Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt ộng thực tiễn của bản thân? | BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt ộng thực tiễn của bản thân? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề bài: “Phân tích vị trí, vai trò, nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập của phép biện chứng duy vật, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận
dụng vào quá trình tiếp thu tri thức của bản thân sinh viên ” Đề số:[404] Sinh viên : LÊ MINH HIẾU Lớp
: Triết học Mác - Lê nin-1-2-22(N21) Mã SV : 22014341 Giáo viên giảng dạy : Phạm Thu Trang
HÀ NỘI, THÁNG 05/2023 lOMoARcPSD|47231818 Mục lục
Phần mở đầu......................................................................2
Phần nội dung 1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là
gì?................................................................................3 .... 3
2.Tính chất của quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập của phép biện chứng duy vật ......................... 6
3. Vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và
phát triển ........................................................................... 6
4.Ý nghĩa phương pháp luận...........................................6 7
5.Vận dụng vào quá trình tiếp thu tri thức của bản thân ... 8
Tài liệu tham khảo...........................................................10 Phần mở đầu
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâu
thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứng
duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn
tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới
tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất
hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật
trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn
khác lại được hình thành…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều mâu
thuẫn, bởi bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng những mặt
tiêu cực mang tính nội tại kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Giải
quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế một lOMoARcPSD|47231818
cách vững chắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt ra.Vì vậy, trong
phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: Phân tích vị trí, vai trò, nội dung của
quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép biện chứng duy vật,
từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào quá trình tiếp thu tri thức của bản thân sinh viên?
Mục đích của đề tài: Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả các
phạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật này
giúp mọi người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám
phá bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát triển.
Ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập cho biết nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển,
nó có tác dụng nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải
pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật 2 Phần nội dung
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì?
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng
duy vật là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Leenin.
Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển theo đó
nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn nội tại trong
bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. a) Các khái niệm: -
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính... có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi
sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. lOMoARcPSD|47231818
VD: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn và bài tiết cùng tồn tại khách
quan, trong thực vật có hai quá trình quang hợp và hô hấp,... -
Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự
liên hệ,tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ,
vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
VD: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh lẫn nhau
trong tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng trong
hoạt động kinh tế xã hội,...
Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không
phải đem từ bên ngoài vào. Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người
Tính phổ biến: Mâu thuẫn
diễn ra trong mọi sự vật, hiện
tượng, mọi giai đoạn tồn
Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn
tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế. 3
Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác
nhau.Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có
vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó
Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phải
b) Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: lOMoARcPSD|47231818
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện ở việc: •
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. •
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện,
nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối
của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển làm mâu thuẫn ngày càng trở nên
sâu sắc và khi đến một mức độ nhất định, trong điều kiện nhất định thì mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật, hiện tượng chuyển hóa.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối lập mới, có mâu thuẫn mới,
có quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực
lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động
và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời. lOMoARcPSD|47231818 4 VD:
Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân pháp
Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân pháp được
đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo động lực cho dân ta đấu tranh và kết quả là khai sinh ra
nhà nước Việt Nam dân chủ.
Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên một hình thái
Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên một hình thái
xã hội mới. Sự hình thành của xã hội mới lại làm phát sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội đó.
2.Tính chất của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của
phép biện chứng duy vật
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong
một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu
thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại
trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và
phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác
nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác
nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi
mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng.
3. Vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không nói mâu thuẫn là
động lực của phát triển, nhưng từ tinh thần của lý thuyết C.Mác, cũng một phần là
từ tư tưởng coi mâu thuẫn là xung lực của Hêghen, mà các nhà triết học mácxít hậu
thế đều coi mâu thuẫn là động lực của sự vận động và phát triển của thế giới nói
chung, đặc biệt của sự vận động và phát triển xã hội. Nội dung này của lý luận mâu
thuẫn đã gây tranh cãi không có hồi kết suốt từ cuối những năm 70 thế kỷ XX đến lOMoARcPSD|47231818
nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng ở mỗi tác giả, cách
giải thích và chi tiết biện luận thì luôn có sự khác nhau. Ngay trong các tài liệu giáo
khoa việc lý giải cũng không thống nhất. 5
Một số tác giả cho rằng, mâu thuẫn tự nó không phải động lực của sự phát triển,
việc con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự
phát triển, vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động.
Một số ý kiến cho rằng mâu thuẫn có vai trò động lực của sự phát triển chỉ ở
một trong những mặt, những khâu, những giai đoạn, những yếu tố... đại diện cho
cái mới, cái tiến bộ của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chẳng hạn, động lực của
sự phát triển chỉ thuộc về một trong hai mặt đối lập, hoặc chỉ ở giai đoạn mâu
thuẫn chưa chín muồi, hoặc chỉ ở sự đấu tranh, chứ không phải ở sự thống nhất của các mặt đối lập.
Bởi vậy, có thể tạm chấp nhận ý kiến của số đông các nhà triết học hậu thế
rằng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển ở tất cả các khâu, các
mặt, các giai đoạn và các phương diện của nó - thống nhất, đấu tranh và giải
quyết với tính cách là những quá trình diễn ra từ khi mâu thuẫn được hình thành
đến khi bị thủ tiêu để cái mới xuất hiện. Nếu thừa nhận động lực là cái có ý nghĩa
kích thích, thúc đẩy, đóng vai trò là xung lực của sự vận động, thì khó có thể phủ
nhận vai trò của các nhân tố, các mặt trong giai đoạn mâu thuẫn chưa đạt tới trình độ chín muồi.
Qua các khái niệm và vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập ta có thể thấy thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật.
4.Ý nghĩa phương pháp luận -
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển nên cần
phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải lOMoARcPSD|47231818
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện
mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng. -
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên khi phân tích mâu thuẫn, phải
xemxét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị
trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải
biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó. 6
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải
quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
5.Vận dụng vào quá trình tiếp thu tri thức của bản thân
Học là một quá trình phát triển tri thức, tư duy và áp dụng chúng vào trong đời
sống thực tế. Vậy nên quá trình học cũng tồn tại sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập để tạo nên những cái mới, những kiến thức nhằm phát triển năng
lực mỗi cá nhân. Và trong sự nghiệp học tập của mình, em đã vận dụng quy luật này như sau:
Thừa nhận và tôn trọng mâu thuẫn. -
Mâu thuẫn là những thuộc tính vốn có của sự vật, chúng ta cần phải luôn
luôn tìmhiểu để phát hiện mâu thuẫn, từ đó nắm bắt bản chất và khuynh hướng
phát triển của các mặt đối lập. -
Đối với em, tôn trọng mâu thuẫn trong học tập chính là phải tìm hiểu đầy đủ
các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình học của mình. Chẳng hạn để
chuẩn bị trở thành một sinh viên năm nhất, em đã tìm hiểu đầy đủ chương trình
học của mình, xác định định hướng và mục tiêu của bản thân để chọn ra những
môn học phù hợp, vạch ra kế hoạch học tập, rèn luyện cho bốn năm đại học của
mình và thực hiện kế hoạch đó để đạt được đích đến mà bản thân đề ra.
Không né tránh mâu thuẫn mà phải đối diện, khắc phục nó. -
Khi gặp bất cứ vấn đề nào, sợ hãi và lẩn trốn sẽ không giúp được gì cho
chúng ta,vậy nên ta không thể tránh né mâu thuẫn mà phải xem xét, phân tích cụ
thể nó để tìm ra phương án giải quyết. Từ đó ta mới có thể có thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân. lOMoARcPSD|47231818 -
Trong việc học cũng vậy, khi gặp một bài toán khó hoặc những bài tập
không thể giải được, em thường nỗ lực tìm tòi trên các trang mạng, các diễn đàn
học tập hoặc trực tiếp hỏi giảng viên, anh chị, bạn bè cách làm. Việc không từ bỏ
trước khó khăn giúp em có thể nâng cao vốn kiến thức, biết được mình nên làm gì
nếu gặp lại dạng bài đó và hình thành thói quen tìm tòi, học hỏi cho bản thân.
Phải liên tục tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong tri thức.
- Mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời, sự tồn tại của
mâu thuẫn khiến chúng ta nhận thức được rằng kiến thức không bao giờ là đủ. Khi 7
ta giải quyết được một vấn đề cũ thì sẽ tiếp tục gặp được rất nhiều vấn đề mới khác
nên bắt buộc chúng ta phải luôn đổi mới, sáng tạo.
- Là một sinh viên trong xã hội hiện đại, em nhận thức được kho tàng kiến thức
không chỉ nằm trong những bài giảng của thầy cô, trong giáo trình mình học mà
còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên em không cho
phép mình ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào mà thay vào đó em phải
đi tìm tòi, học hỏi thêm những điều mới. Sau khi học xong trên lớp, em phải xem
lại bài hôm đó và tìm thêm những bài tập có liên quan để tiếp thu thêm những
điều không được dạy.
- Ngoài ra, việc thường xuyên đọc sách cũng khiến em mở mang đầu óc và nâng
cao tính sáng tạo của mình hơn.
- Bên cạnh việc học lý thuyết, em cũng nỗ lực trau dồi thêm kỹ năng mềm cho bản
thân để thích ứng kịp với xã hội đang ngày càng phát triển và hội nhập.
Phải tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.
- Kiến thức luôn rất đa dạng và phong phú nên ta buộc ta phải dần bài trừ những
cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu cái mới. Thế nhưng, quá trình này không
thể diễn ra nóng vội và bảo thủ. Chúng ta không thể vội vã tiếp thu những điều
mới mà không chọn lọc cũng như không thể cứ khư khư làm theo những quy tắc
cũ, lỗi thời. Quy luật mâu thuẫn cho chúng ta nhận thức rằng phải dựa trên những
cái cũ, duy trì những điều tốt của cái cũ để phát triển ra những cái mới và làm
việc một cách có trình tự, hệ thống. lOMoARcPSD|47231818
- Để có thể bước chân được vào đại học là một quá trình em phải học tập tích lũy
kiến thức từ bậc tiểu học đến hết bậc trung học cơ sở, lấy cơ sở kiến thức của lớp
trước để tiếp thu những kiến thức mới của lớp sau.
- Là một sinh viên, em cần phải hiểu sự tương tác giữa các môn học trong ngành
học của mình, qua đó đánh giá và chọn lọc khối lượng kiến thức mà bản thân cần
tích lũy để thêm vào CV, loại bỏ những môn học không phù hợp với mục đích
của bản thân. Em cũng nhận thức được phải tích lũy kiến thức trong bốn năm đại
học một cách hợp lý, không học dồn khi không có khả năng mà phải tìm ra
phương pháp học tập đúng đắn để có thể ra trường với thành tích mong muốn.
Như vậy, việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào đời sống nói chung và 8
Như vậy, việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào đời sống nói
chung và việc học tập nói riêng là cực kì quan trọng đối với sinh viên. Điều đó
giúp em xác định được năng lực bản thân, lập ra kế hoạch để hoàn thành mục tiêu
mình đặt ra. Để có thểngày càng phát triển bản thân và thành công trong cuộc sống,
em sẽ cố gắng áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. 9
Tài liệu tham khảo
1.V.I.Lênin (1981), Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.240
2.V.I.Lênin (1981), Sđd., t.29, tr.378
3.Xem: V.I.Lênin (1981), Sđd., t.29, tr.277.
4.V.I.Lênin (1981), Sđd., t.29, tr.148-149. 5.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.447. 6.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.701. 7.
Xem: C.Mác và Ph.Ănghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.510. lOMoARcPSD|47231818
8.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.23.
9.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.116.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.48.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quồc lần thứ
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.158. 10