-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày và phân tích các chức năng cơ bản của gia đình và liên hệ với việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên : Nguyễn Diệu Huyền Lớp : ESOM 62 Mã sinh viên: 11201847
Đề bài: Trình bày và phân tích các chức năng cơ bản của gia đình và liên hệ với
việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bài làm
Gia đình là một mảng vấn đề được cộng đồng xã hội nói chung và giới nghiên
cứu nói riêng đặc biệt quan tâm. Điều này không chỉ bắt nguồn bởi vai trò to lớn
của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân, của toàn thể xã hội mà còn vì
những biến đổi mạnh mẽ và toàn diện của nó. Gia đình là một thực thể của xã
hội và sự tồn tại của nó cũng đã được xã hội thừa nhận, tồn tại theo từng biến
đổi và đổi thay của xã hội. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã
hội. Hơn thế nữa, gia đình có những chức năng vô cùng quan trọng đối với mỗi
một cá nhân trong toàn xã hội. Đồng thời, sự biến đổi một cách toàn diện của
gia đình cũng đem đến những tác động lớn đối với xã hội. I.
Khái niệm gia đình.
Có rất nhiều cách định nghĩa về gia đình tùy thuộc vào cách hiểu của từng
người tuy nhiên cách hiểu bao quát và toàn diện nhất đó là:
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có
quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến
đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là
trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng đối với toàn thể xã hội. Ngoài
ra, gia đình còn là một đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã
hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ
huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và
người thân thuộc khác cùng chung sống và kinh tế chung. II.
Chức năng của gia đình.
Gia đình là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình
hình thành của xã hội loài người, là nhân tố tác động tích cực tới sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Gia đình là yếu tố cấu thành cơ bản của cơ cấu xã hội tổng
thể, gia đình phản ánh chân thực mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Gia
đình lúc đầu như Mác và Ăng ghen nói, “ là quan hệ xã hội duy nhất” gia đình
là cộng đồng lao động và cộng đồng sinh hoạt, là khuôn khổ tồn tại và là thế
giới của con người. Chức năng của gia đình là một yếu tố then chốt giúp duy trì
của tồn tại của xã hội, dù được tìm hiểu qua bất cứ một khía cạnh nào vi mô hay
vĩ mô, được nhìn qua bất cứ lăng kính nào thì đều cho rằng gia đình có những
chức năng vô cùng cụ thể. Như đã đề cập ở trên gia đình là một thiết chế của xã
hội nên mọi chức năng mà gia đình đảm nhận thì đều có ảnh hưởng trực tiếp tới
toàn thể xã hội hay nói cách khác chức năng của gia đình không tách biệt với
chức năng của xã hội, nó bổ trợ và tác động qua lại lẫn nhau. Gia đình được
sinh ra tồn tại và phát triển chính là do nó sứ mệnh được đảm đương những
chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã trao cho, không thiết chế xã hội nào
có thể thay thế được. Bên cạnh đó, quan hệ giữa gia đình và xã hội cũng như
quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình thông qua việc thực
hiện các chức năng của gia đình.
1. Chức năng tái sản xuất ra con người:
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay
thế được. Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, nó sẽ không bị mất đi bởi sự
tác động của bất cứ yếu tố nào. Hơn thế, chức năng này đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội, vì xã hội chỉ có thể tồn
tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được thực hiện. Như F. Engels, một nhà
duy vật vĩ đại, cũng đã cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định
trong lịch sử suy cho cùng là… sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự
truyền nòi giống. Bên cạnh đó, chức năng này còn là một nhân tố quyết định sự
phát triển của xã hội, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của
con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà nó còn
đáp ứng nhu cầu lao động, cung cấp một lượng lớn số người lao động và sức lao
động đóng góp to lớn vào sự trường tồn của xã hội loài người. Vì thế việc thực
hiện chức năng này vừa là đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa
đáp ứng nhu cầu của chính bản thân con người. Việc thực hiện chức năng tái sản
xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình nhưng nó không chỉ là việc riêng
của mỗi gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Bởi lẽ việc thực hiện chức
năng này sẽ quyết định mật độ dân số và cơ cấu nguồn lao động của mỗi quốc
gia, chức năng này có được thực hiện tốt thì mới đảm bảo việc phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội cũng như là sự phát triển bền vững của một đất nước.
Tuy nhiên tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân cư,... và nhiều yếu tố khác liên
quan tới các vấn đề trình độ phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện, chiến lược
phát triển của mỗi quốc gia mà việc thực hiện chức năng này bị ảnh hưởng ít
nhiều. Chiến lược về dân số hợp lý sẽ trực tiếp tạo ra một cách có kế hoạch
nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu,
động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy chức
năng tái sản xuất và duy trì nòi giống là một chức năng với tầm quan trọng rất
cao vì nó quyết định sự tồn tại và duy trì của xã hội loài người.
2. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia
đình. Hoạt động kinh tế hiểu theo nghĩa đầy đủ bao gồm: hoạt động sản xuất
kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại
của mỗi thành viên và của gia đình. Hay nói cách khác chức năng kinh tế là
chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, gia đình phải tạo ra những quan
hệ đáp ứng nhu cầu nhất định chung của các thành viên trong gia đình. Cộng
đồng kinh tế giữa vợ và chồng với tính chất là lĩnh vực đặc biệt nhằm thỏa mãn
những nhu cầu trên. Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo
ra của cải vật chất, đảm bảo cho gia đình được ấm no, hạnh phúc góp phần làm
cho dân giàu nước mạnh. Muốn như vậy mỗi một cá thể trong xã hội phải có
việc làm để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định góp phần đóng góp vào sự phát
triển của toàn xã hội. Bên cạnh đó tận dụng sức lao động và các vốn tự có để
làm thêm kinh tế phụ gia đình như sản xuất kinh doanh, làm thêm giờ để tăng
thu nhập chính đáng. Tuy nhiên, gia đình không chỉ tham gia vào quá trình sản
xuất và tái sản xuất ra của cải và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng
xã hội. Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời
sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.
Thực hiện tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức
đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội.
3. Chức năng giáo dục:
Đây là chức năng quyết định nhân cách của mỗi con người vì thế nó đóng vai
trò hết sức quan trọng trong gia đình. Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã
hội”, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục. Khi vừa cất tiếng khóc
chào đời thì gia đình chính là môi trường đầu tiên mà mỗi con người chúng ta
được tiếp xúc một cách trực tiếp, là nơi mà đại bộ phận con người được giáo
dục một cách thường xuyên như ca dao có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. Nhân
cách của trẻ đều được hình thành từ khi còn rất nhỏ vì thế gia đình là một nhân
tố rất quan trọng đóng góp vào sự hình thành nhân cách của mỗi thành viên
trong gia đình. Không chỉ là được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ mà trong suốt
quá trình trưởng thành của mỗi con người vẫn luôn luôn có sự đồng hành của
chức năng này. Những hiểu biết đầu tiên mà gia đình đem lại thường để lại dấu
ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người. Gia đình chính là trường học
đầu tiên, cha mẹ cũng là những người thầy, cô giáo đầu tiên trong cuộc đời mỗi
con người, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ
thể của sự giáo dục. Mỗi thành viên trong gia đình đóng vai trò vừa là những
chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là
những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các
thành viên khác trong gia đình. Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ
và tình cảm cá nhân thường được hình thành từ thời thơ ấu, gia đình trang bị
cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên để lý giải thế giới sự vật, về cái thiện cái ác,
dạy cho trẻ về đời sống và con người, hay nói cách khác cái nhìn cơ bản, sơ
khai nhất của những đứa trẻ về thế giới xung quanh đều được thể hiện rất rõ qua
gia đình. Như vậy trong môi trường gia đình, trẻ em đã bắt đầu hình thành nhân
cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Nội dung của giáo dục tương đối
toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống,
giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng. Phương pháp giáo dục của gia
đình cúng phải rất đa dạng song chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết
phục. Mặt khác việc thực hiện chức năng giáo dục này cần phải có sự kết hợp
một cách đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhưng giáo dục gia đình
là gốc. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng có ý nghĩa quyết
định, nhưng cũng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang
lại hiệu quả lớn không thể thay thế. Giáo dục gia đình là một bộ phận và có
quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm cho giáo dục nhà trường và xã hội. Do
đó, dù giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội có phát triển lên trình độ nào,
giáo dục gia đình vẫn được coi là một thành tố của nền giáo dục xã hội nói
chung. Giáo dục gia đình luôn trở thành bộ phận quan trọng, hợp thành giáo dục
nói chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ thời đại
nào, khi xã hội còn giai cấp và phân chia giai cấp.
4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý tình cảm:
Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia
đình là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thỏa mãn nhu cầu
tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính văn hóa, xã hội của gia đình.
Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng cùng với với chức năng khác tạo ra
khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc. Thỏa mãn nhu cầu tình cảm,
văn hóa, tinh thần cho mỗi thành viên. Thỏa mãn tình cảm tinh thần và thể xác
giữa hai vợ chồng, thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái , tình cảm giữa
anh chị em trong gia đình. Như chúng ta đã biết gia đình là nơi “chôn rau cắt
rốn” là chốn dừng chân của mỗi con người sau một ngày dài mệt mỏi, là một
điểm tựa tinh thần vững chắc, là nơi chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm đáng
trân của các thành viên trong gia đình. Ở đó con người ta thoải mái chia sẻ
những niềm vui, nỗi buồn cũng như nỗi vất vả trong cuộc sống hàng ngày một
cách tự do và thoải mái nhất. Chỉ với hai từ thân thương “tổ ấm” là đã đủ để toát
lên được một không gian gia đình tuy nhỏ nhưng chứa đựng biết bao nhiêu tình
cảm lớn lao, cao cả. Đảm bảo cho gia đình được hạnh phúc bởi trong cuộc sống
có những khó khăn, trắc trở và nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới giới tính,
tâm lý, lứa tuổi… và gia đình là nơi bộc lộ và giải quyết những khó khăn đó.
Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định
đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Bởi lẽ các chức năng của gia đình luôn
song hành với các chức năng của xã hội, khi quan hệ gia đình rạn nứt thì quan
hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
5. Chức năng chăm sóc sức khỏe:
Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho sự nuôi dưỡng và chăm sóc, nghỉ ngơi để tái
tạo sức lao động sau những ngày lao động mệt mỏi, gia đình có ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống sức khỏe của mỗi cá nhân và cũng chính là tế bào của xã hội
nên vai trò của xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là không thể
thiếu và vô cùng quan trọng. Nó là nhân tố đóng góp vào chất lượng cuộc sống,
nơi sinh sản và nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con người từ khi còn trong
bụng mẹ đến tuổi trưởng thành và trở thành nguồn lao động của xã hội. Bởi lé
gia đình là một xã hội thu nhỏ, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục xây dựng
lối sống hành vi đầu tiên của con người. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to
lớn của gia đình trong việc hình thành nhân cách và giáo dục lối sống, cách
hành xử của mỗi con người. Giáo dục hành vi lối sống có lợi ngay từ khi còn
nhỏ đến khi trưởng thành và phải biết vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, bảo vệ
môi trường, lối sống khoa học lành mạnh, tập luyện năng lực thể lực ý thức biết
tự bảo vệ bản thân để phòng tránh bệnh tật. Công tác chăm sóc gia đình là một
tổ ấm là một chỗ dựa vững chắc cho con người, giúp con người phát huy những
tiềm năng vốn có của bản thân mình từ đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển
bền vững của xã hội cũng như của đất nước.
III. Liên hệ với việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
1. Những biến đổi cơ bản của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
1.1. Biến đổi mô hình, kết cấu gia đình:
Gia đình ở Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân bao gồm chỉ có 1-2
thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Quy mô gia đình ngày càng bị thu hẹp lại
đáp ứng những nhu cầu và điều và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Xu hướng
hạt nhân hóa gia đình của Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì ưu điểm và
lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn
nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi của xã hội. Ngay
sau khi kết hôn, những đứa trẻ rời khỏi nhà của cha mẹ và thành lập gia đình
riêng. Do đó một gia đình hạt nhân là một đơn vị tự trị không có sự kiểm soát
của những người lớn tuổi. Hơn nữa kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên
trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển cá nhân một
cách độc lập vì thế tính cá nhân hóa rất được đề cao. Trong xã hội hiện đại ai
cũng cần cho mình những khoảng không gian riêng tư kiểu gia đình truyền
thống với 3-4 thế hệ sống chung là một cản trở lớn để mỗi cá nhân thực hiện
quyền tự do của mình. Hơn nữa khoảng cách giữa các thế hệ quá lớn đã tạo nên
những rào cản vô hình cản trở việc hòa hợp của mỗi thành viên trong gia đình.
Những người lớn tuổi thường có những suy nghĩ mang nặng tính truyền thống
và giáo điều, mặt khác lớp thế hệ trẻ ngày nay lại thường có xu hướng chạy theo
những biến đổi nhanh chóng của xã hội cho nên việc hình thành suy nghĩ của
chúng cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Bởi lẽ đó gia đình truyền thống có thể
sẽ tạo nên khoảng cách giữa các thế hệ trong dòng họ và đang ngày càng trở nên
khan hiếm trong xã hội ngày nay. Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa,
mức độ độc lập cá nhân được coi là yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia
đình. Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ
tạo ra những phong cách, tính cách, năng lực, sáng tạo riêng khiến cho mỗi
người đều có bản sắc. Tuy nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu
nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết bị giảm sút và ngăn cách không gian
giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế.
Bên cạnh đó ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau cũng ít đi do đó làm giảm khả
năng bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Dù vậy, gia đình
hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại
hình gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp - đô thị hóa phát triển.
1.2. Biến đổi chức năng gia đình:
- Chức năng tái sản xuất ra con người: Chức năng tái sản xuất của các gia
đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm là đông con là một giá trị cơ bản
của gia đình và xã hội truyền thống. Từ xa xưa, con người Việt Nam đã
đề cao việc duy trì nòi giống trong gia đình “đông con hơn nhiều của”,
“nhất nữ viết hữu, thập nữ viết vô”, bên cạnh đó do ảnh hưởng của phong
tục tập quán mà người xưa quan niệm nhất thiết phải có con trai để nối
dõi thì ngày nay nhu cầu ấy đã có xu hướng giảm nhưng không phải là
không còn. Ngoài ra trong thời đại ngày nay tùy thuộc vào điều kiện của
từng quốc gia. Đối với nước ta hiện nay chức năng sinh đẻ của gia đình
được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế còn
chưa cao, dân số đông này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội
ở mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có những chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp.
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, các gia đình
đã trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ (có sở hữu hoặc tham gia sở hữu tư
liệu sản xuất). Để có thể phát huy mọi tiềm năng sáng tạo trong kinh tế,
Đảng và nhà nước đề ra và thực hiện các chính sách sao cho mọi gia đình,
mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng hoạt động sản xuất kinh
doanh trong khuôn khổ pháp luật. Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình
được đánh giá đúng với yêu cầu của nó. Đảng và nhà nước có chính sách
khuyến khích và bảo vệ nền kinh tế gia đình, vì vậy đời sống của gia đình
và xã hội được cải thiện đáng kể. Cùng với sản xuất kinh doanh, các gia
đình và hộ gia đình công nhân viên chức, cán bộ hành chính sự nghiệp,
giáo viên, nhà khoa học, trí thức văn nghệ sĩ...cũng được khuyến khích
trong lao động sáng tạo, tăng thu nhập chính đáng từ lao động sáng tạo
của mình. Các loại gia đình này tuy không trực tiếp thực hiện chức năng
sản xuất kinh doanh nhưng cũng thực hiện một nội dung quan trong của
hoạt động kinh tế: bảo đảm hoạt động tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu vật
chất cơ bản của con người, qua đó kích thích sự phát triển hoạt động kinh tế của xã hội.
- Chức năng giáo dục (xã hội hóa): Hiện nay, nhất là ở các khu vực thành
thị, việc bố mẹ trang bị cho con mình những công cụ hiện đại như
smartphone, máy tính bảng, laptop,...phục vụ nhu cầu học tập và giải trí
là tình trạng khá phổ biến. Cha mẹ có xu hướng chú trọng cho con tiếp
thu kiến thức khoa học hiện đại bên cạnh đó còn các quy tắc ứng xử cần
thiết, chủ động mở mang tri thức mà không cần phụ thuộc vào trường
lớp. Ngoài ra, vai trò của người đàn ông trong giáo dục gia đình của
người Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn được giữ nguyên như truyền thống.
Tuy nhiên điều này có thay đổi ở một số khu vực, các vùng nông thôn có
xu hướng đề cao vai trò của người đàn ông. Trong khi đó, ở các gia đình
thành thị, việc giáo dục hiện nay đang chia để cho cả bố mẹ và ông bà,
theo đó, người mẹ đang giữ vai trò ngày càng rõ rệt hơn trong giáo dục.
Tuy nhiên, có sự gia tăng về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và nhà
trường. Lo lắng trước những tệ nạn xã hội và việc trẻ em quan hệ tình
dục, nhiều gia đình đã chọn phương pháp giáo dục cách ly chúng khỏi bất
kỳ thông tin gợi mở nào. Trẻ em không được giáo dục để tìm hiểu bản
chất vấn đề, nhưng thông tin đại chúng luôn đặt chúng trước những điều
hấp dẫn cần tiếp cận.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý, duy trì tình cảm: Nhu cầu
thỏa mãn tâm lý - tình cảm tăng lên do gia đình có xu hướng chuyển từ
đơn vị kinh tế sang đơi vị tình cảm, tác động tới sự tồn tại, bền vững của
hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Tác động của công nghiệp hóa và toàn
cầu hóa dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Quy mô gia đình Việt
Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời
đại mới đặt ra. Bên cạnh đó nó cũng thay đổi chính trị xã hội, đáng kể
nhất là việc giải phóng phụ nữ: họ được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều
điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ
trong cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình
cũng dần được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn,
được toàn xã hội công nhận. Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây ra
những phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành
viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc giữ gìn tình cảm
cũng như những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.
2. Những vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Xã hội với những cuồng quay phát triển không ngừng , từ một đất nước lấy sản
xuất nông nghiệp phát triển là chủ đạo dần dần đi lên theo hướng phát triển
công nghiệp hiện đại và hậu công nghiệp đi lên theo tiến đà phát triển của công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước kéo theo đó là những vấn đề trong xã hội
cũng ngày càng gia tăng và nhiều hơn, được du nhập và đón nhận hết tất cả
những loại hình văn hóa và các loại hình xã hội của các nước khác vào trong
nước ta làm cho xã hội của nước ta nhiều vấn đề hơn. Các vấn đề trong xã hội
xảy ra nhiều hơn và khiến cho các nhà xã hội phải quan tâm để ý chính vì vậy
những vấn đề xã hội xảy ra ngày càng nhiều và diễn ra khá phức tạp đặc biệt là các vấn đề gia đình.
2.1. Bất bình đẳng giới trong gia đình: Trong thời đại ngày nay thì vấn đề bất
bình đẳng giới đã có chiều hướng giảm tuy nhiên tình trạng này ở vùng nông
thôn vẫn luôn ở mức đáng báo động. Xu hướng trọng nam khinh nữ vẫn còn
đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, theo đó trong một dòng họ thì phải có
con trai để nối dõi hoặc vai trò của con gái bị giảm sút khá nhiều. Vấn đề “đẻ
cố” không còn là một điều gì quá xa lạ trong một vài gia đình hiện nay. Đó
không chỉ là áp lực từ phía người chồng mà còn là áp lực từ phía cha mẹ chồng
đè nặng lên tâm lý người vợ vì vậy có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của
người vợ: hoang mang, lo sợ trước ánh mắt ghẻ lạnh, sự rẻ rúng của những
người thân trong gia đình. Bên cạnh đó do tư tưởng “sinh con gái sau này khổ”
đã đè nặng lên suy nghĩ của một số lượng không nhỏ người dân Việt Nam cho
nên vấn đề này chưa tìm thấy hồi kết. Cũng vì lý do này, ở Việt Nam hiện nay tỉ
lệ nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới dẫn tới tình trạng thừa nam thiếu nữ.
2.2. Bạo lực gia đình: Trong những năm gần đây tỉ lệ bạo lực gia đình ở nước ta
đang ở mức đáng báo động. Theo như những nghiên cứu gần đây có khoảng 70
vụ bạo lực gia đình mỗi ngày và 83.69% các vụ bạo lực gia đình được gây ra
bởi người đàn ông. Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống ngày càng gia
tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ con người ta dường như
không còn dành đủ tình cảm cho nhau. Mỗi người đều bị cuốn vào công việc
của riêng mình với mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành cho gia đình
cũng vì vậy mà ngày càng ít đi. Không quan tâm tới nhau, không thấu hiểu nhau
nên khi gă •p xích mích, cãi vã sẽ không hòa hoãn được, không làm chủ được bản
thân mà dẫn tới những hành đô •ng không thể lường trước. Theo triết học thì mọi
vấn đề của con người trong cuô •c sống đều xoay quanh chữ “kinh tế” và “tiền
bạc”. Khi trong mô •t gia đình mà vợ chồng, bố mẹ - con cái nảy sinh về vấn đề
kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn tới bạo lực gia đình. Con người như rơi vào vòng xoáy
của đồng tiền và vị thế xã hội mà vô tình đánh mất đi tình cảm gia đình. Các
thành viên ít quan tâm, lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn, làm cho mối
quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo...Đó là mặt hạn chế của gia đình hiện
đại so với gia đình truyền thống xưa. Chính sự coi trọng kinh tế, đặt kinh tế lên
hàng đầu ấy đã làm cho những giá trị tốt đẹp xưa của gia đình bị phai nhạt dần,
thậm chí còn dẫn tới các hệ lụy xấu. Mặt khác, tốc độ phát triển tâm lý của trẻ
em diễn ra nhanh, có khi đột biến bất thường trong khi các bậc cha mẹ chưa đủ
kiến thức, chưa kịp nhận thức, chưa đủ thời gian, chưa có phương pháp phù hợp
để điều chỉnh. Điều đó tác động tiêu cực tới trẻ nhỏ, các thành viên trong gia
đình và toàn thể xã hội. Đầu tiên nếu trẻ nhỏ sống trong một gia đình có bạo lực
thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt như vấn đề tâm sinh lý, nhân cách và kết quả học
tập,...Đặc biệt đối với các thành viên trong gia đình điều này có thể tạo ra
khoảng cách, không có sự chia sẻ và đồng cảm thậm chí là dẫn tới tỷ lệ ly hôn
ngày càng cao. Cuối cùng là giảm sự đóng góp của mỗi thành viên trong gia
đình đối với xã hội.
3. Đề xuất phương hướng giải quyết:
3.1. Đảng và nhà nước:
- Cần tuyên truyền phổ biến để cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức
cà mọi công dân, mọi thành viên trong gia đình thấm nhuần chiến lược
xây dựng và phát triển gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, bình đẳng giới,
chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
- Cần có những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia
đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, nhất là tạo việc làm tại chỗ, nhằm từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình, nhất là các hộ gia đình ở vùng nông thôn. 3.2. Xã hội:
- Thực hiện xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, kiên quyết
đấu tranh chống những biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức, những
tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí và lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa gia đình, nhà trường và
các tổ chức xã hội để có sự thống nhất, đồng thuận trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục trẻ em. Xã hội cần hỗ trợ các bậc cha, mẹ để họ có
những phương pháp, nội dung giáo dục mới phù hợp với những biến đổi
của xã hội. Thông qua việc thực hiện chức năng giáo dục, gia đình thực
sự trở thành cầu nối không thể thay thế được giữa xã hội và cá nhân. 3.3. Mỗi cá nhân:
- Cần có sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Sự quan
tâm và chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt, phá vỡ những khoảng cách mà
cuộc sống đã vô hình tạo ra. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc
dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều cần thiết với nhiều gia đình.
- Làm tròn trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi thành viên trong gia đình đều
có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều
làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới yên tâm để có
thể phát triển những việc khác.
- Tôn trọng lẫn nhau là yếu tố hàng đầu để đảm bảo một gia đình hạnh
phúc. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành
động làm tổn thương người khác. Hơn nữa những tình cảm đối với gia
đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm, quê hương và xa hơn là tình
yêu đất nước: “cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Hãy luôn để gia đình là
nơi sẻ chia, cảm nhận của mỗi thành viên trong gia đình; là nơi dừng chân
sau một ngày làm việc mệt mỏi; là sự gắn kết, yêu thương của con người.
Qua đây chúng ta thấy được các chức năng cơ bản của gia đình cũng như những
ảnh hưởng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đối với gia đình. Gia đình có
liên quan tới nhiều vấn đề xã hội và các mối quan hệ xã hội cho nên cần nhận
thức đầy đủ mối quan hệ của gia đình vì đó là chỗ dựa tinh thần của mỗi người.