Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một điềutất yếu, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng bằng cách mở rộng tự do hoá thương mại - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một điềutất yếu, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng bằng cách mở rộng tự do hoá thương mại - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
1. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một điều
tất yếu, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng bằng cách mở rộng tự do hoá thương mại,
ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó là Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… (Trần Quốc Việt, 2023).
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8,3%
thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil. Các thị trường xuất khẩu
cà phê chính của Việt Nam bao gồm: EU, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Anh. EU là thị
trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam và đồng thời là nguồn cung các thiết
bị, máy móc quan trọng cho ngành cà phê Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ký kết có hiệu lực từ
tháng 8 năm 2020. Trong hiệp định có các cam kết liên quan đến cắt giảm thuế quan
và các rào cản thương mại khác sẽ tạo cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu cà
phê đã qua chế biến sâu. Dẫu vậy, ngành cà phê Việt Nam chúng ta vẫn phải đối
mặt với nhiều thách thức liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy tắc xuất xứ
đối với sản phẩm. Vì thế, để tận dụng được tối đa những lợi thế mà EVFTA mang
lại, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường này.
Từ đó, nhóm chúng em chọn đề tài “Tác động của Hiệp định EVFTA đến
xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU” để làm đề tài bài luận cuối kỳ môn học.
4. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM - EU đến xuất khẩu cà phê của VN
4.1. Khái quát về thực trạng sản xuất và XK cà phê của VN sang EU
Tính chung trong cả niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt
1,77 triệu tấn, so với niên vụ 2021-2022 đã giảm khoảng 4,5%. Tuy nhiên, do giá
xuất khẩu tăng mạnh, nên kim ngạch vẫn tăng 3,4%, thu về 4,08 tỷ USD. Đây là khối
lượng xuất khẩu cao nhất của ngành cà phê trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch
cao nhất từ trước tới nay (Nguyễn My, 2023).
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt
Nam với thị phần chiếm khoảng 38,3% khối lượng xuất khẩu toàn ngành. Xuất khẩu
cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong niên vụ 2022-2023 đạt 47,5 triệu bao
cà phê (loại 60kg/bao), trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 3 triệu bao so với năm 2022.
Về thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê Việt Nam, 3 thị trường lớn nhất của
nước ta là Đức, Italy và Hoa Kỳ với thị phần về kim ngạch xuất khẩu năm lần lượt là
11,6%, 7,8% và 7,2%. Xuất khẩu tới khách hàng lớn nhất - Đức giảm 12,7% về
lượng và giảm 3,3% về trị giá, đạt 220 tấn cà phê và thu về hơn 458 triệu USD. Italy
chi hơn 281 triệu USD nhập khẩu 135.226 tấn cà phê từ Việt Nam, tăng 2,1% về
lượng và tăng 10% về trị giá. Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ tăng 1,5% về lượng,
tăng 15% so với cùng kỳ 2022, đạt 121.003 tấn và thu về hơn 319 triệu USD.
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho EU gồm: Brazil chiếm 35%; Việt Nam
chiếm 22%; Uganda chiếm 7%; Honduras chiếm 6%. Thị phần cà phê của Việt Nam
tại EU trong những năm gần đây giảm dần từ 9,7% trong năm 2017 xuống chỉ còn
6,2% trong năm 2021. Tổng quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
thị trường EU có xu hướng ổn định trong các năm 2015-2018, và giảm nhẹ vào năm
2019. Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, làm gián đoạn các
kênh vận chuyển hàng hóa, giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu
nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và sang thị trường các nước sử dụng
đồng tiền chung Euro nói riêng giảm. Tính đến tháng 8 năm 2020, Việt Nam xuất
khẩu cà phê sang EU đạt 487,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt 779,5 triệu USD, giảm lần
lượt 6,2% và 6,4% so với cùng kỳ (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2023).
Hầu hết, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lượng lớn cà phê dạng thô
(cà phê nhân) mà chưa thể chế biến sâu và rang xay xuất khẩu. Vì các công cụ,
máy móc thiết bị thường phải được nhập khẩu công nghệ từ Đức và Đan Mạch mới
có thể đáp ứng được tiêu chuẩn chế biến cà phê. Trong thời gian qua, hầu hết các
nhà máy đầu tư vào cà phê hòa tan của Việt Nam như: Intimex, Vinacafe Biên
Hòa… đều hợp tác nhập khẩu, sử dụng công nghệ của EU mới đáp ứng được tiêu
chuẩn đối với cà phê hòa tan xuất khẩu. Vì thế, chủ yếu cà phê trong nước được thu
gom thông qua các đại lý, doanh nghiệp nhỏ rồi bán lại cho các công ty, doanh
nghiệp lớn trong nước và FDI sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu.
https://vnbusiness.vn/thi-truong/kim-ngach-xuat-khau-ca-phe-nam-2023-cao-vuot-
con-so-uoc-tinh-dat-4-24-ty-usd-1097833.html
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/so-hoa-de-ca-phe-tiep-buoc-vao-thi-truong-eu- 103999.htm
https://baochinhphu.vn/xuat-khau-ca-phe-diem-sang-trong-nhieu-thach-thuc- 102230216105807171.htm