-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 2019-2021i | Bài tập nhóm môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 2019-2021i | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ……0O0…… BÀI TẬP NHÓM
THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính
và phân theo thành thị, nông thôn 2019-2021. Lớp tín chỉ: GV hướng dẫn: Thành viên:
Nguyễn Yên Hà – 11221960 Hoàng Hiếu Nghĩa –
Nguyễn Đức Mạnh – 11224126
Vũ Quốc Hải Anh – 11220685
Bùi Nguyễn Đức Hoàng - 11222455 Sophareth Chhun – 11227155
Hà Nội – 07/2023 1 lOMoAR cPSD| 45740153 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................3
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I.
Kết quả điều tra.......................................................................4
1. Vấn nạn mù chữ ở nước ta và bước chuyển mình thoát mù chữ
ở nhiều nơi.......................................................................................4
2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo giới tính từ 2019-
2021.................................................................................................6
3. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo thành thị, nông
thôn từ 2019-2021...........................................................................7
4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ thất nghiệp:.................7
II. Biểu số liệu................................................................................8
III. Phân tích, kết luận các số liệu.................................................8
IV. Phụ lục.......................................................................................9
Lời mở đầu
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh là một môn học phần quan trọng giúp
ích cho rất nhiều học phần khác. Với nhiệm vụ là tìm kiếm, phân tích các dữ liệu hay
số liệu để từ đó có thể đưa ra các bảng, biểu đồ,... giúp ích cho việc nghiên cứu của
chúng ta. Bản báo cáo này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về một chủ đề không còn mới
của nước ta nhưng lại có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển của Việt Nam
đó là: “ Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính và phân
theo thành thị, nông thôn từ 2019 đến 2021”. Bản báo cáo có thể còn nhiều thiếu sót, 2 lOMoAR cPSD| 45740153
nhóm em mong nhận lại được sự góp ý của cô để hoàn chỉnh hơn về bản báo cáo và
thêm hiểu biết về môn học này.
Giới thiệu về đề tài
Các quốc gia đều có cùng một nhiệm vụ to lớn đó là phát triển kinh tế của đất
nước mình và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại trừ. Để giải quyết nhiệm vụ này
chắc hẳn việc đầu tiên mà chúng ta phải làm được đó là biết chữ, chính vì lẽ đó nên
Việt Nam ta từ thời kì chiến tranh, bao cấp đến ngày nay đã và đang cố gắng xóa mù
chữ cho mọi nơi trên đất nước không kể giới tính, vị trí địa lý; vì con chữ là công cụ
quan trọng nhất để thành công. Bản báo cáo này sẽ thống kê các số liệu về tỷ lệ biết
chữ trên Việt Nam ta từ năm 2019 đến 2021 theo giới tính và vị trí địa lý (thành thị
hay nông thôn ), từ đó chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về đề tài này. Ở bản báo cáo nhóm
sẽ sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, SPSS để thực hiện nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu sẽ là giới tính và thành thị, nông thôn Việt Nam.
I. Kết quả điều tra
1. Vấn nạn mù chữ ở nước ta và bước chuyển mình thoát mù chữ ở nhiều nơi
Thời Pháp thuộc, hệ thống giáo dục tại Việt Nam rất thiếu thốn. Cho đến
năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học
chỉ chiếm 1,8% dân số Việt Nam. Năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập,
95% dân Việt Nam mù chữ. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3 tháng
9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch "Chống
nạn mù chữ", vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Sau năm 1954, việc thanh toán nạn mù chữ được đẩy mạnh. Kết quả cuối
tháng 12/1958, vùng đồng bằng và trung du miền Bắc đã căn bản xóa xong nạn
mù chữ. 93,4% người dân từ 12 đến 50 tuổi đã biết đọc, biết viết. Với miền núi,
đến năm 1965 thì hoàn thành xóa nạn mù chữ. 3 lOMoAR cPSD| 45740153
Hiện nay, trên cả nước vẫn còn hơn 1 triệu người trong độ tuổi từ 15 60
mù chữ mức độ 1 và hơn 2 triệu người mù chữ mức độ 2, tập trung chủ yếu là
người dân tộc thiểu số, nữ giới. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực vận
động người mù chữ tham gia các lớp xóa mù chữ. Theo báo cáo của các Sở Giáo
dục và Đào tạo, trong năm học 2022 - 2023, cả nước đã huy động được hơn
32.000 người học các lớp xóa mù chữ, tăng hơn 12.000 người so với năm học
trước, g Tại nước ta, hiện tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ mức độ 1
và mức độ 2 lần lượt là gần 99% và hơn 97%. Cả 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 48/63 tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
(76,19%), trong đó có 4 tỉnh nâng chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 1 lên mức độ 2
so với năm học trước là: Phú Yên, Kiên Giang, Sóc Trăng và Quảng Nam. I. 2.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo giới tính từ 2019-2021
Bảng Dân số Việt Nam từ 2019 - 2020 theo giới tính:
- Bảng tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính (%)
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính (%) Phân theo giới tính Tổng số Nam Nữ 2019 98,70 98,85 97,87 4 lOMoAR cPSD| 45740153 2020 98,27 99,22 92,38 2021 98,60 99,2 98,1
3. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo thành thị, nông thôn từ 2019-2021
Bảng dân số Việt Nam từ 2019 - 2020 theo thành thị, nông thôn -
Bảng tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo thành thị, nông thôn (%)
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo thành thị, nông thôn (%)
Phân theo thành thị, nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn 2019 98,70 98,90 97,50 2020 98,27 98,47 97,27 2021 98,60 98,80 97,60
4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ thất nghiệp:
Mối quan hệ giữa tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ thất nghiệp thay đổi tùy thuộc vào nhiều
yếu tố nhưng trong hầu hết các trường hợp mối tương quan này thể hiện xu hướng
nghịch chiều nhau: tỷ lệ biết chữ tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm và ngược lại. Điều
này xuất phát từ tiêu chuẩn việc làm ngày càng nâng cao trong xã hội. Nhiều công 5 lOMoAR cPSD| 45740153
việc mới yêu cầu người lao động có trình độ học vấn nhất định đủ để đáp ứng được
những tính chất cơ bản ở vị trí đó. Tăng tỷ lệ biết chữ trong xã hội giúp cho nguồn
cung lao động cho những công việc khác nhau tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng;
từ đó nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thêm được nhiều ứng viên phù hợp góp phần làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó trong một vài trường hợp đặc biệt sự tăng tỷ lệ
biết chữ cũng tăng tỷ lệ thất nghiệp. Khi số lượng người biết chữ tăng mà thị trường
không đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm phổ thông, người lao động có xu hướng chờ
đợi cơ hội làm việc thay cho những công việc cấp thấp trong xã hội trong khi đó lượng
người trình độ học vấn thấp giảm để lại sự thiếu hụt nguồn cung lao động trong loại công việc này. II. Biểu số liệu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 6 lOMoAR cPSD| 45740153
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo thành thị, nông thôn (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
III. Phân tích, kết luận các số liệu Dựa vào kết quả trên có thể thấy, trong cả
03 năm 2019, 2020 và 2021, tỷ lệ nữ giới trên 15 tuổi biết chữ đều thấp hơn
nam giới. Với năm 2019 và 2021, chênh lệch ấy là khoảng 1%, đặc biệt trong
năm 2020, con số lấy lên đến 7%. Điều này phần nào làm dấy lên nghi vấn về
một vấn đề muôn thuở trong xã hội Việt Nam từ thời kỳ bao cấp, đó là bất đình
đẳng giới ở lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Theo các nghiên cứu ngoài luồng, tất
nhiên không phải tất cả, nhưng tại các trường Đại học, Cao đẳng, giảng viên
nữ thường có học hàm, học vị thấp hơn so với giảng viên nam. Năm 2019,
trong tổng số 24.083 giảng viên giảng dạy ở các cấp bậc đại học, cao đẳng trên
cả nước, chỉ có 8.708 người là nữ, tỷ lệ 0.36% tổng số giảng viên. [a] Như vậy,
mặc dù ngày nay, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã không còn nhiều như xưa,
tuy nhiên đâu đó vẫn còn những vùng, những miền chưa hoàn toàn xóa bỏ được
“tục lệ” này, ngay cả trong ngành giáo dục đào tạo, ngành được coi là nhân văn
nhất trong tất cả các ngành nghề.
Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy năm 2020, tỷ lệ người dân trên
15 tuổi biết chữ đều giảm so với cùng kỳ 2 năm cạnh nó, dù là xét ở khía cạnh khi 7 lOMoAR cPSD| 45740153
phân theo địa lý hay giới tính. Điều này là tất yếu, bởi đó là thời điểm cao trào trong
giai đoạn COVID-19 đang tàn phá toàn thế giới cũng như Việt Nam. Tác động của đại
dịch tới nền giáo dục là không hề nhỏ. Các biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển
có thể đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em vùng sâu vùng xa, đây
là một vấn đề đáng nói. Bởi khi không được tới trường, trẻ em ở thành thị đa số hoàn
toàn có thể học những giờ học online thì trẻ em nông thôn, vùng núi sâu xa không thể
làm điều đó bởi những nơi đó thì kiếm được ở đâu thiết bị để học online. Điều này
cũng phần nào nhắc nhở chúng ta về sự khó khăn của trẻ em vùng núi, và đây là nơi
đáng để các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm quyên góp sách, mang điện lên
để các em có thể tiếp tục sự nghiệp học hành. Tuy nhiên, tỷ lệ biết chữ năm 2020 ở
thành thị giảm 0.43%, ở nông thôn là 0.23% - một con số không nhiều. Vậy do đâu
mà mặc dù quá nhiều chênh lệch về điều kiện học tập, nhưng tỷ lệ của cả 2 nơi lại tụt
ngang nhau. Câu trả lời nằm ở phương pháp học tập của con nhỏ và cách quản lý của
từng hộ gia đình. Nếu không rèn được con em tính tự giác, việc học online có thể trở
thành con dao 2 lưỡi. Trên mạng rất nhiều thứ để học, tuy nhiên nếu không biết cách
kiểm soát, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể “mất gốc” các môn học.
Nói đi cũng phải nói lại, năm 2021, thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em trên 15 tuổi
biết chữ đã tăng trên trên mọi khía cạnh, điều này vừa phản ánh chất lượng nền giáo
dục Việt Nam đang đi lên, vừa thể hiện sự vực dậy của chúng ta sau thời kỳ dịch bệnh tàn phá. IV. Phụ lục
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính và theo thành
thị, nông thôn - Chuyên trang Thông tin Kinh tế - Xã hội (danang.gov.vn)
https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0226&theme=D%C3%A2n
%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng 8 lOMoAR cPSD| 45740153 Lời Cảm Ơn
Đây là bài báo cáo đầu tiên ở học phần Thống kê trong kinh tế và kinh
doanh của nhóm em, bản báo cáo vẫn còn nhiều thiếu xót mong được cô
thông cảm, bỏ qua và dạy bảo để nhóm bọn em có thể hiểu hơn về môn học này. 9