-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập về mức độ trưởng thành đao đức - Môn Quản trị học - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Khảo sát này nhằm xem xét việc bạn tiếp cận các vấn đề tranh luận. Hãy tự hoàn tất cuộc khảo sát này trước khi thảo luận với người khác – những khác biệt giữa việc tiếp cận của bạn và tiếp cận của người khác có thể là điều hấp dẫn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
quản trị học ( UEH ) 7 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài tập về mức độ trưởng thành đao đức - Môn Quản trị học - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Khảo sát này nhằm xem xét việc bạn tiếp cận các vấn đề tranh luận. Hãy tự hoàn tất cuộc khảo sát này trước khi thảo luận với người khác – những khác biệt giữa việc tiếp cận của bạn và tiếp cận của người khác có thể là điều hấp dẫn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: quản trị học ( UEH ) 7 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 50000674
Khảo sát: Xác định mức độ trưởng thành về giá trị đạo đức
Khảo sát này nhằm xem xét việc bạn tiếp cận các vấn đề tranh luận. Hãy tự hoàn tất cuộc
khảo sát này trước khi thảo luận với người khác – những khác biệt giữa việc tiếp cận của
bạn và tiếp cận của người khác có thể là điều hấp dẫn. Cuộc khảo sát nhằm điều tra 2 điều:
▪Khi ra quyết định về các vấn đề xã hội này, câu hỏi quan trọng nhất được đưa ra là gì?
▪Dựa trên nguyên tắc nào mà bạn muốn mọi người căn cứ vào các quyết định đó?
Sau đây là 3 câu chuyện tình huống với 12 câu hỏi được nêu ra cho mỗi tình huống để bạn
đánh giá mức quan trọng và đưa ra quyết định – Hãy chọn 4 câu quan trọng nhất, sắp theo
thứ tự để đưa ra một quyết định có chất lượng. Sử dụng thang điểm sau đây cho các câu hỏi:
▪Điểm 4: đối với câu nào quan trọng nhất (Hết sức quan trọng).
▪Điểm 3: đối với câu cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định (rất quan trọng).
▪Điểm 2: đối với câu khiến bạn quan tâm nhưng không lay chuyển được quyết địnhh (quan trọng).
▪Điểm 1: không quan trọng mấy. ▪Điểm 0:
không quan trọng, phí thời gian
Câu chuyện thứ nhất: Tù nhân trốn trại
Một người đàn ông bị kết án 10 năm tù giam. Một năm sau ông ta trốn khỏi trại giam, đến
sinh sống tại một khu vực mới, lấy tên là Thompson. Suốt 8 năm sau đó ông ta làm việc
cật lực, dành dụm đủ tiền để lập một doanh nghiệp cho mình. Ông đối xử ngay thẳng, công
bằng với nhân viên, khách hàng và trở thành một thành viên tích cực có uy tín trong cộng đồng.
Nhưng rồi một ngày nọ, bà Jones – một người hàng xóm cao tuổi nhận ra ông là một tù
nhân trốn trại qua một tờ báo có đăng hình ông. Vấn đề đặt ra là bà Jones có nên báo cho cảnh sát? Có 3 đáp án: lOMoARcPSD| 50000674
1 – Nên báo cho cảnh sát. 2 – Do dự. 3 – Không nên.
Sự quan trọng trong quyết định của bà Jones.
1. Phải chăng ông Thompson đã chứng tỏ mình không phải là người xấu bằngcách
sống lương thiện lâu như vậy?
2. Mỗi khi có ai đó trốn thoát hình phạt vì tội ác thì điều đó có khuyến khích thêmphạm tội không?
3. Nếu không có nhà tù và sự đè nén của pháp luật thì có tốt hơn cho xã hộikhông?
4. Phải chăng ông Thompson thực sự trả nợ cho xã hội?
5. Xã hội có thiếu sót không nếu không cho ông Thompson điều mà ông ta mongmuốn?
6. Bỏ qua sự kiện hiển nhiên là ông Thompson vi phạm luật lệ, nhà tù có ích gìđối
với một người đã chứng tỏ là một người tốt?
7. Có ai lại ác độc và tàn nhẫn đưa ông Thompson trở lại nhà tù?
8. Có công bằng không đối với các tù nhân khi họ phải thụ án đủ trong khi
ôngThompson được buông tha?
9. Phải chăng bà Jones là bạn tốt của ông Thompson?
10.Phải chăng một công dân phải có bổn phận báo cáo về một phạm nhân trốn trại
tù trong bất kỳ tình huống nào?
11.Lợi ích của công chúng phải được phục vụ tốt nhất bằng cách nào?
12.Việc trở lại nhà tù của ông Thompson có là điều tốt cho ông ta hay vì lợi ích của người khác?
Hãy chọn trong 12 câu hỏi này 4 câu quan trọng nhất và xếp thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất. Trả lời
1. Mỗi khi có ai đó trốn thoát hình phạt vì tội ác thì điều đó có khuyến khích
thêm phạm tội không? (4 điểm)
○ Quan trọng vì liên quan đến tính răn đe và công lý xã hội.
2. Bỏ qua sự kiện hiển nhiên là ông Thompson vi phạm luật lệ, nhà tù có ích gì
đối với một người đã chứng tỏ là một người tốt? (3 điểm)
○ Đánh giá liệu hình phạt còn có ý nghĩa đối với trường hợp này không. lOMoARcPSD| 50000674
3. Lợi ích của công chúng phải được phục vụ tốt nhất bằng cách nào? (2 điểm)
○ Cân nhắc ảnh hưởng lâu dài đến cộng đồng và xã hội.
4. Phải chăng ông Thompson thực sự trả nợ cho xã hội? (1 điểm)
○ Xem xét liệu ông đã chuộc lại lỗi lầm thông qua hành động sống tốt sau đó.
Câu chuyện thứ hai: Tình huống khó xử của Bác sĩ
Một phụ nữ mắc bệnh ung thư khó trị khỏi và được cho biết chỉ còn sống tối đa được 6
tháng nữa. Bà ta rất đau đớn và suy kiệt sức khỏe đến nỗi chỉ một liều nhỏ morphine cũng
đủ cho bà chết nhanh chóng. Bà thường yêu cầu bác sĩ tiêm morphine cho đủ mức giết chết
mình với lập luận rằng bà không còn lý do gì để sống thêm vài tháng nữa, trước sau gì
cũng chết. Bác sĩ phải làm gì? 1.
Bác sĩ nên tiêm quá liều cho bệnh nhân mau chết. 2.
Bác sĩ do dự không quyết định được. 3.
Bác sĩ không nên tiêm quá liều.
Sự quan trọng trong quyết định của bác sĩ.
1. Gia đình của bệnh nhân có đồng ý theo ý muốn của bệnh nhân?
2. Liệu bác sĩ có hành động theo luật như người khác nếu cho bệnh nhân này quá
liềucũng đồng nghĩa với giết bệnh nhân?
3. Mọi người có thấy thoải mái hơn không nếu xã hội không kiểm soát cuộc sống
vàngay cả cái chết của họ?
4. Bác sĩ có thể sắp xếp như xảy ra một tai nạn được không?
5. Chính phủ có quyền buộc kéo dài sự sống đối với những người không muốn sống?
6. Giá trị của cái chết là gì trước viễn cảnh về giá trị của cá nhân?
7. Liệu bác sĩ có thông cảm cho nỗi đau đớn của bệnh nhân hay chăm sóc bệnh nhântốt
hơn điều mà xã hội có thể nghĩ đến?
8. Giúp đỡ người khác chấm dứt cuộc sống có phải là một hành động hợp tác?
9. Phải chăng chỉ có Đấng tối cao mới có quyền quyết định khi nào cuộc sống chấmdứt?
10.Bác sĩ đặt cho mình tiêu chuẩn giá trị gì trong phong cách xử sự cá nhân?
11.Xã hội có thể chấp nhận mọi người có quyền chấm dứt cuộc sống theo ý mình không? lOMoARcPSD| 50000674
12.Xã hội có thể cho phép tự tử hay giết người vì nhân đạo mà vẫn bảo vệ được cuộc
sống của các cá nhân muốn sống không?
Hãy lựa chọn từ 12 câu hỏi trên, 4 câu quan trọng nhất và xếp thứ tự từ quan trọng nhất trở xuống. Trả lời
Liệu bác sĩ có thông cảm cho nỗi đau đớn của bệnh nhân hay chăm sóc bệnh nhân tốt hơn
điều mà xã hội có thể nghĩ đến? (4 điểm)
● Nỗi đau và sự đồng cảm của bác sĩ là yếu tố then chốt.
Chính phủ có quyền buộc kéo dài sự sống đối với những người không muốn sống? (3 điểm)
● Vấn đề tự do cá nhân và quyền được chết.
Xã hội có thể chấp nhận mọi người có quyền chấm dứt cuộc sống theo ý mình không? (2 điểm)
● Quan trọng đối với việc đặt ra tiền lệ về quyền tự quyết.
Phải chăng chỉ có Đấng tối cao mới có quyền quyết định khi nào cuộc sống chấm dứt? (1 điểm)
● Liên quan đến niềm tin cá nhân và đạo đức.
Câu chuyện thứ ba: Bản tin nội bộ
Một học sinh tên Frank muốn làm một tờ báo tại trường để làm diễn đàn trình bày quan
điểm của mình về sự không hài lòng đối với một số quy định của nhà trường. Anh ta rất
hãnh diện về bộ tóc đuôi sam của mình nhưng đã bị cảnh cáo không được vào trường cho
đến khi cắt bỏ bộ tóc đó. Fank xin phép hiệu trưởng cho ra báo và nhận được câu trả lời
rất tích cực là với điều kiện bài vở đăng phải được hiệu trưởng duyệt trước khi xuất bản.
Fank đồng ý và nộp bản thảo, kết quả là hai số báo đã được ra mắt. Ông hiệu trưởng không
ngờ tờ báo nhận được nhiều sự chú ý đến thế. lOMoARcPSD| 50000674
Các học sinh rất phấn khích với tờ báo và bắt đầu bày tỏ những ý kiến phản đối những quy
định mà họ cảm thấy khó chịu của nhà trường. Nhiều phụ huynh gọi điện thoại đến trường
phản đối tờ báo và đòi cấm xuất bản tờ báo này. Ông hiệu trưởng phải làm gì?
1. Rút lại quyết định cho phép phát hành tờ báo
2. Lưỡng lự không biết quyết định ra sao 3. Không cấm phát hành
Sự quan trọng trong quyết định của hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng có trách nhiệm đối với học sinh hơn hay đối với phụ huynh học sinhhơn?
2. Hiệu trưởng có hứa là tờ báo được xuất bản dài hạn hay chỉ duyệt tờ báo từng sốấn hành?
3. Các học sinh sẽ phản đối mạnh mẽ hơn nếu hiệu trưởng thôi không cho ấn hành tờbáo?
4. Một khi thanh danh nhà trường bị đe dọa hiệu trưởng nhà trường có quyền buộchọc
sinh đều phải làm không?
5. Hiệu trưởng có quyền tự do nói “không” trong tình huống này?
6. Nếu hiệu trưởng không cho ra tờ báo, phải chăng hiệu trưởng ngăn cản việc thảoluận
các vấn đề quan trọng?
7. Lệnh cấm của hiệu trưởng có làm cho Fank tôn trọng hiệu trưởng?
8. Fank có trung thực với trường mình không?
9. Việc cấm ra tờ báo có ảnh hưởng gì đến giáo dục học sinh về mặt suy nghĩ vàphán đoán?
10.Về phương diện nào đó Fank có vi phạm đến quyền của người khác khi phổ biến ý kiến của mình?
11.Các bậc phụ huynh bất bình có nên gây ảnh hưởng đối với hiệu trưởng trong khi
hiệu trưởng là người hiểu rõ nhất chuyện gì đang diễn ra tại trường?
12.Phải chăng Fank sử dụng tờ báo để kích động sự tức giận và bất mãn?
Từ các câu hỏi trên, hãy chọn ra 4 câu quan trọng nhất theo thứ tự từ câu quan trọng nhất
trở xuống. Trả lời
Hiệu trưởng có trách nhiệm đối với học sinh hơn hay đối với phụ huynh học sinh hơn? (4 điểm)
● Xác định vai trò chính của hiệu trưởng trong tình huống này. lOMoARcPSD| 50000674
Việc cấm ra tờ báo có ảnh hưởng gì đến giáo dục học sinh về mặt suy nghĩ và phán đoán? (3 điểm)
● Giá trị giáo dục và phát triển tư duy của học sinh.
Nếu hiệu trưởng không cho ra tờ báo, phải chăng hiệu trưởng ngăn cản việc thảo luận các
vấn đề quan trọng? (2 điểm)
● Quyền tự do ngôn luận trong môi trường học đường.
Các bậc phụ huynh bất bình có nên gây ảnh hưởng đối với hiệu trưởng trong khi hiệu
trưởng là người hiểu rõ nhất chuyện gì đang diễn ra tại trường? (1 điểm) ● Phân định quyền
lực và trách nhiệm trong quản lý trường học.