Trên cơ sở kiến thức về giai đoạn phạm tội chưa đạt, anh/chị hãy lấy ví dụ và phân tích để làm rõ trường hợp phạm tội chưa đạt
Trong pháp luật hình sự Việt Nam và ở các nước trên thế giới, để thực hiệnnhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, trong pháp luật hình sự mỗi nước quyđịnh không chỉ trừng trị tội phạm hoàn thành mà còn điều tra xử lý hành vi phạmtội chưa đạt - phạm tội chưa hoàn thành.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127
Đề bài: Trên cơ sở kiến thức về giai đoạn phạm tội chưa đạt, anh/chị hãy lấy ví dụ
và phân tích để làm rõ trường hợp phạm tội chưa đạt BÀI LÀM I.Đặt vấn đề
Trong pháp luật hình sự Việt Nam và ở các nước trên thế giới, để thực hiện
nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, trong pháp luật hình sự mỗi nước quy
định không chỉ trừng trị tội phạm hoàn thành mà còn điều tra xử lý hành vi phạm tội
chưa đạt - phạm tội chưa hoàn thành. Việc trừng trị hành vi phạm tội chưa đạt là cần
thiết và quan trọng vì nó tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội, cho Nhà nước
và công dân. Nếu không phát hiện và đưa ra xét xử một cách kịp thời thì tội phạm
được thực hiện sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng và làm cho cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm của cơ quan tư pháp hình sự gặp nhiều khó khăn. Chính
vì vậy, việc phân tích làm rõ phạm tội chưa đạt sẽ giúp hạn chế mức thấp nhất những
thiệt hại do hành vi phạm tội có thể gây ra, giúp phát hiện, điều tra, xét xử kịp thời,
công bằng, chính xác, xét xử đúng người đúng tội.
II. Phân tích 1. Khái niệm phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt (PTCĐ) là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người
phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
2. Điều kiện của phạm tội chưa đạt
Thứ nhất là về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn PTCĐ: Là thời điểm
bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP)
hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan (ví dụ hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân)
Thời điểm kết thúc của PTCĐ: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó
chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của CTTP. Bao gồm một trong các trường hợp sau: lOMoAR cPSD| 45619127
+ Người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm
có CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan (ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản) can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin)
+ Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy
ra với CTTP vật chất (ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản)
Thứ hai là về tâm lý: Việc người phạm tội phải dừng lại ở thời điểm trên là do
các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân ấy có thể là do: Nạn nhân tránh được,
hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ,
phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không có giá trị sử dụng.
3. Dấu hiệu xác định các trường hợp phạm tội chưa đạt
Căn cứ theo khái niệm về tội phạm chưa đạt, có thể rút ra được những dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu thứ nhất: Trong trường hợp phạm tội chưa đạt, người phạm tội đã
bắt đầu thực hiện tội phạm, thể hiện ở việc người phạm tội đã thực hiện những hành
vi khách quan trong cấu thành tội phạm được quy định tại điều luật cụ thể của Bộ
luật hình sự. Đây là dấu hiệu phân biệt giữa giai đoạn phạm tội chưa đạt với giai
đoạn chuẩn bị phạm tội
Ví dụ: đã có những hành động như là đâm, chém, bắn.. trong các vụ án về tội
giết người; hoặc đã thực hiện những hành động như là cầm dao lên chém, giơ súng
ra bắn nhưng chưa kịp chém, chưa kịp bắn thì đã có những yếu tố khách quan bên
ngoài can thiệp hoặc có người khác ngăn cản lại khiến cho hành vi chưa được hoàn thành.
+ Dấu hiệu thứ hai: Trong phạm tội chưa đạt, người phạm tội không thực hiện
được tội phạm đến cùng. Thuật ngữ “không thực hiện được đến cùng” ở đây không
có nghĩa là không thực hiện được kết quả cuối cùng mà người phạm tội đã đặt ra mà
phải được hiểu là hành vi phạm tội mà người phạm tội thực hiện đã không thỏa mãn
hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm cụ thể được quy định tại điều
luật Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Người có ý định ăn trộm đang có ý định trộm cướp xe máy, đang phá ổ
khóa dở, chưa kịp cướp xe đã bị người dân phát hiện và bắt giữ; người có ý định giết
người nhưng khi chém người mới chỉ gây ra thương tích, chưa gây ra chết người. lOMoAR cPSD| 45619127
Dấu hiệu của trường hợp phạm tội chưa đạt “chưa thực hiện được đến cùng” tội
phạm là dấu hiệu giúp phân biệt giữa trường hợp phạm tội chưa đạt với trường hợp tội phạm hoàn thành.
Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là có dấu hiệu hậu
quả trong mặt khách quan của tội phạm thì “không thực hiện được đến cùng” tội
phạm có nghĩa là hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội như
dấu hiệu hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm đó. Ví dụ, muốn giết nạn
nhân nhưng chưa tác động được vào cơ thể nạn nhân (chém trượt) hoặc mới gây
thương tích cho nạn nhân. Trong trường hợp này, mặc dù hành vi đã gây thương tích
là đã gây ra một thiệt hại nguy hiểm, xâm phạm sức khỏe của nạn nhân nhưng thiệt
hại đó không phải là hậu quả, dấu hiệu của tội giết người. Dấu hiệu hậu quả trong
tội giết người phải là “gây chết người”.
Đối với các tội có cấu thành hình thức, nghĩa là cấu thành tội phạm chỉ có dấu
hiệu hành vi, không có dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan của tội phạm, thì
hành vi “không thực hiện được đến cùng” tội phạm được hiểu là hành vi đã thực hiện
của người phạm tội chưa thỏa mãn hết dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm đó.
+ Dấu hiệu thứ 3: Trong trường hợp phạm tội chưa đạt, người phạm tội không
thực hiện được đến cùng tội phạm là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Khi đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm
tội mong muốn thực hiện được đến cùng hành vi phạm tội của mình.
Ví dụ: Mong muốn chiếm đoạt được tài sản trong trường hợp đối tượng muốn
trộm cắp tài sản; Mong muốn giết chết được nạn nhân trong trường hợp có ý định
giết người; Mong muốn thực hiện được hành vi giao cấu trong trường hợp người
phạm tội muốn thực hiện được hành vi hiếp dâm.. Tuy nhiên, trong trường hợp phạm
tội chưa đạt, không bao giờ người phạm tội có thể thực hiện được hết ý định phạm
tội của mình. Việc không thể thực hiện đến cùng tội phạm của người phạm tội có thể
do những nguyên nhân khách quan, ngoài y muốn của người phạm tội đã tác động
vào, như do nạn nhân tránh được, chống cự được, do có người khác can thiệp, bảo
vệ nạn nhân; do sai lầm của người phạm tội trong việc đánh giá đối tượng tác động, lOMoAR cPSD| 45619127
công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn thực hiện tội phạm nên hành vi không
gây ra được kết quả như người đó mong muốn.
4. Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong phạm tội chưa đạt
- Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện
tộiphạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn
của người phạm tội.”
- Khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định giống như giai đoạn cấu thành
tộiphạm. Đó là: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt,
hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng
tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý
định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện đến cùng”.
- Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định: “nếu điều luật được áp dụng cóquy
định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình
phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình
phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
5. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt
- Căn cứ vào thái độ, tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt:
Có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp của người phạm tội đã thực
hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên
nhân khách quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành hành
vi). (Ví dụ: Một người có ý định giết người khác, đã dùng súng bắn 3 phát vào nạn
nhân và tin nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân đã được người dân
phát hiện kịp thời và cứu chữa nên không chết. Ở đây người phạm tội đã hành động
như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này
người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi
là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn
về hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả).
Ví dụ: A định giết B bằng thuốc độc, A đã đi mua thuốc độc sau đó trộn thuốc độc
đủ liều lượng đủ để giết B vào đồ ăn của B, thuốc độc sẽ có tác dụng sau 15 phút. A
đinh ninh thuốc độc sẽ giết chết được B và đứng chờ cho thuốc đủ thời gian có tác lOMoAR cPSD| 45619127
dụng. B ăn đồ ăn bị ngộ độc tuy nhiên không chết. Trong trường hợp này, A đã thực
hiện hết hành vi cần thiết và chỉ cần đợi B ngấm thuốc độc và chết tuy nhiên B lại
không chết. Hậu quả này đã không xảy ra ngoài ý muốn của A.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên
nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra
hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành hành vi).
Ví dụ một người có ý định dùng dao găm đâm nhiều nhát vào một người để tước
đoạt tính mạng của người đó, nhưng mới đâm được một nhát thì đã bị người khác
giữ tay lại và khống chế, không đâm tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị
thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn, chưa tin vào
hậu quả xảy ra và hậu quả cũng chưa xảy ra theo mong muốn của người phạm tội.
Ví dụ: A định bắt cóc và thực hiện hành vi hiếp dâm với B. Nhưng mới bắt cóc được
B chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì đã bị phát hiện và bị bắt. Trong trường
hợp này, người phạm tội biết hành vi của mình chưa thể gây ra hậu quả là giao cấu với B như mong muốn. -
Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt
Theo căn cứ này, luật hình sự phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu với
các trường hợp phạm tội chưa đạt khác.
Chưa đạt vô hiệu là trường hợp tội chưa đạt mà nguyên nhân khác quan của việc
chưa đạt gắn với đối tượng tác động của tội phạm, với công cụ, phương tiện phạm
tội. Theo đó, phạm tội chưa đạt vô hiệu bao gồm hai trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt
gại cho khách thể bảo vệ của luật hình sự nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì
không có đối tượng tác động (Lấy ví tiền của người khác để trộm tiền nhưng trong
ví không có tiền) hoặc vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội
tưởng là có (đưa hối lộ cho người tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế
người đó không có chức vụ, quyền hạn).
+ Trường hợp thứ hai là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội dã sử
dụng nhầm công cụ, phương tiện phạm tội mà người đó muốn. Trong trường hợp
phạm tội chưa đạt vô hiệu này, công cụ, phương tiện phạm tội mà người phạm tội lOMoAR cPSD| 45619127
muốn sử dụng có khả năng gây ra hậu quả thiệt hại của tội phạm nhưng công cụ,
phương tiện cụ thể mà người đó sử dụng không có khả năng đó.
Ví dụ: người phạm tội dung thuốc ngủ liều cao để đầu độc người có thù oán với
mình để họ chết, nhưng người bị đầu độc không chết vì người phạm tội đã dung phải thuốc ngủ giả.
Ví dụ cụ thể về tội phạm chưa đạt
Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong việc buôn bán quần áo tại chợ đầu
mối, A đã bàn kế hoạch trả thù với C. A và C đã thống nhất việc sẽ mua 3 lít xăng dự
định sẽ hất vào cửa hàng của B và châm lửa đốt nhằm đốt cháy cửa hàng của B. Đêm
ngày 10/3, A và C đã lái xe máy đi mua 3 lít xăng và đến cửa hàng của B bắt đầu
thực hiện hành vi đốt cửa hàng B. Khi đã hất xăng vào cửa hàng B và đã châm lửa
đốt, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa rào nên khi lửa vừa mới bùng cháy thì ngay sau đó
đã bị dập tắt, cửa hàng quần áo không bị cháy và không bị hư hại gì. Cửa hàng của
anh B không bị hủy hoại do trời mưa to là nguyên nhân xảy ra ngoài ý chí chủ quan
của A và C, tuy nhiên A và C đã thực hiện đầy đủ hành vi cấu thành tội phạm nên
vẫn đủ điều kiện để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. III. Kết luận
Tội phạm luôn có tính nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm luôn chứa đựng
trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại lợi ích
chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền tự do và các lợi ích hợp
pháp của con người. Phạm tội chưa đạt tuy là những trường hợp không thực hiện tội
phạm “đến cùng” nhưng nó vẫn mang những tiềm ẩn vô cùng nguy hiểm và khó
lường, vì việc phải dừng lại (chưa đạt) là do nguyên nhân ngoài ý muốn, còn người
phạm tội vẫn mong muốn thực hiện tội phạm “đến cùng”. Như vậy, Việc phân tích,
làm rõ trường hợp phạm tội chưa đạt bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được phát
hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời, bảo đảm nguyên tắc xét xử công minh, đúng người, đúng tội.