Trách nhiệm đạo đức - Môn Quản trị học - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Khái niệm đạo đức là một phạm trù phức tạp và có tính đa chiều, do đó khó có thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối, chính xác. Trong xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành của loài người, khái niệm này đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển liên tục, thông qua các cuộc nghiên cứu khoa học và khảo sát tiến bộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|50000674
Sách Kỷ nguyên mới của quản trị - Richard L.Daft (I.1.1, 1.2, 1.3, 1.4)
Đạo đức quản trị [online] Tại địa chỉ: Khái niệm của đạo đức [Truy cập ngày 6/11/2024]
(I.1.1)
1.1 ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ LÀ GÌ?
Khái niệm đạo đức là một phạm trù phức tạp và có tính đa chiều, do đó khó có thể đưa
ra một định nghĩa tuyệt đối, chính xác. Trong xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành của
loài người, khái niệm này đã trải qua nhiều biến đổi phát triển liên tục, thông qua các
cuộc nghiên cứu khoa học khảo sát tiến bộ. Những định nghĩa về đạo đức luôn được cập
nhật mở rộng, phản ánh sự tiến bộ trong duy nhận thức hội về các giá trị
hành vi đúng đắn.
Xét về khía cạnh đạo đức nhân, đạo đức thể hiểu biểu hiện của những phẩm
chất tốt đẹp trong lối sống và hành vi của một cá nhân. Đó là kết quả của quá trình học hỏi
rèn luyện theo những quy chuẩn ứng xử do các thế hệ trước để lại, nhằm hướng tới sự
thanh tao và tinh tế trong tư duy và hành động. Theo cách hiểu khái quát và phổ biến nhất,
đạo đức một bộ những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực về đạo những giá tr
được thừa nhận áp dụng để phân định ít nhiều sự chính xác về tính chất đúng hay sai,
tốt hay xấu nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi ứng xử của một cá nhân hay tập thể đối với
các mối quan hệ hiện hữu trong xã hội. Vấn đề đạo đức thường xuất hiện khi một cá nhân
hay tổ chức y hại hoặc đem lại lợi ích cho người khác nhưng nó phthuộc nhiều o góc
nhìn, tư tưởng, quan điểm của mỗi người đối với những hành động là có hay không có đạo
đức.
Trong thực tế xã hội, hành vi của con người thường bị chi phối bởi hai yếu tố chính là
pháp luật và sự lựa chọn tự nguyện cá nhân. Vì vậy, không ít người ngộ nhận rằng hành vi
hợp pháp đồng nghĩa hành vi đạo đức. Điều đó không hoàn toàn, không chỉ xét đến phạm
vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, đôi khi, luật pháp không theo kịp những thay
đổi về tiêu chuẩn đạo đức hiện hành trong hội. Sự chậm trễ y khiến một số hành vi,
hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định, thể bị mọi người coi thiếu đạo
đức. Sai lầm này xuất phát từ việc họ đã quên mất phạm trù nằm giữa, đó là phạm trù đạo
đức.
lOMoARcPSD|50000674
Dần dà, các khái niệm như đạo đức kinh doanh, đạo đức quản trị đã sớm được hình
thành và không ngừng phát triển như một phân nhánh quan trọng trong bối cảnh hiện đại.
Đạo đức quản trị tập trung vào cách xử sự mà người quản lý điều hành công ty, là việc áp
dụng các nguyên tắc và giá trị đạo đức nhằm mục đích chỉ dẫn , kiểm soát hành vi ứng xử
chuẩn mực để tiến hành đưa ra các quyết định phù hợp, đúng đắn. Điều này được thể hiện
qua nhiều khía cạnh trong hoạt động quản của một doanh nghiệp bao gồm đối xử công
bằng với nhân viên, cách thức y dựng mối quan hệ khách hàng đối tác, trách nhiệm
giải trình trong quản lý, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, minh bạch, quản rủi
ro, bảo vệ hội… Vì vậy, các nhà quản trị thường đối mặt với những tình huống mâu
thuẫn khi bị giằng giữa lương tâm trách nhiệm nghĩa vụ đối với lợi ích kinh tế của
công ty hay các bên liên quan như người lao động, khách hàng và cộng đồng xã hội.
1.2 QUẢN TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
Sự phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập
quốc tế đó tạo điều kiện cho sự phấn đấu của các doanh nghiêp, mở rộng quy mô thị
trường và đa dạng hóa sản phẩm. Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và suôn sẻ, tổ
chức cần những nhà quản trị có năng lực về phẩm chất lẫn trí tuệ. Nhưng một thc trng
đáng tiếc trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, những vụ bê bối liên quan đến hành vi
phi đạo đức của giới kinh doanh qua đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Ta có thể thấy
hành vi kém đạo đức của các nhà quản trị diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ quản trị
nhỏ đến quản trị lớn đến từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các vấn đề nổi bật
như sự thiếu công bằng trong tuyển dụng, đối xử bất công với nhân viên dựa trên cảm
tính và thù hận cá nhân, tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn thay vì đầu tư vào sự phát triển
dài hạn và bền vững của doanh nghiệp, phớt lờ trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường
và vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh,… Một vấn đề đáng lo ngại khác là việc
không ít nhà quản trị chịu áp lực phải làm hài lòng cổ đông, dẫn đến các hành vi vi phạm
lOMoARcPSD|50000674
đạo đức đối với khách hàng, nhân viên và cộng đồng.. Sự suy thoái về đạo đức đã khiến
các nhà quản trị phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn từ các quy định pháp luật.
Mỗi quyết định, dù lớn hay nhỏ, mà nhà quản trị đưa ra đều có thể ảnh hưởng đến sự
thành bại trong mỗi bước đi của tổ chức.Và việc đào tạo một nhà quản trị xuất sắc sẽ góp
phần tạo dựng nền móng vững chắc từ bên trong, nền tảng đạo đức là cơ sở để xây dựng
một đội ngũ công nhân viên làm việc hiệu quả qua đó nâng cao lợi nhuận, uy tín thương
hiệu và hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯỠNG NAN ĐẠO ĐỨC
Vấn đề lưỡng nan đạo đức xảy ra khi việc đưa ra quyết định giữa hai hoặc nhiều lựa
chọn là không dễ dàng, rất khó để phân biệt giữa lựa chọn nào là hoàn toàn đúng hay
hoàn toàn sai. Đây là vấn đề đúng đắn về mặt đạo đức, những lựa chọn cho là phù hợp
nhất được đưa ra dựa trên các giá trị và nguyên tắc đạo đức. Hầu hết các nan đề đạo đức
đều liên quan đến sự xung đột – mẫu thuẫn. Lựa chọn giữa tăng lợi nhuận cho công ty
hay thực hiện các hoạt động có trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, thực hiện
nghĩa vụ quyết định báo cáo sai phạm trong công ty dù có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ
cá nhân hoặc giữ im lặng để bảo vệ người thân, lựa chọn giữa đầu tư vào công nghệ xanh
có chi phí cao thay vì tiếp tục sử dụng phương pháp gây hại môi trường nhưng chi phí
thấp, chính là những ví dụ. Chúng ta buộc phải đưa ra lựa chọn ngay cả khi ta cho là sai
hay không đồng tình hoàn toàn và chấp nhận những mặt tiêu cực của lựa chọn đó với sự
hối tiếc, tội lỗi nhưng không đổ lỗi.
1.4 CÁC TIÊU CHUẨN RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
Theo quan điểm của Richard L.Daft, các nhà quản trị gặp khó khăn khi phải đối mặt
với những sự lựa chọn đạo đức thường sử dụng chiến lược chuẩn tắc một chiến lược
dựa trên các giá trị và chuẩn mực nhằm hướng dẫn việc đưa ra sự lựa chọn. Ông đã nêu
năm quan điểm dành cho nhà quản trị:
Quan điểm vị lợi: cho rằng hành vi có đạo đức là những hành vi có thể mang lại lợi ích
lớn nhất cho bộ phận người đông nhất (đa số>thiểu số).
Quan điểm vị kỷ: những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng một hành động có đạo
đức là hành vi có thể hỗ trợ để mang lại lợi ích tối đa và lâu dài cho một cá nhân.
lOMoARcPSD|50000674
Quan điểm các quyền đạo đức: cho rằng hành vi được xem là có đạo đức khi biết tôn
trọng và bảo vệ các quyền cơ bản con người như: quyền riêng tư, quyền được đối x
công bằng, quyền sống và an toàn, tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận, tự do tư tưởng,…
Quan điểm công bằng: quan điểm này yêu cầu rằng tất cả mọi người đều được đối xử
công bằng. Một quyết định đạo đức khi nó đạt được ba tính chất của sự công bằng: công
bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng trong đền bù.
Quan điểm thực dụng: quan điểm này được đánh giá dựa trên mức độ chấp nhận của
cộng đồng nghề nghiệp. Người đưa ra quyết định không ngần ngại thông báo công khai
cho mọi người, cộng đồng xã hội. Đối với cách tiếp cận thực dụng, nhà quản trị cần kết
hợp yếu tố của các quan điểm khác như vị lợi, vị kỷ, quyền đạo đức, công bằng,
| 1/4

Preview text:

lOMoARcPSD| 50000674
Sách Kỷ nguyên mới của quản trị - Richard L.Daft (I.1.1, 1.2, 1.3, 1.4)
Đạo đức quản trị [online] Tại địa chỉ: Khái niệm của đạo đức [Truy cập ngày 6/11/2024] (I.1.1)
1.1 ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ LÀ GÌ?
Khái niệm đạo đức là một phạm trù phức tạp và có tính đa chiều, do đó khó có thể đưa
ra một định nghĩa tuyệt đối, chính xác. Trong xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành của
loài người, khái niệm này đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển liên tục, thông qua các
cuộc nghiên cứu khoa học và khảo sát tiến bộ. Những định nghĩa về đạo đức luôn được cập
nhật và mở rộng, phản ánh sự tiến bộ trong tư duy và nhận thức xã hội về các giá trị và hành vi đúng đắn.
Xét về khía cạnh đạo đức cá nhân, đạo đức có thể hiểu là biểu hiện của những phẩm
chất tốt đẹp trong lối sống và hành vi của một cá nhân. Đó là kết quả của quá trình học hỏi
và rèn luyện theo những quy chuẩn ứng xử do các thế hệ trước để lại, nhằm hướng tới sự
thanh tao và tinh tế trong tư duy và hành động. Theo cách hiểu khái quát và phổ biến nhất,
đạo đức là một bộ những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực về đạo lý và những giá trị
được thừa nhận và áp dụng để phân định ít nhiều sự chính xác về tính chất đúng hay sai,
tốt hay xấu nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi ứng xử của một cá nhân hay tập thể đối với
các mối quan hệ hiện hữu trong xã hội. Vấn đề đạo đức thường xuất hiện khi một cá nhân
hay tổ chức gây hại hoặc đem lại lợi ích cho người khác nhưng nó phụ thuộc nhiều vào góc
nhìn, tư tưởng, quan điểm của mỗi người đối với những hành động là có hay không có đạo đức.
Trong thực tế xã hội, hành vi của con người thường bị chi phối bởi hai yếu tố chính là
pháp luật và sự lựa chọn tự nguyện cá nhân. Vì vậy, không ít người ngộ nhận rằng hành vi
hợp pháp đồng nghĩa là hành vi đạo đức. Điều đó không hoàn toàn, không chỉ xét đến phạm
vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, đôi khi, luật pháp không theo kịp những thay
đổi về tiêu chuẩn đạo đức hiện hành trong xã hội. Sự chậm trễ này khiến một số hành vi,
dù hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định, có thể bị mọi người coi là thiếu đạo
đức. Sai lầm này xuất phát từ việc họ đã quên mất phạm trù nằm giữa, đó là phạm trù đạo đức. lOMoARcPSD| 50000674
Dần dà, các khái niệm như đạo đức kinh doanh, đạo đức quản trị đã sớm được hình
thành và không ngừng phát triển như một phân nhánh quan trọng trong bối cảnh hiện đại.
Đạo đức quản trị tập trung vào cách xử sự mà người quản lý điều hành công ty, là việc áp
dụng các nguyên tắc và giá trị đạo đức nhằm mục đích chỉ dẫn , kiểm soát hành vi ứng xử
chuẩn mực để tiến hành đưa ra các quyết định phù hợp, đúng đắn. Điều này được thể hiện
qua nhiều khía cạnh trong hoạt động quản lý của một doanh nghiệp bao gồm đối xử công
bằng với nhân viên, cách thức gây dựng mối quan hệ khách hàng và đối tác, trách nhiệm
giải trình trong quản lý, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, minh bạch, quản lý rủi
ro, bảo vệ xã hội… Vì vậy, các nhà quản trị thường đối mặt với những tình huống mâu
thuẫn khi bị giằng xé giữa lương tâm và trách nhiệm nghĩa vụ đối với lợi ích kinh tế của
công ty hay các bên liên quan như người lao động, khách hàng và cộng đồng xã hội.
1.2 QUẢN TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
Sự phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập
quốc tế đó tạo điều kiện cho sự phấn đấu của các doanh nghiêp, mở rộng quy mô thị
trường và đa dạng hóa sản phẩm. Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và suôn sẻ, tổ
chức cần những nhà quản trị có năng lực về phẩm chất lẫn trí tuệ. Nhưng một thực trạng
đáng tiếc trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, những vụ bê bối liên quan đến hành vi
phi đạo đức của giới kinh doanh qua đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Ta có thể thấy
hành vi kém đạo đức của các nhà quản trị diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ quản trị
nhỏ đến quản trị lớn đến từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các vấn đề nổi bật
như sự thiếu công bằng trong tuyển dụng, đối xử bất công với nhân viên dựa trên cảm
tính và thù hận cá nhân, tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn thay vì đầu tư vào sự phát triển
dài hạn và bền vững của doanh nghiệp, phớt lờ trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường
và vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh,… Một vấn đề đáng lo ngại khác là việc
không ít nhà quản trị chịu áp lực phải làm hài lòng cổ đông, dẫn đến các hành vi vi phạm lOMoARcPSD| 50000674
đạo đức đối với khách hàng, nhân viên và cộng đồng.. Sự suy thoái về đạo đức đã khiến
các nhà quản trị phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn từ các quy định pháp luật.
Mỗi quyết định, dù lớn hay nhỏ, mà nhà quản trị đưa ra đều có thể ảnh hưởng đến sự
thành bại trong mỗi bước đi của tổ chức.Và việc đào tạo một nhà quản trị xuất sắc sẽ góp
phần tạo dựng nền móng vững chắc từ bên trong, nền tảng đạo đức là cơ sở để xây dựng
một đội ngũ công nhân viên làm việc hiệu quả qua đó nâng cao lợi nhuận, uy tín thương
hiệu và hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯỠNG NAN ĐẠO ĐỨC
Vấn đề lưỡng nan đạo đức xảy ra khi việc đưa ra quyết định giữa hai hoặc nhiều lựa
chọn là không dễ dàng, rất khó để phân biệt giữa lựa chọn nào là hoàn toàn đúng hay
hoàn toàn sai. Đây là vấn đề đúng đắn về mặt đạo đức, những lựa chọn cho là phù hợp
nhất được đưa ra dựa trên các giá trị và nguyên tắc đạo đức. Hầu hết các nan đề đạo đức
đều liên quan đến sự xung đột – mẫu thuẫn. Lựa chọn giữa tăng lợi nhuận cho công ty
hay thực hiện các hoạt động có trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, thực hiện
nghĩa vụ quyết định báo cáo sai phạm trong công ty dù có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ
cá nhân hoặc giữ im lặng để bảo vệ người thân, lựa chọn giữa đầu tư vào công nghệ xanh
có chi phí cao thay vì tiếp tục sử dụng phương pháp gây hại môi trường nhưng chi phí
thấp, chính là những ví dụ. Chúng ta buộc phải đưa ra lựa chọn ngay cả khi ta cho là sai
hay không đồng tình hoàn toàn và chấp nhận những mặt tiêu cực của lựa chọn đó với sự
hối tiếc, tội lỗi nhưng không đổ lỗi.
1.4 CÁC TIÊU CHUẨN RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
Theo quan điểm của Richard L.Daft, các nhà quản trị gặp khó khăn khi phải đối mặt
với những sự lựa chọn đạo đức thường sử dụng chiến lược chuẩn tắc – một chiến lược
dựa trên các giá trị và chuẩn mực nhằm hướng dẫn việc đưa ra sự lựa chọn. Ông đã nêu
năm quan điểm dành cho nhà quản trị:
Quan điểm vị lợi: cho rằng hành vi có đạo đức là những hành vi có thể mang lại lợi ích
lớn nhất cho bộ phận người đông nhất (đa số>thiểu số).
Quan điểm vị kỷ: những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng một hành động có đạo
đức là hành vi có thể hỗ trợ để mang lại lợi ích tối đa và lâu dài cho một cá nhân. lOMoARcPSD| 50000674
Quan điểm các quyền đạo đức: cho rằng hành vi được xem là có đạo đức khi biết tôn
trọng và bảo vệ các quyền cơ bản con người như: quyền riêng tư, quyền được đối xử
công bằng, quyền sống và an toàn, tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận, tự do tư tưởng,…
Quan điểm công bằng: quan điểm này yêu cầu rằng tất cả mọi người đều được đối xử
công bằng. Một quyết định đạo đức khi nó đạt được ba tính chất của sự công bằng: công
bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng trong đền bù.
Quan điểm thực dụng: quan điểm này được đánh giá dựa trên mức độ chấp nhận của
cộng đồng nghề nghiệp. Người đưa ra quyết định không ngần ngại thông báo công khai
cho mọi người, cộng đồng xã hội. Đối với cách tiếp cận thực dụng, nhà quản trị cần kết
hợp yếu tố của các quan điểm khác như vị lợi, vị kỷ, quyền đạo đức, công bằng,…