Tổng hợp và phân tích lịch sử phong trào công nhân thế kỷ XVIII, XIX, XX. Theo em, trong thế kỷ XXI phong trào công nhân có quay trở lại không? | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Tổng hợp và phân tích lịch sử phong trào công nhân thế kỷ XVIII, XIX, XX. Theo em, trong thế kỷ XXI phong trào công nhân có quay trở lại không? | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45740153
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề bài
Tổng hợp và phân tích lịch sử phong trào công nhân thế kỷ XVIII, XIX,
XX. Theo em, trong thế kỷ XXI phong trào công nhân có quay trở lại không?
Họ và tên: Phạm Phương Trinh
Mã sinh viên: 11226580
Lớp học phần: 09
Nhóm: 08
Hà Nội, 2023
lOMoARcPSD| 45740153
I. Lý thuyết: Phong trào công nhân ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX ................................................... 3
1. Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX .................................................................................... 3
1.1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX ................................................... 3
1.1.1. Bối cảnh về sự xuất hiện của giai cấp công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX3
1.1.2. Nguyên nhân hình thành phong trào công nhân vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX
.............................................................................................................................................4
1.2. Các phong trào công nhân nổi bật giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX............5
1.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX......................................................5
1.2.2. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất (Nửa sau thế kỷ
XIX)................................................................................................................................7
1.3.3. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX..................................................................................12
1.3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX.........14
2. Phong trào công nhân thế kỷ XX......................................................................................15
2.1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ 20...................................................................15
2.1.1. Cách mạng tháng 10 Nga....................................................................................15
2.1.2. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
nửa đầu thế kỷ XX........................................................................................................16
2.1.2.4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong chiến
tranh thế giới.................................................................................................................25
2.1.3. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia
khácđầu thế kỷ
XX...............................................................................................................26
2.1.4. Quốc tế III (1919-1943)......................................................................................29
2.1.5. Đánh giá phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XX:..........................................32
2.2. Phong trào công nhân nửa sau thế kỷ XX..................................................................32
2.2.1. Phong trào công nhân những năm 1950-2000....................................................34
2.2.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008.........................40
II. Thực tiễn: Phong trào công nhân có quay trở lại ở thế kỷ XXI?.........................................40
1. Đời sống người lao động hiện nay nay ở các nước tư bản hàng đầu thế giới hiện nay....40
1.1. Mỹ..............................................................................................................................40
1.2. Anh.............................................................................................................................45
1.3. Một số các quốc gia khác...........................................................................................46
2. Phong trào công nhân có đang quay trở lại?.....................................................................47
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................53
lOMoARcPSD| 45740153
I. Lý thuyết: Phong trào công nhân ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX
1. Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX
1.1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX
1.1.1. Bối cảnh về sự xuất hiện của giai cấp công nhân cuối thế kỷ XVIIIầu thế kỷ
XIX
- Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới bắt đầu ở
nước Anh với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt, với phát minh
được coi là phát minh khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là máy
kéo Sợi gien- ni (cuối năm 1764- đầu năm 1765), nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
toàn nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Sau này, cuộc cách mạng công
nghiệp lan dần sang các nước Anh, Pháp, Đức, vào đầu thế kỷ XIX.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh chính là sự kiện mở đầu cho
phong trào công nhân, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lớp công nhân mới,
trước đây, xã hội chủ nghĩa phong kiến tập trung vào nông nghiệp và thủ công, nhưng
cuối thế kỷ XVIII sự xuất hiện của các máy móc và công nghệ mới đã thay đổi toàn bộ
cách thức sản xuất, từ việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng công nghệ và máy
móc. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn về lao động trong các nhà máy và nhà xưởng,
thu hút một số lượng lớn người lao động di cư từ các vùng nông thôn đến thành thị để
làm việc trong các nhà xưởng, họ phải sống trong môi trường làm việc khắc nghiệt, thời
gian làm việc kéo dài, điều kiện an toàn kém, tiền lương thấp và bị áp bức bởi chủ nhà
tư sản. Sự xuất hiện của phong trào công nhân trong thời gian này đã đánh dấu sự tổ
chức và tiến bộ của các công nhân trong việc bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện
sống và làm việc của họ. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của xã hội
công nghiệp, khi các công nhân bắt đầu tổ chức và vận động để đòi hỏi quyền lợi và
điều kiện làm việc tốt hơn.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành phong trào công nhân vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ
lOMoARcPSD| 45740153
XIX
- Tàn dư từ xã hội phong kiến: sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ đối với nông
dân, cho tới nhà nước chủ nghĩa tư bản là sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với
giai cấp vô sản ở Anh, Hà Lan (từ cuối TK XVII), tiếp sau đó là ở Pháp (vào cuối thế kỷ
XVIII, sau cách mạng Pháp).
+ Ở thời phong kiến, người nông dân, nộ lệ, nông nô, công nhân bị tước đoạt ruộng
đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế (thuế đất; thuế thương mai; thuế thân,...) và các
khoản thu khác. H phải sống cuộc sng bần cùng hóa lại bị bóc lột sức lao động,
thậm chí đi làm không công, bị đánh đập, chà đạp đến cùng khổ về mọi mặt nên
phải đi tham gia sản xuất tại các đồn điền, nhà máy để kiếm sống qua ngày.
+ Ở nhà nước chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân làm thuê cho giai cấp tư bản do
không có tư liệu sản xuất và phải chấp nhận tiên lương ít ỏi để đổi lấy tư liệu sản
xuất thuộc về giai cấp chủ doanh nghiệp, giai cấp tư sản nhưng họ bị bóc lột sức
lao động nặng nề.
- Cuộc cách mạng công nghiệp Anh – cách mạng công nghiệp lần thứ nhất – thời
đại “máy hơi nước” (từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX): Chính nhờ cuộc
cách mạng mà nền kinh tế nước anh phát triển nhanh chóng, các nhà máy xí nghiệp mọc
lên ngày càng nhiều mà lực lượng lao động chủ yếu ở các nhà máy xí nghiệp khi đó là
giai cấp công nhân, từ đó số lượng công nhân cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng ngày
càng đông cùng với đó là sự áp bức bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp tư sản. Đây
chính là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển và ngày càng lan rộng của phong
trào công nhân ở thế kỷ sau.
1.2. Các phong trào công nhân nổi bật giai đoạn cui thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX
1.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX
Anh:
lOMoARcPSD| 45740153
- Do sự bất công giữa tầng lớp công nhân và tầng lớp tư sản, thời gian làm việc của
côngnhân từ 14 – 16 giờ/ngày, nhưng chỉ nhận được đồng lương chết đói, cộng thêm
điều kiện làm việc rất tồi tàn, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh.
- Đầu tiên, vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng
nổ ramạnh mẽ ở Anh. Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các
công đoàn. Trong những năm 1836-1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ
chức diễn ra - phong trào Hiến Chương: Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ ký
của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu tiên, tăng lương, giảm
giờ làm cho người lao động,... Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này đã bị đàn áp và thất
bại.
- Mặc dù đây bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng
nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào
Hiến chương đã cung cấp cho C.Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lý
luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau.
Ở Pháp:
- Do công nhân bị bóc lột nặng nề, đời sống quá khó khăn, năm 1931 công nhân
đốt thành phố Li- ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Vậy nên, cuộc khởi
nghĩa năm 1934 nổ ra với ý thức chính trị rõ rệt. Tuy nhiên, cả hai cuộc đấu tranh đều
thất bại.
- Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại
được sự giúp đỡ của quân đội. Công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không
liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong
nước.
- Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một
ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho
lOMoARcPSD| 45740153
mục tiêu, quyền lợi của mình; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp
tư sản lãnh đạo.
Ở Đức:
- Đời sống nhân dân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột,
vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng
- - din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng nhằm chống sự hà khắc của chủ xưởng
điều kiện lao động tồi tệ.
- Vụ mất mùa và cuộc khủng hoảng công thương nghiệp năm 1847 khiến cho kinh
tế nước Đức gặp nhiều khó khăn. Đời sống của quần chúng lao động càng thêm khổ
cực. Ở nhiều thành phố, hàng ngàn người xuống đường chống chính phủ. Là điều kiện
để giai cấp công nhân Đức ngày càng lớn mạnh và bước đầu tiến hành đấu tranh giành
quyền lợi cho mình. Ngày 3-3-1848, giai cấp công nhân tổ chức cuộc biểu tình lớn
Khuên, đòi ban bố quyền phổ thông đầu phiếu, tự do ngôn luận, vũ trang nhân dân và
bãi bỏ quân đội cũ, tự do lập hội, bảo vệ lao động v.v… Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã
thất bại.
- Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ- - đin nói riêng và
phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỷ 19 đã báo hiệu
nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.
Kết luận : Nhìn chung, các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu t chức lãnh đạo
vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Thêm vào đó, các cuộc khởi
nghĩa đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho
sự ra đời của lý luận cách mạng.
1.2.2. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất (Nửa sau thế
kỷ XIX)
1.2.2.1. Quốc tế thứ nhất
lOMoARcPSD| 45740153
Hoàn cảnh ra đời của quốc tế 1 - Bối cảnh thế giới vào nửa cuối thế kỷ
XIX:
- Quốc tế 1 ra đời trên cơ sở của những yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra trong
phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế:
+ Thứ nhất, do sự phục hồi và phát triển của phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX:
Cuộc cách mạng 1848-1849 thất bại, chính phủ phản động ở các nước châu Âu
tiến hành khủng bố gắt gao, truy nã những chiến sỹ vô sản. Một số nhà lãnh
đạo cách mạng vô sản bị tù đày, báo chí công nhân nhân bị đóng cửa. Trong vụ
án ở Khuên (năm 1852), giai cấp tư sản đã bịa sản, vu cáo để kết tội những
người cộng sản. Mấy tháng sau, “Đồng minh những người cộng sản” phải giải
tán.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1857- 1859 bắt đầu từ Mỹ, sau đó lan sang Anh rồi
mở rộng sang các nước châu Âu. Khủng hoảng kinh tế làm cho xã hội ở các
nước châu Âu. Khủng hoảng kinh tế làm cho xã hội ở các nước châu Âu bị rối
ren. Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan. Tình trạng đó khiến phong trào công
nhân có điều kiện phát triển. Công nhân Pháp bãi công buộc Chính phủ Na-
pôlê-ông III phải hủy bỏ đạo luật Sa- -li-ê năm 1864. Cuộc đấu tranh đòi
ngày làm việc 9 giờ của công nhân Anh năm 1858 góp phần thúc đẩy việc
thành lập Hội đồng các công đoàn Luân Đôn, mặc dù hoạt động của nó vẫn
chịu tác động sự chi phối của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Năm 1863, công nhân
Đức thành lập Liên minh công nhân toàn Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
Lát- xan và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
Trong thời kỳ này, tuy phong trào công nhân phát triển mạnh ở các nước châu
Âu nhưng thiếu một sự chỉ đạo vững vàng. Mặt khác, phong trào lại chịu ảnh
hưởng của một số tư tưởng không trung, tư sản,... Bài học kinh nghiệm của
cách mạng 1848-1849 bước đầu giúp giai cấp công nhân thấy rõ sự phản đối
của giai cấp công nhân chưa nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình.
lOMoARcPSD| 45740153
+ Thứ hai, trước sự trưởng thành ca phong trào công nhân về chính trị, tổ chức
“Đồng minh những người cộng sản” (thành lập năm 1847 không đủ sức lãnh đạo
phong trào đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân nên đã tự giải tán vào đầu
năm 1952)
+ Thứ ba, những trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác cản trở sự thống nhất
của phong trào công nhân, làm suy yếu phong trào. Đây cũng là một yếu tố góp
phần thúc đẩy sự ra đời một tổ chức quốc tế làm trung tâm tập hợp lực lượng, giác
ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Thứ tư, vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen. Hai ông theo dõi và tích cực tham gia
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong tháng ngày sục sôi cách mạng.
- Trong những năm cách mạng 1848 - 1849, giai cấp công nhân nhiều nước ở châu Âu
đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột. Ngày 23/6/1848, công nhân và
nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng liên tục
trong bốn ngày. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu nhưng - như Mác nhận định “đây
là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”.
Sự thành lập của Quốc tế I:
- Ngày 28-9-1864, một cuộc họp do Đại biểu công nhân Pháp và Anh triệu tập được t
chức ở Luân Đôn để phản đối sự đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan năm 1863, đã quyết
định thành lập tổ chức công nhân quốc tế với tên gọi Hội Liên hiệp công nhân quốc tế
(Quốc tế I), Mác là người tổ chức Hội nghị, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương,
Đại diện cho phong trào cách mạng Đức. Tuyên ngôn và Điều lệ được thông qua, là
những văn kiện đầu tiên ca Quốc tế I, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công
nhân và khẳng định sự đóng góp lớn lao của Mác. Tập hợp được mọi lực lượng công
nhân trong Quốc tế I, Mác và Ăng ghen không ngừng giác ngộ họ đấu tranh chống lại
các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sai trái. Với mục tiêu thành lập chính Đảng của
giai cấp vô sản ở các nước.
lOMoARcPSD| 45740153
Các cuộc đấu tranh đáng chú ý của Quốc tế I:
- Đấu tranh chống chủ nghĩa Pruđông:
+ Chủ nghĩa Pruđông ủng hộ chính sách của các chính phủ phản động Anh và Pháp
đối với Ba Lan, đánh giá thấp phong trào giải phóng dân tộc. Phái Pruđông chủ
trương bảo vệ và ửng hộ chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ muốn xoá đi những cái ''không
tốt'' của chủ nghĩa tư bản và xây dựng cái ''tốt'' nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư
hữu. Phái này chống lại phương thức đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân,
chống lại việc tổ chức bãi công, coi việc thành lập các hợp tác xã là nhiệm vụ chủ
yếu của phong trào công nhân, bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, phủ nhận đấu tranh
chính trị và mọi hình thức nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa
Pruđông có ảnh hưởng khá mạnh ở Pháp, Bỉ và Italia.., là những nơi mà nền sản
xuất nhỏ chiếm ưu thế.
+ Phái Pruđông phản đối yêu sách của chủ nghĩa Mác đòi ngày làm việc 8 giờ, hạn
chế lao động trẻ em, cho rằng đó là quan hệ riêng tư được thoả thuận giữa chủ và
thợ. Họ còn phản đối yêu sách đòi bảo vệ lao động phụ nữ vì cho rằng chức năng
của phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình. Những người mác xít thông
qua nghị quyết đòi hạn chế ngày lao động với công nhân, nhất là với trẻ em, làm
đêm đối với phụ nữ, phải giáo dục phổ thông và nghề nghiệp cho công nhân, bảo
vệ lao động phụ nữ, xoá bỏ thuế gián tiếp, đòi vũ trang toàn dân.
- Đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh:
+ Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên một số công nhân lành nghề được
trả lương cao ở Anh biến thành tầng lớp trên của giai cấp công nhân mà lịch
sử gọi là tầng lớp “công nhân quý tộc''. Do bị mua chuộc nên các lãnh tụ công
đoàn ở Anh không muốn tiếp tục đưa quần chúng đi theo con đường đấu tranh
cách mạng
lOMoARcPSD| 45740153
+ Giải phóng dân tộc Ailen được coi là điều kiện đầu tiên để giải phóng giai cấp
công nhân Anh, nâng cao tinh thần quốc tế vô sản của công nhân, tẩy rửa ảnh hưởng
của chủ nghĩa sô vanh, mà giai cấp tư sản đã tiêm nhiễm vào một bộ phận công nhân.
Bọn thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa Anh đi theo chính sách phản động, biện hộ cho việc nô
địch. Mác đã đấu tranh chống lại, đề nghị Ban Chấp hành Quốc tế I lãnh đạo cuộc đấu
tranh đòi thông qua nghị quyết lên án chính sách xâm lược của Chính phủ Anh và phát
động chiến dịch đòi ân xá các nhà cách mạng Ailen. - Đấu tranh chống phái Lát xan ở
Đức:
+ Chủ nghĩa Lát xan ảnh hưởng rộng rãi trong công nhân, đặc biệt trong “Liên
minh công nhân toàn Đức”. Phái Lát xan nêu vấn đề ''Luật sắt về tiền lương'' để
phủ nhận đấu tranh bãi công, đấu tranh kinh tế, phủ nhận tổ chức công đoàn. Họ
chỉ nêu việc đấu tranh để giành quyền phổ thông đầu phiếu, lập hội sản xuất với
sự giúp đỡ của chính phủ phản động Phổ. Phái Látxan phủ nhận liên minh công
nông, chủ trương liên minh với tư sản, phản bội lại cuộc đấu tranh ca quần
chúng.
+ Phong trào công nhân Đức trong những năm 60 dần phục hồi, không ngừng đấu
tranh chống ảnh hưởng tư sản Auguxtơ Bê ben và Vinhem Lípnếch được sự giúp
đỡ của C. Mác đấu tranh chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Lát xan. Ngày 6-
81868, Đại biểu của 14 nghìn công nhân trong Đại hội Nuyrembe tuyên bố đi
theo cương lĩnh của Quốc tế I và ngày 6-8-1869, Đảng Công nhân Xã hội - Dân
chủ Đức được thành lập ở Aidơnăc, mở ra giai đoạn mới của phong trào công
nhân Đức.
- Đấu tranh chống phái Bacunin (năm 1864): chống sách lược vô chính phủ của nó được
đưa lên hàng đầu. Chủ nghĩa Bacunin phản ánh quan điểm tư tưởng của người tiểu
sản bị phá sản không còn hy vọng để cứu vớt được. Nó biểu lộ tâm trạng bất mãn,
tuyệt vọng của tầng lớp thợ thủ công, tiểu tư sản thành thị và của nông dân đã bị phá
sản trong hàng ngũ vô sản. Ch nghĩa Bacunin lên án tất cả mọi chính phủ, coi chính
lOMoARcPSD| 45740153
phủ và tôn giáo là nguồn gốc mọi sự đau khổ của loài người. Chủ nghĩa Bacunin gần
gũi với chủ nghĩa Pruđông là cùng đi theo con đường vô chính phủ.
Sự tan rã và ý nghĩa lịch sử của Quốc tế I:
- Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán
Quốc tế. Quốc tế I đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa
Mác tới công nhân các nước, tạo cơ sở để thành lập chính đảng độc lập của công nhân ở
châu Âu, châu Mỹ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Quốc tế I có ý nghĩa to lớn, đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân,
được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh các loại, Quốc tế I đã
khởi thảo những vấn đề cương lĩnh về chiến lược và sách lược của chính đảng,
góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, tiến tới thành
lập những tổ chức công nhân có tính chất quần chúng
+ Quốc tế I, dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen đã đào tạo được nhiều cán bộ trở
thành người tổ chức và lãnh đạo những chính đảng vô sản đầu tiên của phong trào
công nhân quốc tế.
+ Quốc tế I đã đấu tranh chống lại những trào lưu xã hội ch nghĩa sai trái, cùng với
việc thành lập các chính đảng vô sản độc lập, chủ nghĩa Mác ngày càng được
truyền bá rộng rãi vào phong trào công nhân.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
1.2.2.2. Các phong trào công nhân bên cạnh sự phát triển ca Quốc tế I
- Ở Đức, công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng,
tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến. Tuy vậy, phong trào
cách mạng vẫn tiếp tục phát triển.
lOMoARcPSD| 45740153
+ Từ sau cách mạng 1848 - 1849 đến năm 1870, chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi
đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
+ Tuy thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản, song công nhân cũng đã
trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp minh và tinh
thần đoàn kết quốc tế của công nhân.
- Ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều
nướctham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế được thành lập (sau đi vào lịch sử với
tên gọi Quốc tế thứ nhất). Mác là đại biểu của công nhân Đức, được cử vào Ban lãnh
đạo và trở thành linh hồn ca Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá học thuyết
Mác vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
+ Năm 1868, Anh nổ ra cuộc bãi công lớn, chủ tư bản Anh định đưa công nhân
Pháp sang làm việc nhằm làm thất bại cuộc bãi công. Do sự thuyết phục của Quốc
tế thứ nhất, công nhân Pháp đã từ chối sang Anh làm việc. Cuối cùng, cuộc bãi
công của công nhân Anh thắng lợi.
+ Trong những năm 1868 – 1869, công nhân mỏ ở Bỉ đã liên tục bãi công; chính phủ
Bỉ ra lệnh khủng bố, tàn sát nhiều người. Quốc tế thứ nhất đã kêu gọi công nhân
các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.
1.3.3. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX
- Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:
+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng
nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.
+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
1.3.3.1. Các phong trào công nhân tiêu biểu
lOMoARcPSD| 45740153
- 01/05/1886 hơn 350.000 công nhân đình công, đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là biểu
tìnhcủa 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ), tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50.000 người
được quyền làm việc 8 giờ ngày từ năm 1889, ngày 01/05 là ngày Quốc tế lao động.
- Năm 1893, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội ở Pháp.
- Năm 1899, ở Anh, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân
khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.
=> Đánh giá: Phong trào công nhân so với trước Công xã Pari phát triển rộng, hoạt
động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.
1.3.3.2. Quốc tế thứ hai 1889 - 1914
Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời
(như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải
phóng lao động Nga).
- Năm 1889, phong trào công nhân quốc tế có nguy cơ bị chia rẽ, Ăngghen đã tiến hành
thu thập chữ ký và ra lời kêu gọi triệu tập Đại hội thành lập một tổ chức quốc tế mới.
Việc làm đó của Ăngghen đã được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm xã hội chủ nghĩa
ở châu Âu, đặc biệt là các nhà hoạt động nổi tiếng.
- Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của
22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Các hoạt động từ năm 1889 – 1914:
- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp
quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914: sau khi Ăngghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng.
Thỏa hiệp với tư sản: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ
hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
- Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914). Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.-
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã dần bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến
hành xâm lấn, bành trướng khắp toàn cầu nhằm mở rộng thuộc địa tạo thị trường cho
lOMoARcPSD| 45740153
sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này tạo cơ sở cho chủ
nghĩa cơ hội và xét lại tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Sau khi Ph.Ăngghen qua đời
(năm 1895), các thành phần cơ hội chủ nghĩa và xét lại trong Quốc tế II đã tìm cách
tăng cường các ảnh hưởng của mình và dần chiếm ưu thế, dẫn tới đa số các đảng trong
Quốc tế II trở thành các đảng cải lương, công khai xét lại chủ nghĩa Mác và thỏa hiệp
một cách vô nguyên tắc với giai cấp tư sản. Đó là những biểu hiện của sự khủng hoảng
của Quốc tế II và đặt ra yêu cầu ra đời một quốc tế mới đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân toàn thế giới.
1.3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX
Ưu điểm:
- Phong trào đấu tranh đã tạo nên một lực lượng giai cấp công nhân lớn mạnh về cả
số lượng (Phân phối trong các ngành luyện kim, khai mỏ, đóng tàu, dệt may) và chất
lượng.
- Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột ca giai cấp công nhân.-
Đánh dấu sự trưởng thành, chuyển mình của giai cấp công nhân: từ đấu tranh vì mục
đích kinh tế dần chuyển sang đấu tranh vì chính trị.
- Sự trưởng thành của giai cấp công nhân tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của
lý luận khoa học sau này như CNXH không tưởng, CNXH khoa học… Nhược điểm:
- Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng nên tất cả các cuộc
đấu tranh cuối cùng đều thất bại.
- Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt chứ chưa ý thức sâu sắc v
chính trị.
2. Phong trào công nhân thế kỷ XX
2.1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ 20
Có thể nói, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, trước sự ráo riết giành giật, phân chia
lại bản đồ thế giới của chủ nghĩa thực dân, phong trào công nhân lúc này đây có sự gắn
bó mật thiết với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tiêu biểu là cách mạng
lOMoARcPSD| 45740153
tháng 10 Nga có tác động vô cùng lớn đối với phong trào đấu tranh của công nhân, dân
tộc ở các quốc gia.
2.1.1. Cách mạng tháng 10 Nga
– Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính
quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-viết các đại
biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê---grát. Trước tình hình đó,
V.I.Lênin và Đảng Bôn--vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân
chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tháng 4-1917, V.I.Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga.
Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang n
ra ở Thủ đô Pê---grát.
Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917), các lực lượng khởi
nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê---grát, trừ Cung điện Mùa Ðông và một
vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông được giải
phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang
tại Pê-tơrô-grát kết thúc thắng lợi.
Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917) đã được ghi vào lịch sử
là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.
2.1.2. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa nửa đầu thế kỷ XX
2.1.2.1. Phong trào giải phóng công nhân, dân tộc trong những năm 1914 - 1918
Hoàn cảnh lịch sử
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách
lOMoARcPSD| 45740153
mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác đng mạnh mẽ đến hầu khắp
các quốc gia – dân tộc trên hành tinh.
- Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là
quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918),
nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai
họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to
lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành đc lập dân
tộc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á
- Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài
nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở
thành những nước thuộc đa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế
quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nướcchâu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mỹ la tinh.
- Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế
quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm
sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh
chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản
Trung Quốc năm 1921.
- Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng
hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập.
Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông C
đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ Đã tăng cường đấu tranh chống thực
dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia,
kéo dài hàng tháng, đã lan rộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông
dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.
lOMoARcPSD| 45740153
- Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào
năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Phong trào cách mạng ở châu Phi
- Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.
+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tc, đứng
đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho
Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp
phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp
cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4-1922, đòi hỏi
phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6-1922, chính phủ
Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến phápTuynidi. Phong trào
đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc
biệt Marốc thuc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban
Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng
Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19-9-1921, trong
đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra
đời và tồn tại được đến năm 1926.
- Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào
bãicông rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản
Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đai hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại
hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng
dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở
Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham
gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những
“nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai
quản”. Phong trào cách mạng ở Mỹ latinh
lOMoARcPSD| 45740153
- Ở Mỹ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 -
1921, ở Argentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã
diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).
- Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mexico đã ra đời
các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính
phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền
lương cho công nhân một s ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi
hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).
- Ở các nước Mỹ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được
thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc
Mỹ và các lực lượng phản động trong nước.
=> Đánh g: Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng công nhân, giải phóng dân tộc
bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quc và các thế lực
phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản
đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã
tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai
trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng
sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Indonesia (1920), Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Ai Cập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng
Cộng sản Cuba (1925)…
2.1.2.2. Phong trào giải phóng công nhân, dân tộc trong những năm 1924-1929 Một
đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 - 1929 là phong trào công nhân ở các
nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn
mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.
Ở châu Á
- Phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 - 1927 là thời
kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng - cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất. - Ở Ấn
Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927.
lOMoARcPSD| 45740153
Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm
1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt
động mở rộng đội ngũ.
- Ở các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi.
Đặc biệt ở Inđônêxia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi
những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao.
Năm 1926, nhân dân Batavia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927,
khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatơra.
- Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỷ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta.
Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương).
Trung Đông và Bắc Phi
- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Liban và Maroc đã bùng
nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân
Pháp, nhân dân Syria trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dậy khởi nghĩa:
Kauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 - 1925), ở vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng
Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng
Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển
thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tc. Vào đầu
tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến
tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc
khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.
- Tại thuộc đại của Pháp - Marốc, trong năm 1924 - 1926 đã diễn ra cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp rất quyết liệt. Nghĩa quân Ríp được nhân dân Marốc ủng hộ đã
tiến công quân Pháp và thu đươc nhiều thắng lợi. Quân đội Pháp và quân đội Tây Ban
lOMoARcPSD| 45740153
Nha phải hợp sức tấn công mới chiến thắng được quân đội Ríp vào năm 1926. Cộng
hòa Ríp bị thủ tiêu, phong trào đấu tranh của các bộ lạc Ríp thất bại.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Xiri những năm 1925 - 1927 và cuộc đấu tranh vũ trang
của Cộng hòa Ríp (Marốc thuộc Pháp) trong những năm 1925 – 1926, chống đế quốc
Pháp đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp
bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc của
nhân dân Arập.
Ở Mỹ latinh
- Trong thời gian này phong trào dân tộc dân chủ đã diễn ra ở Haiti, Venezuela,
Colombia, và đăc biệt là ở Braxin và Nicaragua.
+ Ở Braxin, chính sách phản động của chính phủ Bécnađét đã gây nên sự bất bình sâu
sắc trong các lực lượng dân tộc dân ch. Tháng 7-1924, một trại lính ở trung tâm
công nghiệp Xan Paolô đã khởi nghĩa. Đến mùa thu năm ấy, làn sóng khởi nghĩa
lan rộng đến lực lượng hải quân.
+ Tây – Nam Braxin, quân đi dưới quyền chỉ huy của đại úy Luít Cáclốt Pơretxtét
đã khởi nghĩa. Cuôc đấu tranh lan rộng khắp vùng Tây-Nam. Nghĩa quân đề ra
những yêu sách: tự do ngôn luận, tư do báo chí, thả tù chính trị, thực hiện bỏ
phiếu kín, giải quyết nạn thất nghiệp, chia ruộng đất cho nông dân ...và đòi chính
phủ Bécnađét phải thực hiện những yêu sách nói trên.
+ Ở Nicaragoa, từ năm 1924 đế quốc Mỹ thiết lập chính quyền tay sai Chamôrô và
tiến hành can thiệp vũ trang vào Nicaragoa nhằm đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc ở nước này và uy hiếp phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và
tay sai của nhân dân Mỹ latinh nói chung.
Nhìn chung, cao trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924 – 1929 là mt trong
những nhân tố quan trọng làm cho sự ổn định của thế giới tư bản chỉ là tạm thời. Phong
trào cách mạng lên cao và bị đàn áp đẫm máu, nhưng biểu hiện ý chí quyết tâm chiến
đấu vì độc lập, tự do, dân chủ của các dân tộc bị áp bức.
| 1/53

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740153
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI TẬP LỚN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề bài : Tổng hợp và phân tích lịch sử phong trào công nhân thế kỷ XVIII, XIX,
XX. Theo em, trong thế kỷ XXI phong trào công nhân có quay trở lại không?
Họ và tên: Phạm Phương Trinh
Mã sinh viên: 11226580 Lớp học phần: 09 Nhóm: 08 Hà Nội, 2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45740153
I. Lý thuyết: Phong trào công nhân ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX ................................................... 3
1. Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX .................................................................................... 3
1.1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX ................................................... 3
1.1.1. Bối cảnh về sự xuất hiện của giai cấp công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX3
1.1.2. Nguyên nhân hình thành phong trào công nhân vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX
.............................................................................................................................................4
1.2. Các phong trào công nhân nổi bật giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX............5
1.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX......................................................5
1.2.2. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất (Nửa sau thế kỷ
XIX)................................................................................................................................7
1.3.3. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX..................................................................................12
1.3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX.........14
2. Phong trào công nhân thế kỷ XX......................................................................................15
2.1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ 20...................................................................15
2.1.1. Cách mạng tháng 10 Nga....................................................................................15
2.1.2. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
nửa đầu thế kỷ XX........................................................................................................16
2.1.2.4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong chiến
tranh thế giới.................................................................................................................25
2.1.3. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia khácđầu thế kỷ
XX...............................................................................................................26
2.1.4. Quốc tế III (1919-1943)......................................................................................29
2.1.5. Đánh giá phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XX:..........................................32
2.2. Phong trào công nhân nửa sau thế kỷ XX..................................................................32
2.2.1. Phong trào công nhân những năm 1950-2000....................................................34
2.2.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008.........................40
II. Thực tiễn: Phong trào công nhân có quay trở lại ở thế kỷ XXI?.........................................40
1. Đời sống người lao động hiện nay nay ở các nước tư bản hàng đầu thế giới hiện nay....40
1.1. Mỹ..............................................................................................................................40
1.2. Anh.............................................................................................................................45
1.3. Một số các quốc gia khác...........................................................................................46
2. Phong trào công nhân có đang quay trở lại?.....................................................................47
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................53 lOMoAR cPSD| 45740153
I. Lý thuyết: Phong trào công nhân ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX
1. Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX
1.1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX
1.1.1. Bối cảnh về sự xuất hiện của giai cấp công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX -
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới bắt đầu ở
nước Anh với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt, với phát minh
được coi là phát minh khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là máy
kéo Sợi gien- ni (cuối năm 1764- đầu năm 1765), nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
toàn nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Sau này, cuộc cách mạng công
nghiệp lan dần sang các nước Anh, Pháp, Đức, vào đầu thế kỷ XIX. -
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh chính là sự kiện mở đầu cho
phong trào công nhân, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lớp công nhân mới,
trước đây, xã hội chủ nghĩa phong kiến tập trung vào nông nghiệp và thủ công, nhưng
cuối thế kỷ XVIII sự xuất hiện của các máy móc và công nghệ mới đã thay đổi toàn bộ
cách thức sản xuất, từ việc sử dụng lao động thủ công sang sử dụng công nghệ và máy
móc. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn về lao động trong các nhà máy và nhà xưởng,
thu hút một số lượng lớn người lao động di cư từ các vùng nông thôn đến thành thị để
làm việc trong các nhà xưởng, họ phải sống trong môi trường làm việc khắc nghiệt, thời
gian làm việc kéo dài, điều kiện an toàn kém, tiền lương thấp và bị áp bức bởi chủ nhà
tư sản. Sự xuất hiện của phong trào công nhân trong thời gian này đã đánh dấu sự tổ
chức và tiến bộ của các công nhân trong việc bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện
sống và làm việc của họ. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của xã hội
công nghiệp, khi các công nhân bắt đầu tổ chức và vận động để đòi hỏi quyền lợi và
điều kiện làm việc tốt hơn.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành phong trào công nhân vào cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ lOMoAR cPSD| 45740153 XIX -
Tàn dư từ xã hội phong kiến: sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ đối với nông
dân, cho tới nhà nước chủ nghĩa tư bản là sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với
giai cấp vô sản ở Anh, Hà Lan (từ cuối TK XVII), tiếp sau đó là ở Pháp (vào cuối thế kỷ
XVIII, sau cách mạng Pháp).
+ Ở thời phong kiến, người nông dân, nộ lệ, nông nô, công nhân bị tước đoạt ruộng
đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế (thuế đất; thuế thương mai; thuế thân,...) và các
khoản thu khác. Họ phải sống cuộc sống bần cùng hóa lại bị bóc lột sức lao động,
thậm chí đi làm không công, bị đánh đập, chà đạp đến cùng khổ về mọi mặt nên
phải đi tham gia sản xuất tại các đồn điền, nhà máy để kiếm sống qua ngày.
+ Ở nhà nước chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân làm thuê cho giai cấp tư bản do
không có tư liệu sản xuất và phải chấp nhận tiên lương ít ỏi để đổi lấy tư liệu sản
xuất thuộc về giai cấp chủ doanh nghiệp, giai cấp tư sản nhưng họ bị bóc lột sức lao động nặng nề. -
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh – cách mạng công nghiệp lần thứ nhất – thời
đại “máy hơi nước” (từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX): Chính nhờ cuộc
cách mạng mà nền kinh tế nước anh phát triển nhanh chóng, các nhà máy xí nghiệp mọc
lên ngày càng nhiều mà lực lượng lao động chủ yếu ở các nhà máy xí nghiệp khi đó là
giai cấp công nhân, từ đó số lượng công nhân cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng ngày
càng đông cùng với đó là sự áp bức bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp tư sản. Đây
chính là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển và ngày càng lan rộng của phong
trào công nhân ở thế kỷ sau.
1.2. Các phong trào công nhân nổi bật giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX
1.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX Ở Anh: lOMoAR cPSD| 45740153 -
Do sự bất công giữa tầng lớp công nhân và tầng lớp tư sản, thời gian làm việc của
côngnhân từ 14 – 16 giờ/ngày, nhưng chỉ nhận được đồng lương chết đói, cộng thêm
điều kiện làm việc rất tồi tàn, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh. -
Đầu tiên, vào cuối thế kỷ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng
nổ ramạnh mẽ ở Anh. Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các
công đoàn. Trong những năm 1836-1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ
chức diễn ra - phong trào Hiến Chương: Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ ký
của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu tiên, tăng lương, giảm
giờ làm cho người lao động,... Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này đã bị đàn áp và thất bại. -
Mặc dù đây bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và
nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào
Hiến chương đã cung cấp cho C.Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lý
luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau. Ở Pháp: -
Do công nhân bị bóc lột nặng nề, đời sống quá khó khăn, năm 1931 công nhân
đốt thành phố Li- ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Vậy nên, cuộc khởi
nghĩa năm 1934 nổ ra với ý thức chính trị rõ rệt. Tuy nhiên, cả hai cuộc đấu tranh đều thất bại. -
Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại
được sự giúp đỡ của quân đội. Công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không
liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước. -
Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một
ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho lOMoAR cPSD| 45740153
mục tiêu, quyền lợi của mình; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo. Ở Đức: -
Đời sống nhân dân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột,
vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng
Sơ- lê- din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng nhằm chống sự hà khắc của chủ xưởng và
điều kiện lao động tồi tệ. -
Vụ mất mùa và cuộc khủng hoảng công thương nghiệp năm 1847 khiến cho kinh
tế nước Đức gặp nhiều khó khăn. Đời sống của quần chúng lao động càng thêm khổ
cực. Ở nhiều thành phố, hàng ngàn người xuống đường chống chính phủ. Là điều kiện
để giai cấp công nhân Đức ngày càng lớn mạnh và bước đầu tiến hành đấu tranh giành
quyền lợi cho mình. Ngày 3-3-1848, giai cấp công nhân tổ chức cuộc biểu tình lớn ở
Khuên, đòi ban bố quyền phổ thông đầu phiếu, tự do ngôn luận, vũ trang nhân dân và
bãi bỏ quân đội cũ, tự do lập hội, bảo vệ lao động v.v… Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã thất bại. -
Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ- lê- đin nói riêng và
phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỷ 19 đã báo hiệu
nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.
Kết luận : Nhìn chung, các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo
vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Thêm vào đó, các cuộc khởi
nghĩa đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho
sự ra đời của lý luận cách mạng.
1.2.2. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất (Nửa sau thế kỷ XIX)
1.2.2.1. Quốc tế thứ nhất lOMoAR cPSD| 45740153
Hoàn cảnh ra đời của quốc tế 1 - Bối cảnh thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX: -
Quốc tế 1 ra đời trên cơ sở của những yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra trong
phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế:
+ Thứ nhất, do sự phục hồi và phát triển của phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX:
• Cuộc cách mạng 1848-1849 thất bại, chính phủ phản động ở các nước châu Âu
tiến hành khủng bố gắt gao, truy nã những chiến sỹ vô sản. Một số nhà lãnh
đạo cách mạng vô sản bị tù đày, báo chí công nhân nhân bị đóng cửa. Trong vụ
án ở Khuên (năm 1852), giai cấp tư sản đã bịa sản, vu cáo để kết tội những
người cộng sản. Mấy tháng sau, “Đồng minh những người cộng sản” phải giải tán.
• Cuộc khủng hoảng kinh tế 1857- 1859 bắt đầu từ Mỹ, sau đó lan sang Anh rồi
mở rộng sang các nước châu Âu. Khủng hoảng kinh tế làm cho xã hội ở các
nước châu Âu. Khủng hoảng kinh tế làm cho xã hội ở các nước châu Âu bị rối
ren. Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan. Tình trạng đó khiến phong trào công
nhân có điều kiện phát triển. Công nhân Pháp bãi công buộc Chính phủ Na-
pôlê-ông III phải hủy bỏ đạo luật Sa- pơ-li-ê năm 1864. Cuộc đấu tranh đòi
ngày làm việc 9 giờ của công nhân Anh năm 1858 góp phần thúc đẩy việc
thành lập Hội đồng các công đoàn Luân Đôn, mặc dù hoạt động của nó vẫn
chịu tác động sự chi phối của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Năm 1863, công nhân
Đức thành lập Liên minh công nhân toàn Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
Lát- xan và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
• Trong thời kỳ này, tuy phong trào công nhân phát triển mạnh ở các nước châu
Âu nhưng thiếu một sự chỉ đạo vững vàng. Mặt khác, phong trào lại chịu ảnh
hưởng của một số tư tưởng không trung, tư sản,... Bài học kinh nghiệm của
cách mạng 1848-1849 bước đầu giúp giai cấp công nhân thấy rõ sự phản đối
của giai cấp công nhân chưa nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình. lOMoAR cPSD| 45740153
+ Thứ hai, trước sự trưởng thành của phong trào công nhân về chính trị, tổ chức
“Đồng minh những người cộng sản” (thành lập năm 1847 không đủ sức lãnh đạo
phong trào đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân nên đã tự giải tán vào đầu năm 1952)
+ Thứ ba, những trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác cản trở sự thống nhất
của phong trào công nhân, làm suy yếu phong trào. Đây cũng là một yếu tố góp
phần thúc đẩy sự ra đời một tổ chức quốc tế làm trung tâm tập hợp lực lượng, giác
ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Thứ tư, vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen. Hai ông theo dõi và tích cực tham gia
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong tháng ngày sục sôi cách mạng.
- Trong những năm cách mạng 1848 - 1849, giai cấp công nhân nhiều nước ở châu Âu
đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột. Ngày 23/6/1848, công nhân và
nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng liên tục
trong bốn ngày. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu nhưng - như Mác nhận định “đây
là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”.
Sự thành lập của Quốc tế I:
- Ngày 28-9-1864, một cuộc họp do Đại biểu công nhân Pháp và Anh triệu tập được tổ
chức ở Luân Đôn để phản đối sự đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan năm 1863, đã quyết
định thành lập tổ chức công nhân quốc tế với tên gọi Hội Liên hiệp công nhân quốc tế
(Quốc tế I), Mác là người tổ chức Hội nghị, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương,
Đại diện cho phong trào cách mạng Đức. Tuyên ngôn và Điều lệ được thông qua, là
những văn kiện đầu tiên của Quốc tế I, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công
nhân và khẳng định sự đóng góp lớn lao của Mác. Tập hợp được mọi lực lượng công
nhân trong Quốc tế I, Mác và Ăng ghen không ngừng giác ngộ họ đấu tranh chống lại
các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sai trái. Với mục tiêu thành lập chính Đảng của
giai cấp vô sản ở các nước. lOMoAR cPSD| 45740153
Các cuộc đấu tranh đáng chú ý của Quốc tế I:
- Đấu tranh chống chủ nghĩa Pruđông:
+ Chủ nghĩa Pruđông ủng hộ chính sách của các chính phủ phản động Anh và Pháp
đối với Ba Lan, đánh giá thấp phong trào giải phóng dân tộc. Phái Pruđông chủ
trương bảo vệ và ửng hộ chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ muốn xoá đi những cái ''không
tốt'' của chủ nghĩa tư bản và xây dựng cái ''tốt'' nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư
hữu. Phái này chống lại phương thức đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân,
chống lại việc tổ chức bãi công, coi việc thành lập các hợp tác xã là nhiệm vụ chủ
yếu của phong trào công nhân, bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, phủ nhận đấu tranh
chính trị và mọi hình thức nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa
Pruđông có ảnh hưởng khá mạnh ở Pháp, Bỉ và Italia.., là những nơi mà nền sản
xuất nhỏ chiếm ưu thế.
+ Phái Pruđông phản đối yêu sách của chủ nghĩa Mác đòi ngày làm việc 8 giờ, hạn
chế lao động trẻ em, cho rằng đó là quan hệ riêng tư được thoả thuận giữa chủ và
thợ. Họ còn phản đối yêu sách đòi bảo vệ lao động phụ nữ vì cho rằng chức năng
của phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình. Những người mác xít thông
qua nghị quyết đòi hạn chế ngày lao động với công nhân, nhất là với trẻ em, làm
đêm đối với phụ nữ, phải giáo dục phổ thông và nghề nghiệp cho công nhân, bảo
vệ lao động phụ nữ, xoá bỏ thuế gián tiếp, đòi vũ trang toàn dân.
- Đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh:
+ Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên một số công nhân lành nghề được
trả lương cao ở Anh biến thành tầng lớp trên của giai cấp công nhân mà lịch
sử gọi là tầng lớp “công nhân quý tộc''. Do bị mua chuộc nên các lãnh tụ công
đoàn ở Anh không muốn tiếp tục đưa quần chúng đi theo con đường đấu tranh cách mạng lOMoAR cPSD| 45740153
+ Giải phóng dân tộc Ailen được coi là điều kiện đầu tiên để giải phóng giai cấp
công nhân Anh, nâng cao tinh thần quốc tế vô sản của công nhân, tẩy rửa ảnh hưởng
của chủ nghĩa sô vanh, mà giai cấp tư sản đã tiêm nhiễm vào một bộ phận công nhân.
Bọn thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa Anh đi theo chính sách phản động, biện hộ cho việc nô
địch. Mác đã đấu tranh chống lại, đề nghị Ban Chấp hành Quốc tế I lãnh đạo cuộc đấu
tranh đòi thông qua nghị quyết lên án chính sách xâm lược của Chính phủ Anh và phát
động chiến dịch đòi ân xá các nhà cách mạng Ailen. - Đấu tranh chống phái Lát xan ở Đức:
+ Chủ nghĩa Lát xan có ảnh hưởng rộng rãi trong công nhân, đặc biệt trong “Liên
minh công nhân toàn Đức”. Phái Lát xan nêu vấn đề ''Luật sắt về tiền lương'' để
phủ nhận đấu tranh bãi công, đấu tranh kinh tế, phủ nhận tổ chức công đoàn. Họ
chỉ nêu việc đấu tranh để giành quyền phổ thông đầu phiếu, lập hội sản xuất với
sự giúp đỡ của chính phủ phản động Phổ. Phái Látxan phủ nhận liên minh công
nông, chủ trương liên minh với tư sản, phản bội lại cuộc đấu tranh của quần chúng.
+ Phong trào công nhân Đức trong những năm 60 dần phục hồi, không ngừng đấu
tranh chống ảnh hưởng tư sản Auguxtơ Bê ben và Vinhem Lípnếch được sự giúp
đỡ của C. Mác đấu tranh chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Lát xan. Ngày 6-
81868, Đại biểu của 14 nghìn công nhân trong Đại hội Nuyrembe tuyên bố đi
theo cương lĩnh của Quốc tế I và ngày 6-8-1869, Đảng Công nhân Xã hội - Dân
chủ Đức được thành lập ở Aidơnăc, mở ra giai đoạn mới của phong trào công nhân Đức.
- Đấu tranh chống phái Bacunin (năm 1864): chống sách lược vô chính phủ của nó được
đưa lên hàng đầu. Chủ nghĩa Bacunin phản ánh quan điểm tư tưởng của người tiểu tư
sản bị phá sản không còn hy vọng để cứu vớt được. Nó biểu lộ tâm trạng bất mãn,
tuyệt vọng của tầng lớp thợ thủ công, tiểu tư sản thành thị và của nông dân đã bị phá
sản trong hàng ngũ vô sản. Chủ nghĩa Bacunin lên án tất cả mọi chính phủ, coi chính lOMoAR cPSD| 45740153
phủ và tôn giáo là nguồn gốc mọi sự đau khổ của loài người. Chủ nghĩa Bacunin gần
gũi với chủ nghĩa Pruđông là cùng đi theo con đường vô chính phủ.
Sự tan rã và ý nghĩa lịch sử của Quốc tế I:
- Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán
Quốc tế. Quốc tế I đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa
Mác tới công nhân các nước, tạo cơ sở để thành lập chính đảng độc lập của công nhân ở châu Âu, châu Mỹ. - Ý nghĩa lịch sử:
+ Quốc tế I có ý nghĩa to lớn, đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân,
được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh các loại, Quốc tế I đã
khởi thảo những vấn đề cương lĩnh về chiến lược và sách lược của chính đảng,
góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, tiến tới thành
lập những tổ chức công nhân có tính chất quần chúng
+ Quốc tế I, dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen đã đào tạo được nhiều cán bộ trở
thành người tổ chức và lãnh đạo những chính đảng vô sản đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế.
+ Quốc tế I đã đấu tranh chống lại những trào lưu xã hội chủ nghĩa sai trái, cùng với
việc thành lập các chính đảng vô sản độc lập, chủ nghĩa Mác ngày càng được
truyền bá rộng rãi vào phong trào công nhân.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
1.2.2.2. Các phong trào công nhân bên cạnh sự phát triển của Quốc tế I
- Ở Đức, công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng,
tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến. Tuy vậy, phong trào
cách mạng vẫn tiếp tục phát triển. lOMoAR cPSD| 45740153
+ Từ sau cách mạng 1848 - 1849 đến năm 1870, chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi
đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
+ Tuy thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản, song công nhân cũng đã
trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp minh và tinh
thần đoàn kết quốc tế của công nhân.
- Ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều
nướctham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế được thành lập (sau đi vào lịch sử với
tên gọi Quốc tế thứ nhất). Mác là đại biểu của công nhân Đức, được cử vào Ban lãnh
đạo và trở thành linh hồn của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá học thuyết
Mác vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
+ Năm 1868, ở Anh nổ ra cuộc bãi công lớn, chủ tư bản Anh định đưa công nhân
Pháp sang làm việc nhằm làm thất bại cuộc bãi công. Do sự thuyết phục của Quốc
tế thứ nhất, công nhân Pháp đã từ chối sang Anh làm việc. Cuối cùng, cuộc bãi
công của công nhân Anh thắng lợi.
+ Trong những năm 1868 – 1869, công nhân mỏ ở Bỉ đã liên tục bãi công; chính phủ
Bỉ ra lệnh khủng bố, tàn sát nhiều người. Quốc tế thứ nhất đã kêu gọi công nhân
các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.
1.3.3. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX
- Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:
+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng
nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.
+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
1.3.3.1. Các phong trào công nhân tiêu biểu lOMoAR cPSD| 45740153
- 01/05/1886 hơn 350.000 công nhân đình công, đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là biểu
tìnhcủa 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ), tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50.000 người
được quyền làm việc 8 giờ ngày từ năm 1889, ngày 01/05 là ngày Quốc tế lao động.
- Năm 1893, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội ở Pháp.
- Năm 1899, ở Anh, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân
khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.
=> Đánh giá: Phong trào công nhân so với trước Công xã Pari phát triển rộng, hoạt
động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.
1.3.3.2. Quốc tế thứ hai 1889 - 1914 Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời
(như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga).
- Năm 1889, phong trào công nhân quốc tế có nguy cơ bị chia rẽ, Ăngghen đã tiến hành
thu thập chữ ký và ra lời kêu gọi triệu tập Đại hội thành lập một tổ chức quốc tế mới.
Việc làm đó của Ăngghen đã được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm xã hội chủ nghĩa
ở châu Âu, đặc biệt là các nhà hoạt động nổi tiếng.
- Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của
22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Các hoạt động từ năm 1889 – 1914:
- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp
quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914: sau khi Ăngghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng.
Thỏa hiệp với tư sản: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ
hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
- Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914). Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.-
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã dần bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến
hành xâm lấn, bành trướng khắp toàn cầu nhằm mở rộng thuộc địa tạo thị trường cho lOMoAR cPSD| 45740153
sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này tạo cơ sở cho chủ
nghĩa cơ hội và xét lại tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Sau khi Ph.Ăngghen qua đời
(năm 1895), các thành phần cơ hội chủ nghĩa và xét lại trong Quốc tế II đã tìm cách
tăng cường các ảnh hưởng của mình và dần chiếm ưu thế, dẫn tới đa số các đảng trong
Quốc tế II trở thành các đảng cải lương, công khai xét lại chủ nghĩa Mác và thỏa hiệp
một cách vô nguyên tắc với giai cấp tư sản. Đó là những biểu hiện của sự khủng hoảng
của Quốc tế II và đặt ra yêu cầu ra đời một quốc tế mới đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân toàn thế giới.
1.3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của Phong trào công nhân thế kỷ XVIII-XIX Ưu điểm: -
Phong trào đấu tranh đã tạo nên một lực lượng giai cấp công nhân lớn mạnh về cả
số lượng (Phân phối trong các ngành luyện kim, khai mỏ, đóng tàu, dệt may) và chất lượng. -
Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.-
Đánh dấu sự trưởng thành, chuyển mình của giai cấp công nhân: từ đấu tranh vì mục
đích kinh tế dần chuyển sang đấu tranh vì chính trị. -
Sự trưởng thành của giai cấp công nhân tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của
lý luận khoa học sau này như CNXH không tưởng, CNXH khoa học… Nhược điểm: -
Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng nên tất cả các cuộc
đấu tranh cuối cùng đều thất bại. -
Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt chứ chưa ý thức sâu sắc về chính trị.
2. Phong trào công nhân thế kỷ XX
2.1. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ 20
Có thể nói, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, trước sự ráo riết giành giật, phân chia
lại bản đồ thế giới của chủ nghĩa thực dân, phong trào công nhân lúc này đây có sự gắn
bó mật thiết với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tiêu biểu là cách mạng lOMoAR cPSD| 45740153
tháng 10 Nga có tác động vô cùng lớn đối với phong trào đấu tranh của công nhân, dân tộc ở các quốc gia.
2.1.1. Cách mạng tháng 10 Nga
– Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính
quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-viết các đại
biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê-tơ-rô-grát. Trước tình hình đó,
V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân
chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Tháng 4-1917, V.I.Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga.
– Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ
ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
– Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917), các lực lượng khởi
nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ Cung điện Mùa Ðông và một
vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông được giải
phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang
tại Pê-tơrô-grát kết thúc thắng lợi.
– Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7-11-1917) đã được ghi vào lịch sử
là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.
2.1.2. Phong trào giải phóng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa nửa đầu thế kỷ XX
2.1.2.1. Phong trào giải phóng công nhân, dân tộc trong những năm 1914 - 1918
Hoàn cảnh lịch sử
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách lOMoAR cPSD| 45740153
mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp
các quốc gia – dân tộc trên hành tinh.
- Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là
quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918),
nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai
họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to
lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân
tộc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á
- Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài
nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở
thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế
quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nướcchâu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mỹ la tinh.
- Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế
quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm
sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh
chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
- Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng
hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập.
Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ
đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ Đã tăng cường đấu tranh chống thực
dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia,
kéo dài hàng tháng, đã lan rộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông
dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh. lOMoAR cPSD| 45740153
- Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào
năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Phong trào cách mạng ở châu Phi
- Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.
+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tộc, đứng
đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho
Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp
phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp
cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4-1922, đòi hỏi
phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6-1922, chính phủ
Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến pháp ở Tuynidi. Phong trào
đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc
biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban
Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng
Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19-9-1921, trong
đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra
đời và tồn tại được đến năm 1926.
- Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào
bãicông rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản
Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đai hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại
hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng
dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở
Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham
gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những
“nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai
quản”. Phong trào cách mạng ở Mỹ latinh lOMoAR cPSD| 45740153
- Ở Mỹ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 -
1921, ở Argentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã
diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).
- Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mexico đã ra đời
các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính
phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền
lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi
hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).
- Ở các nước Mỹ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được
thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc
Mỹ và các lực lượng phản động trong nước.
=> Đánh giá: Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng công nhân, giải phóng dân tộc
bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản
đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã
tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai
trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng
sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Indonesia (1920), Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Ai Cập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925)…
2.1.2.2. Phong trào giải phóng công nhân, dân tộc trong những năm 1924-1929 Một
đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 - 1929 là phong trào công nhân ở các
nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn
mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Ở châu Á
- Phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 - 1927 là thời
kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng - cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất. - Ở Ấn
Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927. lOMoAR cPSD| 45740153
Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm
1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt
động mở rộng đội ngũ.
- Ở các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi.
Đặc biệt ở Inđônêxia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi
những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao.
Năm 1926, nhân dân Batavia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927,
khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatơra.
- Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỷ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta.
Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương).
Ở Trung Đông và Bắc Phi
- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Liban và Maroc đã bùng
nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân
Pháp, nhân dân Syria trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dậy khởi nghĩa: ở
Kauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 - 1925), ở vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng
Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng
Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển
thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu
tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến
tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc
khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.
- Tại thuộc đại của Pháp - Marốc, trong năm 1924 - 1926 đã diễn ra cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp rất quyết liệt. Nghĩa quân Ríp được nhân dân Marốc ủng hộ đã
tiến công quân Pháp và thu đươc nhiều thắng lợi. Quân đội Pháp và quân đội Tây Ban lOMoAR cPSD| 45740153
Nha phải hợp sức tấn công mới chiến thắng được quân đội Ríp vào năm 1926. Cộng
hòa Ríp bị thủ tiêu, phong trào đấu tranh của các bộ lạc Ríp thất bại.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Xiri những năm 1925 - 1927 và cuộc đấu tranh vũ trang
của Cộng hòa Ríp (Marốc thuộc Pháp) trong những năm 1925 – 1926, chống đế quốc
Pháp đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp
bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Arập. Ở Mỹ latinh
- Trong thời gian này phong trào dân tộc dân chủ đã diễn ra ở Haiti, Venezuela,
Colombia, và đăc biệt là ở Braxin và Nicaragua.
+ Ở Braxin, chính sách phản động của chính phủ Bécnađét đã gây nên sự bất bình sâu
sắc trong các lực lượng dân tộc dân chủ. Tháng 7-1924, một trại lính ở trung tâm
công nghiệp Xan Paolô đã khởi nghĩa. Đến mùa thu năm ấy, làn sóng khởi nghĩa
lan rộng đến lực lượng hải quân.
+ Ở Tây – Nam Braxin, quân đội dưới quyền chỉ huy của đại úy Luít Cáclốt Pơretxtét
đã khởi nghĩa. Cuôc đấu tranh lan rộng khắp vùng Tây-Nam. Nghĩa quân đề ra
những yêu sách: tự do ngôn luận, tư do báo chí, thả tù chính trị, thực hiện bỏ
phiếu kín, giải quyết nạn thất nghiệp, chia ruộng đất cho nông dân ...và đòi chính
phủ Bécnađét phải thực hiện những yêu sách nói trên.
+ Ở Nicaragoa, từ năm 1924 đế quốc Mỹ thiết lập chính quyền tay sai Chamôrô và
tiến hành can thiệp vũ trang vào Nicaragoa nhằm đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc ở nước này và uy hiếp phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và
tay sai của nhân dân Mỹ latinh nói chung.
Nhìn chung, cao trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924 – 1929 là một trong
những nhân tố quan trọng làm cho sự ổn định của thế giới tư bản chỉ là tạm thời. Phong
trào cách mạng lên cao và bị đàn áp đẫm máu, nhưng biểu hiện ý chí quyết tâm chiến
đấu vì độc lập, tự do, dân chủ của các dân tộc bị áp bức.