Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, hãy liên hệ tới xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, hãy liên hệ tới xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, hãy liên hệ tới
xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay.
⸙ Họ và tên sinh viên: Nguyễn Vương Nhi ⸙ MSV: 11219766
⸙ Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh_AEP(221)POHE_26
⸙ Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
HÀ NỘI – 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE 1
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, hãy liên hệ tới
xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay.
⸙ Họ và tên sinh viên: Nguyễn Vương Nhi ⸙ MSV: 11219766
⸙ Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh_AEP(221)POHE_26
⸙ Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện HÀ NỘI –
2022 .............................................................................. 1
MỤC LỤC .............................................................................................................................. 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 3
NỘI DUNG THẢO LUẬN ................................................................................................... 4
A. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ......................................................... 4
1. Quá trình hình thành tư tưởng ................................................................................. 4 2
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục ....................................................................... 6
B. XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................... 10
1. Thực tế quá trình xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay ................. 10
2. Ưu điểm ..................................................................................................................... 12
3. Nhược điểm ............................................................................................................... 14
4. Giải pháp khắc phục ................................................................................................ 14
5. Liên hệ bản thân ....................................................................................................... 15
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 16 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống con người. Lúc sinh thời sự phát triển của giáo dục của đất nước được Người đặc
biệt chú trọng và quan tâm. Theo Người, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; cả cuộc
đời, Người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn
độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn
luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam về mọi mặt gắn liền với sản xuất
và đời sống. Đồng thời, giáo dục phải góp phần đào tạo ra được những người lao động mới
có đủ phẩm chất trong sáng, lành mạnh của những người chủ tương lai đất nước, “những
người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”.
Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những
mục tiêu của giáo dục cần hướng tới. Muốn đạt được những mục tiêu đó, nội dung giáo dục
phải toàn diện, phù hợp với tính chất của trường học dưới chế độ mới, đi kèm với đó là chất
lượng đào tạo gắn liền với những phương châm, phương pháp giảng dạy thích hợp của đội
ngũ cán bộ giảng dạy và quản lí, nhằm hướng tới một nền giáo dục toàn diện, lạnh mạnh và phát triển. 3
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Chính nhờ việc xác định rõ định hướng phát triển như trên, Việt Nam ta nói chung
cũng như như nền giáo dục nước nhà nói riêng đã và đang đổi mới từng ngày, đạt được
nhiều thành tựu đáng tự hào và trân quý. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng đó, vẫn còn
một số khuyết điểm, những vấn đề nổi cộm cần có giải pháp lâu dài để phát triển bền vững.
Chính vì vậy, ngay từ khi còn là học sinh trên ghế nhà trường, đề tài “Quan điểm
của Hồ Chí Minh về giáo dục và xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay”, đã
trở thành mối quan tâm từ chính cá nhân em. Qua đó, em“muốn sử dụng những kiến thức
đã được học hỏi cùng những kinh nghiệm thực tế tích góp nhằm phân tích vấn đề đã nêu
trên. Rất mong nhận được những đóng góp tích cực từ thầy để em có những nhận thức rõ
ràng và đúng đắn hơn trong tương lai.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
A.QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
1. Quá trình hình thành tư tưởng:
a, Khái niệm:
- Giáo dục: Theo Tiếng Việt, “giáo” nghĩa là "dạy cho biết", “dục” có nghĩa là "nuôi
nấng"; giáo dục là "dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí, đức, thể". Việc truyền tải lại kiến thức
và kĩ năng như trên yêu cầu người học có tinh thần và nhu cầu học tập trong suốt
thời kì giáo dục của con người.
- Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Tiếp nối về mặt ý nghĩa như trên, Hồ
Chí Minh còn chỉ rõ mục tiêu của giáo dục trong việc giáo dục và “trồng người”,
thông qua đó, đào tạo cho con người những tri thức, kĩ năng và đặc biệt hơn hết cần
lấy giáo dục đạo đức là gốc rễ, nền tảng, phát triển toàn diện cả về mặt thể chất con
người. Quan điểm giáo dục của Người không chỉ dừng lại ở những yêu cầu đối với
người học mà đó còn mang tính định hướng đối với đội ngũ giảng dạy, cán bộ quản
lí để có những phương châm, phương pháp dạy học và tư duy đổi mới trong từng thời kì.
→ Có thể nói, quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục mang tính cụ thể hơn cả về nội
dung lẫn đối tượng mà Người đang hướng đến. Từ góc nhìn đó về một nền giáo dục 4
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
toàn diện, quan điểm này đã dần được hình thành và trở thành tư tưởng để cho người người noi theo.
b, Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục:
Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy học ở Trường Dục Thanh tại Phan Thiết (từ
8/1910 - 2/1911) được xem như là mốc đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục. Tại đây, thầy giáo Nguyễn Tất Thành không những dạy học trò kiến thức văn hóa
mà còn gieo vào tâm trí người học về nguồn cội, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu
nước, yêu đồng bào và nỗi niềm trăn trở của người dân mất nước qua mỗi bài giảng. Thầy
dạy học trò đạo làm người, dạy cách sống, cách cư xử với mọi người.
Thầy không chỉ là thầy giáo mà còn là người bạn tin cậy, quan tâm đến cuộc sống của
các học trò, giúp đỡ, động viên cả về vật chất và tinh thần. Bằng trái tim chân thành, cởi
mở, Người đã gắn kết được các trò trong tình thương yêu, tương trợ lẫn nhau. Thầy luôn
căn dặn những học trò thân yêu: “Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù vậy”, tâm
sự rằng: “Thầy nghĩ chúng ta học cái chữ để biết được điều hay lẽ phải trên đời và theo
Thầy, trước hết là học để biết và làm được những việc ích nước lợi dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là người có những phương pháp dạy học mới, tiến bộ,
quan tâm đến việc giáo dục, phát triển toàn diện các trò. Không chỉ gò bó học trò trong
khuôn viên lớp học, vào những ngày nghỉ, thầy đã chọn phương pháp học mới là đưa học
trò tham quan, học tập ở ngoài trời, giúp học trò có những trải nghiệm thực tế, hiểu rõ hơn
những gì đã được học, cũng là cách để gần gũi với cuộc sống của người dân nơi đây.
Những năm tháng dạy học ở trường Dục Thanh tuy không dài, nhưng Người đã có
thêm nhiều trải nghiệm mới, rèn luyện bản thân, tích lũy thêm nhiều kiến thức, vốn sống
để làm hành trang ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng,
Nguyễn Tất Thành đã lên tàu rời quê hương, bắt đầu cuộc hành trình bôn ba tìm đường cứu
nước kéo dài suốt 30 năm. Quá trình từ nhà giáo yêu nước Nguyễn Tất Thành đến người
cộng sản Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là quá trình phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam bao gồm những luận điểm sáng tạo liên
quan tới nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. 5
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục:
a, Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò giáo dục:
Nói về vai trò của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có cách đánh giá riêng, không
phải là triết lí chung chung, với các lập luận của mình. Ở Chủ tịch, vai trò của giáo dục
thường gắn với sự phân tích khác liên quan tới hoạt động diễn ra trong cuộc sống. Nhờ vậy,
vai trò của giáo dục luôn có ý nghĩa thực tiễn cụ thể. Đó chính là nét sáng tạo trong tư tưởng của Người.
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển toàn diện
con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới việc xây
dựng con người mới - con người XHCN. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo
dục mới sẽ “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [1]. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lên án rất sâu sắc nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp với chính
sách ngu dân dễ trị, Người nhấn mạnh: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng của giáo dục nô
dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động
và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ” [2].
Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân
dân. “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và
nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [3]. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc dạy
và học phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Tại Đại hội Giáo dục phổ thông
toàn quốc (3/1956), Người nói rằng: “Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân, của Nhà
nước.Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các
ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo” [4]. Trong
thư gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học ở Mát-xcơ-va (1955), Người còn căn dặn: “Các
cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” [5]. Về sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ vai trò của giáo dục là
phát triển toàn diện con người để giúp đời, phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
b, Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ giáo dục: 6
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện “Đức - Trí - Thể -
Mỹ”. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường (1955), Người nhắn nhủ việc giáo dục gồm có:
“- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọngcủa công”.
Cả bốn nội dung trên của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai
chữ “tài” và “đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan niệm rằng, trong giáo dục, đạo đức
cũng đóng vai trò quan trọng không kém. “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn
đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách
mạng thì có tài cũng vô dụng”.
Ở khía cạnh khác, nội dung của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phù hợp với
mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, mỗi bậc học. “Đối với Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học
với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với
thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học
thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với
nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống
thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu khoa học, trọng của công” [6].
c, Quan điểm Hồ Chí Minh về chất lượng giáo dục:
Các quan điểm về nội dung của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn ở trên
được xem là những yêu cầu bắt buộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con
người mới. Bên cạnh đó, Người cũng lưu ý, nội dung giáo dục được đưa vào giảng dạy phải
theo nguyên tắc “Quý ở chất lượng, không quý ở số lượng”.
Muốn đạt được chất lượng và đạt hiệu quả cao, cần phải thực hiện đúng đắn phương
châm, phương pháp giáo dục, vì nó sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so với nền giáo dục phong
kiến, thực dân. Theo Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục phải gắn với thực tiễn Việt Nam, học
đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Giáo dục phải kết hợp cả ba khâu gia đình,
nhà trường và xã hội và đặc biệt không xem nhẹ bất kỳ khâu nào. 7
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”, nhưng đồng thời cũng nói “học thầy
không tày học bạn”. Bác Hồ rất quan tâm tới việc học bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đặc
biệt là học nhân dân. Đồng thời, tự học, tự đào tạo là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh,
là một bài học lớn từ tấm gương sáng của Bác, phản ánh quan điểm hiện đại trong giáo dục,
đào tạo hiện nay khi nhân loại đang sống trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức của kỷ nguyên toàn cầu hoá.
d, Quan điểm Hồ Chí Minh về phương châm giáo dục:
Một vấn đề lớn thuộc phương châm giáo dục là giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và
điều kiện thực tế. Phù hợp với lứa tuổi cả nội dung và phương pháp. Và điều này liên quan
tới nhiệm vụ của mỗi cấp giáo dục: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực
hành... Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết
thực... Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu khoa học, trọng của công...”.
Liên quan tới vấn đề phù hợp với lứa tuổi, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc
“uốn cây từ lúc còn non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân”.
e, Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục. Người nhấn mạnh, muốn
học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho
người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác, có như vậy việc tiếp thu nội
dung giáo dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mục tiêu.
Ngay từ những ngày còn dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chú ý áp dụng phương pháp giáo dục “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực
tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Người cho rằng:
“Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái
tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn
lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng,
để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.
Một phương pháp quan trọng khác là phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết gắn bó với nhau,
tự phê bình và phê bình trong học tập. Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách 8
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
mạng khoa học và công nghệ nếu tự mình - dù có tài giỏi đến mấy - cũng không thể am
hiểu được mọi lĩnh vực. Khẩu hiệu đoàn kết không chỉ có giá trị bền vững trong chính trị,
mà còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục.
Sau này, trong các bài viết, bài nói chuyện, Người cũng thường xuyên nhấn mạnh đến
các phương pháp giáo dục này nhằm truyền đạt và thấm nhuần nhận thức, ý thức của mỗi
cá nhân trong việc học tập và nghiên cứu.
f, Quan điểm Hồ Chí Minh về các giải pháp phát triển giáo dục:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển
giáo dục. Bởi vậy, cần coi đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng về giáo dục của
Người, nó mang tính động thái cao, thay đổi trong từng thời kì phát triển của đất nước.
Vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật trong các giải
pháp phát triển giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến. Người nói: “Giáo dục
trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để
giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt
mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn
toàn”; “Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không
tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt” [8], yêu cầu nhà trường phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hôi.̣
Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có sự quan
tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Các đoàn thể, cơ quan chính
quyền và các cấp ủy Đảng cần phải thật sự quan tâm đến nhà trường, môi trường học tập.
Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mình vào việc xây dựng giáo
dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng
từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học” [9].
Phải giáo dục từ tuổi trẻ, tạo ra một sự khởi đầu tốt đẹp, để có một rừng cây giáo
dục Việt Nam khoẻ khoắn, xanh tươi. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, phụ
thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là cha mẹ học sinh. Để có một nền giáo
dục đạt chất lượng và hiệu quả cao phải gắn liền với thi đua và phương pháp nêu gương, có
quan hệ đoàn kết chặt chẽ giữa thầy trò, giữa cán bộ công nhân viên với phụ huynh học sinh... 9
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Những giải pháp phát triển giáo dục ở trên rất cụ thể nhưng cũng rất cơ bản. Các
giải pháp đó đã gắn chặt, nhất quán với đánh giá vai trò của giáo dục và định hướng phục vụ
của giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây chính là tiền đề cho chủ trương xã hội hóa
giáo dục của Đảng ta “Chuẩn hóa, Hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.
g, Quan điểm Hồ Chí Minh về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là đội
ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý. Bởi nếu không có thầy giáo thì không có
giáo dục. Đó phải là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc,
giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách cho quần chúng nhân dân. Phải
thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm
để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người còn dẫn lại câu nói của Khổng
Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, và lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”.
Đồng thời, ta còn phải tập trung chống bệnh thành tích, bệnh bằng cấp trong giáo dục;
phải xây dựng một đội chất lượng, một chiến lược phát triển giáo dục, đổi mới cơ chế một
cách mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn những tác động xấu của
cơ chế thị trường thâm nhập vào nhà trường.
Hiện nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI trong xu thế của cuộc cách mạng
khoa học, công nghệ phát triển nhanh, nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, chúng ta phải
có bản lĩnh dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng mạnh, yếu của nền giáo dục Việt
Nam. Tuy thế giới và thực tiễn Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với lúc Bác Hồ còn sống,
nhưng những nguyên lý giáo dục Người để lại cho chúng ta thì vẫn còn nguyên giá trị.
B. XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực tế quá trình xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay:
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục, coi
phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng 10
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đã xác định tư tưởng chỉ
đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH là: [7]
- Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và
thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong
sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu.
- Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.
- Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến
bộ KH&CN và củng cố quốc phòng, an ninh.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.
- Giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình
giáo dục - đào tạo, trên cơ sở nhà nước thống nhất quản lý.
Trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các
quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới là: [10]
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ Tổ quốc; với tiến bộ KH&CN; phù hợp quy luật khách quan.
- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời
giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy giáo dục phát triển; ban hành các cơ chế,
chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở; về cơ hội tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách;
về đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo,… 11
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn
rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta không
chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai
trò, nội dung của giáo dục…, mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết
vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phương pháp này rất gần với những gì đang được
nói tới hiện nay về mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội,… 2. Ưu điểm :
Trong quá trình vận dụng, xây dựng xã hội học tập giai đoạn hiện nay, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Người về giáo dục đã phát huy được vai trò của nó, đẩy mạnh
phát triển toàn vẹn cho thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam ta. Qua đó, ta thấy rõ được
những điểm mạnh trong quan điểm này
- Hoạt động giảng dạy được gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, tăng thêm cơ
hội được trải nghiệm, khám phá và sáng tạo cho nhiều thế hệ học sinh hiện nay.
H.1. Chương trình trải nghiệm thực tế cho sinh viên 12
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
- Giáo dục toàn diện cả về “tài” và “đức”, tạo điều kiện phát triển trên nhiều phương
diện khác nhau, cơ bản nhất vẫn là đáp ứng đủ nhu cầu về nâng cao “Đức- TríThể- Mĩ”.
H.2.3. Ngày hội STEM; Cuộc thi nghiên cứu khoa học cho sinh viên
- Rèn luyện phát triển kĩ năng mềm, nâng cao tính tự giác, tinh thần ham học hỏi, khả
năng tự học, tự nhận thức, phát triển khả năng tư duy, học hiểu bản chất ở mỗi cá
nhân tham gia quá trình học tập.
- Việt Nam ta có sự đầu tư mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng dạy và cán
bộ quản lí, thường xuyên đổi mới, mở rộng cơ sở vật chất, đáp ứng đủ điều kiện học
tập cơ bản nhất, đặc biệt tại các tỉnh thành còn nhiều khó khăn trong tài chính
H.4.5. Lễ trao học bổng cho học sinh có thành tích xuất sắc; Quỹ khuyến học – khuyến tài 13
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
- Mở rộng phạm vi học tập và lĩnh hội kiến thức, tăng cường thêm vai trò hội nhập
quốc tế, giao lưu học tập, nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn chứng chỉ quốc tế
về tin học văn phòng, ngoại ngữ, ... tại nhiều cấp bậc học khác nhau. 3. Nhược điểm :
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong suốt quá trình phát triển của nền
giáo dục Việt Nam nói riêng cũng như đất nước Việt Nam nói chung, ta vẫn khó có thể phủ
nhận sự tồn tại của một số nhược điểm nổi cộp, ảnh hưởng không ít tới từng cá nhân, học
sinh, sinh viên, bậc sau đại học cả nước.
- Bên cạnh sự nỗ lực thay đổi trong cách dạy học và tư duy đổi mới, ta vẫn còn thấy
đâu đó vẫn có sự gò bó trong kiến thức, bài giảng lí thuyết không mang tính ứng
dụng thực tế, đôi khi còn là sự sai lệch về cách truyền đạt kiến thức.
- Môi trường học tập có sự cạnh tranh cao, đặt nặng về vấn đề thành tích, có khả năng
gây áp lực lớn lên mỗi gia đình, cá nhân có thể là rất lớn. Nhiều trường hợp học sinh
gặp vấn đề tâm lí đến từ áp lực học tập, thi đua.
4. Giải pháp khắc phục :
Để có thể khắc phục một số nhược điểm nêu trên, Nhà nước và Chính phủ cần có sự
quan tâm nhiều hơn đến nền giáo dục hiện tại, đưa ra những mục tiêu, định hướng rõ ràng
hơn để phổ cập đến toàn bộ hệ thống giáo dục trên cả nước. Đồng thời với đó, việc đổi mới
cần mang tính thời đại, có thể áp dụng vào thực tiễn để giảm xảy ra những vấn đề thực trạng
nêu trên. Qua đó, ta cần nhận thức và hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để khác
phục những thiếu sót, lấy đó làm cơ sở để đưa ra hướng giải quyết hợp lí nhất. Song song
với đó, ta vẫn cần tiếp tục phát huy tư tưởng và quan điểm này, tạo nền tảng vững chắc
trong những bước phát triển tiếp theo trong tương lai. 14
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
5. Liên hệ bản thân :
Với vai trò là người thụ hưởng trực tiếp từ nền giáo dục nước nhà, em cảm thấy
bản thân cần nhận thức rõ vai trò và nội dung, nhiệm vụ của giáo dục mà tư tưởng Hồ Chí
Minh đã đưa ra để thực hiện và noi theo, nhằm phát triển toàn diện bản thân ở mọi phương
diện, đáp ứng đủ yêu cầu là một con người mới – con người XHCN, hội nhập và phát triển đất nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, bản thân hiện đang còn là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân , em còn nhận thấy trách nhiệm của cả một thế hệ trong việc phát triển kinh tế nước
nhà, tạo ra một môi trường làm việc năng động, hội nhập quốc tế như lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh với những nguyên lý về phát triển giáo dục và đào tạo nhân
tài đã để lại cho chúng ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc, sáng mãi tính khoa học
và cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đó là những bài học vô cùng quý giá
để chúng ta học tập và noi theo, giữ vững tinh thần xuyên suốt quá trình đào tạo, phát triển
giáo dục và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội học tập toàn diện, đất nước giàu đẹp, phồn vinh.
Hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, thực chất
là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy mà chúng ta cần
tiếp tục suy ngẫm giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để áp dụng một
cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi nổi hiện nay.
Nói tóm lại, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong suốt quá trình vừa
qua đã khẳng định rằng tư tưởng của Người cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin mãi mãi là
nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho Đảng và dân ta hướng đến. Tư tưởng đó sẽ dẫn dắt
chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển đất nước là ngọn cờ thắng lợi của
cách mạng Việt Nam, là sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng chúng ta hôm nay và sau này. 15
Nguyễn Vương Nhi – 11219766 lOMoAR cPSD| 45469857
Tư tưởng Hồ Chí Minh – Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện
Đối với thế hệ trẻ hôm nay nói chung và đối với sinh viên như chúng em nói riêng,
cần đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng và chính trị, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lí luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp
phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ tiên phong bảo vệ và xây dựng đất nước Việt
Nam vững mạnh hơn, to đẹp hơn.
Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề này, bản thân em đã tự rút ra cho mình nhiều bài học
thực tiễn quý giá và sự hiểu biết sâu hơn về quá trình hình thành tư tưởng cũng với những
quan điểm rõ ràng của Người cho đến khi được đưa vào thực tế. Nhờ đó, em cũng rất trân
trọng thời gian và sự quan tâm, góp ý của thầy để em có thể hoàn thiện chính mình hơn trong tương lai gần.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4, tr. 4
[2, 4, 5, 6] Sđd, tập 8, tr. 80, tr. 138, tr. 25, tr. 81
[3] Sđd, tập 5, tr. 684
[8] Sđd, tập 9, tr. 338
[9] Sđd, tập 10, tr. 191
[7] Hiền, T., 06.01.2017. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - Giá trị và sự vận dụng trong
phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay)_Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
[10] Thuvienphapluat.vn. 04.11.2013. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục đào tạo hội nhập quốc tế. 16
Nguyễn Vương Nhi – 11219766