-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trang phục người Khmer | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Để hoàn thành bài tiểu luận “Trang phục người Khmer” nhóm chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Đỗ Thùy Trang đã truyền đạt cho nhóm chúng em những nền tảng kiến thức, kĩ năng cần thiết đề hoàn thành bài tiểu luận, cô đã chỉ dạy quan tâm đến chúng em, tổ chức các phiên họp online cho chúng em những lời động viên cũng như là những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Trang phục người Khmer | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Để hoàn thành bài tiểu luận “Trang phục người Khmer” nhóm chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Đỗ Thùy Trang đã truyền đạt cho nhóm chúng em những nền tảng kiến thức, kĩ năng cần thiết đề hoàn thành bài tiểu luận, cô đã chỉ dạy quan tâm đến chúng em, tổ chức các phiên họp online cho chúng em những lời động viên cũng như là những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã học phần: IVNC320905_23_1_10 TÊN ĐỀ TÀI: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER
Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Đại Thành 2. Nguyễn Quốc Nam 3. Lê Thanh Tiến 4. Lê Nguyễn Suki 5. Trần Tuấn Kha 6. Trần Nguyễn Việt Khoa
7. Đặng Nguyễn Minh Thuận
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
ĐIỂM (BẰNG SỐ): ……………….
BẰNG CHỮ:………………………..
CHỮ KÍ GV: ……………………….
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM
NHÓM LỚP- NHÓM TIỂU LUẬN: M10_10 STT HỌ TÊN MÃ SỐ SV ĐÁNH GIÁ CHỮ KÍ 1 Trần Đại Thành 22147171 100% 2 Lê Thanh Tiến 22147180 100% 3 Đặng Nguyễn Minh Thuận 22147178 100% 4 Trần Nguyễn Việt Khoa 22147131 100% 5 Trần Tuấn Kha 22155031 100% 6 Nguyễn Quốc Nam 22147143 100% 7 Lê Nguyễn Suki 22147162 100% NHÓM TRƯỞNG KÝ TÊN MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
A: MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4
B: NỘI DUNG ..............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG .................................................................... 4
1.1. Khái quát về dân tộc Khmer ....................................................................... 4
1.2. Khái quát về văn hóa trang phục ...............................................................7
CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHMER ............................................... 9
2.1. Nét đặc sắc trong trang phục của người Khmer ........................................ 9
2.2. Trang phục truyền thống .............................................................................9
2.3. Trang phục thường ngày.....................................................................12
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHMER ........................... 15
3.1. Ý nghĩa về mặt văn hóa .............................................................................15
3.2. Ý nghĩa về mặt tinh thần ........................................................................... 17
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ TRIỂN GIÁ
TRỊ CỦA TRANG PHỤC KHMER HIỆN NAY ...................................................... 19
4.1. Giáo dục thế hệ trẻ ....................................................................................19
4.2. Quảng bá trang phục trên các phương tiện truyền thông ........................20
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 23
HÌNH ẢNH MINH HỌA ..........................................................................................27 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận “Trang phục người Khmer” nhóm chúng em
xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Đỗ Thùy Trang đã truyền đạt cho
nhóm chúng em những nền tảng kiến thức, kĩ năng cần thiết đề hoàn thành bài
tiểu luận, cô đã chỉ dạy quan tâm đến chúng em, tổ chức các phiên họp online
cho chúng em những lời động viên cũng như là những bài học kinh nghiệm hữu
ích giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn anh Nguyễn Đức Phúc, chị Lê Ngọc Ánh Dương đã trả lời
các câu hỏi của chúng em, cho chúng em những góc nhìn những quan điểm mới
trong cách nhìn nhận vấn đề, góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài tiểu luận.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế
trong quá trình nghiên cứu nên nhóm chúng em gặp nhiều khó khăn và chắc
chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp phản hồi từ phía cô để bài tiểu luận của nhóm em có thể hoàn thiện hơn.
Tập thể nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn! 1 A: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, trang phục luôn luôn là vấn đề thu hút được rất
nhiều sự quan tâm từ mọi người, trang phục là một yếu tố quan trọng đối
với mỗi người vì nó không chỉ phản ánh gu thời trang của người đó mà
còn phản ánh cả văn hóa vì trang phục và văn hóa có nhiều mối quan hệ
mật thiết với nhau. Việc lựa chọn trang phục hợp lí thường ngày đóng vai
trò vô cùng quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người
mặc mà ngay cả những hoạt động thường ngày mà người đó tham gia.
Tuy nhiên vấn đề chạy theo mốt trang phục của các bạn trẻ trong trường
học nói riêng và trong xã hội nói chúng đang là một trong những vấn đề
cần được xem xét và bàn bạc. Mốt trang phục là những trang phục theo
kiểu cách, hình dáng mới nhất và tiên tiến nhất thể hiện độ phát triển và
sự đổi mới của trang phục một cách rõ rệt. Do đó, nhiều bạn trẻ có quan
điểm rằng chạy theo những mốt trang phục ấy mới thể mình bản thân
mình là một người hiện đại, văn minh, có sự am hiểu về trang phục. Tuy
nhiên, việc chạy theo mốt thời trang sẽ có rất nhiều tác hại, nó khiến cho
các bạn trẻ mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, coi thường bạn bè vì
không theo kịp xu hướng thời trang hiện đại, một tác hại khôn lường khác
của thời trang nhanh là nó cực kì gây hại cho một trường, vì bản chất của
mốt thời trang là chỉ cần mặc một vài lần là nó sẽ bị lỗi thời, khi đó các
bạn sẽ đem vứt và môi trường sẽ phải hứng chịu một lượng rác thải không
lồ, khó phân hủy từ vấn đề này. Trong khi đó, trang phục truyền thống lại
là một vấn đề khác, nó thể hiện một cách rõ nét, sâu sắc các đặc trưng văn
hóa của một dân tộc, một vùng miền, một địa phương, một quốc gia mà
không bị phai mờ, lỗi thời theo thời gian, nó là kết tinh của một nền văn
hóa mang những sắc thái riêng biệt. Trong số đó, trang phục của dân tộc
Khmer có thể được xem là nổi bật và cầu kì nhất. Vì vậy, chúng em quyết
định chọn đề tài “trang phục người Khmer” cho bài tiểu luận cuối kì để có 2
thể tìm hiểu sâu hơn trang phục của người Khmer với mong muốn giúp
mọi người hiểu biết sâu hơn, nhiều hơn về những bộ trang phục này, tôn
lên vẻ đẹp, giá trị của trang phục ấy cũng như một phần nào đó giúp cho
những bộ trang phục truyền thống của người Khmer nói riêng và trang
phục của người Việt Nam nói chung mãi mãi được trường tồn, bền vững và không bị phai mờ. 2. Lịch sử vấn đề
Trang phục của người Khmer có thể được xem là một trong những
nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc và có bề dày lịch sử lên đến
hàng trăm năm gây nên nhiều tiếng vang lớn và có khoảng thời gian còn
lọt vào tầm mắt của các nhà khảo cổ học. Đây cũng là một nét văn hóa
đặc sắc của dân tộc Khmer nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu
- Giúp mọi người có một cái nhìn chung hơn, sâu sắc hơn, khoa
học hơn về vấn đề, nâng cao hiểu biết của các bạn trẻ nói riêng và cộng
đồng nói chung về trang phục Khmer
- Đóng góp thêm những thông tin mới, tổng hợp về vấn đề.
- Mong muốn rằng có thể áp dụng một phần kiến thức đã học để đi
sâu vào phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề cũng như để phát triển các kĩ năng vốn có.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tiến hành thu thập, nghiên
cứu, phân tích những thông tin từ các sách báo, các tạp chí khoa học, giáo
trình, wedsite chính thống và các công trình nghiên cứu có liên quan trước
đó. Phương pháp này giúp chúng em hiểu rõ về cơ sở lí luận, chỉ ra các
khái niệm liên quan đến vấn đề. 3
- Phương pháp thảo luận nhóm: quan sát từ những yếu tố trong
thực tế có liên quan đến trang phục của người Khmer. Từ đó, sẽ có một
cái nhìn tổng quát, khách quan về vấn đề, sẽ có nhiều cơ sở hơn cho việc
tiếp cận và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tổng hợp, logic: được sử dụng kết hợp cùng lúc với
các phương pháp trên để có được những thông tin nghiên cứu rõ ràng và hợp lí.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: trang phục của dân tộc Khmer
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về nguồn gốc, các yếu
tố tạo nên vẻ đẹp đặc sắc của trang phục như vật liệu, kĩ thuật chế tác, .... B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát về dân tộc Khmer
Dân tộc Khmer là một trong số các dân tộc ít người sinh sống và
cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam ta. Người Khmer thuộc nền văn
minh nông nghiệp lúa nước lâu đời, họ sinh sống theo dạng công xã và
tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Người Khmer mang trong mình những bản sắc và đặc trưng
văn hóa riêng biệt, họ chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Phật giáo và
Ấn Độ giáo. Tôn giáo chính của người Khmer là đạo Phật, có lẽ vì vậy mà
khi nhắc đến người Khmer người ta thường nghĩ ngay đến những ngôi
chùa, ngôi đền mang trong mình những nét kiến trúc rất độc đáo, rất riêng.
Vì theo quan niệm của họ, chùa là trung tâm trong văn hóa và là nơi để
sinh hoạt hay tổ chức các lễ hội truyền thống. Theo một số tư liệu, người
Khmer có nguồn gốc từ Chân Lạp và chiếm khoảng 97% dân số tại
Campuchia, Thái Lan và Lào. Tại Campuchia, chính phủ đã phân loại
công dân của họ thành 3 nhóm là Khmer Kandal (Khmer trungn tâm) để 4
phân biệt với các sắc tộc Khmer thiểu số là Khmer Islam (Khmer Hồi
giáo) và Khmer Loeu (Khmer vùng cao).[1]
1.1.1. Nguồn gốc của dân tộc Khmer
Nhiều nguồn tài liệu và tư liệu khác nhau đã cho ta thấy rằng,
người Khmer có nguồn gốc từ đất nước cổ Chân Lạp là tiền thân của
Vương quốc Campuchia ngày nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau
có thể là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cũng có thể là do
nạn đói,...làm cho người Khmer di cư sang nước ta theo nhiều đợt.
Dân tộc Khmer ở nước ta tập trung chính ở khu vực Nam Bộ chủ yếu
là ở khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long, họ là một trong nhóm
các dân tộc có mặt sớm nhất ở vùng đất Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.[1]
Ở nước ta, người Khmer thường được biết đến với tên gọi là
người Việt gốc Miên, ngoài ra họ còn được biết đến với nhiều tên gọi
khác nhau như: Khmer Crôm, Khmer Hạ, Khmer Dưới,…
Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam ( Nhà xuất bản
Thông tấn, năm 2011)[26], tổ tiên của người Khmer Nam Bộ thuộc
lớp cư dân cổ của khu vực Đông Nam Á, cư ngụ tại khu vực vùng đất
hạ Lào (là khu vực thuộc vùng Đông Bắc của Vương quốc
Campuchia ngày nay). Tộc người này đã tạo dựng cho mình một quốc
gia riêng biệt với tên gọi là Bhavabura vào khoảng thế kỷ thứ 5 - 6,
thư tịch cổ của Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp.[2]
Sau sự lụi tàn của nền văn hóa Óc Eo và quá trình “biển tiến”.
Vào cuối thế kỷ thứ 7, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
Nam Bộ nói chung đều trở nên hoang vu, tình trạng hoang vu này kéo
dài qua nhiều thế kỷ và cho đến vào khoảng thế kỷ thứ 12, khi nước
biển đã dần dần rút cạn hơn, làm nổi lên những giồng đất ca màu mỡ
ở các vùng thuộc miền Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng
Tháp Mười,…đã làm thu hút người Khmer đến sinh sống nhằm trốn 5
chạy khỏi sự khắc nghiệt của nền văn hóa Awngko, đồng thời tìm cho
mình một vùng đất phù hợp với bản sắc và văn hóa dân tộc.[2]
Vào khoảng cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16, người Khmer
đã có mặt rất đông đúc ở hầu hết các vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ,
đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Họ tập trung thành 3
vùng dân cư và phân bố chủ yếu ở Sóc Trăng - Bạc Liêu, Kiên Giang
và An Giang và ở khu vực thuộc tỉnh Trà Vinh của nước ta. Do cùng
là dân tộc Khmer, nên người Khmer ở vùng Nam Bộ nước ta và
người Khmer ở Campuchia đều có chung tiếng nói, chữ viết, gần gũi
với nhau cả về văn hóa và xã hội.
Người Khmer còn có một khái niệm văn hóa gọi là “phum”. Ở
vùng đất mới Nam Bộ, cứ 5-7 gia đình Khmer có quan hệ chặt chẽ về
huyết thống với nhau, sống gần với nhau tạo thành một đơn vị hành
chính gọi là “phum”. Một vài phum như vậy sống gần nhau, họ quy tụ
quanh một ngôi chùa gọi là “sóc”. Đây là hai đơn vị hành chính do
người Khmer tự quản và không nằm dưới quyền kiểm soát và chi
phối của bất kỳ quốc gia nào.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng người Khmer là một phần
của Đại Ấn Độ nên họ thường mang vẻ bề ngoài điển hình của người
Đông Nam Á, họ cũng có vẻ ngoài gần giống với người Thái và
người Lào tuy nhiên họ lại không cùng chung một sắc tộc vì nguồn gốc khác nhau. 1.1.2. Phân bố
Người Khmer phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Bộ mới của
nước ta. Đó là khu vực trù phú, mang trong mình những nét rất đặc
trưng của nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam. Vùng đất ấy là nơi
người Khmer chọn để di dân và sống tụ lại với nhau, qua năm tháng
họ tạo thành cộng đồng dân tộc Khmer tại khu vực này. Người
Khmer phân bố chủ yếu ở Nam Bộ, tập trung hầu như chủ yếu ở các 6
tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà vinh, ngoài ra còn có một số tỉnh
như Kiên Giang và An Giang.[3] 1.1.3. Dân số
Theo thông tin và số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019, người Khmer sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm khoảng
1.319.562 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, người Khmer ở khu vực Nam
Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng, tỉnh này có khoảng 362.029
người, chiếm khoảng 30.7% dân số toàn tỉnh và chiếm khoảng 31,5%
tổng số người Khmer tại nước ta [1]. Dân số nam hơn 660 nghìn
người dân số nữ hơn 680 nghìn người, tức là tỉ lệ nữ luôn cao hơn
nam và tỉ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn luôn cao hơn thành thị. 1.1.4. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính mà người Khmer dùng để nói chuyện và giao
tiếp hàng ngày là tiếng Khmer hay còn được biết đến với tên gọi khác
là tiếng Campuchia. Tiếng Khmer được sử dụng làm ngôn ngữ chính
của người Khmer và cũng là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc
Campuchia ngày nay. Đây là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong hệ ngữ
Nam Á (sau tiếng Việt)[4]. Đây là ngôn ngữ chịu một phần ảnh
hưởng và tác động bởi tiếng Phạn và tiếng Pali thông qua Ấn Độ giáo và Phật giáo.
1.2. Khái quát về văn hóa trang phục
Văn hóa trang phục là một phần quan trọng trong đời sống xã hội
đặc biệt là với những quốc gia, cộng đồng và các dân tộc có lịch sử,
truyền thống lâu đời. Mỗi một dân tộc mang một màu sắc vẻ đẹp đặc
trưng riêng làm đa dạng, phong phú nét văn hóa của nước ta. Trong đó
dân tộc Khmer chiếm thứ 5 dân số Việt Nam được biết đến với sự đa dạng,
phong phú về tiếng nói, phong tục, lễ hội. Nhưng điều làm nổi bật mà
người Khmer mang lại là nét đẹp văn hóa qua những bộ trang phục với vẻ 7
đẹp tinh tế, duyên dáng cùng với phẩm chất thật thà, chân chất của mọi
người trong dân tộc này. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào thì trang phục người
Khmer luôn giữ cho mình cái chất riêng vốn có qua từng dịp lễ hội, sinh
hoạt thường ngày, đi lễ chùa đến những bộ trang phục cho ngày cưới
trọng đại, hay của những cô thiếu nữ đôi mươi. Và họ đã chia sẻ rằng là
trang phục cưới chính là một trong những trang phục chứa đựng nhiều ý
nghĩa thẩm mỹ và ước muốn của họ. Nhất là trong ngày trọng đại của hai
người yêu nhau, bộ trang phục của hai người đã thành công xuất sắc trong
việc gây sự chú ý bởi sự cầu kì, màu sắc rực rỡ và hoa văn tinh xảo nhờ
vào đặc vốn có của trang phục người Khmer.[5]
Trang phục Khmer không chỉ mang tính chất thẩm mĩ riêng mà
còn thể hiện ý nghĩa dân tộc. Nó là một phương tiện để duy trì và bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer, phản ánh sự đa
dạng của một dân tộc bao gồm cả sự đa dạng về tín ngưỡng, tộc người và
lịch sử. Nhờ vào bộ trang phục đã tạo nên cảm giác thân thiện đến với du
khách. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh áo trắng tinh khôi của
các cô gái thiếu nữ được diện váy sà rong màu xanh thẳm, đồng phục mộc
mạc, tươi sang, giản đơn nhưng vẫn tạo được điểm nhấn đó là vẻ đẹp tinh
khôi, lịch sự vừa thể sự hiện đại, năng động, tinh tế nhưng vẫn giữ được
truyền thống văn hóa của dân tộc.[6]
Ngoài ra ta còn bắt gặp được vẻ đẹp cần cù của các cô bác nông
dân với gam màu tối thể hiện được bản chất chân thật của người Khmer,
gần gũi với trời đất. Qua đó ta thấy đồng bào Khmer họ đã luôn cùng
nhau gìn giữ cái nét đẹp tinh túy mộc mạc truyền thống và lưu truyền cho
đời sau học hỏi cần giữ gìn, phát huy phổ biến nét đẹp ấy đến mọi người.
Đặc biệt là về trang phục của các lễ hội như SenĐônlta, Ocombok,
Cholchnămthmây, lễ Dâng y tạo được sự thích thú, tò mò cho người tham
gia. Nếu người con gái họ luôn biến tấu trang phục của mình thêm phần
đơn điệu duyên dáng cùng sự kết hợp của áo trắng tinh khôi với khăn
“Sbay” làm tôn vẻ đẹp lịch thiệp, tô sáng đậm đà người con gái Khmer[5]. 8
Song song đó những chàng trai chặt cà bânl kết hợp với kót cổ đứng có
nút, tay dài được may bằng lụa tơ tằm làm ta thấy rõ vẻ đẹp thanh lịch,
cuốn hút từ họ. Đồng bào dân tộc Khmer họ luôn làm nổi bật và truyền tải
ý nghĩa văn hóa của dân tộc mình thông qua bộ trang phục đặc trưng.
Đồng bào dân tộc Khmer đã luôn cho ta thấy về sự đoàn kết và
luôn có ý thức giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hóa của dân
tộc. Đặc biệt bộ trang phục nữ Khmer đã thể hiện rõ tính dịu dàng, đôn
hậu thuần khiết, thì những chàng trai Khmer lại nổi bật với sự thanh lịch
cường tráng. Chính vì sự đẹp đẽ của văn hóa trang phục Khmer ta lại càng
muốn cùng họ bảo tồn và giữ gìn phát huy nó sâu rộng cho tất cả những
tỉnh khác hay ngoài nước để mọi người cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
người anh em dân tộc ta. Nếu có cơ hội đến thăm dân tộc Khmer thì
chúng ta hãy cùng tham gia trải nghiệm về văn hóa trang phục nơi này
biết đâu mà sẽ cảm thấy sự tuyệt vời mà nó mang lại.
CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHMER
2.1. Nét đặc sắc trong trang phục của người Khmer
Trang phục của người Khmer thường được biết đến là khá cầu kì
cùng với đó là những gam màu sặc sỡ, cách phối màu hài hòa, hợp lí làm
toát lên vẻ quý phái, dịu dàng của người phụ nữ và sự mạnh mẽ, nam tính
của những người đàn ông. Nét đặc sắc trong trang phục của người Khmer
không chỉ được phản ánh ở màu sắc trang phục mà còn được thể hiện
những thiết kế độc đáo, tinh xảo hay qua chính phong cách ăn mặc của họ
vào các dịp lễ hay ngày thường, vào dịp lễ thì họ thường khoác lên mình
những bộ trang phục sặc sỡ để tôn lên vẻ đẹp của bản thân nhiều nhất có
thể, còn ngày thường thì họ thiên về sự thoải mái, dễ chịu, để phù hợp với
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hơn qua đó tạo nên những nét đặc sắc đối
với trang phục cũng như nét độc đáo trong văn hóa của mình.
2.2. Trang phục truyền thống
2.2.1. Trang phục truyền thống của phụ nữa Khmer 9
Trang phục của người phụ nữ Khmer thường sẽ công phu,
chăm chút, lộng lẫy và phức tạp hơn của trang phục của người nam
Khmer thường được may bằng tơ lụa, màu sắc sặc sỡ bắt mắt người
nhìn. Người phụ nữ thường mặc váy sampot may bằng tơ tằm dệt
bằng tay có nhiều họa tiết màu sắc khác nhau[7]( Hình 1). Về phần áo
thì sự lựa chọn ưu tiên trên hết là áo tầm vông áo wên hay áo srây
những áo này là những loại áo dài của người Khmer, áo được may bít
tà, rộng qua đầu gối cổ xẻ trước ngực khi mặc phải chui đầu, tay áo
bó chặt. Kết hợp áo hài hòa với quần đen hoặc có thể váy sampot
(Hình 2). Bên cạnh đó xà rông cũng là thứ gắn liền với con người nơi
đây (Hình 3), xà rông được kết cườm ở cạp lấp lánh với hình trám là
hoa văn chủ đạo khi mặc cuốn lại che nữa thân dưới[26]. Nét dịu
dàng đầm thấm trong bộ trang phục không thể bỏ quên đi sbay một
loại khăn lụa mềm mại cuốn chéo từ vai trái xuống sườn phải tạo nên
bộ trang phục truyền thống tinh tế nổi bật với nhiều gam màu sinh
động. Xà rông sẽ được thấy nhiều trong các lễ hội với họa tiết đính
hạt cườm áo tầm bông dệt chỉ kim tuyến tơ tằm sợi bông màu sắc chủ
đạo sẽ là màu vàng ống ánh hay màu trắng xóa vì đây là màu sắc Phật
giáo họ ưa chuộng nhất nó gợi lên không khí hội hè.[8]
Trong ngày cưới hỏi của dân tộc Khmer, cô dâu sẽ mặc bộ
trang phục gồm : “ áo, váy, mão”. Cô dâu sẽ mặc sampot hol màu đỏ
tím sẫm hoặc hồng cánh sen cùng với quần ngắn bó chẽn để hở một
bên vai (sbay) hoặc áo dài tầm vông màu đỏ quàng khăn trắng ngang
người (Hình 4). Bên cạnh đó còn có một tấm sronko có dạng như áo
yếm hình bán nguyệt quàng phía trước quanh chân cổ che phủ hết
phần trên của ngực áo với màu đỏ thì còn đính lên những hạt cườm
lấp lánh trang trí lên thành những họa tiết hoa văn tăng sự sặc sỡ của
trang phục[11]. Chiếc khăn Sbay của cô dâu nhờ kỹ thuật nhuộm vải
của người Khmer tạo nên một chiếc sbay màu vàng ống ánh kết hợp
với đính vô số hạt kim sa nhỏ sáng chiếu lấp lánh cuốn chéo từ vai
trái xuống sườn phải (Hình 5), tất cả được làm thủ công nhờ đôi bàn 10
tay khéo léo của những người thợ hay những người phụ nữ đã tạo nên
hoa văn đa dạng độc đáo đẹp mắt đến lạ thường, nó làm cho cô dâu
xinh đẹp lộng lẫy nhất trong ngày đặc biệt của đời mình. Chiếc mũ
Kpâl Plốp có dạng hình tháp nhọn nhiều có thể có nhiều màu khác
nhau vẫn được đính hạt cườm lấp lánh, được thêu hoa nhìn nó như
một chiếc vương miệng của nữ hoàng (Hình 6). Chất liệu được làm từ
kim loại hay giấy bồi cứng, xung quanh kết các chiếc cánh cứng màu
xanh biếc của bọ cánh cam, phía trên cắm các cây trâm (sniêk sok)
gắn bông hoa tròn đủ màu sắc. Hai bên tai được phũ xuống bởi những
chuỗi hạt ngọc được gắn từ chân mũ.[10]
2.2.2. Trang phục truyền thống của người nam Khmer
Trang phục truyền thống của đàn ông sẽ có phần đơn giản hơn
phụ nữ rất nhiều, bình thường họ sẽ mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn
lên đầu và chít hai đầu khăn lại ở phía trước trán hoặc họ có thể chỉ
quấn khăn quanh cổ tùy vào sở thích của mỗi người. Trong các dịp lễ
hội họ sẽ mặc áo bà ba trắng kết hợp cùng quần đen, quàng khăn
trắng chéo ngang người rồi vắt lên vai. Đôi khi họ cũng sẽ mặc áo
tầm vông và xà rông giống như phụ nữ[7]. Nói về sâu rộng hơn về
chiếc khăn rằng, đây là chiếc khăn được sử dụng cực kì phổ biến
trong cộng đồng người Chăm và Khmer ngoài ra người Kinh có sử
dụng. Khăn có tên địa phương là Krama (Hình 7), có màu đen và
trắng hay nâu và trắng được sử dụng kỹ thuật nhuộm bằng quả mạc
nưa để tạo ra một chiếc khăn truyền thống. Thường trên khăn người
ta sẽ thêu thành hình caro với sợi chỉ đỏ, xanh, trắng, hình vuông
hoặc chữ nhật khá bắt mắt[26]. Ngoài đội đầu thì nhiều người còn sử
dụng Kama để làm khăn choàng, thắt lưng, hay khăn lau và thậm chí
đặc biệt hơn là võng cho em bé nằm. Ngoài việc ảnh hưởng của văn
hóa Phật giáo thì những bộ trang phục của người Khmer đều hướng
đến tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Với đàn ông, những bộ đồ truyền
thống nói lên vẻ nam tính, tài hoa và đầy mạnh mẽ.[10] 11
Trong ngày cưới, đồng bào vẫn đang duy trì giữ gìn được
trang phục truyền thống với nhiều màu sắc khác nhau. Riêng áo cưới
người Khmer được chuẩn bị tỉ mỉ từ nhiều tháng trước khi đám cưới
được diễn ra bởi vì đám cưới là chuyện quan trọng của đời người họ
cần phải chuẩn bị thật chu đáo kĩ càng thật lộng lẫy trong khoảnh
khắc duy nhất của đời mình. Trang phục chú rể người Khmer thường
mang đậm tính truyền thống. Đó là bộ xà rông và áo ngắn bỏ ngoài
màu đỏ, cổ đứng, xẻ đằng trước và cài khuy. Ngoài ra, chú rể còn
quàng thêm loại khăn truyền thống lên vai trái. Chú rể mặc chiếc xăm
pốt để thẳng bình thường như chiếc xà rông, màu đỏ hoặc màu sậm,
có hoa văn. Chú rể có thể mặc loại áo Khmer ngắn màu đỏ hoặc màu
trắng, kiểu cổ đứng, tay dài, cài cúc ở phía trước (Hình 8). Nơi vai
trái vắt dải khăn, đeo thêm con dao cưới kầm pách nhằm mục đích để
múa mở đường trong lễ cưới theo phong tục, để cắt trầu cau cho cô
dâu dùng, để bảo vệ cô dâu hoặc còn được giải thích nhằm biểu tượng
cho lòng chung thủy, sẵn sàng hy sinh cho tình yêu qua sự tích nàng Tiêu, chàng Tum,…[9]
Nhìn chung trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer
mang nhiều ý nghĩa khác nhau về văn hóa, lịch sử và tâm linh. Họa
tiết hoa văn kiểu dáng kể lên câu chuyện lịch sử ở quá khứ và bản sắc
dân tộc riêng biệt của cả nam lẫn nữ, nhìn về cái đẹp tính cách thì tôn
lên vẻ nữ tính dịu dàng và trang nhã của người phụ nữ, nam thì toát
lên sự mạnh mẽ của phái mạnh, mặc những bộ trang phục truyền
thống trong lễ hội để thể hiện sự trang trọng và quan trọng của dịp
đó[26]. Theo yếu tố tâm linh thì khăn rằn, trâm là phụ kiện đi kèm để
sua đuổi điều xấu đem lại may mắn hạnh phúc. Mặc trong ngày cưới
là biểu tượng của hạnh phúc gia đình của sự thủy chung tình cảm gắn
kết vợ chồng. Tất cả góp phần tạo nên tầm quan trọng to lớn của
truyền thống dân tộc Khmer về trang phục, giữ gìn và bảo vệ truyền
thống truyền đạt lại qua nhiều thế hệ mai sau. 12
2.3. Trang phục thường ngày
Trang phục thường ngày đóng vai trò quan trọng trong việc thể
hiện văn hóa và truyền thống của mỗi dân tộc, không chỉ là một phương
tiện bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố của môi trường mà còn là biểu tượng
của sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh đó, trang phục thường
ngày của người Khmer - một trong những dân tộc chủ yếu ở Việt Nam
mang trong mình những đặc trưng độc đáo phản ánh nền văn hóa, truyền
thống và nét riêng của họ.
2.3.1. Trang phục thường ngày của phụ nữ Khmer
Ngày thường những người phụ nữ người Khmer thường mặc
trang phục khá giống với người Kinh, có thể là những bộ đồ bộ đơn
giản đối với nữ, những bộ đồng phục đi học hằng ngày đối với các
bạn học sinh hay quần đùi áo thun đối với nam và những bộ đồ đơn
sơ, mộc mạc để đi ra đồng, màu sắc khá đơn giản, mộc mạc. Nhũng
người giàu có hơn thì có thể mặc những loại vải tơ lụa, tơ tằm như
váy, áo dệt bằng tơ tằm.[11](Hình 9)
Khi đi ra ngoài trời nắng, họ cũng có thể đội thêm nón lá, tạo
nên một hình ảnh chân thật, gần gũi. Nón là không chỉ mang lại sự
mát mẻ, tiện lợi, giúp che mưa, che nắng mà còn là một biểu tượng
của văn hóa dân gian giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn.
Khăn rằn cũng là một phụ kiện không thể thiếu trong trang
phục của phụ nữ Khmer[13]. Nó không chỉ để kết hợp với cái bộ
trang phục truyền thống mà cũng có thể sử dụng kết hợp với các trang
phục thường ngày để tăng tính thẩm mỹ mà thuận tiện hơn trong đời
sống sinh hoạt, nó được đeo trên đầu như một cách trang trí, cũng có
thể trang trí trên áo, quấn quanh cổ, đeo trên vai hoặc thậm chí làm
nơ trang trí cho tóc. Khăn rằn có nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau,
tạo nên sự phong phú và đặc trưng cho trang phục của phụ nữ Khmer,
góp phần làm đẹp cho trang phục và thể hiện sự khéo léo và tinh tế
trong văn hóa và truyền thống của phụ nữ Khmer.[12] 13
Đi kèm theo đó, người Khmer cũng đeo thêm trang sức hằng
ngày để chưng diện cho bản thân và thể hiện sự giàu có của gia
đình.Trang sức đóng vai trò quan trọng trong trang phục thường ngày
của phụ nữ Khmer, họ thường đeo nhiều loại trang sức như vòng cổ,
vòng tay, nhẫn và bông tai[14]. Trang sức được làm từ các loại kim
loại quý như vàng và bạc, thường được chạm khắc hoặc trang trí bằng
các họa tiết độc đáo kèm theo đó là những viên ngọc quý để tăng
phần lấp lành và sự cuốn hút đối với mọi người xung quang. Trang
sức không chỉ làm đẹp cho phụ nữ Khmer mà còn thể hiện sự giàu có
và địa vị xã hội của họ.
2.3.2 Trang phục thường ngày của người nam Khmer
Nam Khmer thường ưa thích trang phục hiện đại và thoải mái
trong đời sống hàng ngày. Áo gile và áo thun là những lựa chọn phổ
biến, kết hợp với quần jean hoặc quần vải. Cách này có thể mang lại
sự tiện lợi và lợi ích trong các hoạt động hàng ngày. Màu sắc của
trang phục thường ngày của nam Khmer thường là những gam màu tự
nhiên, giản dị như xanh lá cây, nâu đất, hay trắng, phản ánh ánh tinh
thần hòa mình với thiên nhiên và môi trường xung quanh[15]. Những
họa tiết truyền thống dù được giảm bớt so với trang phục của phụ nữ
vẫn xuất hiện để thể hiện tự hào về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc.
Ngoài ra, người nam Khmer hay đội nón quai thao. Nón quai
thao có kiểu dáng đặc trưng với một dải vải chéo đi qua và được cố
định bằng một vòng kim loại. Nón quai thao thường được làm từ cây
tre hoặc ngòi nứa, tạo nên sự mát mẻ và thoáng khí trong cuộc sống
hàng ngày của người Khmer. Nón quai thao không chỉ làm đẹp cho
trang phục mà còn bảo vệ đầu khỏi ánh nắng mặt trời và mưa, giúp
tôn lên thêm vẻ hiền lành, chất phác, đơn sơ, mộc mạc nhưng cũng
không kém phần mạnh mẽ cho người nam Khmer[11]
Bên cạnh đó, họ cũng hay mang vớ trong cuộc sống hằng ngày,
vớ dài là một phụ kiện đặc trưng khác trong trang phục của nam giới 14
Khmer, là loại vớ dài đến gót chân, thường được làm từ vải mỏng và
mềm mại để mang lại sự thoải mái trong việc di chuyển và làm việc
hàng ngày. Vớ dài thường có màu sắc đơn giản như đen hoặc trắng,
nhưng cũng có thể có các hoa văn và họa tiết trang trí nhẹ nhàng[22].
Vớ dài không chỉ làm ấm cho chân mà còn thể hiện sự chăm sóc và
tinh tế trong trang phục của nam giới Khmer.
Trang phục thường ngày của một dân tộc không chỉ phản ánh
phong cách sống và thực tiễn hàng ngày, mà còn thể hiện sự đa dạng
và độc đáo trong văn hóa và truyền thống của dân tộc đó và dĩ nhiên
là người Khmer – một trong những dân tộc của Việt Nam cũng không
ngoại lệ. Trang phục thường ngày của người Khmer thể hiện sự tinh
tế giản dị, mang những đặc điểm riêng biệt và phản ánh sự giản dị,
chất phác của dân tộc này(Hình 10). Nó không đơn giản chỉ là cách
ăn mặc đơn thuần mà nó còn được xem là ngôn ngữ thầm lặng của
một nền văn hóa lâu đời mang đậm tính lịch sử và xã hội[24]. Sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại không chỉ có thể tạo ra sự đa dạng
mà còn là cách để người Khmer tỏa sáng trong sự độc lập của mình.
Qua trang phục đó, họ kể lên câu chuyện về bản thân và cộng đồng,
góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng văn hóa ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI KHMER
3.1. Ý nghĩa về mặt văn hóa
Ngày nay, dù chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập văn hóa
nhưng trang phục của người Khmer Nam Bộ vẫn luôn giữ được những nét
đặc trưng, nét riêng so với trang phục các dân tộc khác trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, trang phục dân tộc Khmer là một biểu
hiện độc đáo, phong phú của văn hóa và lịch sử của họ.
Như đã nói ở phần trên trong các dịp lễ hội, người Khmer thường
mặc những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy, thể hiện lòng tự hào và
tôn kính văn hóa của mình. Theo một số người am hiểu về trang phục
truyền thống Khmer, trang phục của họ đã được cách tân, biến tấu theo 15
nhiều kiểu mới lạ với nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp với thời đại,
nhưng hầu hết vẫn giữ ở mức độ dung hòa giữa hiện đại và truyền thống.
Nhờ vậy mà cái hồn cốt dân tộc, bản sắc văn hóa ngàn đời của đồng bào
Khmer vẫn mãi bền vững với thời gian. Mỗi chi tiết, từ chất liệu đến họa
tiết, đều mang ý nghĩa sâu sắc thỏa mãn cả về mỹ thuật, tín ngưỡng và
tâm linh, phản ánh sự sáng tạo và tinh thần của người Khmer.
Về bản sắc văn hóa: Trang phục truyền thống như Sampot hay
Krama là một phần quan trọng trong văn hóa Khmer. Mặc những bộ trang
phục này là cách để người Khmer thể hiện bản sắc văn hóa và di sản của
mình. Ngoài ra, Sampot còn được sử dụng trong các màn trình diễn múa
truyền thống của người Khmer.[8]
Về địa vị xã hội: Cách đeo sampot và thiết kế của nó có thể biểu
thị địa vị xã hội, sự kiện và thậm chí là khu vực của người mặc. Ví dụ:
“Sampot Chang Kben”, một loại sampot, theo truyền thống được sử dụng
bởi tầng lớp thượng lưu và hoàng gia[7]. Ngày nay, chúng thường được
mặc trong những dịp trang trọng, biểu thị mức độ uy tín nhất định.
Trong đời sống thường ngày, trang phục người Khmer cũng
thường dùng màu đen, đơn giản, tương như như dân tộc Kinh ngày nay để
thích nghi với điều kiện lao động nông nghiệp. Đây không chỉ là biểu
trưng cho việc hội nhập tốt, tiếp thu văn hóa tốt bản sắc của các dân tộc
khác; mà còn thể hiện được tính sáng tạo, hiệu quả và lối tư duy tiến bộ
của đồng bào người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long khi dùng những
gam màu tối, ít bị vấy bẩn, không rườm rà trong lao động. Sự giao thoa,
tương đồng của nhiều dân tộc này không hẳn là bản địa hóa, toàn cầu hóa,
mà chính xác hơn thì nó nên được gọi là thích ứng, thích nghi với hoàn
cảnh và môi trường sống[15]. Tiếp thu cái mới là vậy, nhưng đấy không
được xem là sự hỗn tạp, lai căn của người Khmer mà họ vẫn chú tâm vào
công cuộc bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của riêng họ,
vẫn giữ được những nét riêng, không nhầm lẫn vào đâu được. Dù là một
câu hát ru, một lời dạy hay một câu chuyện cổ tích thì ít nhiều gì cũng đã 16