Trường ca mặt đường khát vọng | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trường ca mặt đường khát vọng | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

 

ĐẤT NƯỚC
( TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG - NGUYỄN KHOA
ĐIỀM)
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ các nhà
thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận, kết
hợp hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn
hóa, thể hiện tâm tư người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của
nhân dân.
2. Tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng.
a. Thể loại: Trường ca.
- Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn,
thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Tuy nhiên trước đây, trường ca được
dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ đại và trung đại, khuyết danh hoặc có
tác giả. Nhìn chung ở nước ta, khái niệm trường ca ban đầu được dùng để chỉ
những sáng tác bằng thơ kể về những chiến tích anh hùng của một hoặc một số
nhân vật, hay của cả một tộc người. Cùng trong xu hướng chung của văn học
Việt Nam sau 1975 là đi sâu vào miền nội tâm sâu xa, được gọi là “xu hướng
hướng nội”, trường ca Việt Nam hiện đại cũng bắt đầu chuyển hướng sang thể
hiện chất trữ tình, hay có thể gọi là một xu hướng “ ”, mộttrữ tình hoá trường ca
xu hướng phù hợp với xu hướng chung của thơ ca hiện đại thế giới. Kể từ 1986,
xu hướng trữ tình thể hiện rất rõ nét. Đây là thể hiện của một ý thức về sự phân
công lao động nghệ thuật: trường ca không làm thay cho tiểu thuyết như anh
hùng ca trước đây nữa, mà nó phải thể hiện đúng là một thể loại trong hệ thống
các thể loại thơ ca.
- Vào những năm cuối thời kì chống Mỹ cứu nước, có sự nở rộ trường ca
trong thơ. Trường ca của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm Mặt đường khát vọng
1
trong xu hướng đó. Những trường ca trước thướng có cái cốt tự sư, triẻn khai
cảm xúc xung quanh câu chuyện về cuộc đời một người anh hùng như:
Nguyễn Văn Trỗi Bài ca chim Chư- r (Lê Anh Xuân), ao (Thu Bồn). Trường ca
Mặt đường khát vọng không xây dựng một nhân vật cụ thể, không dựa vào cốt
lõi tự sự mà kết cấu khai triển theo quá trình vận động ý thức của một tầng lớp
tuổi trẻ thành thị miền Nam thức tỉnh trước thực tại đất nước, nhìn rõ bộ mặt
xâm lược của kẻ thù, ý thức về nhân dân, đất nước và trách nhiệm của thế hệ
mình, đứng dậy đấu tranh, hoà nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Bằng vốn kiến thức văn hoá dân gian và những trải nghiệm trong những cuộc
xuống đường đấu tranh cùng học sinh, sinh viên miền Nam trước ngày giải
phóng, nhà thơ đã viết trường ca . Tác phẩm được hoàn Mặt đường khát vọng
thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974 là một cách cảm
nhận đặc sắc về đất nước mang dấu ấn sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của
nhà thơ. Tác phẩm gồm 9 chương, trong đó chương V - là một Đất Nước
chương thơ đặc sắc hơn cả.
3. Đoạn trích Đất nước
a. Vị trí
- thuộc chương V trong trường ca ( 1971 )Mặt đường khát vọng
b. Bố cục:
Tuy chương thơ có một đặc điểm bao trùm: tư tưởng Đất Nước của Nhân
dân nhưng dường như ở mỗi đoạn trong trích dẫn của sách giáo khoa đều nhằm
mục đích trả lời cho những câu hỏi nào đó. Đoạn thơ tự nó chia hai phần, mỗi
phần trả lời những câu hỏi nhất định, ngầm ẩn trong mạch thơ:
+ Phần một (Từ dòng 1 đến dòng 42) trả lời câu hỏi: Đất Nước có tự bao
giờ?; Đất Nước là gì?
+ Phần hai (Từ dòng 43 dến dòng 89) trả lời câu hỏi: Đất Nước của ai? Ai
đã làm nên Đất Nước ?
c. Cấu tứ:
2
- Mượn lời trò chuyện tâm tình với một người con gái yêu thương, kết cấu đoạn
trích Đất Nước có vẻ phóng túng, tự do nhưng trong chiều sâu của thi tứ và cảm
xúc vẫn bộc lộ một hệ thống lập luận khá chặt chẽ trong một hình thức thơ trữ
tình- chính luận rõ nét, từng phần đều bám rất chắc vào tư tưởng chủ đạo của
tác phẩm. Cái lí lẽ mà tác giả đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị:
không phải ai khác mà chính là nhân dân, những con người vô danh, bằng chiến
đấu, hi sinh và lao động sáng tạo, đã kiến tạo, xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non
sông, đất nước này từ cương vực lãnh thổ cho tới lịch sử, truyền thống văn hoá
và tâm hồn, cốt cách dân tộc. Cho nên, đó trước hết là của Nhân dân, Đất Nước
cũng là máu thịt và linh hồn của mỗi chúng ta- những người dân nước Việt. Có
điều, lí lẽ ấy nhà thơ không phát biểu một cách khô khan, trừu tượng mà bằng
những hình ảnh thơ gợi cảm, bằng cảm xúc thơ sôi nổi, thiết tha, sâu lắng của
mình. qua đó, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh tinh thần, ý thức dân tộc và
tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm đánh
Mỹ.
d, Bút pháp độc đáo
Chương thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tính chính luận và chất trữ tình. Mà
tính chính luận bao giờ cũng thể hiện bởi tư tưởng nhất quán, xuyên suốt, bao
trùm- đó là tư tưởng ; ở sự chặt chẽ của kết cấu, bố cụcĐất Nước của Nhân dân
và ý tứ mạch lạc; ở tính thuyết phục của lí lẽ và dẫn chứng; ở ngôn ngữ chuẩn
xác và gợi cảm. Còn chất trữ tình thể hiện ở mạch cảm xúc và sự vận động nội
tại của mạch cảm xúc đó, ở những ngôn từ và hình ảnh giàu sức truyền cảm,
luôn gợi những suy tưởng và liên tưởng sâu xa, thú vị, bất ngờ; ở cách phô diễn
và những trạng thái cảm xúc chứa đựng ý tình của nhà thơ.
II. Luyện đề:
1. Đề 1
Hãy phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
trong đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
3
Làm nên đất nước muôn đời.
( Trích ) trường ca Mặt đường khát vọng
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần cảm thụ.
b.Thân bài
b1. Khái quát
- Về tác phẩm
+ Thể loại
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Về đoạn trích Đất Nước
+ Bố cục
+ Cấu tứ
- Về đoạn thơ:
+ Vị trí đoạn thơ: gồm 11 dòng thơ nằm ở phần mở đầu đoạn trích Đất Nước
+ Phần mở đầu chương thơ được Nguyễn Khoa Điềm dành để tìm lời Đất Nước
giải đáp cho những câu hỏi cụ thể: Đất Nước có tự bao giờ ? Đất Nước là gì ?
Trong đó, đoạn thơ trên, bằng lời thơ hết sức giản dị, gần gũi giống như lời kể,
như lời tâm tình trò chuyện, Nguyễn Khoa Điềm đã bắt đầu câu chuyện về đất
nước.
b. 2. Phân tích
- Câu mở đầu:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Câu thơ nghe giản dị, tự nhiên mà mộc mạc, chân thành nhưng có ý nghĩa
khẳng định một chân lí, một sự thật: Đất Nước này đã có từ ngàn xưa. Với cách
diễn đạt ấy, nhà thơ đã tạo nên một cuộc đối thoại nghệ thuật. Cái tôi trữ tình đã
sớm tìm được đối tượng để tâm sự, giãi bày. Nên đại từ nhân xưng không chỉ ta
có ý nghĩa về nhà thơ mà còn có ý nghĩa về cái chung của cộng cá nhân Ta
đồng và thế hệ.
4
- Những câu tiếp theo: bằng chất liệu văn hoá dân gian mà Nguyễn Khoa Điềm
xem như một tài liệu đáng tin cậy, nhà thơ chứng minh rằng: Đất Nước này có
từ ngàn xưa, có từ thưở khai sơn phá thạch, từ khi Tổ tiên ta mở cõi dựng cơ đồ.
+ Đất Nước có trong những mệnh đề được dùng mở đầu cho những câu
chuyện kể Đó là dấu tích chứng tỏcon người từ thưở bình ngày xửa ngày xưa...
minh lịch sửđã dùng ngôn ngữ để sáng tác văn học dân gian, ghi lại những cảm
thức về thiên nhiên, vũ trụ, về cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng và số phận của
chình mình. Cho nên mệnh đề đã trở thành âm vang lịch sử ngày xửa ngày xưa
và là hào quang từ quá khứ rọi về.
+ Đất Nước còn có trong phong tục tập quán và truyền thống lâu đời của
nhân dân ta. Nó bắt đầu với , với miếng trầu bây giờ bà ăn thói quen tóc mẹ thì
bới sau đầu. Đặc biệt ấn tượng và rất tự hào là hình ảnh luỹ tre làng gắn bó thân
thương luôn gợi trong tâm trí chúng ta người anh hùng làng Gióng.
+ Đất nước có tự ngàn xưa còn được nhà thơ chứng minh qua những sáng
tạo vật chất gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của gia đình và cộng đồng. Đó là
cái kèo cái cột thành tên luôn gợi lên trong chúng ta cảm nhận rất riêng về nghệ
thuật và không gian kiến trúc dân tộc. Đất Nước còn là hạt gạo phải một nắng
hai sương xay, giã, dần, sàng. Câu thơ này vừa ngợi ca đức tính chuyên cần của
người nông dân , vừa khẳng định sản phẩm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
của nền văn minh lúa nước. Nó góp phần làm cho chúng ta có niềm tin rất thật
là cộng đồng cư dân trên đất nước này đã gắn bó và tồn tại với nền sản xuất
nông nghiệp từ thưở xa xưa.
+ Trong ý niệm và cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ, Đất Nước tự ngàn xưa
còn được thể hiện trong các mối quan hệ gia đình thiêng liêng và gắn bó. Không
phải ngẫu nhiên nhà thơ nhắc đến lời kể của mẹ, miếng trầu của bà, tình cảm
của mẹ cha qua câu ca gừng cay muối mặn. Đây là những hình ảnh thơ có sức
gợi sâu sắc. Nó cho thấy con người Việt Nam lấy nghĩa tình làm trọng và coi đó
là cái gốc của đạo đức, đạo lí con người.
b.3. Đánh giá
5
- Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của
Nhân dân bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình chính trị
sâu lắng, thiết tha. Các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị,
sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
2. Đề 2
Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường
Làm nên đất nước muôn đời.
( Trích Nguyễn Khoa Điềm ) trường ca Mặt đường khát vọng-
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần cảm thụ.
b.Thân bài
b1. Khái quát
- Về tác phẩm
+ Thể loại
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Về đoạn trích Đất Nước
+ Bố cục
+ Cấu tứ
- Về đoạn thơ cần cảm thụ
+ Vị trí
+ Nội dung : Xuyên suốt phần còn lại của đoạn thơ này vẫn là thủ pháp chuyện
trò đối thoại. Nhờ thế mà cái tôi trữ tình có cơ hội bộc bạch, thổ lộ, giãi bày,
tâm sự và nhắn nhủ. Cũng nhờ thế, định hướng trữ tình- chính luận đã chuyển
sang một ý tứ mới nhằm tiếp tục tìm lời giải đáp cho những câu hỏi cụ thể: Đất
6
Nước là gì? Đất Nước có trong những mối quan hệ nào? Bổn phận, trách
nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước ra sao?
b2. Trình bày cảm nhận về những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn
thơ.
- Bằng chất liệu văn hoá dân gian, nhà thơ trước hết đã có những duy danh,
định nghĩa, đem lại cho người đọc những cảm nhận rất mới mẻ và tinh tế về Đất
Nước.
+ vốn là từ ghép đẳng lập gồm hai yếu tố là . Theo Đất Nước Đất Nước
triết học phương Đông và tâm thức dân gian Việt Nam, đó là hai trong năm yếu
tố thuộc Ngũ hành tương sinh và tương khắc để tạo ra vạn vật. Từ ghép này xưa
nay vẫn được hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp, để từ đó có thêm khái niệm
Tổ Quốc- Giang sơn thiêng liêng, bền vững. Vậy nên từ xa xưa, từ ghép đất
nước gắn kết chặt chẽ tưởng không thể tách rời. Thế mà ở đây, Nguyễn Khoa
Điềm đã rất táo bạo khi tách ra, khi nhập lai hai yếu tố này tạo thành những câu
thơ có ý nghĩa định danh: Những câu thơ Đất là... ; Nước là... ; Đất Nước là....
này gợi trường suy tưởng và liên tưởng sâu xa về mối quan hệ tình cảm giữa
con người và Đất Nước. Nó đem lại nhiều cảm nhận bất ngờ và mới lạ, thắm
đượm chất nhân văn chứ không phải là những luận lí và khái niệm khoa học
thuần tuý và do đó đem đến cho người đọc cảm nhận về tầm sâu văn hoá và triết
lí dân gian.
+ Điều đặc biệt tinh tế là theo cách duy danh, định nghĩa của Nguyễn Khoa
Điềm, khái niệm Đất Nước cứ mở dần ra theo chiều rộng không gian và chiều
dài lịch sử. Lúc đầu, Đất Nước gần gũi, gắn bó, thân thuộc: là nơi anh đến
trường...là nơi em tắm... Đất Nước là nơi ta hò hẹn..., là Đến tuổi trưởng thành,
nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Nhưng cùng với sự lớn khôn
của con người, Đất Nước mở rộng không gian mênh mông nằm ngoài tầm cảm
nhận cụ thể. Nó kì vĩ và tráng lệ: nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi
bạc..., nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. Từ tất cả những hình ảnh ấy,
Nguyễn Khoa Điềm bất ngờ kết lại bằng hai dòng tiểu đối, tạo ấn tượng mạnh
7
và khẳng định chiều không gian, chiều dài Đất Nước. Đó cũng là chiều dài thời
gian lịch sử và bề dày của văn hoá dân tộc:
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
- Sau những duy danh định nghĩa về Đất Nước, nhà thơ lại đặt Đất Nước trong
mối quan hệ nhiều chiều nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: Đất Nước có
trong những mối quan hệ nào?
+ Theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà thơ, Đất Nước trước hết được đặt
trong những mối quan hệ thời gian lịch sử. Nguyễn Khoa Điềm như đang dẫ
chúng ta trở về cội nguồn, gặp lại cái thưở hồng hoang, tìm lại nơi dân mình
đoàn tụ, nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ đồng bào ta trong bọc trứng. Ở đây
thêm một lần nữa chất liệu văn hoá dân gian khơi nguồn cảm hứng và củng cố
một niềm tin bền chặt rằng Đất Nước này có cội nguồn và đồng bào ta có chung
một gốc rễ. Những hình ảnh này đã chạm tới nơi sâu thẳm của tâm thức con
người trong ý niệm về nòi giống Tổ tiên, trong tinh thần đoàn kết dân tộc. Nó
trở thành nghĩa tình và đạo đức, đạo lí thiêng liêng, khiến cho mọi người Việt
Nam . Điều đó hằng năm ăn đâu làm đâu, cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
chứng tỏ khát vọng thống nhất mơ ước đoàn tụ của dân tộc Việt Nam là vô cùng
mãnh liệt, Bắc Nam vẫn là một nhà, nhân dân Việt Nam dù ở phương trời nào
hoặc bị ngăn cách bởi giới tuyến thì vẫn là con Rồng cháu Tiên. Dã tâm chia cắt
đất nước của quân thù dẫu thâm độc đến đâu cũng không thể ngăn cản nổi miền
Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, từ thưở mang gươm
đi mở cõi- ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ). Đấy là
tiếng nói chung, mục đích chung mà học sinh, sinh viên miền Nam đều hướng
tới, để hoà vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
- Đồng thời với những suy cảm về chiều dài lịch sử từ quá khứ đến tương
lai, Nguyễn Khoa Điềm còn giãi bày cảm xúc và suy tư về mối quan hệ giữa đất
nước và con người, giữa cái chung với cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng.
Theo nhà thơ, Đất Nước có trong , có trong mối quan hệ tình yêu anh em
8
riêng tư, có trong sự hoà hợp của hai cõi tâm hồn. Nhờ có mối quan hệ này mới
có sự nảy nở, sinh sôi. Nhưng nếu chỉ có mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân
thì chưa thể và chưa thể có sức mạnh cộng đồng. làm nên Đất Nước muôn đời
Cho nên nói đến đất nước là phải nói đến nghĩa tình sâu nặng của cộng đồng
dân cư, là sức mạnh của tinh thần nối vòng tay lớn: Khi chúng ta cầm tay mọi
người- Đất Nước vẹn tròn, to lớn.
- Phần một của chương thơ kết lại bằng nhận thức và tình cảm về bổn phận,
trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, quê hương. Ý tưởng này được
được diễn tả bằng lời đối thoại của cái tôi trữ tình cất lên tiếng gọi đằm thắm,
tha thiết mà lắng đọng ưu tư:
. Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Câu thơ như lời tự dặn lòng mình và cũng có ý nhắn gửi, khuyên nhủ rằng hãy
cần trân trọng và yêu quý những giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm của
Đất Nước. Câu thơ cuốn người đọc, người nghe vào dòng chảy cảm xúc một
cách tự nhiên và tạo được sự đồng vọng. Tiếp theo đó, bằng lối điệp từ điệp lối
phô diễn và sử dụng các động từ mạnh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên hai dòng
thơ tiểu đối song hành:
Phải biết gắn bó và san xẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Hai chữ vốn là khái niệm mang sắc màu tôn giáo ling thiêng, hoá thân
huyền nhiệm, nay được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để chỉ sự xả thân của
những lớp lớp thế hệ con người vì sự sống còn của Đất Nước. Đồng thời đó
cũng là cách nhắc nhở thế hệ đi sau không chỉ biết thừa hưởng mà phải có bổn
phận, trách nhiệm đóng góp, cống hiến và sáng tạo để làm nên Đất Nước muôn
đời. Ý tưởng này của Nguyễn Khoa Điềm phải chăng cũng là cảm xúc chung
của thơ ca thời chống Mỹ:
Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc, nếu cần ta chết
9
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông.
(Chế Lan Viên)
b.3. Đánh giá
Đoạn thơ mang màu sắc chính luận, triết luận nhưng vẫn đậm đà chất trữ
tình với những cảm xúc vừa sôi nổi thiết tha, vừa lắng đọng. Qua đó, nhà thơ
muốn thức tỉnh tinh thần, ý thức dân tộc và tình cảm gắn bó với nhân dân, đất
nước của thế hệ trẻ trong những năm đánh Mĩ. Và những vần thơ ấy vẫn còn
sức khơi gợi những tình cảm lớn trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc hôm nay.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa
Điềm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.”
I. MỞ BÀI (giới thiệu vấn đề)
II. THÂN BÀI
1. Khái quát tác giả, tác phẩm:
2. Cảm nhận nội dung
a. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trước hết được thể hiện qua sự biết
ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, tuổi tên
10
| 1/41

Preview text:

ĐẤT NƯỚC
( TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG - NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ các nhà
thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận, kết
hợp hài hòa yếu tố hiện thực và lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn
hóa, thể hiện tâm tư người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
2. Tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng. a. Thể loại: Trường ca.
- Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn,
thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Tuy nhiên trước đây, trường ca được
dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ đại và trung đại, khuyết danh hoặc có
tác giả. Nhìn chung ở nước ta, khái niệm trường ca ban đầu được dùng để chỉ
những sáng tác bằng thơ kể về những chiến tích anh hùng của một hoặc một số
nhân vật, hay của cả một tộc người. Cùng trong xu hướng chung của văn học
Việt Nam sau 1975 là đi sâu vào miền nội tâm sâu xa, được gọi là “xu hướng
hướng nội”, trường ca Việt Nam hiện đại cũng bắt đầu chuyển hướng sang thể
hiện chất trữ tình, hay có thể gọi là một xu hướng “trữ tình hoá trường ca”, một
xu hướng phù hợp với xu hướng chung của thơ ca hiện đại thế giới. Kể từ 1986,
xu hướng trữ tình thể hiện rất rõ nét. Đây là thể hiện của một ý thức về sự phân
công lao động nghệ thuật: trường ca không làm thay cho tiểu thuyết như anh
hùng ca trước đây nữa, mà nó phải thể hiện đúng là một thể loại trong hệ thống các thể loại thơ ca.
- Vào những năm cuối thời kì chống Mỹ cứu nước, có sự nở rộ trường ca
trong thơ. Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm 1
trong xu hướng đó. Những trường ca trước thướng có cái cốt tự sư, triẻn khai
cảm xúc xung quanh câu chuyện về cuộc đời một người anh hùng như:
Nguyễn Văn Trỗi (Lê Anh Xuân), Bài ca chim Chư- rao (Thu Bồn). Trường ca
Mặt đường khát vọng không xây dựng một nhân vật cụ thể, không dựa vào cốt
lõi tự sự mà kết cấu khai triển theo quá trình vận động ý thức của một tầng lớp
tuổi trẻ thành thị miền Nam thức tỉnh trước thực tại đất nước, nhìn rõ bộ mặt
xâm lược của kẻ thù, ý thức về nhân dân, đất nước và trách nhiệm của thế hệ
mình, đứng dậy đấu tranh, hoà nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
b. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Bằng vốn kiến thức văn hoá dân gian và những trải nghiệm trong những cuộc
xuống đường đấu tranh cùng học sinh, sinh viên miền Nam trước ngày giải
phóng, nhà thơ đã viết trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm được hoàn
thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974 là một cách cảm
nhận đặc sắc về đất nước mang dấu ấn sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của
nhà thơ. Tác phẩm gồm 9 chương, trong đó chương V - Đất Nước là một
chương thơ đặc sắc hơn cả.
3. Đoạn trích Đất nước a. Vị trí
- thuộc chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng ( 1971 ) b. Bố cục:
Tuy chương thơ có một đặc điểm bao trùm: tư tưởng Đất Nước của Nhân
dân nhưng dường như ở mỗi đoạn trong trích dẫn của sách giáo khoa đều nhằm
mục đích trả lời cho những câu hỏi nào đó. Đoạn thơ tự nó chia hai phần, mỗi
phần trả lời những câu hỏi nhất định, ngầm ẩn trong mạch thơ:
+ Phần một (Từ dòng 1 đến dòng 42) trả lời câu hỏi: Đất Nước có tự bao
giờ?; Đất Nước là gì?
+ Phần hai (Từ dòng 43 dến dòng 89) trả lời câu hỏi: Đất Nước của ai? Ai
đã làm nên Đất Nước ? c. Cấu tứ: 2
- Mượn lời trò chuyện tâm tình với một người con gái yêu thương, kết cấu đoạn
trích Đất Nước có vẻ phóng túng, tự do nhưng trong chiều sâu của thi tứ và cảm
xúc vẫn bộc lộ một hệ thống lập luận khá chặt chẽ trong một hình thức thơ trữ
tình- chính luận rõ nét, từng phần đều bám rất chắc vào tư tưởng chủ đạo của
tác phẩm. Cái lí lẽ mà tác giả đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị:
không phải ai khác mà chính là nhân dân, những con người vô danh, bằng chiến
đấu, hi sinh và lao động sáng tạo, đã kiến tạo, xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non
sông, đất nước này từ cương vực lãnh thổ cho tới lịch sử, truyền thống văn hoá
và tâm hồn, cốt cách dân tộc. Cho nên, Đất Nước đó trước hết là của Nhân dân,
cũng là máu thịt và linh hồn của mỗi chúng ta- những người dân nước Việt. Có
điều, lí lẽ ấy nhà thơ không phát biểu một cách khô khan, trừu tượng mà bằng
những hình ảnh thơ gợi cảm, bằng cảm xúc thơ sôi nổi, thiết tha, sâu lắng của
mình. qua đó, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh tinh thần, ý thức dân tộc và
tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm đánh Mỹ.
d, Bút pháp độc đáo
Chương thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tính chính luận và chất trữ tình. Mà
tính chính luận bao giờ cũng thể hiện bởi tư tưởng nhất quán, xuyên suốt, bao
trùm- đó là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân; ở sự chặt chẽ của kết cấu, bố cục
và ý tứ mạch lạc; ở tính thuyết phục của lí lẽ và dẫn chứng; ở ngôn ngữ chuẩn
xác và gợi cảm. Còn chất trữ tình thể hiện ở mạch cảm xúc và sự vận động nội
tại của mạch cảm xúc đó, ở những ngôn từ và hình ảnh giàu sức truyền cảm,
luôn gợi những suy tưởng và liên tưởng sâu xa, thú vị, bất ngờ; ở cách phô diễn
và những trạng thái cảm xúc chứa đựng ý tình của nhà thơ. II. Luyện đề: 1. Đề 1
Hãy phân tích những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi 3
Làm nên đất nước muôn đời.
( Trích trường ca Mặt đường khát vọng )
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần cảm thụ. b.Thân bài b1. Khái quát - Về tác phẩm + Thể loại
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Về đoạn trích Đất Nước + Bố cục + Cấu tứ - Về đoạn thơ:
+ Vị trí đoạn thơ: gồm 11 dòng thơ nằm ở phần mở đầu đoạn trích Đất Nước
+ Phần mở đầu chương thơ Đất Nước được Nguyễn Khoa Điềm dành để tìm lời
giải đáp cho những câu hỏi cụ thể: Đất Nước có tự bao giờ ? Đất Nước là gì ?
Trong đó, đoạn thơ trên, bằng lời thơ hết sức giản dị, gần gũi giống như lời kể,
như lời tâm tình trò chuyện, Nguyễn Khoa Điềm đã bắt đầu câu chuyện về đất nước. b. 2. Phân tích - Câu mở đầu:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Câu thơ nghe giản dị, tự nhiên mà mộc mạc, chân thành nhưng có ý nghĩa
khẳng định một chân lí, một sự thật: Đất Nước này đã có từ ngàn xưa. Với cách
diễn đạt ấy, nhà thơ đã tạo nên một cuộc đối thoại nghệ thuật. Cái tôi trữ tình đã
sớm tìm được đối tượng để tâm sự, giãi bày. Nên đại từ nhân xưng ta không chỉ
có ý nghĩa về cá nhân nhà thơ mà còn có ý nghĩa về cái Ta chung của cộng đồng và thế hệ. 4
- Những câu tiếp theo: bằng chất liệu văn hoá dân gian mà Nguyễn Khoa Điềm
xem như một tài liệu đáng tin cậy, nhà thơ chứng minh rằng: Đất Nước này có
từ ngàn xưa, có từ thưở khai sơn phá thạch, từ khi Tổ tiên ta mở cõi dựng cơ đồ.
+ Đất Nước có trong những mệnh đề được dùng mở đầu cho những câu
chuyện kể ngày xửa ngày xưa... Đó là dấu tích chứng tỏcon người từ thưở bình
minh lịch sửđã dùng ngôn ngữ để sáng tác văn học dân gian, ghi lại những cảm
thức về thiên nhiên, vũ trụ, về cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng và số phận của
chình mình. Cho nên mệnh đề ngày xửa ngày xưa đã trở thành âm vang lịch sử
và là hào quang từ quá khứ rọi về.
+ Đất Nước còn có trong phong tục tập quán và truyền thống lâu đời của
nhân dân ta. Nó bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn, với thói quen tóc mẹ thì
bới sau đầu. Đặc biệt ấn tượng và rất tự hào là hình ảnh luỹ tre làng gắn bó thân
thương luôn gợi trong tâm trí chúng ta người anh hùng làng Gióng.
+ Đất nước có tự ngàn xưa còn được nhà thơ chứng minh qua những sáng
tạo vật chất gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của gia đình và cộng đồng. Đó là
cái kèo cái cột thành tên luôn gợi lên trong chúng ta cảm nhận rất riêng về nghệ
thuật và không gian kiến trúc dân tộc. Đất Nước còn là hạt gạo phải một nắng
hai sương xay, giã, dần, sàng. Câu thơ này vừa ngợi ca đức tính chuyên cần của
người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vừa khẳng định sản phẩm
của nền văn minh lúa nước. Nó góp phần làm cho chúng ta có niềm tin rất thật
là cộng đồng cư dân trên đất nước này đã gắn bó và tồn tại với nền sản xuất
nông nghiệp từ thưở xa xưa.
+ Trong ý niệm và cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ, Đất Nước tự ngàn xưa
còn được thể hiện trong các mối quan hệ gia đình thiêng liêng và gắn bó. Không
phải ngẫu nhiên nhà thơ nhắc đến lời kể của mẹ, miếng trầu của bà, tình cảm
của mẹ cha qua câu ca gừng cay muối mặn. Đây là những hình ảnh thơ có sức
gợi sâu sắc. Nó cho thấy con người Việt Nam lấy nghĩa tình làm trọng và coi đó
là cái gốc của đạo đức, đạo lí con người. b.3. Đánh giá 5
- Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của
Nhân dân bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình chính trị
sâu lắng, thiết tha. Các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị,
sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích. c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề 2. Đề 2
Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ sau:
Đất là nơi anh đến trường
Làm nên đất nước muôn đời.
( Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm )
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần cảm thụ. b.Thân bài b1. Khái quát - Về tác phẩm + Thể loại
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Về đoạn trích Đất Nước + Bố cục + Cấu tứ
- Về đoạn thơ cần cảm thụ + Vị trí
+ Nội dung : Xuyên suốt phần còn lại của đoạn thơ này vẫn là thủ pháp chuyện
trò đối thoại. Nhờ thế mà cái tôi trữ tình có cơ hội bộc bạch, thổ lộ, giãi bày,
tâm sự và nhắn nhủ. Cũng nhờ thế, định hướng trữ tình- chính luận đã chuyển
sang một ý tứ mới nhằm tiếp tục tìm lời giải đáp cho những câu hỏi cụ thể: Đất 6
Nước là gì? Đất Nước có trong những mối quan hệ nào? Bổn phận, trách
nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước ra sao?
b2. Trình bày cảm nhận về những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- Bằng chất liệu văn hoá dân gian, nhà thơ trước hết đã có những duy danh,
định nghĩa, đem lại cho người đọc những cảm nhận rất mới mẻ và tinh tế về Đất Nước.
+ Đất Nước vốn là từ ghép đẳng lập gồm hai yếu tố là Đất và . Theo Nước
triết học phương Đông và tâm thức dân gian Việt Nam, đó là hai trong năm yếu
tố thuộc Ngũ hành tương sinh và tương khắc để tạo ra vạn vật. Từ ghép này xưa
nay vẫn được hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp, để từ đó có thêm khái niệm
Tổ Quốc- Giang sơn thiêng liêng, bền vững. Vậy nên từ xa xưa, từ ghép đất
nước gắn kết chặt chẽ tưởng không thể tách rời. Thế mà ở đây, Nguyễn Khoa
Điềm đã rất táo bạo khi tách ra, khi nhập lai hai yếu tố này tạo thành những câu
thơ có ý nghĩa định danh: Đất là... ; Nước là... ; Đất Nước là.... Những câu thơ
này gợi trường suy tưởng và liên tưởng sâu xa về mối quan hệ tình cảm giữa
con người và Đất Nước. Nó đem lại nhiều cảm nhận bất ngờ và mới lạ, thắm
đượm chất nhân văn chứ không phải là những luận lí và khái niệm khoa học
thuần tuý và do đó đem đến cho người đọc cảm nhận về tầm sâu văn hoá và triết lí dân gian.
+ Điều đặc biệt tinh tế là theo cách duy danh, định nghĩa của Nguyễn Khoa
Điềm, khái niệm Đất Nước cứ mở dần ra theo chiều rộng không gian và chiều
dài lịch sử. Lúc đầu, Đất Nước gần gũi, gắn bó, thân thuộc: là nơi anh đến
trường...là nơi em tắm... Đến tuổi trưởng thành, Đất Nước là nơi ta hò hẹn..., là
nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Nhưng cùng với sự lớn khôn
của con người, Đất Nước mở rộng không gian mênh mông nằm ngoài tầm cảm
nhận cụ thể. Nó kì vĩ và tráng lệ: nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi
bạc..., nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. Từ tất cả những hình ảnh ấy,
Nguyễn Khoa Điềm bất ngờ kết lại bằng hai dòng tiểu đối, tạo ấn tượng mạnh 7
và khẳng định chiều không gian, chiều dài Đất Nước. Đó cũng là chiều dài thời
gian lịch sử và bề dày của văn hoá dân tộc:
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
- Sau những duy danh định nghĩa về Đất Nước, nhà thơ lại đặt Đất Nước trong
mối quan hệ nhiều chiều nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: Đất Nước có
trong những mối quan hệ nào?
+ Theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà thơ, Đất Nước trước hết được đặt
trong những mối quan hệ thời gian lịch sử. Nguyễn Khoa Điềm như đang dẫ
chúng ta trở về cội nguồn, gặp lại cái thưở hồng hoang, tìm lại nơi dân mình
đoàn tụ, nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ đồng bào ta trong bọc trứng. Ở đây
thêm một lần nữa chất liệu văn hoá dân gian khơi nguồn cảm hứng và củng cố
một niềm tin bền chặt rằng Đất Nước này có cội nguồn và đồng bào ta có chung
một gốc rễ. Những hình ảnh này đã chạm tới nơi sâu thẳm của tâm thức con
người trong ý niệm về nòi giống Tổ tiên, trong tinh thần đoàn kết dân tộc. Nó
trở thành nghĩa tình và đạo đức, đạo lí thiêng liêng, khiến cho mọi người Việt
Nam hằng năm ăn đâu làm đâu, cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Điều đó
chứng tỏ khát vọng thống nhất mơ ước đoàn tụ của dân tộc Việt Nam là vô cùng
mãnh liệt, Bắc Nam vẫn là một nhà, nhân dân Việt Nam dù ở phương trời nào
hoặc bị ngăn cách bởi giới tuyến thì vẫn là con Rồng cháu Tiên. Dã tâm chia cắt
đất nước của quân thù dẫu thâm độc đến đâu cũng không thể ngăn cản nổi miền
Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, từ thưở mang gươm
đi mở cõi- ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ). Đấy là
tiếng nói chung, mục đích chung mà học sinh, sinh viên miền Nam đều hướng
tới, để hoà vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
- Đồng thời với những suy cảm về chiều dài lịch sử từ quá khứ đến tương
lai, Nguyễn Khoa Điềm còn giãi bày cảm xúc và suy tư về mối quan hệ giữa đất
nước và con người, giữa cái chung với cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng.
Theo nhà thơ, Đất Nước có trong anhem, có trong mối quan hệ tình yêu 8
riêng tư, có trong sự hoà hợp của hai cõi tâm hồn. Nhờ có mối quan hệ này mới
có sự nảy nở, sinh sôi. Nhưng nếu chỉ có mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân thì chưa thể và chư
làm nên Đất Nước muôn đời
a thể có sức mạnh cộng đồng.
Cho nên nói đến đất nước là phải nói đến nghĩa tình sâu nặng của cộng đồng
dân cư, là sức mạnh của tinh thần nối vòng tay lớn: Khi chúng ta cầm tay mọi
người- Đất Nước vẹn tròn, to lớn.
- Phần một của chương thơ kết lại bằng nhận thức và tình cảm về bổn phận,
trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, quê hương. Ý tưởng này được
được diễn tả bằng lời đối thoại của cái tôi trữ tình cất lên tiếng gọi đằm thắm,
tha thiết mà lắng đọng ưu tư:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình.
Câu thơ như lời tự dặn lòng mình và cũng có ý nhắn gửi, khuyên nhủ rằng hãy
cần trân trọng và yêu quý những giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm của
Đất Nước. Câu thơ cuốn người đọc, người nghe vào dòng chảy cảm xúc một
cách tự nhiên và tạo được sự đồng vọng. Tiếp theo đó, bằng lối điệp từ điệp lối
phô diễn và sử dụng các động từ mạnh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên hai dòng thơ tiểu đối song hành:
Phải biết gắn bó và san xẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Hai chữ hoá thân vốn là khái niệm mang sắc màu tôn giáo ling thiêng,
huyền nhiệm, nay được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để chỉ sự xả thân của
những lớp lớp thế hệ con người vì sự sống còn của Đất Nước. Đồng thời đó
cũng là cách nhắc nhở thế hệ đi sau không chỉ biết thừa hưởng mà phải có bổn
phận, trách nhiệm đóng góp, cống hiến và sáng tạo để làm nên Đất Nước muôn
đời. Ý tưởng này của Nguyễn Khoa Điềm phải chăng cũng là cảm xúc chung
của thơ ca thời chống Mỹ:
Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc, nếu cần ta chết 9
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông. (Chế Lan Viên)
b.3. Đánh giá
Đoạn thơ mang màu sắc chính luận, triết luận nhưng vẫn đậm đà chất trữ
tình với những cảm xúc vừa sôi nổi thiết tha, vừa lắng đọng. Qua đó, nhà thơ
muốn thức tỉnh tinh thần, ý thức dân tộc và tình cảm gắn bó với nhân dân, đất
nước của thế hệ trẻ trong những năm đánh Mĩ. Và những vần thơ ấy vẫn còn
sức khơi gợi những tình cảm lớn trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc hôm nay. c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.”
I. MỞ BÀI (giới thiệu vấn đề) II. THÂN BÀI
1. Khái quát tác giả, tác phẩm:
2. Cảm nhận nội dung
a. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trước hết được thể hiện qua sự biết
ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, tuổi tên 10