Đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay: cơ sở lý luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản kinh tế, hội từ sử dụng lao động thủ
công chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học
công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:
- Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật
công nghệ hiện đại, tự động hóa.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
- Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút
ngắn thời gian.
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ
XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh, đã tiến hành cuộc cách mạng công
nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Đây là
sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIX,
khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công
nghiệp được sử dụng trước đó.
Đến nay, có một số nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, nhưng
còn nhiều nước khác thì công nghiệp hóa vẫn đang được tiến hành với những khoảng thời
gian và mức độ khác nhau, vì vậy, cách hiểu về công nghiệp hóa cũng có sự khác nhau.
Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả
phương Tây quan niệm: Công nghiệp hóa việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một
hoạt động, thực chất trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước... Trong
1
quan niệm này, họ đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ
coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông
nghiệp các ngành khác được coi đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa. Tuy
nhiên, quan điểm này không thấy được mục tiêu, điểm dừng và tính lịch sử của quá trình
công nghiệp hóa.
Một thời gian dài ở các nước xã hội chủ nghĩa có những sự giải thích khác nhau về
phạm trù công nghiệp hóa. Song trên thực tế đều thống nhất với quan điểm của các nhà
kinh tế Liên trước đây: Công nghiệp hóa quá trình biến một nước nông nghiệp
thành công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nhanh hơn nông nghiệp ưu tiên
phát triển các ngành công nghiệp nặng, là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí.
Quan niệm này xuất phát từ thực tiễn Liên khi bắt tay vào công nghiệp hóa một
nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, bị đế quốc bao vây và không có sự giúp
đỡ từ bên ngoài. Đường lối công nghiệp hóa này của Liên đã đạt được những thành
tựu nhất định và từng được coi là kỳ tích của chủ nghĩa xã hội.
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra quan niệm:
Công nghiệp hóa một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên phát triển một cơ cấu kinh tế
nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Quan niệm này coi công nghiệp hóa quá trình bao
trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hộivàphù hợp với các nước phát triển nơi có
điều kiện ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học – kỹ thuật.
Trên sở các quan niệm đó, thể khái quát lại như sau: “Công nghiệp hóa
quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp), từ hội nông
nghiệp lênhội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp”.
thể thấy, công nghiệp hóa là sự biến đổi về kinh tế và xã hội, là quá trình đưa nền kinh tế
lên xã hội công nghiệp với trình độ văn minh cao hơn.
Tại Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam
(1960) xác định: Công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự
phân công mới về lao động hội quá trình tích lũy hội chủ nghĩa để không
ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng. Quan niệm này thể hiện nội dung toàn diện,
2
Blurred content of page 3
kỳ Đại hội Đảng tiếp theo. Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “nước ta đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế”, với nhiệm vụ: “phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
1.2. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt
a) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến thị trường; thực hiện khí
hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh
học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh phù hợp với từng
vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và
chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm thị trường hiệu quả
kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm công nghiệp hỗ trợ lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở đặc khu kinh tế.
Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành
dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
c) Phát triển kinh tế vùng
Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội
vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến
4
các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế
đang còn nhiều khó khăn.
d) Phát triển kinh tế biển
Xây dựng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, trọng tâm,
trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
1.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
1.3.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm
2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng sở sản xuất thông minh để tạo ra
sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều
hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công
nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để
sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý,
kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện
"không tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,
4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa,
đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp mọi quốc gia. Và chiều rộng chiều sâu của
những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản
quản trị.
5
Blurred content of page 6
tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài
nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm
việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn
luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích
cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế trong tương lai…
1.3.3. Thách thức, nguy cơ
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất
cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng,
cấu trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật,
cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn
nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo bản hệ
thống”.
Chúng ta đang trong giai đoạn cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao
động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa tay nghề của công nhân nước ta được cải
thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ
thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc
độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của
công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines,m 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái
Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch
đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn
7
đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác tỷ lệ thất nghiệp của những
người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công hợp tác
lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực trên thế giới. Khi
chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không
gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ
bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về
di chuyển tự nhiên nhân lực, thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề
chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha
sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề
sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ thách thức cho Việt
Nam, số lượng công nhân lành nghề nước ta còn khiêm tốn, buộ#c phải chấp nhận
nguồn lao động di đến từ các nước khác trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình
độ của công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị
thua ngay trên “sân nhà”.
2. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thành tựu
Công nghiệp đang dần trở thành trọng điểm trong nền kinh tế Việt Nam.
Bình quân giai đoạn 2006 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước.
Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước.
Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong giai đoạn
2006 - 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục (tăng bình quân 6,79%/năm).
Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%,
đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh
tế. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,2%, vượt mức chỉ tiêu kế
8
Blurred content of page 9
ra sản xuất tái cấu ngành. Điều này dẫn đến sự thiếu động lực trong việc thúc đẩy
quá trình Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa toàn đất nước.
Các chủ trương về Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa triển khai chậm và thiếu
hiệu quả. Đề tài Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa được bàn luận chuyên sâu bao
hàm nhiều vấn đề nhưng khi thực hiện, các hình đầu lại trở nên dàn trải kém
hiệu quả. Điều này xảy ra do sự lệch nhịp giữa nhận thức lý luận và thực tiễn, khi các giải
pháp được đưa ra thiếu tính khả thi dẫn đến các định hướng trong từng thời kì chưa trọng
tâm hay trọng điểm.
Mức tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không
lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp xu hướng tăng song vẫn mức thấp so với yêu
cầu công nghiệp hóa.
Các ngành công nghiệp ưu tiên chưa được đầu tư và phát triển hiệu quả. Các
ngành công nghiệp được định hướng công nghiệp ưu tiên của Việt Nam trong thời
Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại hóa (gồm có điện tử - công nghệ thông tin, chế biến nông -
thủy sản, đóng tàu, máy nông nghiệp, môi trường - tiết kiệm năng lượng, và sản xuất ô tô/
phụ tùng ô tô) chưa thực sự đạt được mục tiêu dẫn đầu đã đề ra. Điều này là do các ngành
công nghiệp chưa tận dụng triệt để lợi thế về công nghệ nguồn lực đầu tư nước ngoài
để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng.
Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực toàn cầu của các sản phẩm
công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ có thể tham gia
vào khâu gia công, lắp ráp cho các chuỗi sản xuất sản phẩm quốc tế do nguồn nhân
công rẻ và chuyên môn thấp. Ngược lại, phần lớn các sản phẩm công nghiệp do Việt Nam
sản xuất đều yếu tố công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tđến từ khu vực FDI (các
10
khu công nghiệp vốn nước ngoài và do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ). Số lượng
sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam lợi thế so sánh đang xu hướng giảm.
Nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn
thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục là do trình độ công nghệ thấp, chất
lượng năng suất lao động thấp và nội lực ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu.
Ngành công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) kém phát triển. Công
nghiệp hỗ trợ hiện nay mới có thể đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về các
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên chủ yếu cũng chỉ là sản xuất linh kiện và chi tiết
đơn giản, giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các
ngành công nghiệp ở mức thấp. Điều này là do hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
kém phát triển, khi các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ của Việt Nam chỉ mới hoạt động
trên quy mô vừa và nhỏ nên trình độ sản xuất chưa cao. Trong khi đó, vốn đầu tư vào khu
vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành thời gian hoàn vốn ngắn như công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.
Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc
biệt nông nghiệp. Với thế mạnh một nước nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam
hưởng lợi ích về chi phí đầu vào cho các ngành như chế biến công nghiệp (chế biến nông,
lâm, thủy sản); ngược lại, công nghiệp cung cấp lợi thế gia tăng sản xuất cho các ngành
trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp Việt Nam. Dù có mối tương quan và quan hệ cộng sinh
chặt chẽ, tuy nhiên, các định hướng liên kết giữa công nghiệp và các ngành kinh tế khác,
đặc biệt nông nghiệp, còn thiếu chặt chẽy lãng phí tài nguyên, đầu của chính
phủ.
3. Một số biện pháp đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước tamạnh
Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước, dự báo về bối cảnh kinh tế - xã hội trong
nước quốc tế các mục tiêu, định hướng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để đẩy
11
Blurred content of page 12
với thị trường tài chính để góp phần huy động hiệu quả nguồn vốn cho sự nghiệp
CNH, HĐH.
- Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực
Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu phát
triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Chỉ tập trung vốn
nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu, hoặc các bộ phận, cấu thành
của cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng không
khả năng thu hồi vốn hoặc mức độ thu hồi vốn thấp, rủi ro cao, dịch vụ công quan
trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và những lĩnh vực
nhân không thể hoặc chưa thể thực hiện được, tạo cơ chế tài chính để các địa
phương thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, tiềm lực đặc
điểm của từng địa phương.
Đổi mới cấu chi NSNN theo hướng tăng cường đầu cho con người. cấu
lại chi NSNN đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tái cấu trúc đầu tư
công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầunhà
nước từ xác định chủ trương, lập và phê duyệt dự án cho đến thực hiện, quản lý, giám sát
dự án. Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương mại.
Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ. Tiếp tục
thực hiện nhất quán cơ chế quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
gắn với việc thực hiện công khai, minh bạch giá, tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất
hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích; đồng thời chế hỗ trợ cho người
nghèo và các đối tượng chính sách.
- Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH
+ Phát triển cơ sở hạ tầng
Cần hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng vùng, bảo
đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, bảo vệ môi
trường đi đôi với hoàn thiện bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu
13
cầu vận chuyển hàng hóa hành khách giữa các vùng với các nước trong khu vực.
Sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả và kịp thời các nguồn tài chính
trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Phát huy vai trò định hướng của
đầu tư công để thu hút nguồn vốn đầu tư củahội. Hoàn thiện các chính sách tài chính
về đất đai để tạo ra những đột phá trong huy động nguồn lực từ đất đai để đầu cho hạ
tầng cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển của các quan hệ đất đai trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta giai đoạn tới.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực dự báo, kế hoạch hóa nguồn nhân lực dựa trên các tín hiệu của
thị trường; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới.
Nâng cao hiệu quả huy động và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ cấu và phương
thức đầu của NSNN cho giáo dục đào tạo, đào tạo nghề . Đẩy mạnh thực hiện
chế đấu thầu, đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ để đảm bảo sử dụng hiệu quả các
nguồn lực hiện có, tăng cường cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Phát triển khoa học - công nghệ
Nâng cao hiệu quả huy động đa dạng hóa nguồn lực đầu cho KHCN. Hình
thành các cơ chế phù hợp để nâng cao tính định hướng của NSNN trong việc thu hút các
nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước để phát triển KHCN.
Đồng thời, đẩy mạnh hội hóa hoạt động đầu cho KHCN, thu hút các thành
phần xã hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với
sản xuất, thúc đẩy phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong
việc cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác nhau, bao
gồm cả việc tiếp cận nguồn kinh phí dành cho phát triển KHCN từ NSNN. Đẩy mạnh
việc nghiên cứu các sản phẩm KHCN gắn với kết quả đầu ra, đáp ứng
nhu cầu của xã hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư, thương mại hóa kết quả nghiên cứu
từ doanh nghiệp.
14
Blurred content of page 15
thế giới. Từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triểnmức sống dân cư giữa
các vùng.
Các chính sách xây dựng phát triển vùng KTTĐ cần giải quyết được các ách
tắc, vướng mắc về chính sách chế quản hiện hành, giải quyết tốt các bất cập về
thủ tục hành chính, môi trường đầu tư thể chế. Các chế, chính sách cần tận dụng
triệt để lợi thế so sánh của từng vùng KTTĐ, khơi dậy được nội lực tập trung cho phát
triển các vùng KTTĐ và lôi kéo các vùng khác cùng phát triển.
16
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Chương trình KX 02, hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, con đường và bước đi, Báo cáo tổng hợp, HN, 2008.
2. Giáo trình trung cấp LLCT – HC, Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2014.
3. GS.TS Đỗ Hoài Nam (Chủ biên): Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN, 2003.
4. Trần Đình Thiên (Chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Phác
thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2004.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, VIII,
XII.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1994.
7. Trần Thị Thanh Bình: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay, 2020.
8. Bộ Công Thương: Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua, 2019.
9. Viện Chiến lược Chính sách tài chính: Giải pháp đẩy mạnh công nghiêp hóa,
hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
17

Preview text:

Đề tài: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay: cơ sở lý luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học
công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:
- Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật
công nghệ hiện đại, tự động hóa.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ
XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh, đã tiến hành cuộc cách mạng công
nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Đây là
sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIX,
khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công
nghiệp được sử dụng trước đó.
Đến nay, có một số nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, nhưng
còn nhiều nước khác thì công nghiệp hóa vẫn đang được tiến hành với những khoảng thời
gian và mức độ khác nhau, vì vậy, cách hiểu về công nghiệp hóa cũng có sự khác nhau.
Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả
phương Tây quan niệm: Công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một
hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước... Trong 1
quan niệm này, họ đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp. Họ
coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông
nghiệp và các ngành khác được coi là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa. Tuy
nhiên, quan điểm này không thấy được mục tiêu, điểm dừng và tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa.
Một thời gian dài ở các nước xã hội chủ nghĩa có những sự giải thích khác nhau về
phạm trù công nghiệp hóa. Song trên thực tế đều thống nhất với quan điểm của các nhà
kinh tế Liên Xô trước đây: Công nghiệp hóa là quá trình biến một nước nông nghiệp
thành công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nhanh hơn nông nghiệp và ưu tiên
phát triển các ngành công nghiệp nặng, là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí.
Quan niệm này xuất phát từ thực tiễn Liên Xô khi bắt tay vào công nghiệp hóa là một
nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, bị đế quốc bao vây và không có sự giúp
đỡ từ bên ngoài. Đường lối công nghiệp hóa này của Liên Xô đã đạt được những thành
tựu nhất định và từng được coi là kỳ tích của chủ nghĩa xã hội.
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra quan niệm:
Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên phát triển một cơ cấu kinh tế
nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Quan niệm này coi công nghiệp hóa là quá trình bao
trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hộivàphù hợp với các nước phát triển nơi có
điều kiện ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học – kỹ thuật.
Trên cơ sở các quan niệm đó, có thể khái quát lại như sau: “Công nghiệp hóa là
quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp), từ xã hội nông
nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp”. Có
thể thấy, công nghiệp hóa là sự biến đổi về kinh tế và xã hội, là quá trình đưa nền kinh tế
lên xã hội công nghiệp với trình độ văn minh cao hơn.
Tại Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam
(1960) xác định: Công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự
phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không
ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng. Quan niệm này thể hiện rõ nội dung toàn diện, 2 Blurred content of page 3
kỳ Đại hội Đảng tiếp theo. Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “nước ta đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, với nhiệm vụ: “phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
1.2. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt
a) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí
hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh
học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng
vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và
chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế.
Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành
dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
c) Phát triển kinh tế vùng
Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội
vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến 4
các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế
đang còn nhiều khó khăn.
d) Phát triển kinh tế biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
1.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.3.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm
2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra
sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều
hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công
nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để
sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý,
kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện
"không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,
4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó
đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của
những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. 5 Blurred content of page 6
tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài
nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm
việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn
luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích
cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế trong tương lai…
1.3.3. Thách thức, nguy cơ
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất
cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ
cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật,
cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn
nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống”.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao
động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải
thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ
thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc
độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của
công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái
Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch
đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn 7
đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những
người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác
lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi
chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không
gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ
bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về
di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề
chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha
sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề
sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt
Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộ#c phải chấp nhận
nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình
độ của công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị
thua ngay trên “sân nhà”.
2. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thành tựu
Công nghiệp là đang dần trở thành trọng điểm trong nền kinh tế Việt Nam.
Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước.
Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước.
Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong giai đoạn
2006 - 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục (tăng bình quân 6,79%/năm).
Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%,
đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh
tế. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,2%, vượt mức chỉ tiêu kế 8 Blurred content of page 9
ra sản xuất và tái cơ cấu ngành. Điều này dẫn đến sự thiếu động lực trong việc thúc đẩy
quá trình Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa toàn đất nước.
Các chủ trương về Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa triển khai chậm và thiếu
hiệu quả. Đề tài Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa dù được bàn luận chuyên sâu và bao
hàm nhiều vấn đề nhưng khi thực hiện, các mô hình đầu tư lại trở nên dàn trải và kém
hiệu quả. Điều này xảy ra do sự lệch nhịp giữa nhận thức lý luận và thực tiễn, khi các giải
pháp được đưa ra thiếu tính khả thi dẫn đến các định hướng trong từng thời kì chưa trọng tâm hay trọng điểm.
Mức tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không
lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa.
Các ngành công nghiệp ưu tiên chưa được đầu tư và phát triển hiệu quả. Các
ngành công nghiệp được định hướng là công nghiệp ưu tiên của Việt Nam trong thời kì
Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại hóa (gồm có điện tử - công nghệ thông tin, chế biến nông -
thủy sản, đóng tàu, máy nông nghiệp, môi trường - tiết kiệm năng lượng, và sản xuất ô tô/
phụ tùng ô tô) chưa thực sự đạt được mục tiêu dẫn đầu đã đề ra. Điều này là do các ngành
công nghiệp chưa tận dụng triệt để lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài
để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng.
Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm
công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ có thể tham gia
vào khâu gia công, lắp ráp cho các chuỗi sản xuất sản phẩm quốc tế do có nguồn nhân
công rẻ và chuyên môn thấp. Ngược lại, phần lớn các sản phẩm công nghiệp do Việt Nam
sản xuất đều có yếu tố công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử đến từ khu vực FDI (các 10
khu công nghiệp vốn nước ngoài và do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ). Số lượng
sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm.
Nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn
thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục là do trình độ công nghệ thấp, chất
lượng năng suất lao động thấp và nội lực ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu.
Ngành công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) kém phát triển. Công
nghiệp hỗ trợ hiện nay mới có thể đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về các
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên chủ yếu cũng chỉ là sản xuất linh kiện và chi tiết
đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các
ngành công nghiệp ở mức thấp. Điều này là do hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
kém phát triển, khi các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ của Việt Nam chỉ mới hoạt động
trên quy mô vừa và nhỏ nên trình độ sản xuất chưa cao. Trong khi đó, vốn đầu tư vào khu
vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.
Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc
biệt là nông nghiệp. Với thế mạnh là một nước nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam
hưởng lợi ích về chi phí đầu vào cho các ngành như chế biến công nghiệp (chế biến nông,
lâm, thủy sản); ngược lại, công nghiệp cung cấp lợi thế gia tăng sản xuất cho các ngành
trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp Việt Nam. Dù có mối tương quan và quan hệ cộng sinh
chặt chẽ, tuy nhiên, các định hướng liên kết giữa công nghiệp và các ngành kinh tế khác,
đặc biệt là nông nghiệp, còn thiếu chặt chẽ và gây lãng phí tài nguyên, đầu tư của chính phủ.
3. Một số biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta
Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước, dự báo về bối cảnh kinh tế - xã hội trong
nước và quốc tế và các mục tiêu, định hướng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để đẩy 11 Blurred content of page 12
với thị trường tài chính để góp phần huy động có hiệu quả nguồn vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH.
- Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực
Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Chỉ tập trung vốn
nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu, hoặc các bộ phận, cấu thành
của cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng không
có khả năng thu hồi vốn hoặc mức độ thu hồi vốn thấp, rủi ro cao, dịch vụ công quan
trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và những lĩnh vực
mà tư nhân không thể hoặc chưa thể thực hiện được, tạo cơ chế tài chính để các địa
phương thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, tiềm lực và đặc
điểm của từng địa phương.
Đổi mới cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường đầu tư cho con người. Cơ cấu
lại chi NSNN đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tái cấu trúc đầu tư
công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà
nước từ xác định chủ trương, lập và phê duyệt dự án cho đến thực hiện, quản lý, giám sát
dự án. Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương mại.
Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ. Tiếp tục
thực hiện nhất quán cơ chế quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
gắn với việc thực hiện công khai, minh bạch giá, tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất
hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích; đồng thời có cơ chế hỗ trợ cho người
nghèo và các đối tượng chính sách.
- Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH
+ Phát triển cơ sở hạ tầng
Cần hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng vùng, bảo
đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, bảo vệ môi
trường đi đôi với hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu 13
cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực.
Sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả và kịp thời các nguồn tài chính
trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Phát huy vai trò định hướng của
đầu tư công để thu hút nguồn vốn đầu tư của xã hội. Hoàn thiện các chính sách tài chính
về đất đai để tạo ra những đột phá trong huy động nguồn lực từ đất đai để đầu tư cho hạ
tầng cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển của các quan hệ đất đai trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta giai đoạn tới.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực dự báo, kế hoạch hóa nguồn nhân lực dựa trên các tín hiệu của
thị trường; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới.
Nâng cao hiệu quả huy động và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ cấu và phương
thức đầu tư của NSNN cho giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề . Đẩy mạnh thực hiện cơ
chế đấu thầu, đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực hiện có, tăng cường cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Phát triển khoa học - công nghệ
Nâng cao hiệu quả huy động và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho KHCN. Hình
thành các cơ chế phù hợp để nâng cao tính định hướng của NSNN trong việc thu hút các
nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước để phát triển KHCN.
Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho KHCN, thu hút các thành
phần xã hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với
sản xuất, thúc đẩy phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong
việc cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác nhau, bao
gồm cả việc tiếp cận nguồn kinh phí dành cho phát triển KHCN từ NSNN. Đẩy mạnh
việc nghiên cứu các sản phẩm KHCN gắn với kết quả đầu ra, đáp ứng
nhu cầu của xã hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ doanh nghiệp. 14 Blurred content of page 15
thế giới. Từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng.
Các chính sách xây dựng và phát triển vùng KTTĐ cần giải quyết được các ách
tắc, vướng mắc về chính sách và cơ chế quản lý hiện hành, giải quyết tốt các bất cập về
thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và thể chế. Các cơ chế, chính sách cần tận dụng
triệt để lợi thế so sánh của từng vùng KTTĐ, khơi dậy được nội lực tập trung cho phát
triển các vùng KTTĐ và lôi kéo các vùng khác cùng phát triển. 16
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Chương trình KX – 02, Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, con đường và bước đi, Báo cáo tổng hợp, HN, 2008.
2. Giáo trình trung cấp LLCT – HC, Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2014.
3. GS.TS Đỗ Hoài Nam (Chủ biên): Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN, 2003.
4. Trần Đình Thiên (Chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Phác
thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2004.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, VIII, XII.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1994.
7. Trần Thị Thanh Bình: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay, 2020.
8. Bộ Công Thương: Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua, 2019.
9. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính: Giải pháp đẩy mạnh công nghiêp hóa,
hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 17