


















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------------------------ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VÀ
VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Họ và tên :
Đặng Thị Mai Hồng MSV : 1192122 Lớp :
Quản trị kinh doanh 61D Viện : Quản trị kinh doanh GVHD : Lê Ngọc Thông
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------------------------ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VÀ
VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2019 2 Blurred content of page 3 PHẦN A: TRIẾT HỌC
I/ Khái niệm, sự ra đời và nguồn gốc của Triết học 1. Triết học là gì
Từ xa xưa, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về triết học. Theo người Ấn Độ
cổ đại, triết học được coi là “Darshana” – là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, chiêm
nghiệm về thế giới và con người, là tri thức. Với người Trung Quốc, triết học xuất
phát từ chữ “triết”, là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết của con
người. Ở phương Tây, triết học xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, có nguồn gốc từ
“Philosophia”, là Philos (yêu mến) + Sophia (thông thái hay hiểu biết), nghĩa là sự yêu
mến sự thông thái. Khi đó, triết học được coi là hình thái cao nhất của tri thức, là khoa
học của mọi khoa học và các .nhà triết gia được coi là những nhà thông thái, uyên bác.
Trải qua quá trình phát triển, có rất nhiều quan điểm về triết học, tuy nhiên chúng
vẫn bao hàm những điểm chung, những nội dung cơ bản giống nhau. Vậy khái quát
lại, ta có thể hiểu: “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về
thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó”. Triết học
nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi
phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người
trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
2. Nguồn gốc và sự ra đời của triết học
Triết học có hai nguồn gốc cơ bản là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc nhận thức là ở kho tàng tri thức và tư duy của loài người. Khi con người
xuất hiện trên Trái Đất thì thời cũng là lúc ý thức ra đời. Những suy nghĩ ban đầu của
con người chỉ là những suy nghĩ đơn giản, nhỏ bé, rời rạc và không thống nhất. Trong
quá trình sống, từng bước con người có những kinh nghiệm, những kiến thức về tự
nhiên, xã hội, và từ đó những triết lý nhân sinh cũng ra đời. Dần dần, trình độ nhận
thức của con người phát triển cao lên đến mức có thể khái quát, trừu tượng và hình 2
thành nên các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy – là cơ sở cho triết
học ra đời sau này. Nguồn gốc xã hội của triết học là khi xã hội loài người đạt đến
trình độ tương đối cao, lao động trí óc tách rời khỏi lao động chân tay, xã hội bắt đầu
có sự phân chia giai cấp. Nhóm người lao động trí óc chuyên tâm nghiên cứu và hình
thành nên triết học. Triết học xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN
(khoảng 2800 -2600 năm trước) tại các trung tâm lớn của nền văn minh nhân loại.
Triết học xuất hiện ở cả phương Đông ( Ấn Độ, Trung Quốc) trong thời kỳ chuyển từ
xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến và ở cả phương Tây (Hy Lạp, Ai Cập), khi xã
hội có sự phân công lao động và phân chia giai cấp lần thứ hai, hay nói cách khác là
khi lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay.
II/ Triết học với tư cách là một khoa học
1. Đối tượng của triết học
Từ khi ra đời, triết học đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và ở mỗi giai đoạn
triết học cũng có những đối tượng khác nhau. Thời cổ đại, khi chưa có sự phân chia rõ
ràng giữa triết học và các ngành khoa học khác, triết học đã được coi là “khoa học của
mọi khoa học”, bao gồm toàn bộ tri thức và lí luận của con người. Thời trung cổ, do
sự thống trị của Thiên Chúa giáo, triết học chỉ được xem là một bộ phận của thần học,
với nhiệm vụ biện minh, lý giải cho sự tồn tại của thần quyền. Ngày nay, khi nhận
thức của con người ngày càng phát triển, triết học đã trở thành một môn khoa học độc
lập, có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Theo Ph.ăngghen: “Triết học là khoa học
về các quy luật chung nhất về sử sự vận động và phát triển của thế giới; từ tự nhiên, xã
hội và cả tư duy”. Như vậy, đối tượng của triết học là những vấn đề chung nhất của tự
nhiên, xã hội và cả tư duy.
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
Khi nghiên cứu một môn khoa học nào đó, chúng ta thường phải giải quyết nhiều
vấn đề khác nhau. Ví dụ như khi nghiên cứu về Kinh tế học, chúng ta phải giải quyết
ba vấn đề lớn: Sản xuất cái gì, Sản xuất như thế nào, Sản xuất cho ai. Triết học cũng
như mọi ngành khoa học khác, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản khác nhau.
Ph. Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là triết học hiện 2 Blurred content of page 6
công giữa lao động trí óc và lao động chân tay, dẫn tới quan niệm cho rằng nhân tố
tinh thần có vai trò quyết định tất cả sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy tâm xuất
hiện với hai hình thức chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium,...) và
chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen,...).
Vấn đề thứ hai của triết học trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức
thế giới hay không? Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau, cũng từ đó hình
thành nên hai trường phái lớn trong triết học: khả tri và bất khả tri. Đại đa số các nhà
triết học thường theo trường phái khả tri – thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của
con người. Tuy nhiên, trong khi các nhà duy vật cho rằng sự nhận thức đó là sự phản
ánh thế giới vật chất vào óc con người thì các nhà duy tâm lại cho rằng sự nhận thức
đó là sự nhận thức của tinh thần và tư duy, phủ nhận thế giới khách quan là nguồn gốc
của nhận thức. Theo sau đó là trường phái bất khả tri – phủ nhận con người có khả
năng nhận thức thế giới, ví dụ như quan điểm cho rằng không thể chứng minh hay biết
được sự tồn tại của Đức Phật. Các nhà triết học tiêu biểu theo trường phái này là Hium, Can-tơ, Beccơly,...
Trong lịch sử triết học, luôn luôn có cuộc đấu tranh giữa các trường phái trong triết
học. Trong quá trình đó, các trường phái luôn tác động qua lại lẫn nhau, vừa đấu tranh,
gạt bỏ vừa kế thừa, bổ sung cho nhau. Chính điều này làm cho triết học không ngừng
phát triển, biến đổi, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu của triết học
Triết học là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư
duy, giúp cho con người trong việc nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Phương
pháp nghiên cứu triết học là phương pháp của tư duy và cũng là phương pháp của
nhận thức với toàn thể nhân loại. Trong lịch sử tồn tại hai phương pháp biện chứng và
siêu hình, cũng là hai phương pháp đối lập nhau.
Biện chứng là phạm trù triết học xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa là
tranh luận, dùng để chỉ tính chất gắn với sự tồn tại vận động của thế giới. Phép biện
chứng là học thuyết, lý luận về tính biện chứng của thế giới thành hệ thống các
nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp 2
luận của nhận thức và thực tiễn. Ph.Ăngghen định nghĩa: “Phương pháp biện chứng là
phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu
là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận
động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”. Phương pháp biện chứng
phát triển với ba giai đoạn thể hiện qua ba hình thức cơ bản của phép biện chứng:
phép biện chứng thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trái ngược với phương pháp biện chứng, phương pháp siêu hình lại có tư duy trái
ngược. Phương pháp siêu hình nhận thức sự việc trong trạng thái cô lập, tách rời khỏi
các đối tượng khác; nghiên cứu sự vật trong sự tĩnh tại; không thừa nhận xu thế phát
triển; tìm nguyên nhân cho sự vận động phát triển từ bên ngoài sự vật. Phương pháp
siêu hình xem xét sự vật với một tư duy cứng nhắc, “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng
biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng
thái tĩnh mà quên mất sự vận động của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy
rừng”. Phương pháp siêu hình dẫn đến sự phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy
mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
Hai phương pháp siêu hình và biện chứng đề là kết quả của quá trình nhận thức
của con người về thế giới khách quan. Trong lịch sử triết học, có một số thời điểm tư
duy siêu hình chiếm ưu thế. Tuy nhiên, xét trong suốt toàn bộ chiều dài lịch sử thì tư
duy biện chứng lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong triết học, trở thành công cụ
đặc biệt giúp con người cải tạo và nhận thức thế giới.
4. Hệ thống các nguyên lý, phạm trù và quy luật của Triết học
Mỗi một môn khoa học đều có những nguyên lý, phạm trù và quy luật của riêng
mình, triết học cũng như vậy. Kể từ khi ra đời, phép biện chứng duy vật đã trở thành
một vũ khí lí luận sắc bén nhất cho giai cấp tiến bộ, là công cụ khoa học vĩ đại để giai
cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới, trở thành kết tinh tinh hoa tư tưởng của
nhân loại. Vì thế, có thể coi các nguyên lý, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật
biện chứng cũng là những nguyên lý, phạm trù, quy luật của triết học. 2 Blurred content of page 9 2
PHẦN B: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I/ Vai trò thế giới quan và phương pháp luận
Trong đời sống xã hội, triết học có rất nhiều vai trò như giáo dục, thẩm mỹ, đánh
giá, nhận thức, nhưng quan trọng và sâu sắc nhất vẫn là vai trò thế giới quan và vai trò
phương pháp luận, cũng là hai vai trò cơ bản nhất của triết học. 1. Vai trò thế giới quan a) Thế giới quan
Trong cuộc sống con người, thế giới quan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thế
giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới xung
quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp thông qua các nhu cầu, lợi ích,
lý tưởng mang tính cá nhân hoặc xã hội. Thế giới quan được hình thành từ trong quá
trình sống của con người, và quay ngược trở lại, nó cũng là một trong những nhân tố
định hướng cho hoạt động sống của con người. Vì vậy, ta có thể ví thế giới quan như
một chiếc la bàn định hướng cho cuộc sống của mỗi người, đóng vai trò chi phối, chỉ
dẫn tư duy và hành động của mỗi cá nhân. Thông qua thế giới quan, con người nhìn
nhận được thế giới xung quanh và bản thân mình, từ đó xác định được mục đích, ý
nghĩa cuộc sống và lựa chọn được cách thức để đạt được mục đích đó. Vai trò thế giới quan của Triết học
Triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới quan, là hạt
nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự
giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do khoa học mang lại. Triết
học giúp ta trang bị và hoàn thiện thế giới quan, và trên cơ sở đó giúp trang bị và hoàn
thiện nhân sinh quan – là yếu tố cơ bản để hình thành và phát triển tính cách của mỗi 2 Blurred content of page 12
Khoa học có tác động to lớn đối với sự phát triển của triết học và ngược lại, triết
học cũng có vai trò rất quan trọng đối với các ngành khoa học cụ thể. Lịch sử cho thấy
những nhà khoa học lỗi lạc ở thế kỷ XX đều ủng hộ hoặc theo một trường phái triết
học nào đó. Những thành tựu mà các ngành khoa học cụ thể đạt được đã buộc nó phải
chuyến sang lĩnh vực lý luận – lĩnh vực triết học, buộc nó phải vận dụng tư duy lý
luận của triết học. Giống như G.Hêghen đã từng nói: “Dù có cố gắng suy luận mà
không quan tâm đến triết học, các khoa học khác thiếu nó vẫn không thể có sự sống,
tinh thần, chân lý”. Triết học không đi sâu vào vấn đề khoa học cụ thể mà đi sâu giải
quyết các vấn đề thuộc lý luận nhận thức phổ quát. Triết học là thế giới quan và
phương pháp luận, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá, tổng
kết các thành tựu đạt được, làm sáng tỏ nguyên lý chung của nó, cũng như quản lý và
định ra phương hướng cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể.
Tư duy lý luận có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của
con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó
chỉ ra phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như mắt nhắm mà đi”. Triết học là thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người. Vì vậy, triết học có vai trò quan trọng
trong việc góp phần hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của con người.
II/ Vai trò của triết học trong thời hiện nay và liên hệ bản thân
1. Vai trò của triết học trong thời đại hiện nay
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên
toàn cầu. Con người đang đứng trước một cuộc cách mạng to lớn mà chính nó làm
thay đổi toàn bộ thế giới. Khi thực hiện cuộc cách mạng này, con người không thể
thiếu những thành tựu khoa học, những kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó,
chúng ta không thể không nhắc tới tầm quan trọng của triết học, nhất là trong vai trò
định hướng đối với sự nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề của thời đại.
Triết học giúp con người nhìn nhận và lí giải lại thế giới và bản thân mình, hiểu được
vị trí của bản thân trước thế giới rộng lớn. Như vậy, triết học giúp con người có
những cái nhìn tổng quát, đúng đắn về những chiều hướng biến động trên thế giới. Từ
đó, con người xác định được mục tiêu và lý tưởng, định hướng đúng đắn trong hành 2
động bản thân mình trong thời đại hiện nay. Có một tư tưởng triết học đúng đắn,
người làm hạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn mới có thể đưa ra
những biện pháp, đường lối, bước đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa, công
nghiệp hóa. Có một tư tưởng triết học đúng đắn, người lao động mới có được định
hướng đúng đắn trong quá trình làm việc và củng cố sự quyết tâm hành động để hoàn
thành mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất. Triết học giúp con người hoàn thiện thế
giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, giúp chúng ta có một tư duy mềm dẻo, nhạy
bén, thích ứng nhanh với sự tiến bộ và thay đổi của thế giới. Như vậy, triết học vừa
thực hiện chức năng giải thích thế giới vừa góp phần biến đổi thế giới, giúp hoàn
thành mục tiêu đổi mới của con người trong thời đại hiện nay – thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa. 2. Liên hệ bản thân
Danh sĩ Thân Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí
mạnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp
hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân
tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Sinh viên
chính là là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ được cả đất nước kỳ vọng trong
việc đóng góp cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong mai sau. Trên thực tế
hiện nay, chúng ta có thể thấy năng lực tư duy của sinh viên còn nhiều hạn chế, vẫn
còn rập khuôn, giáo điều, thiếu tính sáng tạo. Đặc biệt, khả năng vận dụng những tri
thức đã học để áp dụng vào thực tế của mỗi sinh viên đều chưa được tốt. Từ những tri
thức mà triết học mang lại, mỗi sinh viên cần phải có những ứng dụng nhất định trong
cuộc sống, nhất là trong cuộc sống sinh viên. Mỗi người chúng ta cần phải kiên định
với chủ nghĩa Mác – Lênin, với tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đúng, tích cực học
tập, nghiên cứu trau dồi và nâng cao lên bằng cách vận dụng, sáng tạo nó. Từ nội
dung các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng, sinh viên có thể lấy đó
làm cơ sở để rèn luyện và phát huy tư duy biện chứng. Cần nâng cao năng lực biện
chứng, khắc phục được lối tư duy siêu hình, cứng nhắc, quá đề cao hoặc tôn thờ một
lĩnh vực này mà xem nhẹ các lĩnh vực khác. Do đó, mỗi sinh viên cần tích cực học
tập, nghiên cứu kết hợp với tham gia các câu lạc bộ, tổ đội của nhà trường, giúp cho 2 Blurred content of page 15 KẾT LUẬN
Triết học có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội. Triết học giúp chúng ta
trang bị và hoàn thiện thế giới quan, là trụ cột về mặt tư tưởng nhân cách, là cơ sở cho
đạo đức, chính trị và hành vi. Đồng thời, triết học cũng giúp chúng ta có được phương
pháp luận chung nhất, giúp con người định hướng trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Hiểu rõ được các vấn đề cơ bản, các nguyên lý, phạm trù, quy luật của triết học
sẽ giúp con người nhìn nhận xem xét lại bản thân, tích cực góp phần trong việc cải tạo
thế giới. Bên cạnh đó, triết học cũng có đóng góp to lớn trong sự phát triển của khoa
học cũng như trong việc xây dựng tư duy lý luận của con người. Là một sinh viên
trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, em
sẽ tích cực học tập, nghiên cứu và vận dụng, sáng tạo những tri thức triết học mang lại
vào thực tế cuộc sống của bản thân. Qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy
triết học thực sự là một môn khoa học lý thú, hấp dẫn, thú vị và tuyệt vời, đúng như
G.Hêghen đã từng nói: “Tôi biết nhiều khoa học tuyệt vời, nhưng tôi không biết khoa
học nào tuyệt vời hơn triết học”. 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” – NXB Chính trị quốc gia
2. Giáo trình “Triết học” (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
thuộc chuyên ngành triết học) – NXB Chính trị - Hành chính
3. Ph. Ăngghen “Chống Đuy – rinh”
4. “C.Mác và Ăngghen: Toàn tập” – NXB Chính trị quốc gia
5. “Hồ Chí Minh: Toàn tập” – NXB Chính trị quốc gia 6. Wikipedia 2 Blurred content of page 18
Kết luận .............................................................................................................15 Tài liệu tham
khảo .............................................................................................16 Mục
lục ..............................................................................................................17 2