ quốc tế. Không
có đặc quyền, đặc lợi của dân tộc này đối với dân tộc khác. Trong một quốc gia
nhiều dân tộc sự bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...giữa
các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thể hiện sinh động trong thực
tế. Trên phạm vi quốc tế, bình đẳng dân tộc trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi trước
hết phải thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bức giai cấp khác để trên cơ sở đó xoá
bỏ tình trạng dân tộc này nô dịch dân tộc khác, tạo điều kiện để các dân tộc giúp đỡ
nhau phát triển trên con đường tiến bộ.
Chống những biểu hiện sai trái với quyền bình đẳng dân tộc.
Đó là: Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới; phấn đấu xây dựng một trật tự kinh tế thế
giới mới, chống áp bức bóc lột nặng nề của các nước tư bản phát triển với các nước
kém phát triển. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc và là mục tiêu
phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng. Nó là cơ sở để thực hiện
quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân
tộc. Các dân tộc được quyền tự quyết, thực chất đây là quyền làm chủ của một dân
tộc, tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc mình; là giải phóng các dân tộc bị áp
bức (thuộc địa và phụ thuộc) khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc
lập dân tộc và đưa đất nước tiến lên theo con đường tiến bộ xã hội. Quyền dân tộc
tự quyết trước hết là tự quyết về chính trị: quyền thành lập một quốc gia dân tộc
độc lập (quyền phân lập), quyền các dân tộc tự nguyện liên hợp lại thành một liên
bang trên cơ sở bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (quyền liên hiệp).
Khi xem xét và giải quyết quyền dân tộc tự quyết phải đứng vững trên lập
trường quan điểm của giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc 5
tiến bộ, phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức. Kiên
quyết đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và bọn phản
động quốc tế lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước cũng như giúp đỡ các thế lực phản động, thế lực dân tộc chủ nghĩa
đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới, của CNTB.
Quyền dân tộc tự quyết là một quyền cơ bản của dân tộc. Nó là cơ sở để xoá
bỏ sự hiềm khích, thù hằn giữa các dân tộc; đảm bảo sự tồn tại, phát triển độc lập
cho các dân tộc; phát huy tiềm năng của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân loại.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng sản, nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ
sức mạnh để giành thắng lợi. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc qui định mục
tiêu hướng tới, quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền
dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đồng thời nó là yếu tố sức mạnh đảm
bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình.
Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng
lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công
nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một
chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần
yêu nước mà trong thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội
dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân
tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
Tóm lại, cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng sản là một bộ phận trong cương
lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính
sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
A. TÔN GIÁO & NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT
1. Khái niệm tôn giáo và bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại
và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng nghìn năm 6
qua. Bất cứ tôn giáo nào, với hình thái đầy đủ của nó cũng đều bao gồm: ý thức tôn
giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi
thức tín ngưỡng của nó
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăng ghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người - của những lực
lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó
lực lượng ở trần thế đã mang hình thức của những lực lượng siêu trần thế” 1
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, ra đời và tồn tại trong một điều kiện lịch
sử nhất định, vì: Hệ tư tưởng và thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối
lập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng. Tôn giáo
đã giải thích không đúng bản chất các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, cũng
như nguyên nhân nỗi khổ của người lao động. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo
cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người. Tôn giáo có
vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm
đến con người. Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
Mác nói: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của
thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái không có tinh thần , tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân. Tuy nhiên, ở đây cũng cần phân biệt tín ngưỡng, tôn
giáo và mê tín dị đoan. Cơ sở của mọi tín ngưỡng và tôn giáo là niềm tin, sự
ngưỡng vọng của con người vào những cái siêu nhiên, cái thiêng liêng, đối lập với
cái trần tục bên ngoài mà con người có thể sờ mó, nắm bắt được. Tín ngưỡng mang
tính dân tộc, dân gian gắn với những sinh hoạt văn hoá dân gian và không có tổ
chức chặt chẽ. Tôn giáo ít mang tính dân gian, thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi
và các tổ chức giáo hội.
VD: Phật giáo, giáo lí thể hiện trong: Tam tạng kinh điển (Kinh tạng, Luật
tạng và Luận tạng). Một số giáo lí cơ bản: vô giả tạo, vô thường, vô ngã, tứ diệu
đế… Giáo luật: ngũ giới (giới sát, giới đạo, giới tà dâm, giới vọng ngữ, giới tửu), thập thiện….
Mê tín dị đoan: niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu
nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính,
phản văn hoá cuả một số người, có thể gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng này
thường gắn chặt là lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Vì thế,
cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
thì chúng ta cần loại bỏ dần mê tín dị đoan. 7
2. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH.
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong chủ nghĩa xã
hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo,
trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân về nhận thức: Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hôi,
trình độ dân trí chưa thật cao. Mặc dù khoa học đã phát triển mạnh, song nhiều
hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra đến nay khoa học chưa lý giải được. Ví dụ
như hiện tượng trường sinh học. Do vậy tâm lý sợ hãi, trông chờ, tin tưởng vào sức
mạnh siêu nhiên vẫn tồn tại trong ý thức của con người, kể cả nhân dân các nước
đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên nhân tâm lý Tôn giáo đã tồn tại từ rất lâu đời trong lịch sử loài
người, nó đã ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của nhiều người dân và trở thành
một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu. Hơn nữa tôn giáo là một hình
thái ý thức xã hội vô cùng bảo thủ vì thế nó luôn luôn biến đổi sau tồn tại xã hội,
thậm chí khoảng cách với tồn tại xã hội còn rất xa.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội Trong các nguyên tắc của tôn giáo có những
điểm còn phù hợp với CNXH đó là mặt giá trị, đạo đức, văn hoá của tôn giáo. Đáp
ứng được yêu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Ví dụ như tính hướng
thiện, bình đẳng, thương người của Phật giáo…; Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo
cũng có khả năng tự biến đổi, tự điều chỉnh để thích nghi theo xu hướng “đồng
hành cùng dân tộc”, “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc” …;
Nhà nước xã hội chủ nghĩa khẳng định: niềm tin tôn giáo chân chính không
đối lập với chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Vì thế, đã có những chính sách
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân; Cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn
ra dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn
giáo để phục vụ mưu đồ chính trị của mình; mặt khác nỗi lo sợ về chiến tranh,
bệnh tật, đói nghèo…cùng với những mối đe doạ khác cũng là điều kiện thuận lợi
để cho tôn giáo phát triển. - Nguyên nhân kinh tế
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội còn sự tồn tại của nhiều thành
phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường vì thế sự bất bình đẳng về kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, phân hoá giàu nghèo…vẫn là một thực tế. Hơn nữa con
người vẫn chịu sự tác động mạnh mẽ của cái ngẫu nhiên làm cho một bộ phận nhân
dân vẫn có tâm lý cầu mong sự che trở của thần linh. Đời sống vật chất, tinh thần 8
của nhân dân chưa cao, con người chịu nhiều tác động của yếu tố ngẫu nhiên, may
rủi…dẫn đến tâm lý thụ động, nhờ cậy, mong chờ vào những lực lượng siêu nhiên.
- Nguyên nhân về văn hoá
Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó nhu
cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định trong giáo dục ý thức cộng đồng, văn
hóa, lối sống…Do đó, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức tôn giáo là cần thiết.
Đó là những nguyên nhân cơ bản khiến tôn giáo vẫn còn tồn tại trong tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cùng với quá trình đó, tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với
những biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
3. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì giải quyết vấn đề tôn giáo
mang ý nghĩa giải phóng con người vì tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của con người,
giải quyết tôn giáo là vì hạnh phúc thực sự của con người. Tín ngưỡng, tôn giáo là
một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, vì vậy giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ
nghĩa xã hội cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác, phải có những quan
điểm chỉ đạo đúng đắn.
Thứ nhất, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống
xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là yêu cầu
khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, giữa chủ nghĩa duy
vật Mác xít và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân
sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân lao động. Do đó, phải
khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, giải quyết vấn đề này phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Đó là lập trường
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, điều cơ
bản để giải phóng quần chúng lao động khỏi ảnh hưởng của tôn giáo là đấu tranh
xoá bỏ nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo, phải làm cho chủ nghĩa Mác -
Lênin thật sự trở thành thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh
phúc của nhân dân lao động là nhu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo không tách rời cuộc đấu tranh
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đấu tranh cho chủ nghĩa
xã hội thông qua quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. 9
Thứ hai, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng
của công dân. Một khi tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần
chúng nhân dân, thì chính sách nhất quán của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi
công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật,
đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của
tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu
nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân. Đó là
sự thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN, thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước XHCN đến nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân đối với tín ngưỡng tôn giáo.
Thứ ba, thực hiện đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo,
đoàn kết các tôn giáo hợp pháp chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn
giáo. Thông qua quá trình này, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước,
nâng cao mức sống và trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động,
có tín ngưỡng tôn giáo sẽ dần dần đến với XHCN. Những người lao động sẽ quan
tâm việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế gian có ý nghĩa thiết thực
hơn những cuộc tranh luận suông về việc có hay không có "cõi cực lạc", "niết
bàn", "thiên đường". v.v...
Thứ tư, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện ở sự tín ngưỡng trong tôn giáo, khắc phục mặt
này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng CNXH,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng. Mặt chính trị
thể hiện ở sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống
lại công cuộc xây dựng CNXH của những phần tử phản động, đội lốt tôn giáo. Đấu
tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường
xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và hành
động của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng
của nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới.
Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những
thời điểm lịch sử khác nhau, vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã
hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về
các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan
điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo% 10 11