Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia - chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một yếu tố sống còn đối với sự phát triển và an ninh của mỗi quốc gia. Việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà còn cần sự tham gia của toàn thể xã hội. Trong bối cảnh hiện đại, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và cần áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền của mình, từ quân sự, ngoại giao đến quản lý tài nguyên và an ninh mạng.

Thông tin:
12 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia - chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một yếu tố sống còn đối với sự phát triển và an ninh của mỗi quốc gia. Việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà còn cần sự tham gia của toàn thể xã hội. Trong bối cảnh hiện đại, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và cần áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền của mình, từ quân sự, ngoại giao đến quản lý tài nguyên và an ninh mạng.

43 22 lượt tải Tải xuống
Bài B4 Xây dng và bo v ch quyn biên gii quc gia
MỞ ĐẦU
Việt Nam là mt quốc gia độc lập, chủ quyn có lãnh thổ vi diện tích đt lin là
331.689 km , 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của tn 87 triệu dân thuộc 54
2
dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc VN.Trong nh hình quốc tế, KV, trong
nước như hiện nay các thế lực thù địch ca từ bỏ ÂMm phạm ch quyền lãnh
thổ, biên giới quc gia nước ta. Do đó XD BV chủ quyn nh thổ, biên giới quốc gia
nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ BVTQXHCN.
1
NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
a) Quốc gia
Là thực thể pháp bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân quyền
lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế.
Quốc gia khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó
thể được dùng thay thế cho nhau. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các
quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
b) Lãnh thổ quốc gia
phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ
quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao
gồm: Vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc
gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
- Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo)
+ Là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc
chủ quyền một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành lãnh thổ quốc gia,
cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải.
+ Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời
nhau), những vùng đất đó đều thuộcnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể
chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo.
+ Việt Nam có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo,
bao gồm từ đỉnh Lũng (Hà Giang) đến mũi Mau; các đảo như Phú Quốc,
Cái Lân ... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Vùng biển(nội thuỷ và lãnh hải)
+ Đường sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn
nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển các đảo gần bờ do Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố.
+ Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở. Vùng nước thuộc
nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền.
2
+ Lãnh hải vùng biển chiều rộng 12 hải tính từ đường sở, chế
độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải biên giới quốc gia
trên biển. Trong lãnh hải tầu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại
không gây hại thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven
biển Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh
hải của quần đảo.
+ Thềm lục địa vùng đất lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ đất liền
ra đến bờ ngoài của rìa lục địa (200 - 350 hải tính từ đường sở). Việt Nam
chủ quyền quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền nước ta đối
với thềm lục địa là đương nhiên.
+ Vùng đặc quyền kinh tế.
- Vùng trời quốc gia
Là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia. Là bộ phận cấu thành lãnh
thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng
trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo qui định
chung của công ước quốc tế.
- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt
Là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một
quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. (ví dụ như trụ sở làm việc và
nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao)
c) Chủ quyền quốc gia
- quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn đầy đủ về mọi mặt lập
pháp, hành pháp pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia
đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mạnh trên mọi phương diện kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao.
- Chủ quyền quốc gia đặc trưng bản, quan trọng nhất của quốc gia.Tất
cả các nước không tính đến qui mô lãnh thổ, dân số, chế độ hội, đều chủ
quyền quốc gia.
- Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ
quyền.Tôn trọng chủ quyền quốc gia một nguyên tắc bản của luật pháp quốc
tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
3
giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm
phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
d) Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của
quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình.
- Mỗi nước toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không
được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại biên giới quốc gia; mọi tư tưởng
nh động thể hiện chủ quyền quốc giaợt quá biên giới quốc gia của mình đều là
nh động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, hội, đối ngoại
và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, hội, QP, AN đối ngoại trong phạm vi
lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và
đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc
VNXHCN.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia và khu vực biên giới quốc gia
a) Biên giới quốc gia
Luật biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 xác định: “Biên giới quốc gia
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđường và mặt phẳng thẳng đứng
4
theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong
đó quần đảo Hoàng Sa quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời
của nước Cộng hoà XHCNVN”.
Biên giới quốc gia của nước ta được xác định bằng hệ thống các mốc giới
trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ thể hiện bằng mặt
phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam.
Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên
biển, trên không, trong lòng đất.
- Biên giới quốc gia trên đất liền phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền
của vùng đất quốc gia. Việt Nam đường biên giới quốc gia trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông.
- Biên giới quốc gia trên biển: phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc
gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau;ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên
giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo đường BGQG phân định lãnh thổ
quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh
hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển đường ranh giới phía ngoài của
lãnh hải bao quanh đảo.
- Biên giới quốc gia trên không: phân định vùng trời giữa các quốc gia
liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ
biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên không trung.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất: phân định lãnh thổ quốc gia trong
lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ lãnh hải, được xác định bởi mặt
phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển
xuống lòng đất.
b) Khu vực biên giới
- Khu vực biên giới vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia. Gồm
KVBG trên đất liền, KVBG trên biển và KVBG trên không.
- KVBG trên đất liền và KVBG trên biển được tính từ biên giới quốc gia vào
hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn.
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc
gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
5
Vídụ:
+ BGQG giữa VN TQ rất phức tạp LS để lại đây là KV nhiều
tiềm năng. TQ đang phát triển mạnh gia tăng ảnh hưởng với các nước láng
giềng để khẳng định là một trong những trung tâm của TG đa cực. Buôn bán PN và
hàng lậu qua biên giới do nhiều nguyên nhân.
+ Quan hệ VN - TQ các nhà nghiên cứu tứ liên, sơn thuỷ tương liên, VH tương
thông, chí hướng tương đồng, lợi ích tương giao. Đảng ta 16 chữ láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, ớng tới tương lai. TQ 4 tốt láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
+ Trên thực tế: Năm 1956 TQ đưa ra đường yêu sách lưỡi gồm 11 đoạn,
sau điều chỉnh còn 9 đoạn. Ngày7.5.2009 chính thức tuyên bố đường yêu sách lưỡi
bò, nó chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông. Độc chiếm quần đảo HS của VN
năm 1974. Ngày 4.3.1988 chiếm 6 đảo thuộc quần đảo TS tranh chấp tại quần
đảo TS (TQ chiếm 7 đảo, Đài Loan 2 đảo trong đó có đảo Ba Bình là đảolớn nhất.
Philippin giữ 9 đảo. Malaixiagi 7 đảo. Brunây không điểm chiếm đóng. VN
giữ 21 đảo, 9 đảo nổi, 12 đảo chìm. Hiện tranh chấp 6 bên trong đó VN, TQ,
Đloan tuyên bố chủ quyền toàn bộ. Các nước còn lại tuyên bố chủ quyền từng
phần đang chiếm đóng). Năm 1993 TQ và Mỹ hợp tác khai thác nhưng không thực
hiện được. Ngày 3.12.2007 TQ thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện trong đó có
TS HS của VN. Ngày 26.5.2011 cắt cáp thăm địa chấn tàu Bình Minh 2,
ngày 9.6.2011 cản trở tàu Viking 2 của Tập đoàn dầu khí quốc gia VN thăm
khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của VN...
+Quan điểm của ta 4 tránh: Tránh xung đột QS, tránh đối đầu, tránh bị lập
chính trị tránh lệ thuộc chính trị vào nước ngoài .3 không: Không liên minh QS
với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ QS VN không cho ai lợi
dụng địa bàn VN để tiến công nước khác. 6K: Kiên quyết BV độc lập chủ quyền;
Kiên trì biện pháp HB, hợp tác, phát triển; Không khiêu khích tạo cớ; Không mắc
mưu; Khôn khéo; Không để xảy ra xung đột.
+ Quan điểm ca TQ tạm gác tranh chấp, cùng nhau khai thác. Khai tc xa tớc
gần sau. Đánh xong xóa dấu vết và đàm phán, tách nh để đàm phán. Kiềm chế, khuất
phục VN vào quĩ đạo của TQ bằng nhiều biện phápi o, khống chế, biên giới mềm...
6
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
a. Khái niệm: XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể
c biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường,
lợi ích QG, giữ gìn ANCT và TTATXH trên khu vực biên giới.
Do vị trí địa lí và chính trị nên XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia luôn
là vấn đề đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và đối
với sự ổn định, phát triển đất nước. XD bảo v chủ quyền, biên giới quốc gia
một nội dung của XD và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu
quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong thời bình, XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là tổng thể các biện
pháp HTCT, các LLVT… áp dụng nhằm chống lại sự xâm phạm biên giới quốc
gia. B đội Biên phòng LL chuyên trách làm ng cốt trong bảo v biên giới
quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia
được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Luật BGQG 2004xác định: “XD, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực
biên giới là sự nghiệp của toàn dân do NN thống nhất quản lí, ND thực hiện, kết hợp
phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN và ĐN”.
b. Nội dung XDbảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia
- XD khu vực biên giới VMTD cả về chính trị, KTXH, QPAN…tạo ĐK thuận
lợi cho nhân dân KVBG định cư sinh sống u dài ở khu vực biên giới. Điều chỉnh
n cư theo yêu cầu phát triển KTXH gắn với củng cố QPAN khu vực biên giới.
- Tăng cường, mở rộng quan h đối ngoại các cấp trên KV biên giới, XD biên
giới HB, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, ngăn chặn, đấu tranh với hành động
phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khuvựcbiêngiới, bảo đảm cho
nhân dân khuvựcbiêngiới cói trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu
i.
- Bảo vệ lợi ích quốcgia trên khuvựcbiêngiới, chống lại mọi hành động xâm
phạm lợi ích kinh tế, VHXH của đất nước trên khuvựcbiêngiới.
- Giữ gìn ANCT, TTATXH khuvựcbiêngiới, đập tan mọi âm mưu, hành
động xâm phạm, gây mất ổnđịnhchínhtrị, TTATXH khu vực biên giới.
7
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình
đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng.
Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biêngiớiquốcgia.
III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRÁCH NHIỆM
TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHQUYỀNNH THỔ, BN GIỚI QUỐC
GIA
1. Quan điểm của Đảng Nhà nước ta trong xây dựng bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia một nội
dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội
chủ nghĩa
- Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa được hình thànhphát triển trong quá
trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; sự kế thừa phát triển mới T quốc, đất nước, n tộc con người Việt
Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước giữ ớc trong điều kiện mới.
- Lãnh thổ biên giới quốc gia Việt Nam một bộ phận hợp thành quan
trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Namhội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản
bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. vậy, xây dựng, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia một nội dung đặc biệt quan trọng của
xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.
b) Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của dân tộc Việt Nam
- Lãnh thổ quốc gia Việt Nam nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người
và những giá trị của dân tộc Việt Nam.
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia kết quả đấu tranh dựng nước
giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.
- Nhà nướcvà nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn bảo vệ quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà hội chủ
8
nghĩa Việt Namthiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên
giới quốc gia ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn địnhtrị,pháttriển kinh tế  xã hội, tăng cường
quốc phòng và an ninh của đất nước”.
c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề
tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau
- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định vấn đề đặc biệt quan
trọng của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đó quan điểm nhất quán của
Đảng Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích luật pháp của Việt
Nam, phù hợp với công ước luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc
gia có liên quan.
- Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng Nhà
nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương
lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ lợi ích chính
đáng của nhau. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương
lượng hoà bình để giải quyết một cách lí, tình”. Nhưng Việt Nam cũng sẵn
sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng
biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, quan điểm nhất quán của
Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng
biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa
Trường Sa. Việt Nam đầy đủ chứng cứ lịch sử sở pháp về vấn đề này.
Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm
phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng
xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
d) Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp
của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước,
lực lượng vũ trang là nòng cốt
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc
hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ
9
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu
vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức
thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trách
nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới …
- Quân đội nhân dân Việt Nam lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ
đội Biên phòng lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công
an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản
lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên
giới theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm trong XD và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Trách nhiệm của công dân
- Mọi công dân Việt Nam đều nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh
quốc gia sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc
phòng an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ:
“Bảo vệ Tổ quốc nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải
làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”
Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ
biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lí”.
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, mọi công dân không phân biệt thành phần hội, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú, phải:
+ Mọi công dân nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam đều nghĩa vụ
trách nhiệm xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Đồng
thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ
10
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; những hành động thiết thực góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc VNXHCN.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.Trước hết
Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia.
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện
nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
b) Trách nhiệm của sinh viên trong việc BV chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia
- Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi
mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước giữ nước của dân tộc, truyền
thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý
chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Thấy ý nghĩa thiêng liêng, cao quý bất khả xâm phạm về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam; xác
định rõ vinh dự trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức QP-AN đối với sinh viên; hoàn thành tốt các nhiệm vụ QS, QP trong thời gian
học tập tại trường.
- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người
có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác
tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự
giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vlâu dài tại các khu kinh tế - quốc
phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế,
hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện
nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam.
KẾT LUẬN
11
Xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia sự nghiệp của
toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản thống nhất của Nhà nước, lực
lượng vũ trang nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều nghĩa vụ, trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Mỗi sinh viên cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm
công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia ? Nội dung xây dựng bảo vệ chủ
quyền quốc gia như thế nào ?
2. Biên giới quốc gia là gì ? Nội dung xây dựng bảo vệ biên giới quốc gia
như thế nào ?
3. Trình bày quan điểm của Đảng Nhà nước ta về xây dựng bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia? liên hệ trách nhiệm của công dân và sinh viên ?.
Ngày tháng 08 năm 2020
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Chu Việt Hùng
12
| 1/12

Preview text:

Bài B4 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền có lãnh thổ với diện tích đất liền là
331.689 km2, 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 87 triệu dân thuộc 54
dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc VN.Trong tình hình quốc tế, KV, trong
nước như hiện nay các thế lực thù địch chưa từ bỏ ÂMTĐ xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia nước ta. Do đó XD và BV chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
là nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ BVTQXHCN. 1 NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
a
) Quốc gia
Là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền
lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế.
Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó
có thể được dùng thay thế cho nhau. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các
quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
b) Lãnh thổ quốc gia
Là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao
gồm: Vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc
gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
- Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo)
+
Là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc
chủ quyền một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành lãnh thổ quốc gia, là
cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải.
+ Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời
nhau), những vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể
chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo.
+ Việt Nam có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo,
bao gồm từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau; các đảo như Phú Quốc,
Cái Lân ... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Vùng biển(nội thuỷ và lãnh hải)
+ Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn
nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố.
+ Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở. Vùng nước thuộc
nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền. 2
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế
độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia
trên biển. Trong lãnh hải tầu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại
không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven
biển Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
+ Thềm lục địa là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ đất liền
ra đến bờ ngoài của rìa lục địa (200 - 350 hải lí tính từ đường cơ sở). Việt Nam có
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền nước ta đối
với thềm lục địa là đương nhiên.
+ Vùng đặc quyền kinh tế. - Vùng trời quốc gia
Là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia. Là bộ phận cấu thành lãnh
thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng
trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo qui định
chung của công ước quốc tế.
- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt
Là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một
quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. (ví dụ như trụ sở làm việc và
nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao)
c) Chủ quyền quốc gia
- Là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập
pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia
đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mạnh trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia.Tất
cả các nước không tính đến qui mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia.
- Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ
quyền.Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền 3
giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm
phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
d) Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của
quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình.
- Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không
được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và
hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là
hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại
và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QP, AN và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và
đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VNXHCN.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia và khu vực biên giới quốc gia a) Biên giới quốc gia
Luật biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 xác định: “Biên giới quốc gia
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng 4
theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong
đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời
của nước Cộng hoà XHCNVN”.
Biên giới quốc gia của nước ta được xác định bằng hệ thống các mốc giới
trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt
phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam.
Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên
biển, trên không, trong lòng đất.
- Biên giới quốc gia trên đất liền Là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền
của vùng đất quốc gia. Việt Nam có đường biên giới quốc gia trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia và Biển Đông.
- Biên giới quốc gia trên biển: Là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc
gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên
giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường BGQG phân định lãnh thổ
quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh
hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
- Biên giới quốc gia trên không: Là phân định vùng trời giữa các quốc gia
liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ
biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên không trung.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất: Là phân định lãnh thổ quốc gia trong
lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt
phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
b) Khu vực biên giới
- Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia. Gồm
KVBG trên đất liền, KVBG trên biển và KVBG trên không.
- KVBG trên đất liền và KVBG trên biển được tính từ biên giới quốc gia vào
hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn.
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc
gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới Việt Nam trở vào. 5 Vídụ:
+ BGQG giữa VN và TQ rất phức tạp vì LS để lại và đây là KV có nhiều
tiềm năng. TQ đang phát triển mạnh và gia tăng ảnh hưởng với các nước láng
giềng để khẳng định là một trong những trung tâm của TG đa cực. Buôn bán PN và
hàng lậu qua biên giới do nhiều nguyên nhân.
+ Quan hệ VN - TQ các nhà nghiên cứu tứ liên, sơn thuỷ tương liên, VH tương
thông, chí hướng tương đồng, lợi ích tương giao. Đảng ta 16 chữ láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. TQ 4 tốt láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
+ Trên thực tế: Năm 1956 TQ đưa ra đường yêu sách lưỡi bò gồm 11 đoạn,
sau điều chỉnh còn 9 đoạn. Ngày7.5.2009 chính thức tuyên bố đường yêu sách lưỡi
bò, nó chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông. Độc chiếm quần đảo HS của VN
năm 1974. Ngày 4.3.1988 chiếm 6 đảo thuộc quần đảo TS và tranh chấp tại quần
đảo TS (TQ chiếm 7 đảo, Đài Loan 2 đảo trong đó có đảo Ba Bình là đảolớn nhất.
Philippin giữ 9 đảo. Malaixiagiữ 7 đảo. Brunây không có điểm chiếm đóng. VN
giữ 21 đảo, 9 đảo nổi, 12 đảo chìm. Hiện tranh chấp 6 bên trong đó VN, TQ,
Đloan tuyên bố chủ quyền toàn bộ. Các nước còn lại tuyên bố chủ quyền từng
phần đang chiếm đóng).
Năm 1993 TQ và Mỹ hợp tác khai thác nhưng không thực
hiện được. Ngày 3.12.2007 TQ thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện trong đó có
TS và HS của VN. Ngày 26.5.2011 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Bình Minh 2,
ngày 9.6.2011 cản trở tàu Viking 2 của Tập đoàn dầu khí quốc gia VN thăm dò
khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của VN...
+Quan điểm của ta 4 tránh: Tránh xung đột QS, tránh đối đầu, tránh bị cô lập
chính trị và tránh lệ thuộc chính trị vào nước ngoài .3 không: Không liên minh QS
với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ QS ở VN và không cho ai lợi
dụng địa bàn VN để tiến công nước khác. 6K: Kiên quyết BV độc lập chủ quyền;
Kiên trì biện pháp HB, hợp tác, phát triển; Không khiêu khích tạo cớ; Không mắc
mưu; Khôn khéo; Không để xảy ra xung đột.
+ Quan điểm của TQ tạm gác tranh chấp, cùng nhau khai thác. Khai thác xa trước
gần sau. Đánh xong xóa dấu vết và đàm phán, tách nhỏ để đàm phán. Kiềm chế, khuất
phục VN vào quĩ đạo của TQ bằng nhiều biện pháp lôi kéo, khống chế, biên giới mềm. . 6
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
a. Khái niệm: XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể
các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường,
lợi ích QG, giữ gìn ANCT và TTATXH trên khu vực biên giới
.
Do vị trí địa lí và chính trị nên XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia luôn
là vấn đề đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và đối
với sự ổn định, phát triển đất nước. XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là
một nội dung của XD và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu
quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong thời bình, XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia là tổng thể các biện
pháp mà HTCT, các LLVT… áp dụng nhằm chống lại sự xâm phạm biên giới quốc
gia. Bộ đội Biên phòng là LL chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới
quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia
được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Luật BGQG 2004xác định: “XD, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực
biên giới là sự nghiệp của toàn dân do NN thống nhất quản lí, ND thực hiện, kết hợp
phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN và ĐN”
.
b. Nội dung XD và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia
- XD khu vực biên giới VMTD cả về chính trị, KTXH, QPAN…tạo ĐK thuận
lợi cho nhân dân KVBG định cư sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới. Điều chỉnh
dân cư theo yêu cầu phát triển KTXH gắn với củng cố QPAN khu vực biên giới.
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên KV biên giới, XD biên
giới HB, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, ngăn chặn, đấu tranh với hành động
phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khuvựcbiêngiới, bảo đảm cho
nhân dân khuvựcbiêngiới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
- Bảo vệ lợi ích quốcgia trên khuvựcbiêngiới, chống lại mọi hành động xâm
phạm lợi ích kinh tế, VHXH của đất nước trên khuvựcbiêngiới.
- Giữ gìn ANCT, TTATXH ở khuvựcbiêngiới, đập tan mọi âm mưu, hành
động xâm phạm, gây mất ổnđịnhchínhtrị, TTATXH khu vực biên giới. 7
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình
đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng.
Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biêngiớiquốcgia.
III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VÀ TRÁCH NHIỆM
TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội
dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá
trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt
Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới.
- Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan
trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản
bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Vì vậy, xây dựng, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.
b) Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của dân tộc Việt Nam
- Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người
và những giá trị của dân tộc Việt Nam.
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử.
- Nhà nướcvà nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ 8
nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên
giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn địnhtrị,pháttriển kinh tế  xã hội, tăng cường
quốc phòng và an ninh của đất nước”.
c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề
tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau

- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan
trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt
Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan.
- Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà
nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương
lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính
đáng của nhau. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương
lượng hoà bình để giải quyết một cách có lí, có tình”. Nhưng Việt Nam cũng sẵn
sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng
biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của
Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng
biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này.
Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm
phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng
xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
d) Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp
của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước,
lực lượng vũ trang là nòng cốt

- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ 9
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu
vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới …
- Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ
đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công
an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản
lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên
giới theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm trong XD và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Trách nhiệm của công dân
- Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh
quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc
phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ:
“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải
làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”
Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ
biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, mọi công dân không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú, phải:
+ Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có nghĩa vụ
và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Đồng
thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và 10
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc VNXHCN.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.Trước hết là
Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia.
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện
nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
b) Trách nhiệm của sinh viên trong việc BV chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
- Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi
mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền
thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý
chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác
định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức QP-AN đối với sinh viên; hoàn thành tốt các nhiệm vụ QS, QP trong thời gian học tập tại trường.
- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người
có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác
tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự
giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc
phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế,
xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện
nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam. KẾT LUẬN 11
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của
toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực
lượng vũ trang là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Mỗi sinh viên cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm
công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì ? Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ
quyền quốc gia như thế nào ?
2. Biên giới quốc gia là gì ? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia như thế nào ?
3. Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia? liên hệ trách nhiệm của công dân và sinh viên ?.
Ngày tháng 08 năm 2020 NGƯỜI BIÊN SOẠN Chu Việt Hùng 12