Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Đạo đức là gốc của người cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Người nói: “Cũng như sông có nguồn
thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài
năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động, hồng với chuyên, thống nhất
giữa phẩm chất và năng lực. Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên,
phẩm chất là gốc của năng lực.
Đạo đức là nhân tố làm nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh,
sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động
của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước; suốt đời phấn
đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở tin dân, phục vụ nhân dân
hết lòng. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân,
phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động
có kế hoạch, có hiệu quả. Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công
sức, tiết kiệm của cải…) Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, trong sạch,
không tham lam. Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa. Tình yêu thương dành cho những
người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột
không phân biệt màu da, dân tộc. Trong mối quan hệ với bạn bè, đồng chí, anh
em: phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng, vị tha với người
khác, kể cả với những người lầm lạc.
Có tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và
đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các
nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu; chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù,
bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền
3. Quan điểm về những nguyên tắc trong việc xây dựng đạo đức mới
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Xây đi đôi với chống: Xây đựng đạo đức mới , đạo đức cách mạng phải đi đôi với
chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hang ngày .
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức mới, lối sống mới
Đạo đức mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng; nó tiếp thu, kế
thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như “lòng thương nước, thương dân”, “tinh thần tương
thân, tương ái”,…; nhưng nó khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức phong kiến, tư sản. Đạo
đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, trong đó có sự kết hợp giữa đạo
đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức
nhân loại. Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh,
tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho
mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải sửa lại “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”, đó chính là phong cách
sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc.
Chương 2:
Xây dựng các phẩm chất đạo đức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.
I. Vai trò của sinh viên
Vai trò của thanh niên, học sinh, sinh viên Hồ Chí Minh đã nói:
Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh, một phần lớn là do thanh niên”.
Trong đó, học sinh, sinh viên là những người đang nắm trong tay tri thức cùng với những
hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng,
sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và
đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học… Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước không thể thiếu thế hệ học sinh, sinh
viên. Họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người mang sức trẻ,
lòng quyết tâm, nhiệt huyết và tài năng của mình dựng xây đất nước “đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn”.
Trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh đã viết:
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lơn công học tập của các em”.
II. Thực trạng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay
1. Những ảnh hưởng tích cực.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng là nguồn
động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, song nghĩa tình trọn
vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới
do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ
được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong
học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt
với những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, trây lười; luôn gắn
bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là những con người năng động và sáng tạo .
Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về
kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận
dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội
đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh ,
sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành
những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện
vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho
lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự
mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn.Phần lớn sinh viên đều
có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không ch
học trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp, giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần
học tập ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại i, sinh viên Việt
Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ
thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các
hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền
viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi
người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức,
làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động
và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Thứ hai táo bạo và tự tin.
Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ
nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc
thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn
với nhiều kinh nghiệm hơn.Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin
rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc
cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam.
Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã
hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh
nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao
giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của
mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện
ý định của mình. Táo bạo song sinh viên không hề liều lĩnh.Trước khi thực hiện một
việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo,
nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực
hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành
công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay
vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ
sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại
thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua
nó.Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên
Việt Nam.
Thứ ba, phong cách độc lập .
Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh
viên ngày nay đã biết thân tự lập thân.Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác
trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá
khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi
chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền
mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ
lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình,
hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con
người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện
cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó
là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết.Họ
khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua
nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi
học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành
những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia
đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành
đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi
có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao. Ham học, ham hiểu biết chính là
động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy
trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp nơi.
2. Những ảnh hưởng tiêu cực
Những nét tiêu cực của sinh viên hiện nay:
Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới sự tác động ồ ạt của
nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật dưới con
mắt của người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều
sinh viên đã đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận
một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật
chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó
là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ
mạnh. Chính vì thế, không ít sinh viên đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều
chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến
nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn xã hội như trộm cắp,
nghiện hút ma túy,… thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều
trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ
quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể,
thậm chí chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân,
một số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè… Một số
khác sống không động chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai, chỉ
cần biết đến mình.Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh,
khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã
làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo
đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả
một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ
cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt
yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng
như những người có trách nhiệm.
Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực
Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; thanh
niên, học sinh, sinh viên không giữ vững được lập trường, bị cuốn theo lối
sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực khác.
Do tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội,
chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận
cán bộ công chức diễn ra nghiêm trọng. Do tình trạng nhũng nhiễu, cửa
quyền, thiếu trách nhiệm ở một số cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của
dân và doanh nghiệp chậm được khắc phục. Điều đó đã làm mất lòng tin của
nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ
nghĩa. - Các ban ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước.
Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực.
Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi
cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà
trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế.
=> Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có những biện pháp xây
dựng lối sống, đạo đức mới trong học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức.
| 1/7

Preview text:

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
 Đạo đức là gốc của người cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Người nói: “Cũng như sông có nguồn
thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài
năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động, hồng với chuyên, thống nhấ t
giữa phẩm chất và năng lực. Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên,
phẩm chất là gốc của năng lực.
 Đạo đức là nhân tố làm nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh,
sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động
của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước; suốt đời phấn
đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở tin dân, phục vụ nhân dân
hết lòng. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân,
phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động
có kế hoạch, có hiệu quả. Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công
sức, tiết kiệm của cải…) Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, trong sạch,
không tham lam. Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa. Tình yêu thương dành cho những
người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột
không phân biệt màu da, dân tộc. Trong mối quan hệ với bạn bè, đồng chí, anh
em: phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng, vị tha với người
khác, kể cả với những người lầm lạc.
Có tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và
đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các
nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu; chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù,
bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền
3. Quan điểm về những nguyên tắc trong việc xây dựng đạo đức mới
 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
 Xây đi đôi với chống: Xây đựng đạo đức mới , đạo đức cách mạng phải đi đôi với
chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hang ngày .
 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức mới, lối sống mới
Đạo đức mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng; nó tiếp thu, kế
thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như “lòng thương nước, thương dân”, “tinh thần tương
thân, tương ái”,…; nhưng nó khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức phong kiến, tư sản. Đạo
đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, trong đó có sự kết hợp giữa đạo
đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức
nhân loại. Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh,
tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho
mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải sửa lại “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”, đó chính là phong cách
sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc. Chương 2:
Xây dựng các phẩm chất đạo đức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh. I. V
ai trò của sinh viên
 Vai trò của thanh niên, học sinh, sinh viên Hồ Chí Minh đã nói:
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh, một phần lớn là do thanh niên”.
Trong đó, học sinh, sinh viên là những người đang nắm trong tay tri thức cùng với những
hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng,
sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và
đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học… Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước không thể thiếu thế hệ học sinh, sinh
viên. Họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người mang sức trẻ,
lòng quyết tâm, nhiệt huyết và tài năng của mình dựng xây đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
 Trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh đã viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lơn công học tập của các em”.
II. Thực trạng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay
1. Những ảnh hưởng tích cực.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng là nguồn
động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, song nghĩa tình trọn
vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới
do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ
được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong
học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt
với những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, trây lười; luôn gắn
bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 Là những con người năng động và sáng tạo .
Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về
kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận
dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội
đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh ,
sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành
những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện
vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho
lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự
mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn.Phần lớn sinh viên đều
có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ
học trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp, giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần
học tập ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại i, sinh viên Việt
Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ
thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các
hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền
viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi
người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức,
làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động
và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
 Thứ hai táo bạo và tự tin.
Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ
nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc
thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn
với nhiều kinh nghiệm hơn.Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin
rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc
cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam.
Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã
hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh
nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao
giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của
mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện
ý định của mình. Táo bạo song sinh viên không hề liều lĩnh.Trước khi thực hiện một
việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo,
nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực
hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành
công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay
vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ
sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại
thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua
nó.Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam.
 Thứ ba, phong cách độc lập .
Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh
viên ngày nay đã biết thân tự lập thân.Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác
trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá
khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi
chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền
mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ
lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình,
hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con
người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện
cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó
là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết.Họ
khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua
nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi
học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành
những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia
đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành
đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi
có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao. Ham học, ham hiểu biết chính là
động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy
trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp nơi.
2. Những ảnh hưởng tiêu cực
 Những nét tiêu cực của sinh viên hiện nay:
 Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới sự tác động ồ ạt của
nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật dưới con
mắt của người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều
sinh viên đã đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
 Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận
một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật
chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó
là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ
mạnh. Chính vì thế, không ít sinh viên đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều
chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến
nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn xã hội như trộm cắp,
nghiện hút ma túy,… thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.
 Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ
quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể,
thậm chí chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân,
một số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè… Một số
khác sống không động chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai, chỉ
cần biết đến mình.Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh,
khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã
làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo
đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả
một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ
cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt
yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng
như những người có trách nhiệm.
 Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực
 Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; thanh
niên, học sinh, sinh viên không giữ vững được lập trường, bị cuốn theo lối
sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực khác.
 Do tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội,
chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận
cán bộ công chức diễn ra nghiêm trọng. Do tình trạng nhũng nhiễu, cửa
quyền, thiếu trách nhiệm ở một số cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của
dân và doanh nghiệp chậm được khắc phục. Điều đó đã làm mất lòng tin của
nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ
nghĩa. - Các ban ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước.
 Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực.
Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi
cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà
trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế.
=> Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có những biện pháp xây
dựng lối sống, đạo đức mới trong học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức.