Trình bày các bất lợi, rủi ro của hội nhập đối với các quốc gia. Cho ví dụ.Giải pháp cần thực hiện để vượt qua các bất lợi này | Bài tập nhóm môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Trình bày các bất lợi, rủi ro của hội nhập đối với các quốc gia. Cho ví dụ.Giải pháp cần thực hiện để vượt qua các bất lợi này | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: Trình bày các bất lợi, rủi ro của hội nhập đối với các quốc gia. Cho ví dụ.
Giải pháp cần thực hiện để vượt qua các bất lợi này.
THÀNH VIÊN: Nguyễn Như Quỳnh - 11225547 Ngô Thị Hà Vi - 11226885
Nguyễn Thảo Linh - 11223643 Cao Yến Nhi - 11224899
Trần Bích Hường - 11217632 Lường Thu Hà – 11217625
LỚP TC: TMKQ1107(123)_14
GV HƯỚNG DẪN: GS. Đỗ Đức Bình lOMoAR cPSD| 45834641
Mục lục1. Rủi ro và bất lợi của việc hội nhập đối với các quốc gia ........... Error! Bookmark not defined.
2. Rủi ro trong quá trình hội nhập của Việt Nam ................................................. 5
3. Giải pháp cần thực hiện để vượt qua những bất lợi......................................... 7 lOMoAR cPSD| 45834641
1. Rủi ro và bất lợi của việc hội nhập đối với các quốc gia
- Hội nhập có thể có một số bất lợi và rủi ro tiềm tàng dưới đây:
+ Cạnh tranh không công bằng: Hội nhập có thể tạo ra sự cạnh tranh không công
bằng giữa các quốc gia. Các quốc gia giàu có, có công nghệ tiên tiến và nguồn lực
mạnh mẽ có thể tiếp tục tăng cường sự thống trị của họ, trong khi các quốc gia
nghèo hơn và yếu kém có thể bị tụt lại.
• Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh vượt trội trong việc sản xuất điện thoại so
với những quốc gia kém phát triển như Việt Nam. Về công nghệ, Hàn Quốc
đã phát triển một ngành công nghiệp điện tử và công nghệ cao mạnh mẽ, bao
gồm việc sản xuất linh kiện và chip điện tử. Các công ty Hàn Quốc như
Samsung và LG được biết đến với công nghệ tiên tiến và chất lượng sản
phẩm vượt trội. Trong khi đó thì Việt Nam chúng ta thừa nhận không sản
xuất được ốc vít như tiêu chuẩn của Samsung yêu cầu.Ngoài ra, về năng lực
nghiên cứu và phát triển, Hàn Quốc có một hệ thống giáo dục tốt và đầu tư
mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Điều này đã giúp các công
ty Hàn Quốc tiên phong trong việc phát triển công nghệ mới và giữ vững lợi
thế đổi mới trong ngành điện thoại.
+ Suy thoái nền kinh tế nội địa: Mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài có thể gây áp lực lên các ngành công nghiệp nội địa. Các quốc gia phải đối
mặt với sự cạnh tranh từ các công ty và sản phẩm nước ngoài, có thể dẫn đến sự
suy thoái của ngành công nghiệp và việc mất việc làm cho công nhân trong nước.
• Ví dụ về điện tử: Những thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Sony hay LG
của Hàn Quốc và Nhật Bản có thể cung cấp các sản phẩm điện tử với giá cả
cạnh tranh so với các nhãn hiệu trong nước. Điều này đặt áp lực lên các
doanh nghiệp nội địa để cung cấp sản phẩm có giá cả phù hợp và chất lượng tương đương.
• Ví dụ về thời trang: Hàng quảng châu Trung Quốc thường có giá cả rẻ hơn
so với hàng thời trang Việt Nam. Điều này tạo áp lực lên các thương hiệu
thời trang nội địa để đưa ra giá cả cạnh tranh và sản xuất những mẫu thiết kế
hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
+ Các rủi ro kinh tế: Hội nhập có thể mang lại các rủi ro kinh tế, như sự không ổn
định tài chính quốc tế và khủng hoảng tài chính. Khi các quốc gia trở nên phụ lOMoAR cPSD| 45834641
thuộc vào thị trường toàn cầu, các biến động kinh tế và tài chính ở một số quốc gia
có thể lan rộng sang các quốc gia khác, gây rối loạn và suy thoái kinh tế.
• Một ví dụ về rủi ro kinh tế trong quá trình hội nhập là Khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008. Đây là một sự cố tài chính quốc tế nghiêm trọng bắt
nguồn từ Mỹ, nhưng nhanh chóng lan rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế
giới. Những nguyên nhân chính của khủng hoảng bao gồm sự đầu cơ quá
mức trên thị trường bất động sản Mỹ, làm tăng rủi ro cho ngân hàng và các
cơ sở tín dụng trên toàn cầu.
• Khủng hoảng tài chính đã lan rộng đến các quốc gia khác, gây ra sức ép lên
hệ thống ngân hàng và tài chính quốc tế. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã
phá sản hoặc cần được cứu trợ từ chính phủ. Các quốc gia khác nhau đã phải
đối mặt với sự suy thoái kinh tế, tăng thiếu việc làm, giảm thu nhập và tăng
số người nghèo hơn. Tác động của khủng hoảng còn kéo dài đến nhiều năm
sau đó và còn phản ánh dưới dạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
• Điều này là một minh chứng cho việc hoạch định cẩn thận và tiên phong các
biện pháp kiểm soát tài chính và quản lý rủi ro trong quá trình hội nhập và
hợp tác quốc tế. Các quốc gia cần xem xét việc áp dụng cơ chế kiểm soát và
quản lý tài chính hiệu quả, tăng cường giám sát và kiểm soát rủi ro, từ đó
giảm thiểu tác động tiêu cực và duy trì ổn định kinh tế.
+ Ảnh hưởng độc lập chính trị và văn hóa: Hội nhập cũng có thể đe dọa đến độc
lập chính trị và văn hóa của một quốc gia. Khi các quốc gia hội nhập mạnh, họ có
thể phải đối mặt với sự ảnh hưởng và áp lực từ các lực lượng văn hóa và chính trị
bên ngoài, đe dọa đến nhận thức và giá trị văn hóa truyền thống của họ.
• Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các món ăn Hàn
Quốc đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận trên toàn cầu. Việc này đã tạo ra một
sự tăng cường ảnh hưởng văn hóa từ Hàn Quốc đối với các quốc gia khác.
• Tuy nhiên, khi văn hóa ẩm thực Hàn Quốc lan rộng, có thể xảy ra hiện tượng
văn hóa đồng nhất hoặc giảm tính đa dạng văn hóa của mỗi quốc gia. Các
món ăn truyền thống và giá trị văn hóa của một quốc gia có thể bị lãng quên
hoặc không được đánh giá đúng mức. Điều này có thể gây mất cân bằng
trong việc bảo tồn, phát triển và truyền bá văn hóa truyền thống của một quốc gia. lOMoAR cPSD| 45834641
+ Đe dọa an ninh quốc gia: Mở cửa biên giới và hội nhập cũng có thể tạo ra các
vấn đề về an ninh quốc gia. Việc di chuyển tự do của người và hàng hóa có thể tạo
điều kiện cho các hoạt động phi pháp như buôn lậu, khủng bố hoặc đe dọa an ninh quốc gia.
• Ví dụ, các đối tượng thường lợi dụng đường biên giới Việt - Lào để vận
chuyển hàng lậu. Sáng 27/9/2021, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Quảng Trị cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng gồm:
Đoàn 2, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng; Hải quan
tỉnh Quảng Trị phát hiện và bắt giữ vụ buôn lậu gỗ, đá quý lớn từ Lào về
Việt Nam tại Cửa khẩu Quốc tế La Lay.
+ Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu tự nhiên,
gây bất lợi do thiên hướng tập trung vào ngành thâm dụng, … dễ trở thành bãi rác thải công nghiệp.
• Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phát triển có mức sản xuất
công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Tuy vậy, việc tập trung vào ngành công
nghiệp thâm dụng đã tạo ra một số hệ quả bất lợi về môi trường và quản lý chất thải.
• Trong quá trình phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã đối mặt với vấn đề
nghiêm trọng về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải. Sự
tập trung vào ngành công nghiệp thâm dụng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể
của chất thải công nghiệp không được xử lý đúng cách và nhanh chóng. Một
số khu vực ở Trung Quốc đã trở thành bãi rác thải công nghiệp, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng địa phương và môi trường xung quanh.
2. Rủi ro trong quá trình hội nhập của Việt Nam
+ Với 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ,
áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Trong đó:
• Nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh kém. Sức ép cạnh tranh từ các doanh
nghiệp ngoại nhiều kinh nghiệm đối với thị trường trong nước, cùng với yêu
cầu cắt giảm thuế sâu rộng của các FTA là một thách thức không nhỏ đối với lOMoAR cPSD| 45834641
các doanh nghiệp trong nước vì hầu hết các doanh nghiệp trong nước có
trình độ công nghệ lạc hậu.
• Một số sản phẩm nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép gặp khó khăn
trong cạnh tranh, dù có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng về tốc độ tăng
trưởng kim ngạch lại có xu hướng giảm.
• Đối với xuất khẩu, năng lực doanh nghiệp trong nước yếu, không tận dụng
được lợi ích của hội nhập giống như các doanh nghiệp FDI.
• Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI năm 2007 chiếm 58%, năm 2016 chiếm tới
71,55%. Bên cạnh đó, những đóng góp của các doanh nghiệp FDI là chưa
bền vững vì chủ yếu tập trung vào gia công, tạo ra giá trị gia tăng thấp cho
nền kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp FDI vẫn sử dụng công nghệ trung
bình nên cũng không đóng góp nhiều cho việc cải thiện khoa học công
nghệ. Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ tuy nhiên việc có tận dụng được
các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào
việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an
toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng
nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng
hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
• Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự
gia tăng một cách nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt
là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và
mẫu mã đa dạng, phong phú sẽ phần nào tác động đến lĩnh vực sản xuất
trong nước. Ngoài ra, mặc dù các hàng rào thuế quan gỡ bỏ nhưng các hàng
rào kỹ thuật không hiệu quả, chính vì lẽ đó, Việt Nam sẽ trở thành thị trường
tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe
người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được việc sản xuất trong nước.
+ Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng
trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những
đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.
+ Mức tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững do tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều
vào vốn và nhân công giá rẻ, trong khi trình độ khoa học - công nghệ và năng suất
lao động chưa được cải thiện nhiều. lOMoAR cPSD| 45834641
• Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động (NSLĐ) bình quân của người
Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
• Năm 2011, NSLĐ của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt
gấp NSLĐ của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần
• Năm 2019 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,1 lần;
5,1 lần; 2,6 lần và 2,2 lần. Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011),
NSLĐ của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore
(Singapore gấp 13,2 lần); 19,5% của Malaysia (Malaysia gấp 5,1 lần);
37,9% của Thái Lan (Thái Lan gấp 2,4 lần); 45,6% của Indonesia
(Indonesia gấp 1,8 lần) và bằng 56,9% NSLĐ của Philippines; chỉ cao
hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần).
=> Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn
trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.Có thể thấy mặc dù
NSLĐ Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp
và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.
+ Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng tay nghề kém, lợi thế về lao động rẻ có
xu hướng đang mất dần.
• Trước mắt, do giá nhân công còn rẻ và đang có thị trường rộng lớn nên
ngành may mặc và giày da là hai ngành có lợi thế cạnh tranh cao nhất trong
nhóm năm sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh.
• Tuy nhiên lợi thế về nhân công rẻ đang mất dần và giá nhân công các ngành
này hiện đang cao hơn một số nước trong khu vực. Hơn thế nữa, để đào tạo
nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề cần phải chi phí đầu tư lớn, điều
này sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá.
3. Giải pháp cần thực hiện để vượt qua những bất lợi
+ Bên cạnh các doanh nghiệp thì một số ngân hàng đã phải gánh chịu những thiệt
hại nhất định từ việc thực hiện phương thức thanh toán quốc tế với đối tác nước
ngoài. Đó là trường hợp nhận hàng chậm, kém chất lượng nhưng vẫn phải thanh
toán cho bên nước ngoài; không bán được hàng tạm nhập tái xuất do bị đối tác
nước ngoài câu kết với nhau thực hiện hành vi lừa đảo; không nhận được tiền bán
hàng do bên thứ ba yêu cầu tòa án phong tỏa số tiền đó để thu nợ... nguyên nhân là
DN không hiểu quy định, không xác định được quan hệ giữa hợp đồng xuất - nhập lOMoAR cPSD| 45834641
khẩu với tín dụng thư. Đây cũng là một bài học mà các DN cần kiểm tra, xác minh
tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác nước ngoài trước khi ký hợp
đồng. DN cần làm quen với việc thuê luật sư hoặc sử dụng chuyên gia pháp luật để
soạn thảo hợp đồng khi tiến hành đàm phán. Cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ giỏi
ngoại ngữ và hiểu rõ về tập quán thanh toán quốc tế. DN cần sử dụng dịch vụ
thanh toán quốc tế ở ngân hàng lớn - có uy tín…
+ Các quốc gia cần đổi mới hoàn thiện thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách cần được thực hiện một cách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quá
trình nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội
nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ
trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường
lối đối ngoại của Đảng; điều chỉnh,bổ sung hoàn chỉnh các chính sách hội nhập
quốc tế cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế.
+ Trong quá trình HNKTQT, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực
doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển năng lực cạnh tranh. Các bộ, ngành, địa phương cần triển
khai các biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, kịp
thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách,
vướng mắc trong HNKTQT và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định
thương mại tự do (FTA); chủ động để xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để
cùng tháo gỡ khó khǎn cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu tư,kinh
doanh, nâng cao nǎng lực cạnh tranh quốc gia.Bên canh đó, cần khuyến khích, hỗ
trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu,chuyển giao, đổi mới, hoàn
thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình
đổi mới công nghệ quốc gia.
+ Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc đẩy mạnh hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp,người
dân tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ,
hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; lOMoAR cPSD| 45834641
tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên
cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.v.v..