Triết học Mac - Lenin Quy luật phủ định | Trường Đại học Phenika
Triết học Mac - Lenin Quy luật phủ định | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Quy luật phủ định của phủ định là gì
-Quy luật phủ định của phủ định là quy luật có
khuynh hướng cơ bản, phổ biến về mọi sự vận động,
phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy. Nó là khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi
SVHT vận động, phát triển thông qua những lần phủ
định biện chứng. Từ đó hình thành, tạo nên hình
thức có tính chu kỳ được gọi là phủ định của phủ định.
2.Khái niệm về sự phủ định :
Mình có một số ví dụ trên đây đó là ví dụ về ruồi và gà, trứng.
Đầu tiên ta xét ví dụ về quá trình phát triển của
ruồi từ trứng>ấu trùng>nhộng>ruồi rồi lại tiếp tục
Ví dụ 2 là về gà đẻ trứng , trứng nở thành gà và
cứ tiếp tục quá trình như vậy. ta thấy rằng, từ trứng
ruồi sau đó nở ra thành ấu trùng…. Trứng mất đi và
hình thành ấu trùng , ấu trùng mất đi chuyể đến quá
trình nhộng, nhộng mất đi huyển thành ruồi hay
trứng gà nở ra gà, quá trình trứng mất đi hình thành
gà. Quá trình như vậy được gọi là sự phủ định. Vậy
sự phủ định được định nghĩa là sự xóa bỏ hoặc thay
thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác
Ví dụ về phủ định thì mình có rất nhiều ví dụ,
như ngày hôm nay là phủ định của ngày hôm qua,
ngày mai là phủ định của ngày hôm nay.
-Những sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho sự
phát triển của SVHT được gọi là phủ định biện chứng.
3. Các đặc trưng của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng gồm có 2 đặc trưng cơ bản
đó chính là tính khách quan và tính kế thừa.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan bởi
sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn
bên trong nó gây ra. Cho nên, phủ định biện chứng
là sự tự thân phủ định. Ví dụ về tính khách quan của
phủ định biện chứng thì mình có thể lấy ví dụ như:
những lý thuyết về khoa học kỹ thuật là những lần
phủ định liên tiếp của tri thức về SVHT và thế giới
xung quanh. Hay là quá trình hình thành sâu bướm
cũng là quá trình phủ định biện chứng mang tính chất khách quan.
Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự
phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự
thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có
thể ra đời trên nền tảng cái cũ, ra đời không xóa bỏ
hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo
những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ
gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu,
gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện
chứng đồng thời cũng là khẳng định.
trong nhận thức thì các học thuyết ra đời sau bao
giờ cũng kế thừa những giá trị tư tưởng của các học
thuyết ra đời trước. Cụ thể như là thuyết tương đối
do Anhxtanh xây dựng là dựa trên nền tảng cơ học
cổ điển của Niutơn với nội dung đầy đủ và tổng quát
hơn. Một ví dụ khác về trang phục truyền thống của
chúng ta – đó chính là áo dài. Qua thời gian, chiếc
áo dài càng ngày càng được cách điệu trẻ trung,
năng động hơn để phù hợp với nhu cầu ăn mặc của
mỗi người, gọi là áo dài cách tân. Nhưng những
chiếc áo dài cách tân này vẫn giữ được nét truyền
thống vốn có của chiếc áo dài thời xưa (chất liệu, cúc, đường chỉ,..) 4. Kế thừa biện chứng
- Kế thừa biện chứng là khái niệm dung để chỉ
sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc
và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang
chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp sự
vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển
của sự vật, hiện tượng mới.
- Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các
yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định
dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽ được
cải tạo, biến đổi để phù hợp sự vật, hiện tượng mới
- Gía trị của sự kế thừa biện chứng chịu sự quy
định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa; do
vậy việc giữa lại yếu tố tích cực của sự vật, hiện
tượng bị phủ định làm cho sự vật, hiện tượng mới có
chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn.
- Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừa siêu
hình là việc đối tượng giữ nguyên si những gì bản
thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước, không tự
mình rũ bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu hết thời,
không còn phù hợp, thậm chí còn ngáng đường,
ngăn cản sự phát triển tiếp theo của chính nó, của đối tượng mới.
5. Đường xoáy ốc của sự phát triển
* Tóm lại: kế thừa biện chứng đảm bảo mối dây
liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượng mới với
đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó.
Trong trường hợp này những yếu tố còn tỏ ra phù
hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn
cần phải chịu sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với
bản chất mà đối tượng mới đang tạo lập và những
yếu tố mới hẳn mà đối tượng mới đang ra sức xây
dựng, bổ sung, là nội dung của khâu trung gian, của
cái trung giới, của bước chuyển của sự quá độ từ cũ sang mới.
“Đường xoáy ốc của sự phát triển” là khái niệm
dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang
tính kế thừa có trong sự vật, mới nên không thể đi
theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường tròn không
nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn
ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc
trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế
thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không
quay lại và tính tiến lên của sự phát triển. Trong đó,
sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở
mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy
luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của
đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao hơn
và sự nối tiếp nhau của các vòng đường xoáy ốc thể
hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. Ví dụ
Ví dụ 2 :Một quả trứng là khẳng định ban
đầu( trong điều kiện được ấp) Phủ định lần 1 tạo
ra gà mái con Phủ định lần 2 ( gà mái lớn lên ) sinh ra nhiều quả trứng.
Ý nghĩa : Sự phát triển theo một đường “ xoáy
ốc “ chứ không phải 1 đường thẳng, do vậy con
người phải kiên trì, không nôn nóng nhưng luôn theo
khuynh hướng bảo vệ cái mới, ủng hộ cái mới, tin
tưởng cái mới, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, kìm hãm sự phát triển của cái mới.
Ví dụ : Nhà bác học Edison trong nỗ lực phát
minh ra bóng đèn điện dây tóc
Hay lớn hơn cả là Trường kỳ kháng chiến của cách mạng Việt Nam ta.
Tóm lại ( Cả phần quy luật phủ định của phủ
định, tính kế thừa và đường xoắn ốc) :
Quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối
liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa
cái bị phủ định và cái phủ định; do có sự kế thừa nên
phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển,
nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước,
lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên
cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất
tiến lên không thực sự theo đường thẳng, mà theo đường trơn ốc.
6. Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự
vật hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong của chúng
quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu
tranh và chuyển hóa giữa những mặt đối lập của sư
vật hiện tượng. Qua hai lần phủ định, hình thức, sự
vật, hiện tượng mới ra đời sẽ trở về sự vật, hiện
tượng xuất phát (khi chưa bị phủ định) nhưng nội
dung không giống như cũ mà đã trên cơ sở cao hơn.
Số lượng các lần phủ định trong một chu kì có
thể nhiều hơn hai (tùy theo tính chất của quá trình
phát triển cụ thể) nhưng ít nhất vẫn phải qua hai lần
mới hoàn thành quá trình phát triển. Phủ định của
phủ định hoàn thành một chu kì phát triển đồng thời
lại tạo ra điểm xuất phát của chu kì phát triển tiếp theo.
Quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối
liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa
cái bị phủ định và cái phủ định, và do có kế thừa nên
sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo
đường thẳng mà theo đường xoáy trôn ốc.
7. Ý nghĩa phương pháp luận