-
Thông tin
-
Quiz
Triết học về con người - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Triết học về con người - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
2 TRƯỜNG Ạ
Đ I HỌC KINH TẾ Q Ố U C DÂN 2
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- - - - - - - - □□□ - - - - - - - -
BÀI TẬP NHÓM
MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Đề bài: Triết học về con người.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: Triết học Mác – Lênin (220) _35
Giảng viên: Cô Nguyễn Thị Mai Lan
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2021
Danh sách thành viên nhóm 5
1. Nguyễn Thanh Vân 11208417
2. Phạm Thị Thắm 11207712 3. Phạm Thị Lý 11202432
4. Trịnh Thị Dung 11207632
5. Nguyễn Thanh Thủy 11203900
6. Trần Ngọc Bảo Khánh 11205622
7. Lương Thị Lan Anh 11207609
8. Phan Nhật Thảo 11204161 2 Blurred content of page 3 A. LÝ LUẬN
I. Khái lược các quan điểm triết học về con người t
rong lịch sử triết học
1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
• Các quan niệm duy tâm, tôn giáo: con người do thần thánh, do lực lượng siêu
nhiên tạo ra, cuộc sống con người do thần, trời đã sắp đặt, an bài.
• Các quan niệm duy vật về nguồn gốc con người mang tính mộc mạc, ngây thơ
chưa có cơ sở khoa học, vv. .
2. Quan điểm về con người trong triết học phương tây • Thời cổ đại:
- Quan niệm duy vật: con người cũng như mọi vật khác đều bắt nguồn từ một bản
nguyên vật chất xác định tạo nên.
- Quan niệm duy tâm: linh hồn con người do Thượng đế tạo ra.
• Thời kỳ trung cổ: con người là sản phẩm của thượng đế, mọi số phận, niềm vui,
nỗi buồn,. . . đều do Thượng đế sắp đặt. Con người phải chấp nhận cuộc sống tạm
bợ trên trần gian (sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu trên thiên đường) . . .
II. Quan điểm về con người trong triết học Mác- Lênin
1. Khái niệm con người và bản chất con người
1.1. Khái niệm con người
a) Con người là một thực thể sinh học- xã hội
- Về mặt sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên, là một động vật xã hội.
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con
người hoàn toàn thoát ly khỏi nhưng đặc tính vốn có của con vật. ” .
→ Con người cũng có những đặc điểm sinh học và chịu sự chi phối bởi những quy luật
sinh học, thể hiện qua những nhu cầu, hành vi có tính bản năng như sinh đẻ con cái, ăn
uống, đấu tranh sinh tồn …
- Về mặt xã hội, con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
“ Người là giống động vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần
túy là loài vật. ”
Con người khác con vật ở lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn vào
các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống bằng lao động sản
xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu. Lao động
đã góp phần cải tạo con người về mặt sinh học, đưa con người trở thành thực thể xã hội,
trở thành con người đúng nghĩa. Lao động là điều kiên quyết, cần thiết để quyết định sự
hình thành và phát triển của con người về cả phương diện sinh học lẫn xã hội.
Tính xã hội của con người còn thể hiện ở quan hệ giao tiếp và đời sống cộng đồng, ở văn
hóa và đạo đức, có tư duy và ngôn ngữ.
→ Vì vậy nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người luôn bị tác động, điều chỉnh bởi các quan hệ xã hội. 4
Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất có quan hệ khăng
khít không thể tách rời nhau trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con
người; mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất của con người.
b) Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới
tự nhiên, vừa là sản phẩm lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt
động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục
tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không
có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người do đó không tồn tại quy luật xã hội.
Con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo.
Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Mỗi sự vận động
và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
c) Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
- Con người là sản phẩm của lịch sử: Con người là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội.
- Con người là chủ thể của lịch sử: Con người chế tạo công cụ lao động, lao động sản
suất là bước ngoặt con người làm ra lịch sử của mình.
Tóm lại: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt
sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu tố quy định sự
khác biệt giữa con người với thế giới loài vật.
1.2. Bản chất con người
“Bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội. ”
Bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ
thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người
nhưng không phải sự kết hợp đơn giản hoặc là tổng hợp chúng lại với nhau mà là sự tổng
hòa chúng, mỗi quan hệ xã hội có vai trò, vị trí khác nhau, tác động qua lại không tách rời nhau.
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
a) Thực chất của hiện tượng t a
h hóa con người là lao động của con người bị tha hoá
- Theo C. Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản phẩm của
lao động từ chỗ để phục vụ con người, phát triển con người đã bị biến thành lực lượng
đối lập, nô dịch và thống trị con người:
VD: Con người chỉ hành động với tính cách con người khi thực hiện các chức năng sinh
học (ăn, ngủ,…) còn khi thực hiện hoạt động lao động với tư cách là hoạt động đặc trưng
của con người thì họ lại như là con vật.
- Nguyên nhân của hiện tượng tha hóa con người: Do xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất, là hiện tượng lịch sử đặc thù chỉ diễn ra trong xã hội có sự phân chia giai 5 Blurred content of page 6
• Là những tư tưởng cơ bản, đóng vai tr là “kim chỉ nam”, là cơ sở lí luận khoa
học, định hướng cho các hoạt động chính trị, xã hội văn hóa và tư tưởng trong gần hai thế k qua.
• Là tiền đề lý luận và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của khoa học xã hội.
• Vẫn tiếp tục là cơ sở, tiền đề cho các quan điểm, lý luận về con người và về xã
hội, cho các khoa học hiện đại về con người nói chung.
- Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin:
• Là lý luận duy vật biện chứng triệt để mang tính khoa học và cách mạng, góp
phần tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
• Tính đúng đắn, khoa học ngày càng được khng định.
• Vẫn tiếp tục là “kim chỉ nam” cho hành động, là nền tảng lý luận cho việc nghiên
cứu, giải phóng và phát triển con người trong hiện thực. 3. Qua
n hệ giữa cá nhân và xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
- Mỗi con người là một cá thể, cá nhân riêng biệt, khác biệt nhau: “Con người là một
thực thể xã hội mang tính cá nhân. ”
- Cá nhân và xã hội không tách rời nhau. Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp thành, mỗi
cá nhân là một phần tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó.
- Xã hội quyết định những đặc điểm chung của mỗi cá nhân sống trong xã hội đó, mặc
dù mỗi cá nhân luôn có bản sắc riêng của mình.
VD: Con người sinh ra và lớn lên trong một quốc gia, dân tộc xác định. Do điều kiện
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, …nên con người ở đây cũng mang một số đặc thù ,
phẩm chất chung dù họ muốn hay không.
4. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử.
Quần chúng nhân dân là gì?
- Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động
trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội
và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội xác định.
- Quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng đóng vai tr là chủ thể sáng tạo chân
chính ra lịch sử, quyết định sự phát triển của lịch sử.
- Vai tr đó của quần chúng nhân dân được thể hiện ở các nội dung:
• Là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội (quần chúng nhân dân lao động) .
• Là lực lượng sáng tạo trực tiếp hoặc gián tiếp các giá trị tinh thần của xã hội.
• Là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và cải cách xã hội.
Lãnh tụ là gì?
- Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất, xuất hiện trong phong trào quần chúng nhân dân,
nhận thức được một cách đúng đắn, nhanh nhạy, kịp thời những yêu cầu, các quy luật,
những vấn đề căn bản nhất của một lĩnh vực hoạt động nhất định của đời sống xã hội
hoặc là kinh tế, hoặc là chính trị, hoặc là văn hóa, khoa học, nghệ thuật,. . .
- Lãnh tụ phải có các phẩm chất cơ bản: 7
• Phẩm chất đạo đức • Phẩm chất tri thức
• Phẩm chất chính trị
- Lãnh tụ đóng vai tr hết sức to lớn, vô cùng quan trọng. Họ là những người tổ chức,
sáng lập, đứng lên lãnh đạo quàn chúng nhân dân.
Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ?
- Theo quan điểm triết học Mác- Lênin: Xã hội biến đổi nhờ hoạt động của toàn thể
quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm thực hiện một
mục đích nào đó . Mối quan hệ giữa vai trò quần chúng nhân dân với cá nhân chính là
quan hệ giữa vai trò của nhân dân lao động với cá nhân lãnh tụ.
- Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất. Kết hợp hài hòa,
hợp lí, khoa học vai trò quần chúng nhân dân và lãnh tụ sẽ tạo sức mạnh tổng hợp thúc
đẩy phong trào và sự vân động, phát triển của cộng đồng, xã hội nói chung.
5. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.
- Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng lý
luận cho việc phát huy vai trò của con người trong cách mạng và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
- Tiếp thu văn hóa và các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại,
trong đó có lý luận về con người của chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau trong đó có các nội dung cơ bản là:
• Tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
• Tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
• Tư tưởng về phát triển con người toàn diện.
- Việc phát huy vai tr con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng chú trọng:
• Đảng nhấn mạnh việc đấu tranh không khoan nhượng chống thoái hóa, biến
chất, suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, chống lại những thói hư tật xấu,
những đặc tính tiêu cực của con người Việt Nam đăng cản trở sự phát triển của
chính con người và xã hội.
• Đảng nhấn mạnh việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước hiện nay với những đức tính như có tinh thần yêu nước, phấn
đấu vì độc lập, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, có ý thực tập thể, đoàn kêt,
lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, lao động chăm chỉ, thường xuyên học
tập, nâng cao hiểu biết, … 8 Blurred content of page 9
- Bảy là, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con
người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.
3. Những thành tựu đạt được:
Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW của Đảng, việc xây dựng CNXH ở nước ta đạt đ ợ
ư c nhiều thành tựu to lớn.
D/c: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tuổi thọ trung bình con người Việt
Nam năm 2019 là 73,6 tuổi. Từ 1990 đến 2018, tổng thu nhập bình quân đầu người đã
tăng lên 354,5%. Năm 2019, tổng thu nhập bình quân đầu người gần 2. 800USD. Việt
Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI)
cao nhất trên thế giới, với tăng trưởng trung bình HDI ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn 1990 - 2018.
HDI của Việt Nam năm 2019 là 0,63, xếp thứ 118/189 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ
số này và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có HDI ở mức cao.
C. TỔNG KẾT 1. Khái niệm
- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt sinh
học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu tố quy định
sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật.
2. Bản chất
- Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
- Các quan hệ xã hội thay đổi ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
3. Hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng
- Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hoá.
- Nguyên nhân: Do xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội.
- Biểu hiện: khi con người bị tha hóa, con người đánh mất mình trong lao động, bị
lệ thuộc vào tư liệu sản xuất do chính con người sáng tạo ra và phát triển phiến diện.
- Giải phóng thực sự con người là khắc phục sự tha hóa của con người và lao động
của họ, đưa lao động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người. 10 Blurred content of page 12