Trình bày nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Vận dụng quan điểm toàn diện trong vấn đề ô nhiễm môi trường? | Bài tập lớn kết thúc học phần Triết học Mác – Lênin
Cơ sở của sự liên hệ đó chính là tính thống nhất của thế giới vật chất. Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có của sự vật, hiện tượng. Đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng đều nằm trong các mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một vài khâu trung gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề bài: “Trình bày nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Vận dụng quan điểm
toàn diện trong vấn đề ô nhiễm môi trường?” Đề số: 154 Sinh viên : LỤC THANH CHÚC Lớp : TRIẾT -2-1.22.(N01) Mã SV : 22011668
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….
NỘI DUNG………………………………………………………………….
PHẦN 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN…………………...
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến……………………………………...
1.1.1 Nội dung ................................................................................................... 4
1.1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến .......................................................... 6
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận .......................................................................... 7 PHẦN 2: LIÊN HỆ
2.1 Liên hệ thực tiễn: ô nhiễm
môitrường....................................................................................... 10
2.2 Liên hệ bản thân ......................................................................................... 13
KẾT LUẬN ......................................................................................................
14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 15 LỜI MỞ ĐẦU
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản đóng
vai trò quan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin.
Nguyên lý đã tạo ra cơ sở lý luận để từ đó xây dựng nên quan điểm toàn diện,
đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan
hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng khác, với các yếu tố giữa các mặt của
sự vật, hiện tượng đó, rút ra được mối liên hệ tất yếu của hiện tượng từ đó tạo
nên nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng. Thế giới đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đây là một vấn đề cấp thiết đang đe dọa
trực tiếp tới cuộc sống của con người. Việc con người khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách bừa bãi, sự phát triển của sản xuất không gắn liền với những
giá trị đạo đức và nhân văn đã khiến môi trường bị hủy hoại một cách trầm
trọng. Hàng loạt các hiện tượng biến đổi môi trường sinh thái như: Hiệu ứng
nhà kính, thủng tầng ozon, mưa axit hay sa mạc hóa,…Tất cả điều này đã đặt
con người trước những hiểm họa môi trường do chính con người gây ra. Theo
triết học Mác-Lênin đã khẳng định và chứng minh con người và tự nhiên là
thống nhất với nhau. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên con người vừa
là chủ thể, vừa là bộ phận của tự nhiên. Chính vì vậy tất cả các hoạt động của
con người đều có tác động mạnh mẽ tới môi trường. Từ những lí do trên với
mục đích phân tích rõ được tình hình của việc ô nhiễm môi trường ở nước ta
hiện nay, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm giải quyết những giải quyết
những khó khăn của đất nước trong thời điểm hiện tại mà cụ thể hơn là những
giải pháp giúp sinh viên học tập tích cực trong thời điểm đặc biệt này, vì vậy
em lựa chọn đề tài “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm
toàn diện trong vấn đề ô nhiễm môi trường.” làm đề tài nghiên cứ
NỘI DUNG PHẦN I: NGUYÊN LÝ VỀ
MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1 : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên
lý, những cặp phạm trù cơ bản, những quy luật… Trong hệ thống đó, nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật. 1.1.1: NỘI DUNG:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một thể thống
nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tồn tại
tách biệt với nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Cơ sở của sự liên hệ đó chính là tính thống nhất của thế giới vật chất. Mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có của sự vật, hiện tượng.
Đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào
cũng đều nằm trong các mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Quan
điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến
của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính
đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên
ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát
một số lĩnh vực của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp mà
trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một vài khâu
trung gian, có mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên,
có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau
của sự vât. Trong các mối quan hệ đó, nói chung, mối liên hệ bản chất, mối liên
hệ tất nhiên, mối liên hệ chủ yếu… giữ vai trò quyết định, tùy thuộc vào quan
hệ hiện thực xác định. Nguyên lý là những khởi điểm, những luận điểm, lý
thuyết ban đầu, là nền móng cho việc xây dựng những lý thuyết khác thuộc lĩnh
vực quan tâm nghiên cứu của nó. Dựa vào mức đổ phổ quát của nguyên lý, mà
có thể chia nó ra làm hai loại đó là nguyên lý khoa học và nguyên lý triết học.
Ở đây, ta sẽ chú trọng đến nguyên lý triết học. Có thể rút ra định nghĩa về
nguyên lý triết học như sau: Nguyên lý triết học là những luận điểm, cơ sở ban
đầu được hình thành từ sự quan sát, trải nghiệm của con người trong mọi lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy được đúc kết lại. Nguyên lý triết học còn là cơ
sở, nền móng cho việc xây dựng những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp khác
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để phục vụ cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn của con người. Khi nghiên cứu về đời sống, đã có vô số những
câu hỏi đặt ra cho các nhà tư tưởng: Các sự vật, hiện tượng và các quá trình
khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay
chúng tốn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu tồn tại mối quan hệ qua lại thì cái gì
quy định mối quan hệ đó?
Trả lời cho vấn đề này, có rất nhiều quan điểm được đưa ra:
Quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vât, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời
nhau; cái này tồn tại bên cạnh cái kia; chúng không có sự phụ thuộc, không có
sự ràng buộc lẫn nhau. Và nếu có đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là những quy
định, liên hệ bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên, không có khả năng chuyển hóa
lẫn nhau. Trái lại, quan điểm biện chứng lại khẳng định: các sự vật, hiện tượng,
các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng lại có sự khác nhau khi xét riêng từng quan điểm
biện chứng. Quan điểm biện chứng duy tâm cho rằng: cái quyết định mối liên
hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu
nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Còn theo quan điểm biện chứng
duy vật: các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, phong phú đến mấy cũng chỉ là
những dạng khác nhau của một thế giới thống nhất, duy nhất – thế giới vật chất.
Do tính thống nhất của thế giới, các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt
lập mà giữa chúng luôn luôn có mối liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn
nhau. Qua đó, ta có thể rút ra định nghĩa về mối liên hệ như sau: “Mối liên hệ
là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng với nhau” Còn “liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay
đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi” Trái lại, cô
lập là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của chúng không ảnh hưởng
tới nhau, không làm đối tượng còn lại thay đổi. Liên hệ và cô lập luôn luôn
đồng hành với nhau, là mặt tất yếu của mọi quan hệ giữa các đối tượng. Mối
liên hệ không chỉ là sự liên hệ, ràng buộc tác động lẫn nhau giữa các vật cụ thể,
hữu hình, giữa các mặt trong cùng một đối tượng với nhau mà còn có mối liên
hệ giữa những sự vật vô hình với sự vật hữu hình, hay giữa các sự vật vô thể
với nhau. Và đó chính là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
1.1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ phổ biến có tính khách quan.
Tính khách quan của mối liên hệ thể hiện ở các mối liên hệ chính là đặc tính
vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là tự thân các sự vật, hiện tượng sinh ra chứ
không phụ thuộc vào ý muốn hay ý thức của con nguời. Mối liên hệ đó không
phải do một người sáng tạo ra hay phụ thuộc vào ý chí của bất kì người nào,
mà là cái vốn có của thế giới vật chất. Các mối liên hệ có tính phổ biến bởi bất
kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian, thời gian nào đều có mối
liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Còn trong cùng một sự vật, hiện
tượng thì bất kỳ một thành phần nào, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những
thành phần khác, yếu tố khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối
liên hệ. Và nó còn tồn tại trong tất cả các mặt: Tự nhiên, xã hội và tư duy Mối
liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú bởi các sự vật, hiện tượng trong
thế giới vô cùng đa dạng, đa trạng thái chính vì vậy cũng có vô hạn những mối liên hệ khác nhau.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phép biện chứng duy vật
đòi hỏi chủ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng
quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện được thể hiện ở các nội dung như
sau: Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố các thuộc tính, các mối liên hệ
của chính thể đó. Xét trong thực tiễn nước ta: Trong Nghị quyết Đại hội XIII,
Đảng ta khẳng định cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt 10 mối quan hệ lớn:
Giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân
làm chủ; mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm
kỷ cương xã hội... Đó là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang
tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng
ta, cần tiếp tục được phát triển, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi của thực
tiễn. Quan điểm toàn diện khác với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”; hoặc chú
ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất, căn bản,
chủ yếu nhất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết
trung. Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã khái quát toàn bộ thế giới
trong những mối liên hệ, ràng buộc chằng chịt lẫn nhau, khái quát được những
đặc tính chung nhất của các mối liên hệ, nghiên cứu khái quát những mối liên
hệ phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó,
rút ra quan điểm toàn diện góp phần quan trọng trong việc góp phần định hướng,
chỉ đạo nhận thức và hoạt động cải tạo hiện thực của thế giới. PHẦN II: LIÊN HỆ:
2.1: Vận dụng quan điểm toàn diện trong vấn đề ô nhiễm môi trường:
Từ quan điểm toàn diện, ta có thể áp dụng nó để phân tích những ảnh hưởng
trong vấn đề ô nhiễm môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề vô
cùng nhức nhối hiện nay, nó đã làm xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người,
làm ảnh hưởng tới đời sống và kinh tế của đất nước, ví dụ như vấn đề ô nhiễm
rác thải nhựa Cứ 3 loài động vật biển có vú thì có 1 loài bị vướng vào rác, cá
voi trơn Bắc Thái Bình Dương ăn 12-14.000 tấn nhựa mỗi năm. Trong 10
năm qua, chúng ta sản xuất nhiều nhựa hơn thế kỷ trước. Từ nay tới năm 2025,
lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn. Đến năm 2050,
trọng lượng rác thải nhựa sẽ vượt cá ở đại dương vào năm 2050. Địa điểm chứa
rác lớn nhất hành tinh là “Bãi rác Khổng lồ của Thái Bình Dương”, có diện tích
gấp đôi diện tích bề mặt của Texas. 300 triệu tấn nhựa được tạo ra hàng năm và
khối lượng này tương đương với toàn bộ dân số loài người và 50% là nhựa sử
dụng một lần. Mỗi năm có khoảng 5.000 tỷ túi ni lông được tiêu thụ trên toàn
cầu.Lượng rác thải nhựa do con người xả thải ra mỗi năm đủ để phủ kín 4 lần
diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi
trên các đại dương. Đến năm 2030 sẽ có thêm hơn 100 triệu tấn rác thải nhựa
có khả năng gây ô nhiễm các hệ sinh thái toàn cầu. Ước tính có 5.250 tỷ mảnh
rác thải nhựa nằm trong các đại dương của chúng ta. 269.000 tấn trôi nổi, 4 tỷ
sợi nhỏ trên mỗi km² nằm dưới bề mặt. Cơ sở dữ liệu này thu thập nồng độ
trung bình hàng năm của các hạt bụi mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm
các chất gây ô nhiễm như sun-phát, ni-tơrát và bụi các-bon, gây ra nguy cơ lớn
nhất cho sức khỏe con người. WHO khuyến cáo các quốc gia cắt giảm ô nhiễm
không khí xuống tới mức trung bình hàng năm là 20 μg/m3 đối với PM10 và
10 μg/m3 đối với PM2.5.Theo cơ sở dữ liệu của WHO, trong năm 2016, nồng
độ trung bình PM10 là 102.3 μg/m3 và PM2.5 là 47.9 μg/m3ở Hà Nội. Trong
khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ trung bình PM10 là 89.8 μg/m3 và
PM2.5 là 42 μg/m3. Đó mới chỉ là con số thông kế của một trong các nguyên
nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường mà đã nói lên được tính nghiêm trọng của
nó. Việc bảo vệ môi trường chính là công việc cấp bách nhất mà Đảng và nhà
nước cần chú trọng đê bảo vệ và đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường
và sức khỏe của người dân. Mỗi người chúng ta cũng cần có tinh thần trách
nhiệm cao trong việc chung tay bảo vệ môi trường để góp phần làm địa cầu của
chúng ta dần phục hồi lại như ban đầu.
2.2 Liên hệ bản thân:
Việc áp dụng đúng đắn quan điểm toàn diện vào trong đời sống là vô cùng
quan trọng, nó sẽ giúp ta có thể nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải một cách
chính xác nhất để từ đó có thể “biến nguy thành cơ”, có thể cải thiện và giải
quyết vấn đề. Và đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, đất nước còn đối mặt nhiều
thách thức khó khăn từ vấn đề ô nhiễm môi trường, biết vận dụng đúng đắn
quan điểm toàn diện còn có thể giúp học sinh, sinh viên tìm ra phương pháp
học tập tích cực, chủ động, tối ưu và hiệu quả cho mình. Đối với bản thân em,
một sinh viên Phenikaa, đã có đã có kinh nghiệm học tập trực tuyến trong thời
gian dài, ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học, cùng với việc vận dụng linh
hoạt, sáng tạo quan điểm toàn diện, thì những giải pháp để có thể trang bị cho
bản thân học sinh, sinh viên một tâm thế học tập chủ động, tích cực có thể khái
quát lại như sau: Thứ nhất, cần phải có ý thức cao cùng một sức khỏe tốt. Trong
tình trạng học online tại nhà, học sinh, sinh viên không chỉ đối mặt với những
khó khăn về thiết bị học tập, hay về việc tiếp thu bài giảng trên lớp mà còn tăng
khả năng bị xao nhãng trong học tập bởi những kích thích từ bên ngoài… Chính
vì vậy, để việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất, trước hết mỗi người học
cần tạo cho mình mục tiêu để chiến đấu cùng với tinh thần mạnh mẽ, kiên trì,
bền bỉ vượt qua những khó khăn; một ý chí vững vàng để có thể vượt qua những
cám dỗ từ bên ngoài. Đồng thời bên cạnh đó, mỗi người học cần phải tích cực
tập luyện thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để có thể bảo đảm sức khỏe trong
quá trình học Thứ hai, cần tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Tuy không thể
trực tiếp đến trường nghe giảng trực tiếp, nhưng với sự phát triển của khoa học
– công nghệ, hiện nay trên mạng có vô số nguồn tài nguyên, bài giảng quý báu
để người học có thể sử dụng hay những sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè thông
qua những ứng dụng thông minh và vô kể những nguồn lực khác. Nếu biết tận
dụng tối đa những nguồn lực của mình đang có sẽ khiến việc học tập sẽ trở nên
dễ dàng hơn rất nhiều. Và cuối cùng, để có thể thể xây dựng cho mình một
phương pháp học tập tích cực, thì một không gian học tập phù hợp đóng vai trò
không nhỏ. Mỗi người học sẽ phù hợp với một không gian học tập khác nhau,
trong mỗi thời điểm khác nhau. Bởi vậy, thông qua quá trình học tập, người học
cần tự tìm hiểu xem đâu là không gian học tập phù hợp nhất với mình, từ đó
tạo cho mình một thời khóa biểu hợp lý để việc học có thể diễn ra một cách hiệu quả và trơn tru. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
về mối liên hệ cơ bản, dựa trên quan điểm toàn diện, ta đã phân tích được hoàn
cảnh ô nhiễm môi trường diễn ra rất viên có thể học tập một cách tích cực. Quan
điểm toàn diện đòi hỏi khi nhận thức về sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức
về sự vật, hiện tượng trong toàn bộ các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật hiện tượng đó và giữa sự vật đó
với các sự vật khác; phải chú ý đến mối liên hệ tất yếu của hiện tượng; cần xem
xét đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác; cần phải tránh quan
điểm phiến diện một chiều. Qua việc chỉ ra vấn đề ô nhiễm môi trường cùng
với việc sử dụng quan điểm toàn diện, ta có thể thấy để tạo ra những giải pháp
học tập hiệu quả và tích cực thì ý thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò quan
trọng nhất, tiếp theo đó là đến việc tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của chính
học sinh, sinh viên để phục vụ cho việc học và cuối cùng là tạo cho bản thân
một không gian học tập, một thời gian học tập, một thời gian biểu hợp lý để
việc học được diễn ra một cách có hiệu quả, chủ động, tích cực để người học
có thể đạt được hiệu suất cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Ban Tuyên giáo Trung ương. (2021). Tài liệu hỏi - đáp về các Văn kiện
Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. 2.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin
(Dànhcho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 3.
https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-dien-cua-chu-nghia-mac-le-
ninva-van-dung-quan-diem-toan-dien-de-danh-gia-co-che-kinh-te-ke- hoachhoa-tap-trung/
4.https://123docz.net/document/4049941-van-dung-nguyen-ly-moi-lien-
hepho-bien-trong-viec-danh-gia-su-tac-dong-cua-o-nhiem-moi-truong-densu-
phat-trien-ben-vung-o-tinh-hoa-binh.htm
5.https://www.thiennhien.net/2021/11/17/nhung-con-so-gay-soc-ve-onhiem- bien-va-dai-duong/
6.https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/02-05-2018-more-than-60-
000-deaths-in-viet-nam-each-year-linked-to-air-pollution