Vận tải đường hàng không | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Vận tải đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và logistics hiện đại. Mặc dù có những thách thức và chi phí cao, nhưng tốc độ và độ an toàn của nó khiến vận tải hàng không trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp khi cần giao hàng gấp hoặc vận chuyển hàng hóa giá trị cao.
Môn: Kinh doanh quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞĐẦU
Có thể nói, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các vùng
miền, quốc gia hay giữa các khu vực trên thế giới ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy
vai trò quan trọng của Logistics thực hiện chuỗi các dịch vụ liên quan đến sản xuất, lưu
kho, phân phối sản phẩm. Trong dây chuyền đó, vận tải được coi là một yếu tố then chốt,
chất lượng Logistics phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng của dịch vụ vận tải. Khi hoạt
động vận tải được tổ chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ Logistics.Trong Báo cáo điều tra về chỉ số hoạt động Logistics (LPI -
Logistics PerformanceIndex) năm 2018 do Ngân hàng Thế Giới công bố, Việt Nam
được xếp hạng 39/160nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Việt
Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong
nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tất cả các chỉ số đánh giá LPI 2018 đều
tăng vượt bậc; trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng
33, tăng 29 bậc) và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hóa (xếp hạng 34, tăng 41 bậc).
Điều này phản ánh thực trạng năng lực giao thông của đất nước trong thời thời gian qua
đã được cải thiện đáng kể.Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình đón nhận kỷ
nguyên kinh tế mới, để phục vụ nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng mạnh mẽ, mạng lưới
giao thông Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn, không thể không kể đến hệ
thống giao thông đường hàng không. Với mong muốn tìm hiểu thêm thông tin và kiến
thức của vận tải đường hàng không, nhóm chúng em chọn đề tài: “Vận tải đường hàng
không” cho bài tập nhóm học phần Nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế.
I. TỔNG QUAN VỀVẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1. Khái niệm
Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật
nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo
nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung
hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ
một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ nếu như so với các
phương thức vận tải khác như đường sắt hay đường biển. Trong khi ngành vận tải
biển ra đời và phát triển từ rất sớm (khoảng thếkỉthứ5 trước công nguyên) thì vận
tải hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu của thế kỉ XX.
Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay,
nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật đã kéo theo sự phát triển của
vận tải hàng không, gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá đặc
biệt là các mặt hàng mau hỏng, đòi hỏi giao ngay để đáp ứng nhu cầu và thời cơ thị
trường, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng nhạy cảm với thời gian, hàng có giá trị cao.
Với việc có thể chế tạo ra những máy bay có khả năng chứa một khối lượng lớn
hành khách và hàng hóa đáng kể trong đó, giờ đây vận tải hàng không đã trở thành
một ngành quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với thương mại quốc tế nói riêng. 2. Đặc điểm
2.1. Đối tượng chuyên chở
2.1.1. Đối tượng hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không
Đối tượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không gồm 3 nhóm hàng chính, đó là:
Thư, bưu kiện (Airmail): gồm thư từ, bưu kiện, bưu phẩm dùng để biếu
tặng, vật kỷ niệm,… Những mặt hàng này thường đòi hỏi phải vận chuyển nhanh và an toàn cao.
Hàng chuyển phát nhanh (Express): gồm các loại chứng từ(Document),
sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợkhẩn cấp (Emergency).
Hàng hoá thông thường (Air Freight): là những hàng hoá thích hợp với vận
chuyển bằng máy bay. Trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng
máy bay thì 80% là hàng hoá thông thường, 16% là hàng chuyển phát nhanh
và là bưu phẩm, bưu kiện .
Hàng hoá thông thường được vận chuyển bằng máy bay gồm các loại:
Hàng hoá có giá trịcao (High Value Commodity): gồm những hàng hoá có
giá trị 1.000 USD/1kg; vàng, bạch kim, đá quý, các sản phẩm bằng vàng,
bạch kim, đá quý,…; tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá; kim
cương và các đồ trang sức bằng kim cương;…
Hàng hoá dễ hư hỏng do thời gian (Perishable): gồm những loại hoa quả
tươi, thực phẩm đông lạnh,…
Hàng hóa nhạy cảm với thị trường (Market Sensitive Air Freight): gồm
những loại hàng mốt, hàng thời trang (Fashion Goods),…
Động vật sống (Live Animals): gồm những vật nuôi trong nhà, vườn thú,…
Động vật sống khi vận chuyển đòi hỏi phải kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt và
phải vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lượng.
2.1.2. Đối tượng hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không
Cấm vận hàng hóa trên đường hàng không là một biện pháp an ninh được áp dụng
để ngăn chặn việc vận chuyển các mặt hàng có thể gây nguy hại cho an toàn, an
ninh hoặc môi trường bằng đường hàng không. Danh sách các đối tượng hàng hóa
bịcấm vận có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào quy định của từng quốc
gia hoặc khu vực. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về các đối tượng hàng hóa bị
cấm vận chuyển bằng đường hàng không:
Vũ khí: Các vũ khí như súng, dao, bom và các loại vũ khí nổ.
Chất nổ: Các chất nổ, thuốc nổ, và các sản phẩm chứa chất nổ.
Chất gây nổ: Các hóa chất có khả năng gây nổ, bao gồm các hợp chất hóa học nguy hiểm.
Chất dễ cháy: Các loại chất dễ cháy như xăng, dầu diesel, khí propane, khí tự nhiên nén.
Hóa chất độc hại: Các loại hóa chất độc hại gây hại cho con người và môi trường.
Chất biến đổi gen (GMOs): Các sản phẩm sinh học được thay đổi gen.
Các loại động vật và thực phẩm không an toàn: Các loại động vật hoặc thực
phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc nguy hại cho sức khỏe con người.
Chất ma túy: Các chất ma túy cấm sử dụng.
Vật phẩm có giá trị lớn: Các vật phẩm quý hiếm có giá trị cao như kim cương, vàng, bạc.
Các loại vật liệu radioactif: Vật liệu phóng xạ có thể gây nguy hại đối với
sức khỏe và môi trường.
Quy định về hàng hóa bị cấm vận có thể thay đổi theo từng thời điểm và từng quốc
gia, do đó, người vận chuyển hàng hóa cần luôn cập nhật thông tin từ các cơ quan
chức năng và hãng hàng không để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn và pháp lý liên quan. 2.2. Ưu điểm
Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung, tự nhiên và hầu như trong
nhiều trường hợp là đường thẳng. Thông thường, tuyến đường của vận tải hàng
không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính. Bởi
trong không trung, nên tuyến đường trong vận tải hàng không không bị phụ thuộc
vào địa hình mặt đất hay mặt nước, là tuyến đường tự nhiên nên ngoài việc đầu tư
xây dựng sân bay thì không phải đầu tư xây dựng các tuyến đường, do vậy, hầu
như không tốn kém chi phí. Về cơ bản tuyến đường di chuyển của máy bay là
đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau nếu không tính đến sự thay đổi độ cao
trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đường di chuyển
của máy bay có thể không là đường thẳng do một số vùng không phận cấm bay.
Thông thường, tuyến đường hàng không là tuyến đường ngắn nhất, ngắn hơn tuyến
đường sắt và đường ô tô trên 20%, ngắn hơn tuyến đường sông khoảng 10%.
Tốc độ vận tải hàng không rất cao, nhanh gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với
đường bộ và 8 lần so với tàu hỏa. Tốc độ của máy bay hiện nay đang ngày càng được
nâng cao, giúp cho vận tải hàng không chiếm ưu thế về tốc độ, cho phép rút ngắn thời
gian vận chuyển hơn rất nhiều. Với đặc tính vận chuyển quãng đường dài trong thời gian
ngắn như vậy, vận tải hàng không đặc biệt phù hợp với những loại hàng hóa yêu cầu thời
gian vận chuyển ngắn, như đồ tươi sống (rau, quả, hoa,...), hàng đông lạnh ,hàng hóa
nhạy cảm với thời gian như thời trang, sách báo tạp chí,...
và những hàng hóa khối lượng nhỏ nhưng giá trị lớn (như cổ vật, vàng bạc đá quý,
các giấy tờ có giá,...) , vv .Phí bảo hiểm thấp do thời gian vận chuyển ngắn hơn
nên phí bảo hiểm do vận tải hàng không thông thường sẽ thấp hơn so với các
phương tiện khác. Thời gian vận chuyển càng ngắn bạn càng chịu ít rủi ro.
Vận tải hàng không an toàn và đều đặn: so với các phương thức vận tải khác thì
vận tải hàng không an toàn và ít gặp tổn thất nhất. Do thời gian vận chuyển ngắn
nhất ,trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, bên cạnh đó còn rất nhiều
quy định chặt chẽ về an toàn và an ninh bao gồm các biện pháp an ninh và kiểm tra
hàng hoá giúp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giảm thiểu rủi ro mất
mát hàng hóa do các yếu tố như tai nạn, trộm cắp, hư hỏng. Hàng hóa phải nằm
trong danh mục cho phép và đóng gói đúng yêu cầu mới được vận chuyển bằng
hình thức này, để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hoá .Chất lượng dịch
vụ cao: Vận tải đường hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng
cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác (Hệ thống Theo dõi và thông tin
hàng hóa liên tục: Hãng hàng không cung cấp các công cụ và hệ thống theo dõi
hàng hóa trực tiếp cho khách hàng, cho phép họ biết chính xác vị trí của hàng hóa
và thông tin về tình trạng giao hàng. Dịch vụ khách hàng 24/7: Dịch vụ khách
hàng hoạt động liên tục giúp khách hàng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến
vận chuyển hàng hóa bất kể thời gian. Dịch vụ đóng gói chuyên nghiệp: Đảm bảo
rằng hàng hóa được đóng gói một cách chặt chẽ và an toàn để tránh hỏng hóc trong
quá trình vận chuyển. Tích hợp với hệ thống thông tin quản lý khách hàng: Hãng
hàng không cung cấp các hệ thống để khách hàng có thể quản lý và theo dõi quá
trình vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng).
Vận tải đường hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, do phục vụ chuyên
chở hành khách, hàng hóa có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp,... là chính nên đòi
hỏi an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình chuyên chở. Đối với vận tải đường hàng
không, một sai sót dù là nhỏ nhất cũng không được phép. Do đó, vận tải hàng
không đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe về tiêu chuẩn công nghệ kỹ thuật, từ
đó mang đến sự an toàn cao so với những phương thức vận tải khác. 2.3. Nhược điểm
Giá cước vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác :gấp
8 lần vận tải đường biển, gấp từ 3 – 4 lần vận tải ô tô và vận tải đường sắt. Nguyên
nhân là do máy bay tiêu thụ nhiên liệu cao hơn, do chi phí trang thiết bị hiện đại,
chi phí cho sân bay, chi phí khấu hao máy bay, cùng với nhiều loại chi phí dịch vụ
khác như hệ thống đảm bảo an toàn khi bay,... cũng rất cao .Hạn chế về trọng
lượng và kích thước : Đường hàng không có các giới hạn về trọng lượng và kích
thước của hàng hóa, làm cho việc vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh, siêu
trường siêu trọng hay quá lớn trở nên khó khăn và tốn kém .Thời gian biểu không
linh hoạt: Mặc dù tốc độ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nhanh
chóng, nhưng thời gian biểu của các chuyến bay có thể không linh hoạt do các lịch
trình cố định. Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thời tiết vận tải hàng không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi thời tiết bất lợi. Nên không chắc chắn và không dễ dàng đoán
trước được. Thường các chuyến bay bị huỷ do bão lớn, sương mù hay tuyết rơi.
Vận tải đường hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương
tiện máy bay, chi phí sân bay, phí đào tạo nhân lực bay, hệ thống kiểm soát không
lưu ,chi phí tham gia các tổ chức quốc tế về hàng không cũng rất lớn. Từ đó ta thấy
rằng, Vận tải hàng không không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa
giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh, do máy bay có dung tích và trọng tải
không lớn, nếu so với những tàu trong vận tải đường biển thì nhỏ hơn rất nhiều.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thích hợp đối với một loạt các mặt
hàng, đặc biệt là những mặt hàng cần đến nhanh chóng, hoặc có các yêu cầu đặc
biệt như bảo quản nhiệt độ, an toàn, và tính toàn vẹn. Dưới đây là một số loại hàng
hóa thích hợp cho vận chuyển bằng đường hàng không:
Hàng thời trang và hàng tiêu dùng nhanh: Các mặt hàng thời trang mới, giày
dép ,phụ kiện và các sản phẩm tiêu dùng có thể được vận chuyển bằng
đường hàng không để đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng.
Hàng điện tử và thiết bị công nghệ: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy
tính bảng, máy ảnh và các linh kiện công nghệ khác thường được vận
chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo sự nhanh chóng và an toàn.
Hàng dược phẩm và y tế: Các mặt hàng dược phẩm, thuốc, vắc xin và thiết
bị y tế có thể cần đến đích trong thời gian ngắn để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu quả.
Hàng hóa quý và giá trị cao: Trang sức, nghệ thuật, đồ cổ và các sản phẩm
quý có thể được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo tính an
toàn và giữ gìn giá trị.
Hàng tươi sống: Thực phẩm tươi sống như hoa quả, rau củ, thịt và hải sản
có thể được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo tính tươi ngon
và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hàng siêu trường siêu trọng và hàng nguy hiểm: Đường hàng không thường
có khả năng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, cồng kềnh và cả hàng
nguy hiểm với điều kiện an toàn đặc biệt.
Hàng hóa công nghiệp và sản xuất: Máy móc, linh kiện và các mặt hàng
công nghiệp khác có thể được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm
bảo tiến độ sản xuất và dự án.
Hàng hóa khẩn cấp: Trong các tình huống khẩn cấp, như việc cung cấp hỗ
trợ sau thảm họa tự nhiên hoặc tình huống y tế khẩn cấp, vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không có thể cứu sống và hỗ trợ người dân.
Hàng hóa có hạn sử dụng: Các mặt hàng có hạn sử dụng như hoa tươi, sản
phẩm thực phẩm sẽ thích hợp vận chuyển bằng đường hàng không để đảm
bảo chúng không hỏng hóc trước khi đến nơi.
Hàng hóa mẫu thử và sản phẩm mới: Các mẫu thử nghiệm, sản phẩm mới
và hàng hóa đối tượng cần được vận chuyển nhanh chóng để thử nghiệm
hoặc giới thiệu trên thị trường. 3. Vai trò
Vận tải hàng không đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung
cũng như thương mại quốc tế nói riêng. Vận tải hàng không giúp liên kết, hình thành và
mở rộng nhiều vùng kinh tế khác nhau. Những năm gần đây, phương thức vận tải hàng
không đang phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của ICAO (Tổ chức
hàng không dân dụng quốc tế, nếu như năm 1945 chỉ có 9 triệu hành khách đi lại bằng
các chuyến bay thương mại thì năm 2019 đã lên tới một 4,5 tỷ người. Năm 1967, doanh
thu của ngành hàng không thế giới là 12,5 tỷ USD, tương đương 7% doanh thu của toàn
bộ ngành công nghiệp thế giới. Năm 1980 con số đó đã lên tới 87,676 tỷ USD, và năm
2005 đã đạt tới 413 tỷ USD .Trong năm 2019 ngành hàng không thế giới chứng kiến sự
tăng trưởng về doanh thu đạt mức 1.052 tỷ USD, tăng 2,93% so với năm 2018. Cũng
trong năm này, hàng không thế giới đã cất cánh 38,3 triệu chuyến bay, vận chuyển hơn
4,3 tỷ lượt hành khách và hơn 58 triệu tấn hàng hóa. Bên cạnh đó, đội tàu bay thương mại trên thế giới tăng
1.234chiếc và các hãng hàng không đã tạo ra hơn 45 tỷ USD lợi nhuận. Xét trên
tổng thể , ngành hàng không trên toàn thế giới đã tạo ra 65,6 triệu việc làm, trong
đó, có 10,2 triệu việc làm trực tiếp và hơn 55 triệu việc làm gián tiếp, các hoạt
động hàng không có tác động tới 2,7 nghìn tỷ USD các hoạt động kinh tế, tương
đương khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
Tuy vậy, khi đại dịch COVID – 19 diễn ra, ngành hàng không đã phải chịu nhiều
tác động nặng nề. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc
tế(ICAO) về tình hình hoạt động hàng không trong năm 2020, lượng khách quốc tế
và nội địa lần lượt giảm 1,38 tỷ và 1,32 tỷ hành khách, giảm 74% và 50% so với
năm 2019 và làm sụt giảm doanh thu lần lượt 250 tỷ và 120 tỷ USD. Cũng theo đó,
doanh thu của ngành hàng không thế giới đã giảm 55% so với năm 2019, xuống
còn 474 tỷ USD, thấp nhất trong khoảng 15 năm qua.