Tóm tắt nội dung về văn hóa quốc gia Thụy Sĩ | Tài liệu môn cơ sở văn hóa trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
I. Giới thiệu chung về quốc gia Thụy Sĩ. Thụy Sĩ (Switzerland) tên chính thức là Liên Bang Thụy Sĩ, là một nước nằm ở Châu Âu và cũng là một liên bang bao gồm 26 bang. Thủ đô: có tên là Bern nhưng điều này hoàn toàn không chính xác. - Diện tích: 41.285 km . 2- Dân số: 8,689 triệu người (năm 2021).- Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã (42%), Tin lành (35%), Đạo Hồi (4%). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÓM TẮT NỘI DUNG VỀ VĂN HÓA QUỐC GIA THỤY SĨ
*****NHÓM – 4 – NEWUNIVERS*****
I. Giới thiệu chung về quốc gia Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ (Switzerland) tên chính thức là Liên Bang Thụy Sĩ, là một nước nằm ở
Châu Âu và cũng là một liên bang bao gồm 26 bang.
- Thủ đô: có tên là Bern nhưng điều
này hoàn toàn không chính xác. - Diện tích: 41.285 km2.
- Dân số: 8,689 triệu người (năm 2021).
- Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã
(42%), Tin lành (35%), Đạo Hồi (4%).
II. Văn hóa quốc gia Thụy Sĩ
1. Văn hóa giao tiếp đời thường:
Người Thụy Sĩ được coi là rất lịch sự, không gò bó và hạn chế tối đa động
chạm trực tiếp với nhau.
- Về ngôn ngữ: Thụy Sĩ là một quốc gia đa ngôn ngữ với 4 ngôn ngữ chính
bao gồm: Tiếng Đức, Pháp, Ý và Romansh. Tuy nhiên, các ngôn ngữ ấy
phân phố không đồng đều trên cả nước.
- Về phi ngôn ngữ:
Bắt tay: người Thụy Sĩ thường sử dụng cái bắt tay để chào hỏi khi gặp mặt nhau.
Hôn má: họ còn thể hiện sự chào hỏi của mình bằng cái hôn má khi gặp
những bạn bè thân thiết và quen thuộc.
- Các lưu ý khi giao tiếp với người Thụy Sĩ:
Người Thụy Sĩ giải trí bằng cách trò chuyện với bạn bè, đọc sách, và đi
dạo, đặc biệt là chơi thể thao. Vì vậy mà bạn nên lựa chọn các chủ đề về
sách, thể thao để bàn luận khi gặp họ.
Chủ động hỏi thăm về sức khỏe sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt cho người Thụy Sĩ.
Xưng tên họ rất được coi trọng ở Thụy Sĩ.
Khi giao tiếp cố gắng tranh vỗ tay hay vòng tay, khoác vai hoặc ôm họ
vì họ không thích gò bó và hạn chế đụng chạm trực tiếp.
Không nên chống tay ngang hông khi giao tiếp vì đó là hành động được coi là thách thức họ.
Hạn chế khoanh tay trước ngực vì đó là hành động được xem là cự tuyệt ở Thụy Sĩ
Dang rộng tay và cử động mạnh thì càng không nên vì đó sẽ làm cho
người Thụy Sĩ cảm thấy bị đe dọa hoặc đang lố bịch.
Không nên hỏi những câu hỏi về bản thân và cuộc sống riêng của họ
quá nhiều vì đó là điều được xem là “ cấm kỵ” ở đất nước Thụy Sĩ.
Kinh nghiệm rút ra khi giao tiếp: Luôn thận trọng trong việc cử động cở thể
khi giao tiếp với người Thụy Sĩ. Hãy luôn giữ khoảng cách nhất định và lựa
chọn những chủ đề giao tiếp không liên quan đến vấn đề gia đinh và cá nhân của họ.
2. Văn hóa màu sắc - trang phục truyền thống:
Màu sắc yêu thích ở quốc gia này là màu đỏ.
Trang phục truyền thống của của Thụy Sĩ bị ảnh hưởng nhiều nền văn hóa
khác nhau những vẫn giữ được nét riêng.
Những trang phục này chỉ được mặt trong các dịp lễ hội.
Màu sắc tùy thuộc vào từng khu vực sẽ có những màu sắc khác nhau.
- Trang phục của nữ:
Họ mang theo một váy dài
vừa với ngực và được làm
bằng các loại vải thanh lịch
như satin. Nó được thêu bằng
những bông hoa nhỏ và được
trang trí bằng những ống khóa và các yếu tố khác.
- Trang phục của nam:
Bao gồm quần đen với một áo sơ mi
trắng với các nút bắt mắt. Bên trên là
một chiếc áo khoác hở và cũng có
một đôi giày đen bóng. Các yếu tố
khác như là thắt lưng thêu với những
bông hoa nhỏ và đồ trang trí khác.
3. Văn hóa ăn uống:
Về lĩnh vực ăn uống thì Thụy Sĩ cũng có những quy tắt riêng trong việc ăn uống thường ngày:
- Về dụng cụ ăn uống: nĩa và dao
- Về thời gian: người Thụy Sĩ rất coi trọng thời gian trong các công việc và
trong ăn uống cũng không ngoại lệ.
- Về cách thức ăn uống:
Bắt đầu bữa ăn: hãy chờ đợi mọi người được phục vụ đầy đủ rồi hãy bắt
đầu ăn. Tất cả các bữa ăn đều được bắt đầu bằng từ “bon appetit” có nghĩa là chúc ngon miệng.
Trong bữa ăn: hãy luôn giữ cổ tay trên bàn, không chống khuỷu tay của
bạn lên bàn ăn. Ăn uống một cách nhẹ nhàng và hãy thường xuyên nói
“please” và “ thank you”.
Sau bữa ăn: hãy đặt nĩa và dao song song với nhau. Nếu bạn không làm
điều này nhân viên sẽ tự động lấy thêm đồ ăn cho bạn. Hãy ăn hết thức
ăn mà bạn gọi vì người Thụy Sĩ không thích sự lãng phí.
Kinh nghiệm rút ra: hãy luôn cố gắng đúng hẹn cho một buổi tiệc hoặc một
buổi ăn nào đó ở Thụy Sĩ. Cẩn trọng trong các hành động ở khuỷu tay và tay
trong quá trinh ăn uống. Đặc biệt là hãy nên mời người Thụy Sĩ ăn trưa hoặc
uống cafe vào sáng sớm, điều này có thể giúp bạn tạo nên nhiều ấn tượng trog mắt của họ.