Tóm tắt kiến thức - thuyết trình ý thức xã hội| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. TỒN TẠI XÃ HỘI 1, Khái niệm
● Tồn tại xã hội để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện
sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những
điều kiện lịch sử xác định
- Trong những quan hệ xã hội vật chất thì quan hệ giữa
người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người là 2 quan hệ cơ bản
❖ Hoạt động sống của con người trong sản xuất và tiêu
dùng của cải vật chất
- Hoạt động sản xuất: tư liệu sinh hoạt, sản xuất vật chất
trong đó sản xuất vật chất là quan trọng nhất
- Tái sinh không ngừng mở rộng các quan hệ vật chất của
con người: duy trì nòi giống, con người với tự nhiên (lực
lượng sản xuất) ( kinh tế vật chất)
- Điều kiện sinh hoạt vật chất khách quan: quy định sự tồn
tại và phát triển của con người, cộng đồng người.
2, các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có
● Phương thức sản xuất
● Yếu tố tự nhiên,
● Yếu tố dân cư,
● Các yếu tố này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện
chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và
phát triển của xã hội trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất
a. Phương thức sản xuất vật chất
● là cách con người làm ra của cải vật chất trong những giai
đoạn nhất định của lịch sử Ví dụ:
b. Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
● Bao gồm các điều kiện khí hậu, đất đai sông hồ, tạo nên đặc
điểm riêng của không gian sinh tồn của cộng động xã hội Ví dụ:
Café Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những loại
café ngon nhất thế giới, được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên do
vùng tây nguyên có đất đỏ bazan, một loại đất tơi xốp hấp thụ tốt chất dinh dưỡng
c. Các yếu tố dân cư
● Bao gồm cách thức tổ chức dân cư, tính chất dân cư, tính
chất lưu dân cư, mô hình dân cư, dân số và mật độ dân số Ví dụ:
trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều sông ngòi của việt
nam hình thành nên phương thức canh tác lúa nước từ hàng
nghìn năm qua, để tiến hành được phương thức này người Việt
Nam phải co cụm tổ chức thành dân cư làng xã để phương
thức này có tính ổn định bền vững
● Phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất quy định
trình độ phát triển của tồn tại xã hội. Trình độ của
phương thức sản xuất ra sao sẽ quyết định sự tác
động của con người đến môi trường tự nhiên và quy
mô phát triển dân số. Chúng có mối quan hệ quy định
và chi phối lẫn nhau , tạo nên sự biến đổi trong lĩnh
vực hoạt động sinh hoạt vật chất khách quan của mỗi cộng đồng xã hội
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
Theo quan điểm thế giới quan duy vật: Tồn tại xã hội có trước, nó sinh
ra và quyết định ý thức xã hội. Cụ thể là:
- Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội đấy (Người ta không
thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm
nó trong chính tồn tại xã hội)
- Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản thì ý thức xã hội cũng
phải thay đổi theo (Nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi)
2. Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội lên
tồn tại xã hội. a.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội do sức ỳ của
một số nhân tố như: thói quen, truyền thống, tập quán, …
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa. Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại
được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước
b. Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội
- Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan
của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội
- Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác các quy luật khách
quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội B. Ý thức xã hội 1. Khái niệm
- Ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tốn tại xã hội của
mình và về thực hiện xung quanh mình.
- Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống và xã hội, là bộ
phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội.
VD: Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân
đạo nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với
truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam
có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỷ, nhất là
phong kiến là tư tưởng Nho giáo.
2. Kết cấu của ý thức xã hội
- Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội:
Trong hệ tư tưởng xã hội, quan trọng nhất là các quan điểm, các học
thuyết và các tư tưởng.
Trong tâm lý xã hội có tình cảm, tâm trạng, truyền thống,… nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định.
V.I Lênin đã viết: “Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác”.
2.1. Theo trình độ phản ánh
a. Ý thức xã hội thông thường và Ý thức lý luận:
- Ý thức xã hội thông thường
· Khái niệm: Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày
là những tri thức, những quan điểm của con người hình thành
một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hàng ngày
nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái quát hóa. · Đặc điểm:
¨ Phản ánh sinh động, trực tiếp các mặt khác nhau của cuộc
sống hàng ngày của con người.
¨ Ý thức xã hội thông thường tuy ở trình độ thấp hơn ý thức lý
luận nhưng lại phong phú hơn. Những tri thức kinh nghiệm
phong phú của ý thức thông thường chính là chất liệu, là cơ
sở và tiền đề cho sự hình thành ý thức lý luận.
· VD: “ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” - Ý thức lý luận:
· Khái niệm: Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư
tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và
khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái
niệm, phạm trù và các quy luật. · Đặc điểm:
¨ Phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chính xác, bao quát.
¨ Có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực.
2.2. Theo trình độ, phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội a. Tâm lý xã hội:
· Khái niệm: Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức
cá nhân. Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm
trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước
muốn, … của một hay nhiều người, một bộ phận xã hội hay của
toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống
hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó. · Đặc điểm:
¨ Phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiện sinh
hoạt hằng ngày của con người => chỉ ghi lại những gì dễ
thấy, những gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội.
¨ Chưa đủ khả năng vạch ra những mối liên hệ khách quan,
bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá trình xã hội.
¨ Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý
luận, còn yếu tố trí tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm
· VD: Khi chơi sổ xố, người chơi thường cảm tưởng rằng sẽ có
cơ hội thắng cao hơn nếu mua càng nhiều vé số. b. Hệ tư tưởng:
· Khái niệm: Là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là
sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội. · Đặc điểm:
¨ Có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội.
¨ Là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm
xã hội để hình thành nên những quan điểm, nhưng tư tưởng
về chính trị, pháp luật,…
· Phân loại giữa hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học:
¨ Nếu hệ tư tưởng không khoa học phản ánh các quan hệ vật
chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc thì ngược lại, hệ
tư tưởng khoa học phản ánh các quan hệ, các quá trình và
hiện tượng xã hội một cách khác quan, chính xác.
¨ Trong lịch sử nhân loại đã đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa
học và hệ tư tưởng không khoa học. Cả hai loại hệ tư tưởng
này đếu có ảnh hưởng đối với sự phát triển của khoa học.
Chẳng hạn, hệ tư tưởng không khoa học, nhất là triết học, đã
từng kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên suốt hàng
chục thế kỷ thời Trung cổ ở châu Âu.
c. Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
¨ Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thuộc hai trình độ khác
nhau của ý thức xã hội nhưng chúng có mối liên hệ qua lại
và tác động qua lại lẫn nhau.
¨ Tâm lý xã hội có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và
sự tiếp nhận một hệ tư tưởng nào đó, có thể giảm bớt sự xơ
cứng hoặc công thức cứng nhắc của hệ tư tưởng.
¨ Hệ tư tưởng khoa học có thể bổ sung, làm gia tăng hàm
lượng trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp phần thúc đẩy tâm lý xã
hội phát triển theo chiều hướng tích cực.
3. Tính giai cấp của ý thức xã hội
- Trong những xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có điều kiện
vật chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội
của các giai cấp đó cũng khác nhau.
- Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở:
v Tâm lý xã hội: Ở trình độ tâm lý xã hội, mỗi giai cấp xã hội
đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen, thiện cảm hay ác cảm. v Hệ tư tưởng:
Ø Tính giai cấp thể hiện rõ rệt hơn trình độ tâm lý xã hội nhiều.
Ø Ở trình độ hệ tư tưởng, sự đối lập giữa các hệ tư tưởng
của những giai cấp khác nhau thường không dung hòa
nhau => Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị.
VD: Nếu hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột thống trị ra sức bảo
vệ địa vị của giai cấp đó, thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, bị
bóc lột thể hiện nguyện vọng và lợi ích của quần chúng lao
động chống lại xã hội người bóc lột người, xây dựng một xã hội
công bằng không có áp bức, bóc lột.
4. Các hình thái ý thức xã hội
-Các hình thái ý thức xã hội thể hiện các phương thức nắm bắt khác
nhau về mặt tinh thần đối với hiện thực xã hội.
Các hình thái ý thức xã hội gồm có:
4.1. Ý thức chính trị (trong những xã hội có giai cấp và nhà nước)
- Hình thái ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội
bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các
dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
- Hình thái ý thức chính trị thể hiện trực tiếp và rõ nhất lợi ích giai cấp.
4.2. Ý thức pháp quyền
- Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị: cũng
phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật.
- Trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp quyền là toàn bộ những tư
tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật,
về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, về tính hợp pháp và
không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.
- Ý thức pháp quyền xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội
theo ý chí của giai cấp cầm quyền.
4.3. Ý thức đạo đức
- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu,
lương tâm, trách nhiệm, …. Và về những quy tắc đánh giá, những
chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách cư xử giữa các cá nhân với
nhau và giữa các cá nhân với xã hội
- Sự phát triển của hình thái đạo đức không tách rời sự phát triển của xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người.
4.4. Ý thức nghệ thuật/Ý thức thẩm mỹ
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ hình thành rất sớm, từ trước khi
xã hội có phân chia giai cấp, cùng với sự ra đòi của các hình thái nghệ thuật.
- Giống với các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ phản ánh
tồn tại xã hội. Tuy nhiên, nếu khoa học và triết học phản ánh thế giới
bằng khái niệm, phạm trù, quy luật thì nghệ thuật phản ánh thế giới
bằng hình tượng nghệ thuật.
- Trong xã hội có phân chia giai cấp thì nghệ thuật mang tính giai cấp và
chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị, các quan hệ kinh tế. 4.5. Ý thức tôn giáo
- Là một hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới chủ quan của con người
- Tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội gồm có tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.
4.6. Ý thức lý luận/Ý thức khoa học
- Ý thức khoa học là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội: khoa học
phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống khái niệm và phạm trù.
- Ý thức khoa học là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng
logic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối
tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
4.7. Ý thức triết học
- Là hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội.
- Thế giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan. Trong
thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học chân chính nhất chính là thế
giới quan triết học duy vật biện chứng.
C. Về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra
và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực XH thì quan hệ này được biểu hiện
là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó
được thể hiện cụ thể là:
- Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta
không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà
phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại xã hội để
lý giải cho ý thức xã hội.
- Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương
thức SX đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo
2. Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã
hội lên tồn tại xã hội:
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là vì:
+ Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao (tâm lý XH, tôn giáo…)
+ Do có những lực lượng XH luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu
(nhằm cai trị ND, nô dịch ND…).
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội do tính năng động
của ý thức. (Ví dụ: tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước
sự phát triển của tồn tại xã hội; dự báo được quy luật và có tác
dụng tổ chức, hướng hoạt động thực tiễn của con người vào mục đích nhất định)
- Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội có thể làm cho
nó có một trình độ phát triển cao hơn so với tồn tại xã hội
- Sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra những
quy luật đặc thù, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội, làm cho
nó không hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại xã hội.
- Do có tính độc lập tương đối nên ý thức xã hội có thể tác
động trở lại tồn tại xã hội theo 2 xu hướng:
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan
của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã
hội. Vai trò này thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng.
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tạc các quy luật khách
quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại
xã hội. => Cho nên phải thường xuyên đấu tranh để phổ biến tri
thức khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân dân,
đồng thời để đấu tranh để loại bỏ những tàn dư của văn hóa, tư
tưởng cũ, phản động ra khỏi quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân).