Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về thất nghiệp ở Việt Nam | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX - LENIN
ĐỀ BÀI: TRÌNH BÀY LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THẤT
NGHIỆP VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Ngô Phương Thảo Lớp : LLNL1106(123)_34 Mã Sinh Viên : 11218928 Giảng viên hướng dẫn : HÀ NỘI, 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3
NỘI DUNG……………………………………………………………………………….4
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp…………………………….4
2. Phân loại thất nghiệp……………………………………………………………..5
3. Thực trang thất nghiệp ở Việt Nam……………………………………………..6
4. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam…….10
5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam…………………………11
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...14
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...15 2 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về việc làm và thất nghiệp luôn trong tình trạng nan giải ở nhiều quốc gia
trên toàn thế giới. Thất nghiệp luôn tồn tại ở các nền kinh tế và chúng có mức độ khác
nhau. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách hướng đến tăng trưởng
kinh tế, ổn định các mức giá cho dịch vụ hàng hoá, cải thiện nguồn cung việc làm và cắt
giảm tình trạng thiếu việc làm. Tuy vậy, cho đến nay, do tác động của dịch COVID – 19
đã càn quét khốc liệt trên phạm vi trên toàn thế giới và chưa có dấu hiệu được dập tắt,
kéo theo nhiều hệ lụy không nhỏ đến các nền kinh tế từ nhỏ tới lớn. Tình hình dịch bệnh
ở Việt Nam cũng không là ngoại lệ và đã xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
Việt Nam có 10,5 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 9,4 triệu người đã khỏi bệnh và hơn
43 nghìn đồng bào đã tử vong (số liệu của Bộ Y Tế tính đến ngày 24/05/2022). Những
con số trên cũng đã cho thấy một phần tác động của đại dịch đến Việt Nam. Trong gần ba
năm sống chung với dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… nơi tập trung
nhiều người lao động và các khu công nghiệp đã nhiều lần phải dừng hoạt động trong
thời gian dài, thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Đồng thời người dân cũng phải trải
qua những đợt cách ly xã hội, không được ra khỏi nhà nếu không có việc khẩn cấp. Điều
này đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến một vấn đề nhức nhối - tỷ
lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
Tình trạng thất nghiệp đã nảy sinh từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường nhưng đặc biệt nghiêm trọng từ khi virus SARS CoV-2 xuất hiện. Dù hiện tại,
dịch bệnh đã được đẩy lùi, nhưng thị trường lao động vẫn đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức do xung đột giữa Nga và Ukraina và tổng cầu thế giới suy giảm Vấn đề này
không tự nhiên xuất hiện mà luôn có những căn nguyên đằng sau. Để đi sâu vào tìm hiểu
vấn đề, tôi đã tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân đồng thời đề xuất tìm ra một số giải pháp
thông qua việc tìm hiểu lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp.
Trong bài tập lớn này, tôi xin trình bày 2 vấn đề chính: Thứ nhất, quan điểm của chủ
nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp; thứ hai, vận dụng phân tích thực trạng thất nghiệp của Việt Nam hiện nay. 3 NỘI DUNG
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp.
Trong lịch sử loài người, ở mọi thời đại, mọi xã hội đều bắt buộc, đảm bảo các
thành viên phải đóng góp lao động. Các nền kinh tế theo học thuyết Marx - Lenin cố
gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này
có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác
họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp
nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động
không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, thất nghiệp có thể được lí giải bởi quá
trình tích lũy tư bản. Về định nghĩa, tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị
thặng dư thành tư bản. Còn về bản chất, đó là quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà
xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị,…
Tư bản luôn tồn tại dưới hai dạng: vật chất và giá trị. Về cấu tạo của tư bản gồm có
cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. Sâu hơn thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa
khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản
xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng
do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Về cấu tạo giá trị của tư bản, đó là
tỷ lệ mà tư bản theo đó phân thành tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản
khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để sản xuất.
Cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi, C. Mác đã dùng phạm
trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo
giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kĩ thuật
của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ
của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều này biểu
hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến (c) tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến (v), tư
bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt
đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Marx-Lenin lí luận rằng chính sự biến đổi
này trong chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối (đội quân thất nghiệp).
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là mục
tiêu, động lực và động cơ của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Marx từng nói rằng: “giá
trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái
chuyển hóa là lợi nhuận”. Qua đó thấy được doanh nghiệp muốn tối ưu hoá lợi nhuận và
tăng doanh thu thì sẽ tìm cách gia tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để 4
thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất. Việc này của các nhà tư
bản đóng vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp.
Theo đó, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào một trong hai hay cả hai yếu tố: tỷ lệ phân
chia giữa tích luỹ và tiêu dùng, khối lượng giá trị thặng dư.
Nếu nhân tố tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích luỹ tư bản
phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới khối lượng
giá trị thặng dư có thể lý giải trực tiếp tình trạng thất nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Bình thường khi các nhà tư bản muốn
tăng khối lượng giá trị thặng dư, họ phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị và nhân
lực. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các nhà tư bản không tuyển thêm công nhân mà
lại áp dụng biện pháp như: cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường độ lao
động…; đồng thời tận dụng triệt để số máy móc đang sở hữu. Qua đó, giá trị thặng
dư tăng lên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng được mở rộng nhưng điều
không đồng nghĩa là việc làm được tạo ra nhiều hơn hay số lượng công nhân được
thuê tăng lên mà ngược lại còn có dẫn đến trình độ bóc lột của nhà tư bản tăng cao
hơn. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 thì điều này diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp.
Thứ hai. năng suất lao động. Nếu năng suất lao động xã hội tăng thì giá cả tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy:
một là, với khối lượng giá trị thặng dư không đổi, phần dành cho tích lũy có thể
lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn
có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành
cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức
lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong quá
trình gia tăng năng suất lao động xã hội. Khi doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy
móc tiên tiến hơn, số lượng công nhân cần lao động sẽ giảm đi trong sản xuất các mặt
hàng thiết yếu trên thị trường. Trong một hệ thống tư bản chủ nghĩa, công nghệ "tiết kiệm
lao động" nhất định sẽ mang tới sự đe doạ đến công việc của một số công nhân. Đó chính
là điều kiện mà chủ nghĩa tư bản cần. Các nhà tư bản cần một nhóm công nhân mà Marx
gọi là "đội quân dự trữ công nghiệp" - những người có thể được cần đến và cũng có thể bị
đào thải ra ngay theo yêu cầu của các nhà tư bản. Trong lúc nền kinh tế đang được cải
thiện, họ muốn có công nhân để tăng năng suất, sản xuất số lượng sản phẩm thì sẽ thuê
những người đang thất nghiệp; ngược lại, nếu kinh doanh bị giảm xuống, cần tiết kiệm
tiền thì bắt buộc phải cắt bớt những người đó đi. Marx chỉ ra rằng: " Đội quân dự trữ
công nghiệp là trung tâm mà theo đó, luật về nhu cầu và cung ứng lao động có hiệu quả.
Nó giới hạn luật này trong những giới hạn hoàn toàn thuận tiện cho sự khai thác và thống
trị của giới tư bản." và thời kỳ đình trệ ở đây có thể nói tới khi đại dịch COVID – 19 bùng phát.
2. Phân loại thất nghiệp. 5
Nhân khẩu thừa (nạn thất nghiệp ngày nay) từng được phân thành 3 hình thái cơ bản như sau:
Nhân khẩu thừa lưu động: là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này, nhưng lại
tìm được việc làm ở xí nghiệp khác. Nói chung, số lượng này chỉ mất việc làm từng lúc.
Nhân khẩu thừa tiềm tàng: là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp - đó là những
người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm trong
công nghiệp, phải sống vất vưởng.
Nhân khẩu thừa ngừng trệ: là những người hầu như thường xuyên thất nghiệp,
thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt, sống lang thang,
tạo thành từng lớp dưới đáy xã hội.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một
cách đa dạng và bài bản hơn, bao gồm:
Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền
công thực tế trả cho người lao động cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị
trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao
hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động vẫn đang
trong thời gian chờ để tìm được việc làm mà họ mong muốn chứ không phải không
thể tìm được việc làm nào.
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại thời
điểm mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp buôvj thu hẹp sản xuất
và phải giảm đi thuê lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp
Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu - tổng cung.
Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê lao
động không tìm thấy nhau vì những lý do như khác nhau về nơi làm việc, thiếu thông tin.
Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được
sử dụng đúng hoặc không được sử dụng toàn bộ kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm
cả những người làm nghề nông trong thời điểm nhàn rỗi (đôi khi những người này
được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ).
Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp chưa được báo cáo.
3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. a) Bối cảnh chung:
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc dự báo, tăng trưởng việc làm
toàn cầu trong năm 2023 sẽ chỉ ở mức 1%, bằng một nửa mức tăng trưởng trong năm
2022. Thị trường lao động đang chịu tác động mạnh mẽ từ căng thẳng địa chính trị, sự 6
phục hồi không đồng đều tại các nước sau đại dịch, các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng…
Theo báo cáo hằng năm của ILO về việc làm và xã hội thế giới, được công bố vào
tháng 1/2023, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm 2023 sẽ là 5,8%, tương đương 208
triệu người, cao hơn mức dự báo 205 triệu người được đưa ra trước đó. Các chuyên gia
nhân định, suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu cộng thêm với những thiệt hại do cuộc
khủng hoảng COVID – 19 sẽ khó có thể được bù đắp cho đến năm 2025. Hầu hết các
quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể quay trở lại năng suất làm việc như vào cuối năm
2019, trước khi đại dịch COVID – 19 bùng phát.
Ở Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành
các Nghị quyết về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đã
phát huy tác dụng, giúp nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh
vực, nền kinh tế có xu hướng phục hồi, tăng trưởng trở lại.
b) Tác động của dịch COVID – 19 đến tình hình lao động, việc làm:
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, người thất nghiệp được định nghĩa là những
người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không
làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng
làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:
Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt
đầusau thời kỳ tham chiếu;
Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn
quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023 được
biểu hiện cụ thể trong bảng sau: 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023* Tỷ lệ (%) 2,24% 2,19% 2,16% 2,48% 3,22% 2,32% 2,28%
(Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê Việt Nam)
Lưu ý: 2023*: 9 tháng đầu năm 2023
Trong giai đoạn suy giảm của nền kinh tế, cả nước đã nỗ lực triển khai các hoạt
động sản xuất, kinh doanh sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, nắm bắt những cơ
hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này 7
đã có những tác động tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt đối với thị trường lao động Việt
Nam. Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID – 19 đã giảm mạnh.
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở
lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID – 19 nhưng con số này đã giảm mạnh so
với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ
khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch COVID – 19.
c) Tình hình việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2023:
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, trong quý 2/2023, lao động có việc làm
ước tính là 51,2 triệu người, tăng 83,3 nghìn người so với quý trước và tăng 691,4 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực thành thị là 19 triệu người, tăng 65,2 nghìn người so với quý
trước và tăng 323,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 32,2
triệu người, tăng 18 nghìn người so với quý trước và tăng 367,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
“Lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển
chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao
động có việc làm phi chính thức tăng lên ở hầu hết các vùng kinh tế - xã hội”, Tổng Cục Thống kê cho biết thêm.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lao động có việc làm là 51,2 triệu người, tăng
902 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng của thị trường lao động Việt Nam.
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2023. (Nguồn: GSO)
Lao động có việc làm có xu hướng tăng nhanh nhưng thị trường lao động, việc
làm hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức khi số lao động có 8
việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng cao…
Tổng cục Thống kê cho biết, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhanh nhưng
thị trường la động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức
chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp công nghiệp cắt giảm
lao động, lao động có xu hướng chuyển làm khu vực dịch vụ và chấp nhận làm công việc ít ổn định hơn.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi lao động ước
khoảng 2,27%, giảm 0,12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Hệ luỵ của tỷ lệ thất
nghiệp và thiếu việc làm là tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng đang có những
động thái tăng trở lại. Trước đó tỷ lệ này đã tăng rất nhanh trong thời điểm quý I/2020 và
đạt mức cao kỷ lực vào quý III/2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19.
Báo cáo cho thấy, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam
thường dao động tại mức 4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, số lao động không sử
dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người, giảm gần 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước
“Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi
(51,7%). Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao
động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ”, Tổng Cục Thống kê cho biết thêm.
Tỷ lệ thất nghiệp của
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên Năm thanh niên theo khu vực Thành thị 10,24% 2019 6,39% Nông thôn 4,83% Thành thị 10,63% 2020 7,10% Nông thôn 5,45% Thành thị 11,91% 2021 8,48% Nông thôn 6,76% Thành thị 9,7% 2022 7,72% Nông thôn 6,68% Thành thị 9,53% 2023 7,51% Nông thôn 6,47%
(Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam) 9
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh: “Một bộ phận thanh niên ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp yếu; nhiều sinh viên thiếu các kỹ năng "mềm", kỹ năng làm việc.”
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ
trợ việc làm cho sinh viên thanh như: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm qua Quỹ
quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác qua Ngân hàng Chính sách xã
hội, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên qua hệ thống các
trung tâm dịch vụ việc làm công… và đã đạt được những kết quả tích cực: Trên 29,3%
lao động thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; có khoảng 10,8 triệu lao động
thanh niên, chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước; cơ cấu lao động thanh niên tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực, phần lớn thanh niên làm việc trong khu vực công
nghiệp, dịch vụ (chiếm 69,2%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Lê Văn Thanh cũng chỉ ra một số hạn chế
như việc còn thiếu các chính sách riêng cho thanh niên, đặc biệt là nhóm đặc thù, yếu thế;
hay việc thiết hụt nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.
4. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
a) Thiếu định hướng nghề nghiệp:
Hiện nay, có một số lượng lớn sinh viên không xác định rõ được mong muốn
nghề nghiệp, dẫn đến việc chọn lựa nghề không phù hợp với bản thân. Điều này có thể
gây ra tình trạng chán nản, chần chừ trong tìm việc và dẫn đến thất nghiệp.
Một khảo sát mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết
giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do hai giảng viên TS. Trịnh Văn Tùn
và Ths. Phạm Huy Cường Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN vừa tổ chức cho thấy
sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một
bộ phận lớn sinh viên khi chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động, thì họ lại còn
thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.
Cũng theo như kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm nghiên cứu của TS. Tùng
cho thấy, một bộ phận sinh viên ngay từ khi lựa chọn ngành học đại học và trong quá
trình học tập, rèn luyện tại trường đại học đã không có một sự định hướng rõ ràng,
không có sự hiểu biết về chính ngành học của mình. Việc sinh viên theo học một chuyên
ngành có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên như do xu hướng thời đại,
do truyền từ kinh nghiệp của gia đình, anh chị em, bạn bè hoặc đơn giản chỉ cần đáp ứng
nhu cầu “có bằng đại học”.
b) Trình độ chuyên môn còn thấp:
Ở nước ta, nguồn lao động giá rẻ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và
là điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, cơ cấu lao động Việt Nam
đang có sự they đổi, trong đó đòi hỏi lao động có chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, 10
thực tế lại cho thấy rằng, nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu lao động.
Với tỷ lệ lao động kỹ năng cao chỉ đạt khoảng 11%, lao động Việt Nam được coi
là kém về trình độ kỹ năng hơn so với lao động tại một số thị trường khác trong khu vực
như Thái Lan. Philippines hay Malaysia. Nhìn chung, lao động Việt Nam còn yếu về kỹ
năng số, bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc cho phép con
người tiếp cận và sử dụng công nghệ số; năng suất lao động thấp trong khu vực ASEAN;
năng lực ngoại ngữ rất hạn chế và thiếu hiểu biết về luật pháp, văn hoá quốc gia. Đây cũn
là lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao, đó là do môi trường cạnh tranh, phát
triển sâu rộng thì cũng đòi hỏi chất lượng lao động cao.
c) Thiên tai, dịch bệnh:
Thiên tai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bộ phận lớn những người lao động
ở những vùng bị thiệt hại, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp trong một khoảng thời gian
dài. Chẳng hạn như lũ lụt khiến cho người dân không thể tiếp tục công việc, thậm chí họ
còn bị thiệt hại về tài sản và tính mạng; hạn hán lại ảnh hưởng đến những đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Còn dịch bệnh thì ta không còn xa lạ với COVID – 19, lây lan với tốc độ chóng
mặt trên toàn câu. Đây là loại virus lây lan qua đường hô hấp nên con người phải hạn chế
tiếp xúc và thực hiện giãn cách xã hội. Tình hình này diễn ra trong vòng ba năm, đã khiến
cho không ít người mất việc, thậm chí nhiều doanh nghiệp phá sản do không thể cầm cự.
Ngoài ra, đại dịch COVID – 19 còn làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giới tại
Việt Nam khi xuất hiện sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của người lao động là nữ giới cao
hơn nhiều so với nam giới.
d) Máy móc, trang thiết bị hiện đại thay thế con người.
Trong thời đại công nghệ 4.0, theo nhiều người, sự trỗi dậy mạnh mẽ của máy móc
có nguy cơ phá vỡ lực lượng lao động truyền thống và đảo lộn nền kinh tế. Điều này
dồng thời cũng tạo ra một áp lực khổng lồ đè lên vai những người lao động trong việc
thích ứng với những đổi mới này.
Một mặt, tự động hoá mang lại lợi ích đáng kể khi vừa có thể tăng năng suất, giảm
chi phí đồng thời cải thiện và đảm bảo tính nhất quán của chất lượng sản phẩm. Mặt
khác, việc thay thế sức người bằng máy móc, robot có thể dẫn đến số lượng người thất
nghiệp tăng cao, sự bất bình đẳn thu nhập, đặc biệt là đối với những lao động có tay nghề
thấp. Hơn nữa, khi máy móc trở nên phổ biến hơn, chúng cũng ảnh hưởng đến các động
lực xã hội và chuẩn mực văn hoá, ví dụ như giá trị công việc và ý nghĩa của sự thành công.
5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
a) Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động: 11
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu về kỹ
năng lao động là đặc biệt cần thiết với mỗi quốc gia, nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm
gia tăng chất lượng, hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để được như vậy, cách nhà cầm quyền cần phải quản lý chặt chẽ hơn công tác
giáo dục, không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy
sao cho phù hợp ở tất cả các cấp, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề. Đào tạo
nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao
động theo các trình độ. Đồng thời, cũng cần phải không ngừng mở rộng giao lưu, học hỏi
với các quốc gia phát triển, bởi ngày nay người lao động cần chuyên sâu không chỉ một
chuyên ngành mà còn cần phải sở hữu những kỹ năng cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm…
Để người lao động hiểu rõ rằng, học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp vừa là đảm bảo việc làm, vừa là quyền lợi cho chính bản thân họ, để nâng cao thu
nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng đầu ra, thì cần phải tăng cường công
tác tuyên truyền vận động. Điều này còn góp phần cải thiện, phát triển doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế và toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, định hướng phân luồng
học sinh ở các trường phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề
nghiệp và chính bản thân các em học sinh để có thể định hướng đúng đắn về tương lai và
đưa ra quyết định chọn ngành, nghề phù hợp. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa
nhà trường, doanh nghiệp, chuyên gia trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần
tạo sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh, gia đình và xã hội đối với việc chọn
nghề, chọn ngành, huy động ngày càng nhiều số lượng học sinh sau phổ thông tham gia thị trường lao động.
b) Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật:
Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động là nội dung quan
trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc. Người
lao động cần phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng
lao động tốt để có khả năng làm việc một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng
được các công cụ hiện đại, tiên tiến.
Nhằm tiếp tục nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam đã ban hành Đề án Công đoàn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, góp phần nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn 2020-2025.
c) Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi
bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở
đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật V iệc làm 2013 ). 12
Nhờ có những chính sách hỗ trợ từ bảo hiểm, rất nhiều người lao động đã vượt
qua được những thời kỳ suy thoái kinh tế, giải quyết được vấn đề tài chính và việc làm,
tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
d) Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm:
Để giúp người lao động có thể rút ngăn thời gian tìm việc làm cũng như thời gian
tuyển dụng của các doanh nghiệp, Nhà nước cần phải tiếp tục mở rộng thêm các trung
tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cung và cầu lao động, đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, bao gồm hướng dẫn, chi trả các chính sách an sinh xã hội theo quy định để bảo
đảm quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm 5 tháng đầu năm 2023 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, các trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc
làm cho 754.921 lượt người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
e) Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội:
Hệ thống an sinh xã hội đã có những tác động tích cực, góp phần giảm thiểu rủi ro
cho cuộc sống con người, khi người lao động thất nghiệp, mất việc làm hoặc có thu nhập
thấp… nhằm thúc đẩu tiến bộ xã hội, được thực hiện thông qua các hình thức như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…
Bảo hiểm thất nghiệp thợp chế độ trợ cấp tạm thời đã giải quyết việc làm cho
người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vô cùng sâu sắc, phù hợp với đường lối
phát triển kinh tế kết hợp hài hòa với chính sách về việc làm cho người lao động . Ờ bảo
hiểm thất nghiệp vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực cho người lao động thất nghiệp
đi tìm việc làm mới. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 với 5.993.000 người tham gia. Cho đến
nay, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên cả nước là 14.173.000 người (chiếm
14,2% dân số Việt Nam), tăng 2,37 lần sau gần 15 năm đi được chính thức thực hiện. 13 KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội nan giải, là một vấn đề lớn mà tất cả
các quốc gia đều quan tâm, thách thức lớn trong sự phát triển của mọi quốc gia. Nó tác
động đến các mặt của đời sống xã hội. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp này chắc chắn là
điều không thể trong thời gian ngắn hay chỉ bằng một chính sách, một biện pháp mà phải
thực hiện đồng bộ cả hệ thống các giải pháp trong quá trình thực thi chiến lược tổng thể
của quốc gia, đặc biệt là trong thời đại dịch bệnh hoành hành như hiện nay. Tuy rằng tỷ lệ
thất nghiệp đang tăng cao nhưng Nhà nước đã và đang cố gắng hết sức thực hiện tốt vai
trò của mình khi đề ra các chính sách giải quyết để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp một cách
tối đa cũng như hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Với vai trò là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi muốn thông
qua bài luận này để có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài này, từ đó không ngừng nhắc nhở
bản thân và tuyên truyền tới các bạn sinh viên luôn luôn học hỏi, trau dồi những kiến
thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Thực tế cho thấy rằng có bằng cấp thôi là
chưa đủ, mà còn phải kết hợp rèn luyện kĩ năng mềm và kinh nghiệm thực hành công
việc để có phong thái tự tin nhất khi đối mặt với sự đổi mới không ngừng trong công tác
tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp, đồng thời cũng để bản thân không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên
lý luận chính trị) – NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (2023).
2. Giáo trình Kinh tế vĩ mô – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 26,27,28 – Tổng Cục Thống Kê.
4. Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV và
năm 2020 – Tổng Cục Thống Kê.
5. Gam màu sáng tối trong bức tranh tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng
đầu năm 2023 - Tổng Cục Thống Kê.
6. Thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – Tạp chí Công Thương.
7. Thanh Thuỷ - Quý 2/2023: Hơn 240.000 lao động thiếu việc làm – VnEconomy. 15