Tổng hợp tóm tắt nội dung Ôn tập môn kinh tế học đại cương | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Phần 1: Lý thuyết: Câu 1: Nguồn lực của hoạt động kinh tế (vốn, lao động, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên). Liên hệ với Việt Nam. Đầu vào hay còn gọi là các yếu tố của sản xuất, hay là các nguồn lực kinh tế bao gồm: Nhân lực: -Là năng lực của con người được sử dụng trong quá trình sản xuất, được đo bằng thời gian làm việc của người lao động.-Chất lượng: sức khỏe, trình độ, ý thức, kỉ luật, tác phong,…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ÔN TẬP MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG Phần 1: Lý thuyết:
Câu 1: Nguồn lực của hoạt động kinh tế (vốn, lao động, khoa học
công nghệ, tài nguyên thiên nhiên). Liên hệ với Việt Nam.
Đầu vào hay còn gọi là các yếu tố của sản xuất, hay là các nguồn lực kinh tế bao gồm: Nhân lực:
-Là năng lực của con người được sử dụng trong quá trình sản xuất, được
đo bằng thời gian làm việc của người lao động.
-Chất lượng: sức khỏe, trình độ, ý thức, kỉ luật, tác phong,…
-Vai trò: là nguồn lực quyết định hoạt động kinh tế không thể thiếu
trong quá trình sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên:
-Là những thứ có sẵn trong tự nhiên
-Số lượng: ngày càng giảm
-Quý và hiếm, cần được sử dụng tiết kiệm, bảo vệ và tái tạo. Vốn:
-Là những phương tiện vật chất và tài chính cần có cho hoạt động kinh tế.
+Vốn hiện vật: toàn bộ những phương tiện vật chất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
+Vốn tài chính: tiền và các giấy tờ có giá trị (cổ phiếu, trái phiếu,…)
-Vốn là kết quả hoạt động của hệ thống kinh tế, cần được sử dụng có hiệu quả.
Kỹ thuật và công nghệ:
-Là hệ thống những phương pháp và cách thức sản xuất, những quy tắc
về sự kết hợp các yếu tố đầu vào để chế tạo ra sản phẩm.
-Vai trò: trực tiếp quyết định cách thức tiến hành sản xuất, quyết định
năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế.
Liên hệ với Việt Nam: Vốn:
-Vốn hiện vật: cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị của Việt Nam có chất lượng kém.
-Vốn tài chính: phần lớn là vay nước ngoài gánh nặng nợ nần Nhân lực:
-Nguồn nhân lực dồi dào, tăng nhanh hàng năm. Sự gia tăng dân số quá
nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
-Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam-nữ khá cân bằng. Điều đó gây nên
những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên
lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí họ sẽ
trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.
-Cơ cấu nguồn nhân lực phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các ngành kt và giữa các thành
phần kinh tế. Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn
cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài
nguyên hiện có ở mỗi vùng.
-Nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, kĩ thuật, chuyên môn còn thấp, bố
trí k đều, sức khỏe chưa đáp ứng yêu cầu của kt thị trg.
-Nguồn nhân lực có tỉ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở khu vực thành thị
và tỷ lệ sd thời gian lao động ở khu vực nông thôn không cao.
-Nguồn nhân lực có năng suất lđ và thu nhập thấp. Tài nguyên thiên nhiên:
Phong phú, đa dạng, bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Thực trạng khai
thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển
chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc
xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi
đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra
nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của
Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
Câu 2: Chi phí cơ hội, đường giới hạn khả năng sản xuất.
Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị của phương án tốt nhất bị
bỏ qua hay hi sinh để thực hiện quyết định đó.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Khi muốn có thêm những đơn vị bằng
nhau về một mặt hàng, doanh nghiệp phải hi sinh ngày càng nhiều số
lượng một mặt hàng khác.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường biểu diễn một tập
hợp các điểm cho biết mức sản lượng tối đa có thể thu được từ nguồn
lực hiện có tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
-Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm hiệu quả. Bởi tại
những điểm đó, xã hội đã sử dụng hết nguồn lực, muốn tăng thêm sản
lượng của một mặt hàng thì phải giảm sản lượng mặt hàng khác.
-Những điểm nằm trong (dưới) đường PPF là những điểm không hiệu
quả vì xã hội bỏ phí nguồn lực. Tăng thêm sản lượng của một mặt hàng
mà không đòi hỏi cắt bớt sản lượng của mặt hàng khác.
-Những điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không thể đạt được
với nguồn lực và kỹ thuật đã cho. Muốn đạt được những điểm đó đòi hỏi
phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với số có sẵn của nền kinh tế. *Chú ý:
-Đường giới hạn khả năng sản xuất có thể tịnh tiến ra ngoài hoặc vào
trong khi có sự thay đổi nguồn lực hoặc thay đổi về kỹ thuật.
-Đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng đường cong lồi do tác động
của quy luật lợi suất giảm dần. Quy luật này chỉ ra rằng: sản lượng đầu
ra có thêm có xu hướng giảm đi khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị
bằng nhau của một yếu tố đầu vào kết hợp với điều kiện các yếu tố đầu vào khác không thay đổi.
Câu 3: 3 vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Sản xuất cho ai?
Chính vì sự khan hiếm nguồn lực trong khi nhu cầu của xã hội dường
như vô hạn mà mọi thời đại, mọi quốc gia đều phải xác định và giải
quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. Do đó, sự lựa chọn kinh tế là cần thiết vì
các nguồn lực là khan hiếm, chúng không thể được sử dụng tùy ý, lãng
phí. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế
nói chung cần phải xác định rõ và giải quyết được ba vấn đề cơ bản của
kinh tế, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì?
Trả lời câu hỏi này tức là phải xác định được các nội dung: sản xuất ra
sản phẩm gì? Hàng hóa hay dịch vụ gì? Sản xuất với số lượng bao
nhiêu? Sản xuất vào thời điểm nào, cho hiện tại hay cho tương lai?
Trả lời câu hỏi “sản xuất cái gì?” thực chất là để xác định cách thức phân
phối các nguồn lực vào các mục tiêu khác nhau một cách tốt nhất.
Sản xuất như thế nào?
Để giải quyết vấn đề này cần xác định được các vấn đề sau: hoạt động
sản xuất do chủ thể nào tiến hành? Sản xuất bởi những tài nguyên nào?
sản xuất bởi công nghệ gì? (công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất,
cách thức tổ chức quản lý sản xuất ra sao?)
Tóm lại trả lời câu hỏi “sản xuất như thế nào?” nhằm xác định cách thức
để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất theo nguyên tắc
chung: tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Sản xuất cho ai?
Tức là phải xác định sản phẩm sản xuất ra được phân phối như thế nào?
ai sẽ được hưởng, được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ đó? Xác định
cách thức phân phối sản phẩm: phân phối bình quân hay chênh lệch,
bằng hiện vật hay giá trị?
Kết luận: Quá trình phát triển kinh tế của mỗi đất nước, mỗi doanh
nghiệp chính là quá trình xác định và giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản nói trên.
Câu 4: Cầu, cung và cân bằng trên thị trường hàng hóa, dịch vụ
(khái niệm, nêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng). Cầu:
Khái niệm: Cầu biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi).
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
-Giá hàng hóa nghiên cứu: có quan hệ nghịch với cầu hàng hóa. Giá tăng
thì cầu giảm và ngược lại.
-Thu nhập của người tiêu dùng:
+Hàng hóa thông thường (hàng cao cấp và hàng thiết yếu): thu nhập
tăng cầu tăng và ngược lại
+Hàng hóa thứ cấp: thu nhập tăng thì cầu giảm và ngược lại
-Sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng: có quan hệ thuận chiều với cầu hàng hóa -Giá hàng hóa liên quan:
+Hàng hóa thay thế: x và y là 2 hàng hóa thay thế nhau. Giá của x tăng
thì cầu của y tăng và ngược lại.
+Hàng hóa bổ trợ: x và y là 2 hàng hóa bổ trợ. Giá x tăng thì cầu của y giảm và ngược lại.
-Sự kỳ vọng của người tiêu dùng: Nếu giá của hàng hóa trong tương lai
được dự đoán là tăng thì cầu hiện tại sẽ tăng và ngược lại.
-Số lượng người tiêu dùng tham gia thị trường có quan hệ thuận với cầu
hàng hóa. Quy mô thị trường mua càng lớn thì cầu càng nhiều và ngược lại. Cung:
Khái niệm: Cung biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà
người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi).
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
-Giá hàng hóa nghiên cứu: có quan hệ thuận với cung hàng hóa. Giá
tăng thì cung tăng và ngược lại. Vì khi giá tăng (các yếu tố khác không
đổi) thì doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Công nghệ: công nghệ sx phát triển chi phí lđ giảm, năng suất tăng
cung tăng và ngược lại.
-Chi phí sản xuất: Nếu chi phí sản xuất (giá của các yếu tố đầu vào)
giảm với điều kiện giá đầu ra và các yếu tố khác không đổi thì các nhà
sản xuất có xu hướng cung ứng nhiều lên và ngược lại.
-Các kỳ vọng: Sự dự đoán của nhà sản xuất về sự thay đổi trong tương
lai về giá bán của hàng hóa, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách
thuế…đều có ảnh hưởng đến cung hiện tại của hàng hóa, dịch vụ. Nếu
một yếu tố có lợi cho việc cung ứng được dự đoán thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
-Sự điều tiết của chính phủ:
+Dạng nâng đỡ: trợ cấp giá cả, giảm thuế, hỗ trợ đào tạo lao động,… Cung tăng
+Dạng hạn chế: tăng thuế, quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động, hạn chế ô nhiễm,… Cung giảm
-Số lượng người bán trên thị trường: quy mô thị trường bán và cung có quan hệ thuận chiều.
Cân bằng trên thị trường hàng hóa, dịch vụ:
-Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu tại mức giá nhất định.
-Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung hàng hóa bằng lượng cầu
hàng hóa và lượng cung bằng lượng cầu đó là lượng cân bằng.
-Xu hướng chung của thị trường là tiến tới giá cân bằng. Tuy nhiên giá
cân bằng không cố định mà nó sẽ thay đổi khi có dịch chuyển đường
cung hoặc đường cầu hoặc cả hai.
Câu 5: Khái niệm chi phí của doanh nghiệp: chi phí kinh tế, chi phí
kế toán và các thước đo chi phí khác: chi phí biên, chi phí bình
quân, chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Chi phí kinh tế là toàn bộ các khoản chi phí hay phí tổn mà doanh
nghiệp đã phải chi tri hay chấp nhận để sản xuất và tiêu thụ một khối
lượng hàng hóa nhất định.
Chi phí kế toán là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra và
được phản ánh trong sổ sách kế toán.
Chi phí biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
Chi phí bình quân là chi phí tính cho một đơn vị sản lượng.
Chi phí biến đổi là chi phí phụ thuộc vào sản lượng.
Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào sản lượng.
Câu 6: Tổng cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.
Tổng cầu là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong
nền kinh tế sẽ sử dụng ứng với mức giá cả và thu nhập nhất định. Các
tác nhân bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp. chính phủ, nước ngoài).
Yếu tố liên quan trực tiếp đến tổng cầu là sức mua, khả năng thanh toán,
khả năng chi tiêu. Do đó có 4 yếu tố tác động trực tiếp đến tổng cầu (AD):
Chi tiêu của hộ gia đình C:
-Là toàn bộ các khoản chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của hộ
gia đình, gồm phần tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu
cho hàng hóa thiết yếu) và phần tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập.
-C phụ thuộc vào thu nhập, của cải hay tài sản và những yếu tố tâm lý,
tập quán sinh hoạt của xã hội.
+Khi thu nhập khả dụng của các hộ gia đình (Yd) tăng lên, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn.
+Xu hướng tiêu dùng biên (MPC) biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng
của tiêu dùng với sự gia tăng của thu nhập khả dụng. Khi Yd tăng 1đv
thì C tăng bao nhiêu đv và ngược lại.
Như vậy, suy cho cùng thì AD phụ thuộc vào tổng thu nhập Y.
Chi tiêu của Chính phủ G:
-Gồm các khoản mục chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ (trả lương cho
công chức, chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng,…); các khoản
chuyển nhượng (trợ cấp hưu trí, trợ cấp thất nghiệp,…)
-G phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách, thuế và các khoản lệ phí Chi cho đầu tư I:
-Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp bao
gồm mua sắm, xây dựng mới nhà xưởng, máy móc; khấu hao tài sản cố
định và chênh lệch hàng tồn kho.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến I:
+Chi phí đầu tư: lãi suất, tiền vay, thuế, lợi tức
+Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp hay triển vọng của nền kinh tế. Mức giá chung P:
-Là số đo mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra trong nền kinh tế so với giá của chúng tại một thời điểm cố định trong quá khứ.
-Khi P tăng thì AD giảm và ngược lại P giảm thì AD tăng. Mức cung tiền MS:
-Là tổng phương tiện thanh toán trong xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu
giao dịch, chi trả và dự trữ của doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân.
-MS tăng khả năng cho vay tăng I tăng AD tăng và ngược lại.
Cán cân thương mại Nx=Ex-Im:
-Xuất khẩu là trường hợp hàng hóa và dịch vụ được tạo ra ở trong nước nhưng bán ra nước ngoài.
-Nhập khẩu là trường hợp hàng hóa và dịch vụ được tạo ra ở nước ngoài
nhưng được mua về trong nước sử dụng.
-Xuất khẩu ròng là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
Đây là đại lượng thể hiện trạng thái của cán cân thương mại Nx.
Câu 7: Tổng cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung.
Tổng cung chỉ tổng lượng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà các doanh
nghiệp trong nền kinh tế sẵn sàng sản xuất và bán ra với giá cả và chi
phí cho trước trong một thời kì nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung: -Mức giá chung P -Lao động -Vốn -Tài nguyên thiên nhiên -Khoa học công nghệ -Kỳ vọng về mức giá
Câu 8: Mô hình tổng cầu, sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
Khái niệm: Tổng cầu là mức sản lượng của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá
cả và thu nhập nhất định. Kí hiệu tổng cầu: AD AD = C+I+G+ (EX – IM) Trong đó;
C: chi tiêu của hộ gia đình.
G: chi tiêu của chính phủ.
NX= Ex- Im là xuất khẩu ròng. I: đầu tư tư nhân
Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản
Hàm tổng cầu đơn giản AD= C+I hay AD= +MPC.Y+
Sản lượng cần xác định (Y) là mức sản lượng cân bằng, sản lượng sản
xuất ra đúng bằng sản lượng mà các hộ gia đình cần để tiêu dung, và các
hãng cần để đầu tư, nên Y=AD; Y= + MPC.Y+
Y= 1/(1-MPC)*( +) trong đó ; 1/(1-MPC)= 1/ MPS= m được gọi là số nhân chi tiêu
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là AD=AS= Y( Tổng cầu= tổng cung=sản lượng)
Câu 9: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của thất nghiệp.
Khái niệm: Thất nghiệp là khái niệm đùn để chỉ những người trong đội
tuổi lao động, có khả năng và có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm. Nguyên nhân:
• Theo trường phái cổ điểm: Trong nền kinh tế giá cả và tiền công là
hết sức linh hoạt Thị trường lao động luôn ở thế cần bằng và chỉ có thất nghiệp tự nguyện
Lương cao hơn mức lương cân bằng:
- Luật tiền lương tối thiểu - Công đoàn
- Lý thuyết tiền lương hiệu quả
• Lý thuyết tiền công cứng nhắc- quan điểm của Keynes
- Thất nghiệp do sụt giảm tổng cầu
- Thị trường có hai loại là thất nghiệp tự nguyện và không tự
nguyện. Trong đó thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp do suy
giảm tổng cầu, với mức tiền lương cứng nhắc không được điều chỉnh sẽ
làm cho bộ phận người lao động bị thất nghiệp • Nguyên nhân tiền:
- Luật tiền lương tối thiểu - Công đoàn
Tác động của thất nghiệp: a) Tác động tiêu cực
+ Đối với nền kinh tế: Làm cho nền kinh tế kém hiệu quả. Theo quy luật
OKUN: 1% thất nghiệp sẽ giảm 2.5% sản lượng
+ Đối với cá nhân người lao động: giảm thu nhập, tâm lý
+Đối với xã hội: Tệ nạn xã hội b) Tác động tích cực +Tạo đội quân dự trữ
+ Tỉ lệ thất nghiệp tự nguyện phản ánh mức sống của người dân cao hơn
+ Trong từng giai đoạn sự thất nghiệp của người lao động giúp nhà sản
xuất hoạt động hiệu quả hơn.
+ Thất nghiệp cơ cấu hoặc thất nghiệp tạm thời giúp người lao động có
cơ hội tìm được một công việc phù hợp hơn với chuyên môn và khả
năng, giúp người lao động có cơ hội nâng cao khả năng của mình
Câu 10: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của lạm phát.
Khái niệm: Là sự tăng liên tục của mức giá trung bình theo thời gian • Nguyên nhân:
-Nguyên nhân lạm phát của phái “trọng tiền” -Lạm phát do cầu kéo -Lạm phát chi phí đẩy
• Tác động của lạm phát:
a. Tác động đối với sản lượng
- Khi giá cả tăng sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo. Nó có thể
tăng, giảm hoặc có khi không thay đổi
- Nếu lạm phát do cầu: sản lượng có thể tăng, lượng tăng tùy thuộc
vào độ dốc của đường tổng cung
- Nếu lạm phát do cung: sản lượng giảm giá cả tăng cao nền kinh tế
rơi vào thời kỳ đình trệ lạm phát. Sự sụt giảm sản lượng như thế nào còn
phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu.
- Nếu do cả cung và cầu thì tùy theo mức độ dịch chuyển của cả hai
đường tổng cầu và tổng cung thì sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
b. Tác động đối với phân phối lại thu nhập và của cải
c. Tác động tới cơ cấu kinh tế
d. Tác động đến tính hiệu quả kinh tế Phần 2: Bài tập:
BT 1: Xét một nền kinh tế đóng có chính phủ và không có thương
mại quốc tế, cho các số liệu sau: tiêu dùng tự định là 600 tỷ đồng, xu
hướng tiêu dùng cận biên là 0.75, đầu tư tư nhân là 400 tỷ đồng, chi
tiêu chính phủ là 200 tỷ đồng. Hãy:
1. Xây dựng hàm tiêu dùng C, hàm tiết kiệm S và hàm tổng cầu AD.
2. Tính mức sản lượng cân bằng.
3. Minh họa các kết quả trên bằng mô hình đồ thị 45.
(Trong bài tập này, giả định thuế bằng 0). LG Theo giả thiết, ta có:
1. Phương trình hàm tiêu dùng là: C=+ MPC.Yd = + MPC.(Y-T) =600+0.75Y
Phương trình hàm tiết kiệm là: S=Y-C= Y – (600+0.75Y) = -600 + 0.25Y
Phương trình hàm tổng cầu là:
AD= C + I + G = 600 + 0.75Y + 400 + 200 =1200 + 0.75Y
2. Mức sản lượng cân bằng là: Y=AD Y=1200 + 0.75Y Y=4800 3. Đồ thị:
BT 2: Cho các hàm số cung và cầu về sản phẩm X như sau: Qd=1000-60P; Qs=100=240P
a. Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X.
b. Để bình ổn giá, nhà nước áp đặt giá P=4 cho một đơn vị sản
phẩm. Khi đó thị trường sẽ dư cung hay dư cầu hàng hóa, với
lượng dư bằng bao nhiêu?
c. Vẽ đồ thị minh họa. LG
a. Khi thị trường cân bằng, ta có: Qd=Qs 1000-60P=100+240P P=3 Q=820
Vậy mức giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X lần lượt là 3 và 820.
b. Ta có p=4>P cân bằng p=4 là giá sàn mà nhà nước ấn định. Khi
đó, thị trường sẽ dư cung, với lượng dư là:
q= Qs(4) – Qd(4) = (100+240x4) – (1000-60x4) =1060-760=300
BT3: Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính
phủ. Tiêu dùng tự định là 200 triệu đồng, xu hướng tiêu
dùng biên là 0.75. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân là
300 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 200 triệu đồng.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu và tính mức sản lượng cân bằng.
c. Vẽ đồ thị minh họa. LG
Theo giả thiết: =200, MPC=0.75, I=300, G=200
a. Hàm tiêu dùng có phương trình C= + MPC.Yd= + MPC.(Y-T) =200 + 0.75Y
b. Đường tổng chi tiêu: AD=C+I+G =200+0.75Y + 300+200 =700+0.75Y
Mức sản lượng cân bằng: Y=AD Y=700+0.75Y Y=2800