BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
__________*__________
BÀI TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng sáng tạo sáu cặp phạm trù vào trong thực tiễn cuộc sống
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thị Hồng Hạnh
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất
cho tôi có cơ hội được học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Triết Học cùng toàn thể
thầy cô nghiên cứu, giảng dạy khoa Giáo dục chính trị đã tận tâm trả lời những câu
hỏi thắc mắc của tôi.
Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô Võ Thị Hồng Hạnh. Trong quá
trình học tập và tìm hiểu về môn Triết Học, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của thầy. Thầy đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức để có
cái nhìn sâu rộng hơn về cuộc sống, con người.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người có một
mức giới hạn nhất định. Vì vậy , trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ thầy để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN NỘI DUNG
Trong quá trình nhận thức của con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối
tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm, những thuộc tính và mối
liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Chúng là những đặc trưng của đối tượng vật
chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh
chúng là những phạm trù Triết học.
Phạm trù Triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối
tượng hiện thực.
Khi nghiên cứu các cặp phạm trù cần đặt chúng trong mối liên hệ với nhau và với
các quy luật của phép biện chứng duy vật, bởi nếu chỉ nghiên cứu riêng rẽ các
phạm trù hoặc các quy luật của phép biện chứng duy vật thì chúng ta cũng chưa thể
nắm được đầy đủ các mối liên hệ bản chất của thế giới, “ Quy luật nắm lấy cái gì là
yên tĩnh- và chính vì vậy mà quy luật, mọi quy luật đều chật hẹp, không đầy đủ,
gần đúng”
I. Cặp phạm trù cái chung- cái riêng
-Cái riêng (cái đặc thù) là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật,
hiện tượng nhất định. là phạm trù triết học dùng để chỉ cácCái đơn nhất
mặt, đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) mà không lặp
lại ở sự vật, hiện tượng khác là phạm trù triết học. Cái chung (cái phổ biến)
dùng để chỉ những mặt, thuộc tính không chỉ có ở một sự vật, hiện tượng mà
còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
-Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng- cái chung: Cái chung tồn tại
bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình, cái
riêng tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; Cái riêng là cái toàn bộ nên nó
phong phú, đa dạng hơn; cái chung là cái bộ phận nhưng nó sâu sắc, mang
tính bản chất và phổ biến hơn; Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa
cho nhau trong điều kiện nhất định theo hai chiều hướng như Cái chung
chuyển hóa thành cái đơn nhất gắn liền với quá trình phát triển của sự vật,
3
hiện tượng và ngược lại cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung gắn liền
với quá trình đi xuống, sự lạc hậu, lỗi thời của sự vật, hiện tượng.
-Ý nghĩa của phương pháp luận: Cái chung tồn tại trong cái riêng vì
thế nếu muốn tìm cái chung ta cần phải xuất phát từ những cái riêng (cái
đặc thù) . Đồng thời, cái chung và cái riêng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau nên muốn giải quyết cái riêng không thể bỏ qua việc giải quyết cái
chung (cái phổ biến). Ngoài ra, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và
ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Cần xem xét nếu: Cái
đơn nhất tích cực, có lợi cho con người thì cần tạo điều kiện thuận lợi để nó
trở thành cái chung, cái phổ biến; hay cái chung tiêu cực, bất lợi thì tạo điều
kiện để nó trở thành cái đơn nhất
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN:
Mục đích cuối cùng trong thực tiễn tìm ra cái chung từ trong rất nhiều cái
riêng. Bởi vậy, muốn thành công trong cuộc sống, ta cần nghiên cứu những thói
quen, con đường sự nghiệp của những người thành công trong cuộc sống để từ đó
tìm ra điểm chung của họ học tập, noi theo. Đó sẽ nhưng kim chỉ nam, những
nền tảng vững chắc đã được chứng minh đúc kết qua cả một quá trình lâu dài để
chúng ta thể dựa vào đó phát triển.Cái riêng sự kết hợp của cả cái chung
cái đơn nhất nên muốn thành công không nên bắt chước hoàn toàn những người
đã thành công, làm tất cả những điều họ làm, bắt buộc bản thân mình phải đi
con đường giống hệt họ cần phải những cái đơn nhất cho bản thân, tìm hiểu
phát triển những nét độc đáo, những điểm mạnh của riêng mình để biến bản
thân mình trở thành một gam màu thật khác biệt trong thế giới muôn màu muôn vẻ.
như trong kinh doanh, ta muốn kinh doanh online nhưng đây một mặt hàng
khá phổ biến sự cạnh tranh cao dụ như mặt hàng quần áo, để thành công cần
những cái chung cái riêng, cái chung đây mặt hàng phải đảm bảo chất
lượng tốt với mặt bằng chung, giá cả phù hợp tuy nhiên đây mới chỉ điều kiện
cần; Điều kiện đủ đây ta phải biết tạo cái riêng, nét riêng biệt cho việc kinh
doanh của bản thân (như tặng kèm những món quà nhỏ xinh cho khách hàng, chạy
tương tác trên các kênh thông tin số tiktok, facebook…. ) điều này tạo nên niềm tin
cho khách hàng giúp khách hàng những dấu ấn riêng với mặt hàng mình đang
kinh doanh.
Hay trong giao tiếp, cái riêng ta cần rèn luyện những kỹ năng khác nhau như
biết lắng nghe, biết nắm bắt tâm lý, suy nghĩ khi nói, đầu vào đọc sách để tăng
4
vốn từ ngữ….ta lấy một dụ như phong cách giao tiếp của các nhân viên sale bất
động sản với những đối tượng khách hàng khác nhau, khi tiếp thị cho những người
thuộc tầng lớp thượng lưu thì họ thường lựa chọn nơi gặp khách hàng những nơi
như văn phòng, quán phê , hay khi nhân viên bán đồ gia dụng thường lựa chọn
phong cách giao tiếp với tông giọng hòa nhã , cách ăn mặc giản dị,gần gũi.. Hay
khi bán hàng cho người làm tri thức như (kỹ sư, bác sỹ..) thì cách giao tiếp lại khác
khi giao tiếp với người làm người nội trợ.Để vận dụng cái riêng một cách thành
công đều bắt nguồn từ những cái chung như mọi người thường thích sự gần gũi,
quen thuộc. Để thành công trong kinh doanh hay trong giao tiếp trước hết ta cần
tìm ra những cái chung để được mọi người yêu mến, sau đó ta sẽ bộc lộ những cái
đơn nhất , cái riêng biệt của bản thân …
Hơn nữa, cái riêng cái chung mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái
chung nằm trong cái riêng nên trước khi phát triển những màu sắc của riêng mình,
ta không thể nào bỏ qua, lờ đi những phần kiến thức nền tảng, bản. như khi
xây một ngôi nhà, chỉ khi công đoạn làm móng đã đủ vững chắc thì khi xây nhà
mới thể kiên cố lâu dài được. Từ đó, khi muốn thành công trong bất cứ lĩnh
vực, ngành nghề nào cũng cần phải nắm chắc kiến thức bản. Khi đã kiến
thức bản rồi, ta mới thể phát triển thêm những điểm đặc biệt của bản thân
thật tốt.
II. Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả
-Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi
nhất định là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau. Kết quả
giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau
-Mối liên hệ nguyên nhân-kết quả có tính tất yếu, khách quan và phổ biến.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ, chuyển
hóa cho nhau, cái mà ở thời điểm này là nguyên nhân nhưng ở thời điểm khác, mối
liên hệ khác thì lại là kết quả. Sự tác động của nguyên nhân có thể theo hai chiều
hướng (thuận, nghịch) nên các kết quả sinh ra từ nguyên nhân có thể khác nhau.
Hay nói cách khác kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định
5
-Ý nghĩa phương pháp luận: Sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của
nó vì thế muốn cho sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân,
điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng; ngược lại muốn sự vật, hiện
tượng nào đó mất đi thì phải làm mất đi nguyên nhân tồn tại của nó. Cần tìm hiểu,
xác định và phân loại đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh. Trong thực
tiễn, cần khai thác tận dụng kết quả đạt được để thúc đẩy nguyên nhân theo hướng
tích cực.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Nguyên nhân là thứ sinh ra kết quả nên muốn giải quyết bất cứ một sự việc, hiện
tượng nào cũng cần xuất phát từ nguyên nhân. Do đó, trong việc phát triển bản
thân, khi thấy kết quả làm việc hay học tập của bản thân kém hoặc không có hiệu
quả ta cần tìm hiểu, xác định đúng và phân loại các nguyên nhân từ phương pháp
học tập hay làm việc của mình. Ví dụ như khi mình đi thi bị điểm kém ta cần tìm
nguyên nhân ở đây là gì, là do bản thân không tập trung học tập và ôn luyện, trì trệ
, nước đến chân mới nhảy , việc mất tập trung trong lúc học là do mình đã sử dụng
điện thoại trong giờ học lướt tiktok, facebook, chơi game. Khi đó muốn giải quyết
vấn đề điểm kém cần phải kiểm soát thời gian, khắt khe hơn với bản thân cụ thể là
không sử dụng điện thoại trong giờ học, lên kế hoạch học tập cụ thể, sắp xếp thời
gian, đặt ra những mục tiêu để tạo động lực cho bản thân học tập và làm việc
Ngược lại, khi đạt được kết quả học tập hay làm việc tốt cần tìm hiểu và rút ra
nguyên nhân. Ví dụ như sức khỏe của bản thân đã tốt lên nhiều vì mình đã bắt đầu
thói quen ngủ sớm dậy sớm và chạy bộ vào mỗi buổi sáng. Khi đó,ta cần biết phát
huy và tiếp tục áp dụng, khai thác nguyên nhân ấy, duy trì thói quen sống và sinh
hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe của bản thân mình.
Hay trong kinh doanh, khi doanh thu giảm mạnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân, là do chất lượng hàng hóa hay do cách bán hàng của mình. Từ đó cần thay
đổi để đạt hiệu quả tốt hơn.
Để có được kết quả thì chúng ta cần phải tác động , tác động vào những điều kiện
khách quan và chủ quan. Ví dụ như để thành công ta cần phải tác động đến điều
kiện chủ quan là phải nỗ lực cố gắng, hay tác động đến điều kiện khách quan như
yếu tố may mắn, phải biết nắm bắt cơ hội (thì phải có sự chuẩn bị tốt mới nắm bắt
được). Nỗ lực không thôi là chưa đủ, nó còn phụ thuộc vào điều kiện.
6
III. Cặp phạm trù ngẫu nhiên- tất nhiên
-Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong
sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như
thế chứ không thể khác. là phạm trù triết học chỉ cái không phải doNgẫu nhiên
bản chất kết cấu bên trong sự vật mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật hoặc
do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định, chúng có thể có
xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác.
- Mối quan hệ biện chứng: ssTất nhiên và ngẫu nhiên cùng tồn tại trong sự
thống nhất hữu cơ với nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau,
ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính chất tương đối.
- Ý nghĩa phương pháp luận : Muốn tất nhiên xảy ra đúng trong thực tiễn
cần phải nghiên cứu được mối liên hệ tất nhiên chứ không dựa vào ngẫu nhiên.
Trong thực tiễn, ngẫu nhiên có thể thay đổi đột ngột. Do vậy cần có những phương
án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xảy ra.Khi nhận thức được các điều
kiện có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để biến ngẫu nhiên thành tất nhiên ( Và không
phù hợp thực tiễn khi ngược lại)..
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Trong học tập, để có kết quả học tập tốt và được học bổng thì việc cần
thiết phải làm là học chăm chỉ, có phương pháp học tập đúng đắn là điều tất nhiên
nhưng quá trình đến cái đích ấy nhanh hay chậm, có những khó khăn, trở ngại như
thế nào còn phụ thuộc vào nhiều cái ngẫu nhiên. Ví dụ như sau một quá trình học
tập với phương pháp học tập đúng đắn tiếp thu bài nhanh, vận dụng dễ dàng thì
việc đạt điểm cao trong kỳ thi là một điều . Nhưng sau cả một quá trìnhtất nhiên
dài học hành chăm chỉ nhưng trước ngày thi lại gặp một cú sốc tâm lý (bị thất tình
chẳng hạn) . Khi đó, tâm trí bị cảm xúc chi phối và không còn tập trung hoàn toàn
cho việc làm bài thi được nên kết quả thi thấp hơn dự định. Hoặc vài ngày trước
khi thi lại bị bệnh, bị ốm sốt nên khi làm bài thi bị ảnh hưởng dẫn đến kết quả
không được tốt. Khi đó, việc thất tình hay bị bệnh đều là những cái ngẫu nhiên tác
động đến cái tất nhiên. Từ đó, trong cuộc sống cần dự liệu những cái ngẫu nhiên sẽ
xảy tới và chuẩn bị những phương án dự phòng cho nó. Ví dụ như trong quá trình
ôn thi, đặc biệt là những ngày gần sát kì thi thì nên tránh những cảm xúc tiêu cực,
tạo tâm lý thoải mái tập trung ôn thi. Ngoài ra, trong quá trình ôn thi ấy cần đặc
7
biệt chú ý tới sức khỏe để bản thân luôn trong trạng thái tỉnh táo, minh mẫn và
khỏe mạnh để làm tốt bài thi, đồng thời tránh được tình trạng sức khỏe yếu không
mong muốn trước kì thi.
IV. Cặp phạm trù Nội dung- Hình thức
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật
hiện tượng. là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện vàHình thức
phát triển của sự vật hiện tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Mối quan hệ biện chứng: Nội dung và hình thức tồn tại trong mối liên hệ
phụ thuộc lẫn nhau .Từ một nội dung có thể được thể hiện qua nhiều hình thức và
cùng một hình thức có thể truyền tải được nhiều nội dung. Nội dung quyết định
hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Thứ nhất, không tuyệt đối hóa một trong hai
mặt nội dung hoặc hình thức. Thứ hai, cần tận dụng sự đa dạng của hình thức vào
việc thể hiện nội dung. Thứ ba, muốn hoạt động truyền tải có hiệu quả cần căn cứ
vào nội dung và sự tác động trở lại của hình thức tới nội dung.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Đối với một con người, nội dung là nhân cách, là tâm hồn. Còn hình thức
là ngoại hình, là các phương tiện về vật chất mà người đó dùng để bộc lộ, thể hiện
nhân cách của bản thân mình ra bên ngoài. Trong một số trường hợp, nếu như con
người tuyệt đối hóa nhân cách tâm hồn, chỉ chú trọng chăm lo, bồi dưỡng cho nó
mà không quan tâm đến ngoại hình hay các phương tiện về vật chất tối thiểu để
bộc lộ tâm hồn thì dù nhân cách có tốt tới bao nhiêu cũng sẽ gặp phải nhiều hạn
chế, khó mà phát triển được. Ngược lại, nếu như chỉ quan tâm chăm sóc cho ngoại
hình, cho những phương tiện vật chất mà bỏ qua rèn luyện nhân cách rất dễ sa đà,
đi lạc hướng, tuy bên ngoài cầu kì, hoa lệ rực rỡ nhưng bên trong lại rỗng tuếch.
Như vậy cũng không thể làm được gì cả.
Bởi vậy, nội dung và hình thức gắn liền với nhau, cần đi đôi với nhau. Con
người không chỉ cần chú trọng bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách mà còn cần chăm lo
đến vẻ bề ngoài, đến những phương tiện vật chất tối thiểu mới có thể phát triển và
nắm bắt được nhiều cơ hội để thành công hơn trong cuộc sống.
V. Cặp phạm trù Bản chất- Hiện tượng
8
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng
và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng
là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối
ổn định ở bên ngoài, đây là mặt dễ biến dổi hơn và là hình thức thể hiện của
bản chất đối tượng.
- Mối quan hệ biện chứng: Cả hai phạm trù tồn tại trong mối quan hệ thống
nhất hữu cơ với nhau; Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong
phú hơn bản chất; hiện tượng không hoàn toàn phù hợp với bản chất; Bản
chất ổn định hơn hiện tượng, hiện tượng biến đổi nhanh hơn bản chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Muốn tìm ra bản chất phải nghiên cứu nhiều
hiện tượng; Cần nghiên cứu các hiện tượng giả để phản ánh sai lệch bản
chất.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Bản chất tồn tại sâu xa bên trong sự vật nên nó chỉ có thể được tìm thấy
bên trong sự vật chứ không ở bên ngoài đâu khác. Hơn nữa, khi kết luận về bản
chất của một sự vật, không nên đưa ra những nhận định chủ quan, phiến diện, một
chiều. Trong cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu, khi bắt gặp những hành động,
lời nói đường mật tưởng chừng như tán tỉnh của người khác, ta chưa nên vội đưa ra
kết luận rằng người đó yêu thương, thật lòng với mình mà cần tỉnh táo, xem xét
đến nhiều hiện tượng khác nhau, nhiều trường hợp khác nhau, cho bản thân mình
thời gian để tìm hiểu thật kĩ càng bởi có khi đó chỉ là những hành động người đó
làm với tất cả mọi người hay có khi người ấy cũng chỉ muốn tán tỉnh trêu đùa chứ
không thật sự có lòng đối với ta. Hay là cả những người vừa gặp đã tỏ ra thân thiết,
sẵn sàng cho ta hết tất cả cũng chưa chắc đã là người thật lòng với ta. Những thứ
dễ có cũng dễ mất đi nên ta cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ để tránh sa lấy vào
những hiện tượng bản chất.sai lệch với
VI. Cặp phạm trù Khả năng- Hiện thực
- Phạm trù khả năng: là cái chưa có, chưa xảy ra nhưng nhất định sẽ xảy ra
khi có điều kiện thích hợp; là 1 trạng thái đặc biệt của hình thức. Có 3 loại:
Khả năng thực tế: khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh; Khả năng tất
nhiên: khả năng gần, khả năng xa; Khả năng ngẫu nhiên.
Phạm trù hiện thực: Là cái đang có, đang tồn tại thực tế; Hiện thực khác
hiện thức khách quan; Hiện thực khách quan: là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất
9
tồn tại độc lập và ý thức con người. Hiện thực bao gồm: hiện thực vật chất ( những
sự vật hiện tượng đang tồn tại 1 cách khách quan trong thực tế) và hiện thực tinh
thần ( những gì đang tồn tại 1 cách chủ quan trong ý thức con người).
- Mối quan hệ biện chứng: Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ
hữu cơ với nhau; Cùng trong điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể
tồn tại nhiều khả năng; Trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện
thêm những khả năng mới đồng thời mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự
thay đổi của điều kiện; Để khả năng biến thành hiện thực thường cần 1 tập
hợp điều kiện: nhân tố chủ quan và điều kiện khác quan.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Thứ nhất là trong một sự vật tồn tại nhiều khả
năng nên cần chọn lọc khả năng phù hợp. Thứ hai, cần nhận thức được khả
năng tiềm tàng của sự vật để nắm bắt xu thế phát triển của nó. Thứ ba, cần
phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức để biến khả năng
thành hiện thực theo mục đích nhất định.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Mỗi khả năng xuất phát từ một hiện tượng nhất định. Mỗi người có điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau vì thế khả năng phát triển là khác nhau. Vấn đề quan
trọng đó là mỗi người cần tìm tòi và phát hiện ra tối ưu và phù hợp nhấtkhả năng
với bản thân mình để dựa vào đó mà phát triển, để biến khả năng ấy thành hiện
thực. Cần tránh những khả năng ảo chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Mỗi người có những khả năng đặc biệt của riêng mình, có những điểm
mạnh riêng, điểm yếu riêng nên không thể lầm tưởng mà đi sai đường, bỏ qua
những cánh cửa, những cơ hội đang chờ đón. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta cần
không ngừng khám phá, tận dụng những cơ hội để tìm hiểu bản thân, rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu của mình, không ngừng khai phá những khả năng tiềm tàng
để phát triển, biến những khả năng ấy thành hiện thực.
10
KẾT LUẬN
Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những
đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới
vật chất. Quan hệ nhân – quả cũng như vậy, chúng ta có thể coi như quan hệ nhân –
quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một tác động này suy ra một
kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực: trong tự nhiên, trong xã hội, cả trong khoa
học ( vật lý, hóa học,…) kinh tế, chính trị, văn hóa,… Quan hệ nhân – quả là một
trong những mối quan hệ phổ biến nhất trong thế giới hiện thực, có vai trò quan
trọng đối với quá trình hình thành nhận thức của chúng ta.
Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù là những cơ sở lý luận
rất quan trọng giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt
động thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được
về đặc trưng của mối quan hệ và những đặc trưng của các cặp phạm trù vào hoạt
động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn hơn.
11
12

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN __________*__________ BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng sáng tạo sáu cặp phạm trù vào trong thực tiễn cuộc sống
Giảng Viên Hướng Dẫn : Võ Thị Hồng Hạnh
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021 1 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất
cho tôi có cơ hội được học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Triết Học cùng toàn thể
thầy cô nghiên cứu, giảng dạy khoa Giáo dục chính trị đã tận tâm trả lời những câu hỏi thắc mắc của tôi.
Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô Võ Thị Hồng Hạnh. Trong quá
trình học tập và tìm hiểu về môn Triết Học, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của thầy. Thầy đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức để có
cái nhìn sâu rộng hơn về cuộc sống, con người.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người có một
mức giới hạn nhất định. Vì vậy , trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ thầy để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN NỘI DUNG
Trong quá trình nhận thức của con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối
tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm, những thuộc tính và mối
liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Chúng là những đặc trưng của đối tượng vật
chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh
chúng là những phạm trù Triết học.
Phạm trù Triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.
Khi nghiên cứu các cặp phạm trù cần đặt chúng trong mối liên hệ với nhau và với
các quy luật của phép biện chứng duy vật, bởi nếu chỉ nghiên cứu riêng rẽ các
phạm trù hoặc các quy luật của phép biện chứng duy vật thì chúng ta cũng chưa thể
nắm được đầy đủ các mối liên hệ bản chất của thế giới, “ Quy luật nắm lấy cái gì là
yên tĩnh- và chính vì vậy mà quy luật, mọi quy luật đều chật hẹp, không đầy đủ, gần đúng” I.
Cặp phạm trù cái chung- cái riêng
-Cái riêng (cái đặc thù) là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật,
hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các
mặt, đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) mà không lặp
lại ở sự vật, hiện tượng khác. Cái chung (cái phổ biến) là phạm trù triết học
dùng để chỉ những mặt, thuộc tính không chỉ có ở một sự vật, hiện tượng mà
còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
-Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng- cái chung: Cái chung tồn tại
bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình, cái
riêng tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; Cái riêng là cái toàn bộ nên nó
phong phú, đa dạng hơn; cái chung là cái bộ phận nhưng nó sâu sắc, mang
tính bản chất và phổ biến hơn; Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa
cho nhau trong điều kiện nhất định theo hai chiều hướng như Cái chung
chuyển hóa thành cái đơn nhất gắn liền với quá trình phát triển của sự vật, 3
hiện tượng và ngược lại cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung gắn liền
với quá trình đi xuống, sự lạc hậu, lỗi thời của sự vật, hiện tượng.
-Ý nghĩa của phương pháp luận: Cái chung tồn tại trong cái riêng vì
thế nếu muốn tìm cái chung ta cần phải xuất phát từ những cái riêng (cái
đặc thù) . Đồng thời, cái chung và cái riêng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau nên muốn giải quyết cái riêng không thể bỏ qua việc giải quyết cái
chung (cái phổ biến). Ngoài ra, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và
ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Cần xem xét nếu: Cái
đơn nhất tích cực, có lợi cho con người thì cần tạo điều kiện thuận lợi để nó
trở thành cái chung, cái phổ biến; hay cái chung tiêu cực, bất lợi thì tạo điều
kiện để nó trở thành cái đơn nhất
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN:
Mục đích cuối cùng trong thực tiễn là tìm ra cái chung từ trong rất nhiều cái
riêng. Bởi vậy, muốn thành công trong cuộc sống, ta cần nghiên cứu những thói
quen, con đường sự nghiệp của những người thành công trong cuộc sống để từ đó
tìm ra điểm chung của họ và học tập, noi theo. Đó sẽ là nhưng kim chỉ nam, những
nền tảng vững chắc đã được chứng minh và đúc kết qua cả một quá trình lâu dài để
chúng ta có thể dựa vào đó mà phát triển.Cái riêng là sự kết hợp của cả cái chung
và cái đơn nhất nên muốn thành công không nên bắt chước hoàn toàn những người
đã thành công, làm tất cả những điều mà họ làm, bắt buộc bản thân mình phải đi
con đường giống hệt họ mà cần phải có những cái đơn nhất cho bản thân, tìm hiểu
và phát triển những nét độc đáo, những điểm mạnh của riêng mình để biến bản
thân mình trở thành một gam màu thật khác biệt trong thế giới muôn màu muôn vẻ.
Ví như trong kinh doanh, ta muốn kinh doanh online nhưng đây là một mặt hàng
khá phổ biến và sự cạnh tranh cao ví dụ như mặt hàng quần áo, để thành công cần
có những cái chung và cái riêng, cái chung ở đây là mặt hàng phải đảm bảo chất
lượng tốt với mặt bằng chung, giá cả phù hợp tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện
cần; Điều kiện đủ ở đây là ta phải biết tạo cái riêng, nét riêng biệt cho việc kinh
doanh của bản thân (như tặng kèm những món quà nhỏ xinh cho khách hàng, chạy
tương tác trên các kênh thông tin số tiktok, facebook…. ) điều này tạo nên niềm tin
cho khách hàng giúp khách hàng có những dấu ấn riêng với mặt hàng mình đang kinh doanh.
Hay trong giao tiếp, cái riêng là ta cần rèn luyện những kỹ năng khác nhau như
biết lắng nghe, biết nắm bắt tâm lý, suy nghĩ khi nói, đầu tư vào đọc sách để tăng 4
vốn từ ngữ….ta lấy một ví dụ như phong cách giao tiếp của các nhân viên sale bất
động sản với những đối tượng khách hàng khác nhau, khi tiếp thị cho những người
thuộc tầng lớp thượng lưu thì họ thường lựa chọn nơi gặp khách hàng ở những nơi
như văn phòng, quán cà phê , hay khi nhân viên bán đồ gia dụng thường lựa chọn
phong cách giao tiếp với tông giọng hòa nhã , cách ăn mặc giản dị,gần gũi.. Hay
khi bán hàng cho người làm tri thức như (kỹ sư, bác sỹ..) thì cách giao tiếp lại khác
khi giao tiếp với người làm người nội trợ.Để vận dụng cái riêng một cách thành
công đều bắt nguồn từ những cái chung như mọi người thường thích sự gần gũi,
quen thuộc. Để thành công trong kinh doanh hay trong giao tiếp trước hết ta cần
tìm ra những cái chung để được mọi người yêu mến, sau đó ta sẽ bộc lộ những cái
đơn nhất , cái riêng biệt của bản thân …
Hơn nữa, vì cái riêng và cái chung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái
chung nằm trong cái riêng nên trước khi phát triển những màu sắc của riêng mình,
ta không thể nào bỏ qua, lờ đi những phần kiến thức nền tảng, cơ bản. Ví như khi
xây một ngôi nhà, chỉ khi công đoạn làm móng đã đủ vững chắc thì khi xây nhà
mới có thể kiên cố và lâu dài được. Từ đó, khi muốn thành công trong bất cứ lĩnh
vực, ngành nghề nào cũng cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Khi đã có kiến
thức cơ bản rồi, ta mới có thể phát triển thêm những điểm đặc biệt của bản thân thật tốt. II.
Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả
-Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi
nhất định . Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
-Mối liên hệ nguyên nhân-kết quả có tính tất yếu, khách quan và phổ biến.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ, chuyển
hóa cho nhau, cái mà ở thời điểm này là nguyên nhân nhưng ở thời điểm khác, mối
liên hệ khác thì lại là kết quả. Sự tác động của nguyên nhân có thể theo hai chiều
hướng (thuận, nghịch) nên các kết quả sinh ra từ nguyên nhân có thể khác nhau.
Hay nói cách khác kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định 5
-Ý nghĩa phương pháp luận: Sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của
nó vì thế muốn cho sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân,
điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng; ngược lại muốn sự vật, hiện
tượng nào đó mất đi thì phải làm mất đi nguyên nhân tồn tại của nó. Cần tìm hiểu,
xác định và phân loại đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh. Trong thực
tiễn, cần khai thác tận dụng kết quả đạt được để thúc đẩy nguyên nhân theo hướng tích cực.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Nguyên nhân là thứ sinh ra kết quả nên muốn giải quyết bất cứ một sự việc, hiện
tượng nào cũng cần xuất phát từ nguyên nhân. Do đó, trong việc phát triển bản
thân, khi thấy kết quả làm việc hay học tập của bản thân kém hoặc không có hiệu
quả ta cần tìm hiểu, xác định đúng và phân loại các nguyên nhân từ phương pháp
học tập hay làm việc của mình. Ví dụ như khi mình đi thi bị điểm kém ta cần tìm
nguyên nhân ở đây là gì, là do bản thân không tập trung học tập và ôn luyện, trì trệ
, nước đến chân mới nhảy , việc mất tập trung trong lúc học là do mình đã sử dụng
điện thoại trong giờ học lướt tiktok, facebook, chơi game. Khi đó muốn giải quyết
vấn đề điểm kém cần phải kiểm soát thời gian, khắt khe hơn với bản thân cụ thể là
không sử dụng điện thoại trong giờ học, lên kế hoạch học tập cụ thể, sắp xếp thời
gian, đặt ra những mục tiêu để tạo động lực cho bản thân học tập và làm việc
Ngược lại, khi đạt được kết quả học tập hay làm việc tốt cần tìm hiểu và rút ra
nguyên nhân. Ví dụ như sức khỏe của bản thân đã tốt lên nhiều vì mình đã bắt đầu
thói quen ngủ sớm dậy sớm và chạy bộ vào mỗi buổi sáng. Khi đó,ta cần biết phát
huy và tiếp tục áp dụng, khai thác nguyên nhân ấy, duy trì thói quen sống và sinh
hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe của bản thân mình.
Hay trong kinh doanh, khi doanh thu giảm mạnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân, là do chất lượng hàng hóa hay do cách bán hàng của mình. Từ đó cần thay
đổi để đạt hiệu quả tốt hơn.
Để có được kết quả thì chúng ta cần phải tác động , tác động vào những điều kiện
khách quan và chủ quan. Ví dụ như để thành công ta cần phải tác động đến điều
kiện chủ quan là phải nỗ lực cố gắng, hay tác động đến điều kiện khách quan như
yếu tố may mắn, phải biết nắm bắt cơ hội (thì phải có sự chuẩn bị tốt mới nắm bắt
được). Nỗ lực không thôi là chưa đủ, nó còn phụ thuộc vào điều kiện. 6 III.
Cặp phạm trù ngẫu nhiên- tất nhiên
-Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong
sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như
thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do
bản chất kết cấu bên trong sự vật mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật hoặc
do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định, chúng có thể có
xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác.
- Mối quan hệ biện chứng: ssTất nhiên và ngẫu nhiên cùng tồn tại trong sự
thống nhất hữu cơ với nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau,
ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính chất tương đối.
- Ý nghĩa phương pháp luận : Muốn tất nhiên xảy ra đúng trong thực tiễn
cần phải nghiên cứu được mối liên hệ tất nhiên chứ không dựa vào ngẫu nhiên.
Trong thực tiễn, ngẫu nhiên có thể thay đổi đột ngột. Do vậy cần có những phương
án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xảy ra.Khi nhận thức được các điều
kiện có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để biến ngẫu nhiên thành tất nhiên ( Và không
phù hợp thực tiễn khi ngược lại)..
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Trong học tập, để có kết quả học tập tốt và được học bổng thì việc cần
thiết phải làm là học chăm chỉ, có phương pháp học tập đúng đắn là điều tất nhiên
nhưng quá trình đến cái đích ấy nhanh hay chậm, có những khó khăn, trở ngại như
thế nào còn phụ thuộc vào nhiều cái ngẫu nhiên. Ví dụ như sau một quá trình học
tập với phương pháp học tập đúng đắn tiếp thu bài nhanh, vận dụng dễ dàng thì
việc đạt điểm cao trong kỳ thi là một điều tất nhiên. Nhưng sau cả một quá trình
dài học hành chăm chỉ nhưng trước ngày thi lại gặp một cú sốc tâm lý (bị thất tình
chẳng hạn) . Khi đó, tâm trí bị cảm xúc chi phối và không còn tập trung hoàn toàn
cho việc làm bài thi được nên kết quả thi thấp hơn dự định. Hoặc vài ngày trước
khi thi lại bị bệnh, bị ốm sốt nên khi làm bài thi bị ảnh hưởng dẫn đến kết quả
không được tốt. Khi đó, việc thất tình hay bị bệnh đều là những cái ngẫu nhiên tác
động đến cái tất nhiên. Từ đó, trong cuộc sống cần dự liệu những cái ngẫu nhiên sẽ
xảy tới và chuẩn bị những phương án dự phòng cho nó. Ví dụ như trong quá trình
ôn thi, đặc biệt là những ngày gần sát kì thi thì nên tránh những cảm xúc tiêu cực,
tạo tâm lý thoải mái tập trung ôn thi. Ngoài ra, trong quá trình ôn thi ấy cần đặc 7
biệt chú ý tới sức khỏe để bản thân luôn trong trạng thái tỉnh táo, minh mẫn và
khỏe mạnh để làm tốt bài thi, đồng thời tránh được tình trạng sức khỏe yếu không mong muốn trước kì thi. IV.
Cặp phạm trù Nội dung- Hình thức
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật
hiện tượng. Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và
phát triển của sự vật hiện tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Mối quan hệ biện chứng: Nội dung và hình thức tồn tại trong mối liên hệ
phụ thuộc lẫn nhau .Từ một nội dung có thể được thể hiện qua nhiều hình thức và
cùng một hình thức có thể truyền tải được nhiều nội dung. Nội dung quyết định
hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Thứ nhất, không tuyệt đối hóa một trong hai
mặt nội dung hoặc hình thức. Thứ hai, cần tận dụng sự đa dạng của hình thức vào
việc thể hiện nội dung. Thứ ba, muốn hoạt động truyền tải có hiệu quả cần căn cứ
vào nội dung và sự tác động trở lại của hình thức tới nội dung.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Đối với một con người, nội dung là nhân cách, là tâm hồn. Còn hình thức
là ngoại hình, là các phương tiện về vật chất mà người đó dùng để bộc lộ, thể hiện
nhân cách của bản thân mình ra bên ngoài. Trong một số trường hợp, nếu như con
người tuyệt đối hóa nhân cách tâm hồn, chỉ chú trọng chăm lo, bồi dưỡng cho nó
mà không quan tâm đến ngoại hình hay các phương tiện về vật chất tối thiểu để
bộc lộ tâm hồn thì dù nhân cách có tốt tới bao nhiêu cũng sẽ gặp phải nhiều hạn
chế, khó mà phát triển được. Ngược lại, nếu như chỉ quan tâm chăm sóc cho ngoại
hình, cho những phương tiện vật chất mà bỏ qua rèn luyện nhân cách rất dễ sa đà,
đi lạc hướng, tuy bên ngoài cầu kì, hoa lệ rực rỡ nhưng bên trong lại rỗng tuếch.
Như vậy cũng không thể làm được gì cả.
Bởi vậy, nội dung và hình thức gắn liền với nhau, cần đi đôi với nhau. Con
người không chỉ cần chú trọng bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách mà còn cần chăm lo
đến vẻ bề ngoài, đến những phương tiện vật chất tối thiểu mới có thể phát triển và
nắm bắt được nhiều cơ hội để thành công hơn trong cuộc sống. V.
Cặp phạm trù Bản chất- Hiện tượng 8
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng
và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng
là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối
ổn định ở bên ngoài, đây là mặt dễ biến dổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
- Mối quan hệ biện chứng: Cả hai phạm trù tồn tại trong mối quan hệ thống
nhất hữu cơ với nhau; Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong
phú hơn bản chất; hiện tượng không hoàn toàn phù hợp với bản chất; Bản
chất ổn định hơn hiện tượng, hiện tượng biến đổi nhanh hơn bản chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Muốn tìm ra bản chất phải nghiên cứu nhiều
hiện tượng; Cần nghiên cứu các hiện tượng giả để phản ánh sai lệch bản chất.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Bản chất tồn tại sâu xa bên trong sự vật nên nó chỉ có thể được tìm thấy
bên trong sự vật chứ không ở bên ngoài đâu khác. Hơn nữa, khi kết luận về bản
chất của một sự vật, không nên đưa ra những nhận định chủ quan, phiến diện, một
chiều. Trong cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu, khi bắt gặp những hành động,
lời nói đường mật tưởng chừng như tán tỉnh của người khác, ta chưa nên vội đưa ra
kết luận rằng người đó yêu thương, thật lòng với mình mà cần tỉnh táo, xem xét
đến nhiều hiện tượng khác nhau, nhiều trường hợp khác nhau, cho bản thân mình
thời gian để tìm hiểu thật kĩ càng bởi có khi đó chỉ là những hành động người đó
làm với tất cả mọi người hay có khi người ấy cũng chỉ muốn tán tỉnh trêu đùa chứ
không thật sự có lòng đối với ta. Hay là cả những người vừa gặp đã tỏ ra thân thiết,
sẵn sàng cho ta hết tất cả cũng chưa chắc đã là người thật lòng với ta. Những thứ
dễ có cũng dễ mất đi nên ta cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ để tránh sa lấy vào
những hiện tượng sai lệch với bản chất. VI.
Cặp phạm trù Khả năng- Hiện thực
- Phạm trù khả năng: là cái chưa có, chưa xảy ra nhưng nhất định sẽ xảy ra
khi có điều kiện thích hợp; là 1 trạng thái đặc biệt của hình thức. Có 3 loại:
Khả năng thực tế: khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh; Khả năng tất
nhiên: khả năng gần, khả năng xa; Khả năng ngẫu nhiên.
Phạm trù hiện thực: Là cái đang có, đang tồn tại thực tế; Hiện thực khác
hiện thức khách quan; Hiện thực khách quan: là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất 9
tồn tại độc lập và ý thức con người. Hiện thực bao gồm: hiện thực vật chất ( những
sự vật hiện tượng đang tồn tại 1 cách khách quan trong thực tế) và hiện thực tinh
thần ( những gì đang tồn tại 1 cách chủ quan trong ý thức con người).
- Mối quan hệ biện chứng: Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ
hữu cơ với nhau; Cùng trong điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể
tồn tại nhiều khả năng; Trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện
thêm những khả năng mới đồng thời mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự
thay đổi của điều kiện; Để khả năng biến thành hiện thực thường cần 1 tập
hợp điều kiện: nhân tố chủ quan và điều kiện khác quan.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Thứ nhất là trong một sự vật tồn tại nhiều khả
năng nên cần chọn lọc khả năng phù hợp. Thứ hai, cần nhận thức được khả
năng tiềm tàng của sự vật để nắm bắt xu thế phát triển của nó. Thứ ba, cần
phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức để biến khả năng
thành hiện thực theo mục đích nhất định.
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Mỗi khả năng xuất phát từ một hiện tượng nhất định. Mỗi người có điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau vì thế khả năng phát triển là khác nhau. Vấn đề quan
trọng đó là mỗi người cần tìm tòi và phát hiện ra khả năng tối ưu và phù hợp nhất
với bản thân mình để dựa vào đó mà phát triển, để biến khả năng ấy thành hiện
thực. Cần tránh những khả năng ảo chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Mỗi người có những khả năng đặc biệt của riêng mình, có những điểm
mạnh riêng, điểm yếu riêng nên không thể lầm tưởng mà đi sai đường, bỏ qua
những cánh cửa, những cơ hội đang chờ đón. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta cần
không ngừng khám phá, tận dụng những cơ hội để tìm hiểu bản thân, rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu của mình, không ngừng khai phá những khả năng tiềm tàng
để phát triển, biến những khả năng ấy thành hiện thực. 10 KẾT LUẬN
Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những
đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới
vật chất. Quan hệ nhân – quả cũng như vậy, chúng ta có thể coi như quan hệ nhân –
quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một tác động này suy ra một
kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực: trong tự nhiên, trong xã hội, cả trong khoa
học ( vật lý, hóa học,…) kinh tế, chính trị, văn hóa,… Quan hệ nhân – quả là một
trong những mối quan hệ phổ biến nhất trong thế giới hiện thực, có vai trò quan
trọng đối với quá trình hình thành nhận thức của chúng ta.
Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù là những cơ sở lý luận
rất quan trọng giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt
động thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được
về đặc trưng của mối quan hệ và những đặc trưng của các cặp phạm trù vào hoạt
động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn hơn. 11 12