-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hóa ứng xử lối sống, ảnh hưởng và bảo tồn | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Phong cách sống của người Hà nội là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và sự hiện đại, mang đậm dấu ấn văn hóa kinh kỳ: Tinh tế và nhã nhẵn trong giao tiếp: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Cách ăn nói thường nhẹ nhàng, từ tốn, chọn lọc từ ngữ và tôn trọng người đối diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Văn hóa ứng xử lối sống, ảnh hưởng và bảo tồn | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Phong cách sống của người Hà nội là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và sự hiện đại, mang đậm dấu ấn văn hóa kinh kỳ: Tinh tế và nhã nhẵn trong giao tiếp: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Cách ăn nói thường nhẹ nhàng, từ tốn, chọn lọc từ ngữ và tôn trọng người đối diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
• Ẩm thực H
à Nội được ca ngợi trong văn học
• "Hà Nội ba sáu phố phường" – Thạch Lam
• "Miếng ngon Hà Nội" – Vũ Bằng • "Phở" – Nguyễn Tuân
• "Thương nhớ mười hai" – Vũ Bằng
IV. Văn hóa ứng xử lối sống
a. Phong cách sống của người Hà Nội:
Phong cách sống của người Hà Nội là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống
và sự hiện đại, mang đậm dấu ấn văn hóa kinh kỳ:
• Tinh tế và nhã nhặn trong giao tiếp:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Cách ăn nói thường nhẹ nhàng, từ tốn, chọn lọc từ ngữ và tôn trọng người đối diện.
Cách nói chuyện này thường phản ánh nét văn hóa lâu đời, từ thời phong kiến, khi
Hà Nội là trung tâm của tri thức và học vấn.
Tiếng nói Hà Nội trước hết là ở chỗ phát â
m đúng, từ ngữ chuNn xác, có thể làm
mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội còn biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã nhặn,
lịch sự. ấy là vì ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội đã tiếp thu có
sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất. Lời nói
của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Họ không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ.
Người Hà Nội cũng đề ca
o sự lễ nghĩa, kính trên nhường dưới, đặc biệt coi trọng
cách xưng hô và ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. Ví
dụ, họ thường gọi nhau là "ông, bà, cô, chú" một cách thân mật nhưng vẫn giữ sự tôn trọng.
• Sống có nề nếp, gắn kết với gia đình:
Gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Hà Nội. Dù trong xã hội
hiện đại với nhiều sự thay đổi, nhưng truyền thống gia đình vẫn luôn được đề ca . o Ngày lễ, Tết hay cá c dịp quan trọng, cá
c gia đình thường tụ họp, cùng ăn uống và tưởng nhớ tổ tiê . n
Người Hà Nội duy trì thói quen giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Mỗi ngôi nhà đều
có một không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm để bày tỏ lòng kính trọng với tổ
tiên. Ngoài ra, gia đình còn là nơi truyền dạy những giá trị đạo đức, cách ứng xử
trong cuộc sống cho thế hệ trẻ.
• Yêu văn hóa và nghệ thuật
Người Hà Nội thích thưởng thức cá
c hình thức nghệ thuật như thơ ca, â m nhạc,
kịch nghệ, hội họa... Đặc biệt, những chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền
thống như ca trù, hát chèo, hay hát quan họ vẫn được nhiều người dân Hà Nội yêu thích và ủng hộ.
Các không gian nghệ thuật và văn hóa như nhà hát lớn Hà Nội, cá c phòng triển
lãm, bảo tàng cũng là nơi thường xuyên lui tới của người dân thủ đô. Ngoài ra,
nhiều người Hà Nội còn có thói quen đọc sách, và việc sở hữu tủ sách trong nhà là
niềm tự hào của nhiều gia đình.
• Tôn trọng và gìn giữ truyền thống:
Người Hà Nội luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của
cha ông. Các phong tục tập quán như cúng tổ tiê , n ăn Tết, cá c lễ hội truyền thống
được người dân nơi đây duy trì qua nhiều thế hệ.
Vào những ngày đầu năm mới, người Hà Nội thường có thói quen đi chùa để cầu
bình an, sức khỏe cho gia đình. Lễ hội chùa Hương, chợ Viềng hay cá c lễ hội đình
làng là những hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
• Phong cách sống dung dị, yêu thích sự bình yên:
Dù Hà Nội là một đô thị sầm uất, nhưng người Hà Nội vẫn duy trì được nếp sống
dung dị và gần gũi với thiên nhiên. Nhiều người dân thủ đô thích tì m đến cá c quán
cà phê nhỏ, yên tĩnh trên các con phố cổ để thưởng thức ly cà phê buổi sáng và tận
hưởng không gian thanh bình. Quán trà đá vỉa hè hay những gánh hàng rong cũng
là nơi người dân trò chuyện, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
• Phong cách ăn mặc trang nhã, lịch lãm
Người Hà Nội có gu ăn mặc tinh tế, thường chọn trang phục nhã nhặn, lịch sự
nhưng vẫn hợp thời trang. Dù là trong cá
c sự kiện trang trọng hay cuộc sống
thường ngày, họ luôn chú trọng đến sự gọn gàng, sạch sẽ và tinh tế. Những gam
màu trầm, nhẹ nhàng thường được ưa chuộng vì phù hợp với khí chất điềm đạm,
tinh tế của người Hà Nội.
• Tôn trọng giá trị tri thức
Người Hà Nội rất coi trọng giáo dục và tri thức. Nhiều gia đình dành sự quan tâm
lớn đến việc học hành của con cá , i mong muốn con e
m mình có nền tảng tri thức
vững chắc. Truyền thống học tập và khoa bảng của người Hà Nội được truyền từ
đời này sang đời khác, tạo nên một xã hội đề cao tri thức và văn hóa học thuật.
• Thói quen thưởng thức ẩm thực tinh tế
Vũ Bằng, người viết nên những trang đầy chất thơ về Nm thực đã phải khẳng định:
“Tâm tính người Hà Nội đổi thay, phố xá nhà cửa thay đổi, cá i mặc của Hà Nội
cũng khác xưa, duy chỉ có một thứ không đổi là cá
i ăn của người Hà Nội”
Người Hà Nội không chỉ quan tâm đến việc ăn uống để no bụng m à còn chú trọng
đến cách thưởng thức món ăn sao cho tinh tế và trọn vẹn. Phong cách thưởng thức
Nm thực của người Hà Nội có phần chậm rãi, thong thả để cảm nhận được hết sự
tinh túy trong từng món ăn. khi ăn uống thường mời chào nhau, nhường người
khác gắp trước, tiếp cho khách miếng ngon.Cách ăn uống của người Hà Nội đã
được nâng lên thành nghệ thuật thưởng thức, ứng xử trong ăn uống của người Hà
Nội được quy định thành chuNn mực.
Không phải ngẫu nhiên m à hai câ
u thơ: “Chẳng thơm cùng thể hoa nhài/ Dẫu
không thanh lịch cũng người Tràng An” luôn là niềm tự hào của người Hà Nội.
cách ăn khoan thai, uống êm ái, lịch sự, sạch sẽ và vui vẻ trong ăn uống…
Sự tinh tế không chỉ ở khNu vị mà còn ở việc chọn lựa cách thức ăn uống – món
nào “đi với” món ấy, mùa nào thức ấy, thậm chí giờ nào thức ấy… Người Hà Nội
còn coi chuyện ăn uống như một cách thể hiện những thú vui, sở thích của mình.
Họ thường quan tâm đến cách sắp xếp mâm cơm sao cho đẹp, trình bày món ăn
làm sao kết hợp được màu sắc, mùi vị và hình thức. Thưởng thức món ăn ngon là
sự tổng hoà cảm nhận của các giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
b. Tính cách người Hà Nội:
• Chất hào hoa, thanh lịch.
• "Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị. Ghét lòe loẹt
mà thích diểm dắn. Tránh tiếng xa hoa. Dù giàu sang, áo có mớ
năm, mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang"...
• Thể hiện cả trong lời ăn tiếng nói như cách nói chuyện "thưa gửi,
vâng dạ" với đôi chút rào đón, lời xin lỗi "nói vô phép" trước
khi có thể làm phiền ai, lời cảm ơn "quý hóa quá" khi nhận
được chút ít quan tâm giúp đỡ…
• Tuy là Kinh đô nhiều đời nhưng Hà Nội vẫn chỉ gồm những con
đường ô bàn cờ bé xíu, những ngôi nhà lợp ngói â m dương nép
dưới tán hoàng lan, những chùm hoa sữa.
• Chất thị dân đậm đặc: Sành ăn, sành chơi, có gu thNm mỹ tinh
tế."sành" trong cách ăn, cách mặc, cách cảm, cách nghĩ.
• Chất tài hoa, tài tử: Bằng chứng đẹp đẽ còn tồn tại đến ngày nay là
những làng nghề, phố nghề nổi tiếng rải rác khắp nội, ngoại thành với những tá
c phNm được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của người Hà Nội.
• Chất trí tuệ, hàn lâm: Biểu hiện rõ nét nhất là cá c đỉnh ca o văn hóa vật
thể cũng như phi vật thể như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đài Nghiên
Tháp Bút, như tư tưởng trọng dụng hiền tài và nhiều c á nhân tiê u biểu.
• Chất "kẻ sĩ": Ở người Hà Nội dù ít học hay bậc thức giả đều dễ nhận ra một
đôi nét của nhà nho - quân tử. Hơi ngang tàng, hơi ngông, bất cần đời
và cả tính sĩ diện, không vồ vập, tự trọng ca , o không luồn cúi, hạ mình.
V. ẢNH HƯỞNG VÀ BẢO TỒN
A.Tác động đến văn hoá Việt Nam
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Việt
Nam trên nhiều phương diện, từ lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, cho đến lối sống và tư tưởng.
1. Chính trị, văn hoá và lịch sử
Thăng Long là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội của cả nước. Việc tập
trung nhiều tầng lớp tri thức, quan chức, nghệ nhân và thương nhân đã góp
phần hình thành nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Nhiều giá trị
văn hóa, tập quán, và lễ nghi của Thăng Long đã lan tỏa đến các vùng miền khác của Việt Nam.
2. Văn học và nghệ thuật
Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ lớn
của dân tộc. Nhiều tác phNm văn học, nghệ thuật cổ điển nổi bật của Việt
Nam xuất phát từ đây. Thăng Long được coi là cái nôi của nhiều loại hình THÁCH THỨC
- Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Hà Nội đã gây ra nhiều áp lực lên các di
sản văn hóa, đặc biệt là về không gian kiến trúc và cảnh quan lịch sử. Nhiều
khu phố cổ, di tích lịch sử và kiến trúc truyền thống đứng trước nguy cơ bị
phá hủy hoặc biến dạng.
- Việc phát triển hạ tầng và xây dựng đô thị mới đôi khi mâu thuẫn với việc
duy trì không gian văn hóa lịch sử. Nhiều công trình hiện đại chen lấn không
gian truyền thống, làm mất đi bản sắc riêng của thành phố.
2. Sự mai một của các giá trị văn hoá truyền thồng
- Các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, phong tục tập quán, và các loại
hình nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nguy cơ mai một. Sự thay đổi
trong lối sống và sở thích của giới trẻ, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây
và toàn cầu hóa có thể làm giảm đi giá trị và tầm quan trọng của các truyền thống văn hóa.
- Những nghề thủ công truyền thống như làm cốm, nghề làm giấy dó, thêu
tay, chế tác đồ đồng… đang gặp khó khăn trong việc duy trì trước sự phát
triển của công nghiệp và sản xuất hàng loạt.
3. Tác động của du lịch
Mặc dù du lịch mang lại cơ hội lớn cho việc quảng bá và bảo tồn văn hóa,
nhưng nó cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức. Quá tải khách du lịch có
thể làm hỏng di tích lịch sử, biến các giá trị văn hóa trở thành sản phNm
thương mại hóa, mất đi tính nguyên bản và tinh tế. BẢO TỒN
1. Bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị
- Cần có các quy hoạch và chính sách cụ thể nhằm bảo vệ các khu di tích và
kiến trúc cổ như phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu -
Quốc Tử Giám, và các công trình mang tính biểu tượng khác. Những chính
sách này cần đảm bảo việc giữ gìn diện mạo văn hóa lịch sử đồng thời kết
hợp hài hòa với quá trình phát triển hiện đại.
- Tăng cường kiểm soát việc xây dựng và cải tạo các khu vực có giá trị văn
hóa lịch sử, tránh việc phá bỏ hoặc xây dựng các công trình không phù hợp
với không gian văn hóa truyền thống.
Quy hoạch bảo tồn hoàng thành thăng long
2. Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể
- Cần khuyến khích các nghệ nhân truyền thống, tổ chức các lớp học và
hoạt động văn hóa để giới trẻ tiếp cận và hiểu biết về các nghệ thuật truyền
thống như ca trù, chèo, hát xNm, múa rối nước, và các lễ hội dân gian.
- Bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống qua việc hỗ trợ và
tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, đồng thời q uảng bá các sản phNm
truyền thống thông qua du lịch và xuất khNu. 3. Phát triển du lịch
- Phát triển các chương trình du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn văn hóa,
nhằm đảm bảo rằng các di tích và văn hóa truyền thống không bị hư hại bởi
du lịch. Hướng dẫn và giáo dục du khách về giá trị và tầm quan trọng của
các di sản văn hóa, từ đó tăng cường ý thức bảo vệ.
- Xây dựng các tuyến du lịch văn hóa kết hợp giữa trải nghiệm hiện đại và
tham quan các khu di sản, giúp du khách hiểu sâu hơn về lịch sử và giá trị
văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng
- Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, về tầm quan
trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Điều này có thể thông qua các
chương trình giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, hoặc các chiến dịch truyền
thông về di sản văn hóa.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn
hóa, từ việc gìn giữ phong tục tập quán, bảo vệ các di tích, đến phát triển các
hình thức nghệ thuật dân gian trong cuộc sống hàng ngày. KẾT LUẬN
Bảo tồn và phát huy văn hóa Thăng Long - Hà Nội là một nhiệm vụ
quan trọng, không chỉ nhằm giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
mà còn để tạo động lực phát triển bền vững cho tương lai. Dù đối diện với
nhiều thách thức, nhưng thông qua việc phối hợp giữa chính quyền, cộng
đồng và các tổ chức quốc tế, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn có thể tiếp
tục phát triển và khẳng định vị trí của mình trong văn hóa Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội là một kho tàng di sản phong phú và đa
dạng, góp phần quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa Việt Nam.
Qua hơn một nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành trung
tâm văn hóa, chính trị và giáo dục của đất nước, không chỉ lưu giữ những giá
trị truyền thống mà còn đóng vai trò tiên phong trong việc hội nhập và tiếp biến văn hóa quốc tế.
Với sự phát triển của nghệ thuật, kiến trúc, Nm thực, lễ hội và lối sống
thanh lịch, văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã truyền cảm hứng và lan tỏa ảnh
hưởng đến nhiều vùng miền của Việt Nam. Đặc biệt, tinh thần thanh tao,
tinh tế của người Tràng An và sự phong phú của nghệ thuật truyền thống đã
tạo nên sức hút mạnh mẽ cho thành phố này.
Tóm lại, văn hóa Thăng Long - Hà Nội không chỉ là biểu tượng của
quá khứ hào hùng mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và sáng tạo
trong tương lai, khẳng định vị thế quan trọng của Hà Nội trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới.