Trọn vẹn tình yêu thương của Người với thiếu nhi, nhi đồng - Chủ nghĩa xả hội khoa học | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Theo tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, trẻ em là nguồn lực quyết định tương lai của đất nước. Việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chính là cách tạo dựng nền tảng vững chắc cho xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bác Hồ từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CNXH-KH)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trọn vẹn tình yêu thương của Người với thiếu nhi
/Trọn vẹn tình yêu thương của Người với thiếu nhi, nhi đồng 1,Phần mở đầu
Trong tuổi thơ của chúng ta chắc chắn ai cũng đã từng ít nhất là một lần
được nghe những câu hát:
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”
Đó là lời ca thể hiện tình cảm tha thiết nhất của thế hệ thiếu nhi Việt
Nam đối với Bác Hồ. Bác Hồ là một người có lòng thương yêu các em
thiếu nhi vô bờ bến, luôn đặt các vấn đề về trẻ em lên hàng đầu.
Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ lại được các em thiếu nhi kính yêu
đến như vậy. Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà
quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một
người đặc biệt vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi. Khi còn
đứng trên cương vị của một vị lãnh tụ – Chủ tịch nước, Bác lúc nào cũng
bận rộn với việc công, việc nước, việc dân nhưng Bác vẫn luôn dành thờ
gian để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến mọi hoạt động học
tập, phát triển của các em. 2, Nội dung
Chia luận điểm:
Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các
em: Riêng trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi
những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em
thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nước
Bác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu
nhi: Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng,
trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh
Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh
Bác Hồ bế em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác
Hồ quàng khăn đỏ cho em học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học
Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh
liệt: Bác tin tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non
sông, đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường cuốc năm châu.
LĐ1-2: Bác quý mến thiếu nhi được thể hiện trên sự quan tâm trên
nhiều phương diện khác nhau. Về học tập, Bác luôn động viên, đặt
niềm tin vào các em học sinh. Những bức thư Bác viết gửi học sinh
nhân ngày khai trường nổi tiếng và lưu danh đến tận bây giờ. Sinh thời,
dù cuộc đời hoạt động cách mạng bận rộn là thế ấy vậy mà Bác luôn
dành thời gian đi đến các trường, thăm học sinh nhất là vào dịp khai
trường. Đó không phải nhiệm vụ bắt buộc của một vị chủ tịch nước mà
đó là hành động xuất phát từ sâu thẳm trái tim giàu lòng trắc ẩn. Tình
yêu đó còn được thể hiện bằng hành động trìu mến, cử chỉ trìu mến.
Tấm ảnh Bác đeo khăn quàng cho một em học sinh là một bức ảnh nổi
tiếng được phổ biến, lưu truyền rộng rãi ở các quảng trường, những
ngả đường hay bức ảnh bác cười trìu mến trên tay bế một em bé cũng
nở một nụ cười rạng rỡ được treo trong khuôn viên các trường mầm
non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Có biết bao câu chuyện viết về
Bác và thiếu nhi, trong đó nổi tiếng và để lại trong em nhiều xúc cảm
nhất là câu chuyện từ một cái cây Bác đã uốn thành một vòng cung
tròn để các em nhỏ có thể chơi đùa, tung tăng hát ca, nhảy múa dưới
đó. Xuất phát từ tình yêu vĩnh cửu cho thiếu nhi, Bác đã lại biết bao tác
phẩm nghệ thuật các em nhỏ nói riêng và cho nhân dân nói chung:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Hay lời nói đầy niềm trông đợi, mong chờ vào thế hệ trẻ của Bác được
treo trong hầu hết các trường học ở nước ta:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Mỗi lần trung thu đến, ta lại nhớ đến những câu thơ Bác gửi tới thiếu nhi:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương.”
Và nổi tiếng nhất là 5 điều Bác Hồ dạy:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh
Thật thà dũng cảm”
Đó như là một kim chỉ nan cho thế hệ búp măng non mà đứa trẻ nào
cũng học tập và làm theo. Đó như một bài học đầu đời của mỗi đứa trẻ,
là lời dặn dò khuyên nhủ của người cha dành cho đàn con của mình.
Tình yêu của Bác lớn lao như đại dương mênh mông, rộng lớn, như
đám lửa rực rỡ soi sáng để thể hệ trẻ bước đi. Mỗi khi nhớ đến tình
cảm đó, chúng cháu coi đó như là động lực để phấn đấu, học tập để
“đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác đã
nói. Và để làm được những điều lớn lao đó, chúng em biết phải xuất
phát từ những điều nhỏ theo lời Bác nói ”tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy
theo sức của mình” như làm việc nhà, giúp đỡ ông bà, bố mẹ
Lđ3: Chắc hẳn chúng ta chẳng xa lạ gì với hình ảnh bác Hồ bế em
bé trên tay đc treo ở trường mẫu giáo và bác hồ đeo khăn quàng đỏ
cho bạn nhỏ đc treo ở trường tiểu học và trung học. Từ những hình
ảnh ấy ta đã thấy sự chu đáo, sự quan tâm của bác hồ dành cho thiếu nhi, nhi đồng
- Lúc sinh thời, hằng năm vào ngày Quốc tế thiếu nhi, Người luôn
viết thư thăm hỏi, động viên các cháu cố gắng thi đua học tập, lao
động tấm lòng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển.
Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn.
Cho đến ngày Bác phải đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thương
yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho
các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách
mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ
em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan
tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong
cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người
-Câu chuyện bể cá vàng dành cho các cháu thể hiện rõ nhất tình yêu
thương của bác hồ dành cho thiếu nhi
. Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng
trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ.
Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy
chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu
đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì
phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để
nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại
hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để
dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc,
ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên
làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng
ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp
lánh, bơi lặn trong bể nước.
-Câu chuyện; Để các cháu làm chủ
Cũng chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện
đáng ghi nhớ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu
nhi. Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7 năm 1961, Bác đã dành
chỗ đó cho các cháu làm phòng triển lãm “Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”.
Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi
trong dịp hè. Bác Hồ, Bác Tôn đã đến nói chuyện và dự liên hoan với
2.000 thiếu nhi trong buổi bế mạc ngày 11 tháng 7 năm 1961.
Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè
năm 1961 các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm “Làm theo 5 điều Bác
Hồ dạy” trong nhà khách Phủ Chủ tịch.
Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà.
Nhiều em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ,
sung sướng lăn cả ra nhà, bãi cỏ.
Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có
đồng chí sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh
nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo:
- Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.
Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.
Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi.
Có hôm Bác đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng.
Bác hỏi các đồng chí ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:
- Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ. Thấy vậy, Bác bảo:
- Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?
Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế
và các ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.
Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất
cũng luôn được tôn trọng và quan tâm chu đáo.
Lđ4: Xác định được vai trò quan trọng của lực lượng hậu bị, Bác Hồ
thường nhắc nhở các cấp, các ngành, đoàn thể phải làm tốt công tác
chăm sóc và giáo dục thiếu nhi. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ
trách nhi đồng toàn quốc năm 1950, Bác chỉ rõ: “Giáo dục nhi đồng
là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,
thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá.
Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động,
trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”. Bác
cũng căn dặn người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn
Thanh niên) về nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng: Yêu quý các em
là phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”:
Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của
công; nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc, thành trẻ em có “4
tính tốt”: Hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà... và có tư cách của
con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan.
Đồng thời, phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành công
dân có tài, có đức, xứng đáng là người chủ của nước nhà. Người yêu
cầu: “Đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho
trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm,
đặt đâu ngồi đấy”. Trong bài viết “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc
và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 01-
6-1969, Bác viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của
nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong
thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu
niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”. Bác nhắc nhở các
gia đình, các đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc và giáo dục
các cháu, làm cho các cháu ngày càng khoẻ mạnh và tiến bộ. Các
tỉnh, thành ủy cần phải phụ trách và đôn đốc việc này cho có kết quả.
Tình yêu thương rộng lớn của Bác Hồ không chỉ dành cho thiếu nhi
Việt Nam mà còn dành cho cả thiếu nhi trên toàn thế giới. Đó là lòng
nhân ái, tình yêu thương bao la của Người dành cho nhân loại. Ghi
nhận tình cảm bao la, vĩ đại của Bác, Tiến sỹ Sử học, nhà báo
E.V.Cô-bê-lép viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong
tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng yêu quý thiếu nhi.
Người đã dành tất cả tấm lòng yêu thương của người ông cho hàng
triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu”.
Trước lúc đi xa, qua “Di chúc” thiêng liêng, Bác gửi muôn vàn tình
yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc
đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối
cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi
lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh
niên, nhi đồng quốc tế”. Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn,
hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu
nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.
Liên hệ trách nhiệm bản thân: Là công dân VN cũng là cháu của
Bác Hồ kính yêu em hiểu rõ quá khứ đất nước ta đã phải trải qua
những gì nên em luôn đặt ra cho mình một mục tiêu, một lí tưởng
sống có ý nghĩa. Trước hết là mục tiêu hoàn thiện bản thân, là một
người có ích cho gia đình, xã hội và rộng hơn là đất nước. Thế hệ trẻ
chúng ta chính là mầm sống của đất nước, là tinh hoa nhân loại.
Chúng ta có sức khỏe, có tuổi trẻ để sẵn sàng cống hiến hết mình vì
đất nước. Tuân theo lời BH dạy, luôn rèn luyện bản thân ngày một
tốt đẹp hơn, học luôn đi đôi với thực hành, có tài phải có đức để hoàn
thiện bản thân nhất có thể.
KL: Thấm nhuần tư tưởng của Bác “Chăm sóc và giáo dục tốt các
cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, trong những năm qua,
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật
trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Lời
dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng
người” của Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân
ta học tập, làm theo với phương châm “trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai”! Điều đó được thể hiện từ các bản Hiến pháp, các Bộ luật;
Luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật
bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn
hóa của dân tộc. Đặc biệt, vấn đề về trẻ em cũng đã được Hiến pháp
2013 đề cập, quan tâm. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước,
là măng non sẽ góp phần xây dựng và phát triển xã hội sau này.