Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Phenika

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

2. Vai Trò của thực tiễn đối với nhận thức.
2.1. Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất
và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Thực
tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển
của nhận thức.
Nếu XA RỜI THỰC TIỄN, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời
cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì
thế, chủ thể nhận thức KHÔNG THỂ có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc
về thế giới . Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa
thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
2.2. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng
phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng
năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng
vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con
người phải nhận thức về thế giới.
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn
thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
2.3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn
nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này, Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận
thức”.
Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu
nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc
đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận
cần giải quyết.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện
được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực
tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ
thực tiễn phát triển và ngược lại..
2.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng
thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo
chính xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải
là chân lý hay không.
Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà
là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân
lý”.
2.4.1. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý.
Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức thực tiễn
đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập
đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà
thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức
thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.
Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức
đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa
chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp
quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì
không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức
đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.
Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai
trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu
cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, độ sâu vào
thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, việc nghiên cứu phải liên hệ
với thực tiễn tức là “học phải đi đôi với hành”. Nếu xa thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm
bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu, không xác định, phân
biệt được quy luật đó có hợp quy luật hay không có là tri thức đúng (chân lý) hay
không nhưng nếu tuyệt đối hóa thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm
chủ nghĩa nên đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn thì mới xác định được
quy luật hợp chân lý.
Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm chính là những tri thức đúng, có đúng thời mới phù hợp được với hiện thực
khách quan còn tri thức sai, sai lầm thì không thể phù hợp với hiện thực khách
quan được.
2.4.2. Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội
dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh
lịch sử cụ thể.
Thực tiễn lại có “tính phổ biến” và là “hiện thực trực tiếp” nhờ đó thực tiễn
có thể “vật chất hoá” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể vật chất có
tính xác thực cảm tính.
Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó
luôn gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền
với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn. Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên
quan điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý.
Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực
tiễn, mà thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức để từ đó
giúp con người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể
phủ định được và sẽ tồn tại và là chân lý.
2.4.3. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính
tương đối.
Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân
thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ
sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.
Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt
đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một
quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực
tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một
quá trình có tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có
tính mục đích, lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.
Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm
nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức con người là tri thức đúng.
Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, nghĩa là
chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm
nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến
hành thực nghiệm, là áp dụng những phát minh vào thực tế công…
Các tài liệu tham khảo:
1.https://hocluat.vn/vai-tro-cua-thuc-tien-doi-voi-nhan-
thuc/#h_983561425311573295815603
2.https://hocluat.vn/thuc-tien-la-tieu-chuan-cua-chan-
ly/#h_67316777321583139722900
| 1/4

Preview text:

2. Vai Trò của thực tiễn đối với nhận thức.
2.1. Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất
và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Thực
tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
Nếu XA RỜI THỰC TIỄN, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời
cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì
thế, chủ thể nhận thức KHÔNG THỂ có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc
về thế giới . Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa
thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
2.2. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng
phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng
năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng
vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con
người phải nhận thức về thế giới.
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn
thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
2.3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn
nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này, Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu
nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc
đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện
được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực
tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ
thực tiễn phát triển và ngược lại..
2.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng
thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo
chính xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay không.
Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể
đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà
là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.
2.4.1. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý.
Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức thực tiễn
đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập
đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà
thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức
thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.
Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức
đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa
chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp
quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì
không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức
đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.
Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai
trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu
cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, độ sâu vào
thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, việc nghiên cứu phải liên hệ
với thực tiễn tức là “học phải đi đôi với hành”. Nếu xa thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm
bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu, không xác định, phân
biệt được quy luật đó có hợp quy luật hay không có là tri thức đúng (chân lý) hay
không nhưng nếu tuyệt đối hóa thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm
chủ nghĩa nên đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn thì mới xác định được quy luật hợp chân lý.
Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm chính là những tri thức đúng, có đúng thời mới phù hợp được với hiện thực
khách quan còn tri thức sai, sai lầm thì không thể phù hợp với hiện thực khách quan được.
2.4.2. Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội
dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Thực tiễn lại có “tính phổ biến” và là “hiện thực trực tiếp” nhờ đó thực tiễn
có thể “vật chất hoá” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể vật chất có tính xác thực cảm tính.
Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó
luôn gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền
với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn. Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên
quan điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý.
Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực
tiễn, mà thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức để từ đó
giúp con người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể
phủ định được và sẽ tồn tại và là chân lý.
2.4.3. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.
Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân
thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ
sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.
Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt
đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một
quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực
tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một
quá trình có tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có
tính mục đích, lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.
Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm
nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức con người là tri thức đúng.
Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, nghĩa là
chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm
nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến
hành thực nghiệm, là áp dụng những phát minh vào thực tế công… Các tài liệu tham khảo:
1.https://hocluat.vn/vai-tro-cua-thuc-tien-doi-voi-nhan-
thuc/#h_983561425311573295815603
2.https://hocluat.vn/thuc-tien-la-tieu-chuan-cua-chan- ly/#h_67316777321583139722900