VÍ DỤ VỀ CÁC BIỂU TRƯNG VĂN HÓA | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Các biểu trưng văn hóa không chỉ thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc mà còn góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Việc hiểu và tôn trọng những biểu trưng này là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và hòa bình trong xã hội toàn cầu.
Môn: Kinh doanh quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VÍ DỤ VỀ CÁC BIỂU TRƯNG VĂN HÓA
. BIỂU TRƯNG PHI TRỰC QUAN: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN: TRIẾT LÝ KINH DOANH:
Sự đổi mới là trọng tâm trong triết lý kinh doanh của NIKE. Những nỗ lực
không ngừng để trở nên tốt hơn đã giúp thương hiệu này tạo ra những sản
phẩm sáng tạo nhất thế giới phục vụ người tiêu dùng toàn cầu.
Sự đổi mới có thể được xem như một niềm tự hào, giống như máu chảy
trong thương hiệu của Nike.
Trên thực tế, Nike đã tự gọi mình là một công ty công nghệ. Thật khó để
tranh cãi với nhận định này, khi Nike là doanh nghiệp tiên phong về công
nghệ trong lĩnh vực giày dép.
Nike chính là là một ví dụ rõ ràng về một công ty thực sự hoạt động đúng
theo triết lý kinh doanh của mình
Theo phương châm của công ty “. nếu bạn có một cơ thể, bạn là một
vận động viên ”. Tuyên bố tập trung vào tầm ảnh hưởng và đóng góp
của Nike đối với ngành công nghiệp thể thao.
Công ty đang thực hiện sứ mệnh chuyển đổi khả năng thể thao và nâng
cao sự tự tin của họ để xây dựng phiên bản tốt nhất của chính họ.
Từ người mới đến chuyên nghiệp, bất kỳ ai muốn bắt đầu chơi môn thể
thao này hoặc cải thiện điều gì khiến họ hứng thú nhất, Nike có chung sứ
mệnh mang đến những điều tốt nhất trong đó Tầm nhìn:
Tầm nhìn của công ty Nike là duy trì sự kết nối, xác thực và thương hiệu đặc biệt nhất.
Công ty vẫn giữ những tuyên bố về tầm nhìn áp dụng cho chiến lược
tăng trưởng toàn cầu. Công ty tập trung vào việc làm cho thương hiệu
của mình trở nên dễ tiếp cận và xác thực hơn đối với khách hàng.
Để hiểu rõ điều này, họ có tuyên bố về tầm nhìn tập trung vào việc làm
mọi thứ có thể giúp giải phóng tiềm năng của con người.
Chính xác là, công ty không giới hạn mình trong bất kỳ loại chiến lược
nào để đảm bảo rằng nó cung cấp những điều tốt nhất cho khách hàng của
mình. Bức tranh được thể hiện bởi tuyên bố của ông là công ty sẽ không
giải quyết những gì là bình thường. Thay vào đó, họ sẽ tiến xa hơn và
năng động hơn. Trên hết, Nike tập trung vào tính hiệu quả và sáng tạo để bù đắp các tác động giá trị cốt lõi
Nike có những giá trị cốt lõi quan trọng bao gồm sự sáng tạo và truyền
cảm hứng cho mọi vận động viên trên hành tinh này. Cũng để duy trì sự
kết nối, thương hiệu đích thực và đặc biệt nhất.
Giá trị cốt lõi đề cao những gì quan trọng nhất đối với họ và họ trở
thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ.
Nike đánh giá cao các nhóm chiến lược của mình tập trung vào các bộ
phận chính như môi trường, cộng đồng, tầm nhìn, chiến lược, văn hóa và
nhiều hơn nữa để duy trì hoạt động của công ty 1. BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN: KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG:
Nike là một công ty thành đạt, chính vì vậy Nike biết cách gây dấu ấn trong
tâm trí khách hàng, thể hiện sức mạnh của họ bằng những công trình kiến
trúc mang tính chất đặc trưng của Nike. Chẳng hạn như: Nike Concept
Storevà NikeiD.Studio, NikeFactory Store…
-NikeiD.Studio: Không gian của hàng là các khối acrylic được thiết kếmạnh mẽ,
táo báo và góc cạnh tạo thành các giá đỡ và ghế ngồi.Điểm nhấn của không gian
là khối hình màu cam, làm cho các sản phẩmnổi bật hơn. Các nhà thiết kế đã cố
tình đơn điệu hóa giữa sự kết hợp củađá granit, kinh và nhôm làm nổi bật công
nghệ khác biệt và sự sangtrọng.
Nike Concept Store: Không gian bán lẻ của cửa hàng được sắp xếp hợp lý, sang
trọng. Sản phẩm của Nike được biết đến với thiết kế khí động học, nhưng các sản
phẩm chính trong trường hợp này là các túi sách tay, giây, các thiết bị thể thao.
LOGO: lấy cảm hứng từ biểu tượng chiếc cánh của bức tượng nữ thần tựdo. Sự
kết hợp hài hòa giữa ý nghĩa cái tên và yếu tố biểu tượng đã đem đếncho logo
hãng Nike một dấu ấn mới
SLOGAN: “JUST DO IT” (Hãy làm đi!) – Ngắn gọn, dễ nhớ và như một
lời khuyến khích giới trẻ hãy làm điều họ muốn. Thể hiện hình tượng của
Nike tới giới trẻ ưu chuộng thể thao và khát vọng thể hiện mình. ẤN PHẨM ĐIỂN HÌNH:
Dạng truyền thống: Dạng giấy thường là các ấn phẩm đề cập đến các dòng
sản phẩm đang được ưu chuộng, dòng sản phẩm mới, ngoai ra còn có các
thông tin thể thao điển hình.
Dạng điện tử: Dạng điện tử thông qua website của công ty: Loại này thường
là một tuần một lần. Nike xây dựng những cộng đồng trực tuyết cho khách
hàng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tập luyện. Nhờ đó, hàng không ngừng
thắt chắt quan hệ với người sử dụng. NGHI LỄ: -Chuyển giao:
+ Việc bầu chọn cho một chức vụ lãnh đạo mới luôn được coi như một sự
kiện quan trọng đánh dấu sự thành đạt trong nghề nghiệp của mỗi nhân viên ở Nike.
+ Tổ chức các buổi giới thiệu thành viên mới để mọi người trong công ty
có cơ hội làm quen với nhau để từ đó tạo được mối quan hệ một cách rộng
tãi để thực hiện tốt công việc mới của họ -Củng cố:
+ Nike thường tổ chức các cuộc thi trong các đơn vị để biểu dương các
cá nhân, đơn vị có thành tích cao.
+ Tổ chức các sự kiện để khẳng định mục tiêu của công ty.
-Nhắc nhở: Hằng năm Nike tổ chức bình chọn đơn vị có các sản phẩm
có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp nhất của công ty. Qua đó kiểm tra lại
các công đoạn sản xuất sản phẩm. -Liên kết:
+ Ở các đơn vị nước ngoai của Nike vào dịp Giáng Sinh, các giám đốc
đều rời văn phòng của mình để đi tới các phòng ban khác của nhân viên
để gặp gỡ, bắt tay và chúc mừng các nhân viên của mình.
+ Còn với Việt Nam, các dịp lễ Tết các nhân viên được quây quần bên
nhau để giao lưu, trao đổi những vấn đề kể cả trong công việc lẫn cuộc sống thường ngày.
Đạo đức kinh doanh của Nike
Hãng Nike đã chấm dứt hợp đồng quảng cáo với võ sĩ quyền anh nổi tiếng
Manny Pacquiao sau khi anh này có bình luận rằng “người đồng tính còn không bằng loài vật”.
Trong chiến dịch thời trang mới cho dòng sản phẩm Be True, để ủng hộ cho cộng
đồng LGBTQ, thương hiệu Nike tiếp tục hợp tác cùng những vũ công chuyển giới.
chào mừng Quốc tế Phụ nữ 2017, Nike đã ra mắt series 3 quảng cáo tại Trung
Đông, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ với nội dung tôn vinh giá trị phụ nữ mang lại cho cuộc sống.
Thông điệp xuyên suốt của chiến dịch là “Believe In More” khuyến khích phụ
nữ tin tưởng hơn vào bản thân, đừng sợ hãi mà hãy mạnh mẽ phá bỏ mọi rào
cản để làm những điều mình yêu và sống như cách mình muốn.
Nhằm kỉ niệm 30 năm ra đời thông điệp "Just do it", Nike ra mắt chiến dịch
"Dream Crazier" để tái khẳng định sự ủng hộ đối với phái nữ cho việc "tự tin
làm điều mình thích", cho dù bị gọi là "điên rồ".“Vốn dĩ ước mơ cũng chỉ là
giấc mộng điên rồ cho đến khi bạn biến nó thành sự thật" là thông điệp chính
trong chiến dịch "Dream Crazier", giúp Nike đem về giải Gold Lion hạng mục
Social & Influencer Cannes, khẳng định triết lý "Just do it” của mình trong 30
năm qua và sẽ còn tiếp tục lan toả trong những năm tới.
Hãng Nike đã tung ra mẫu giày Flyknit có quy trình chế tạo theo định hướng
kinh doanh bền vững do tạo ra ít vật liệu thừa hơn. Trong quá trình sản xuất, số
vật liệu thừa từ mỗi đôi giày chỉ nặng bằng trọng lượng 1 tờ giấy, hay tương đương khoảng 1/100 pound.
Nike cho biết Flyknit tạo ra phế liệu ít hơn 66% so với Air Pegasus +28. Nike,
trong nhận thức rất rõ rằng mỗi sản phẩm đều tác động tới môi trường, đã thiết
kế những sản phẩm trang phục bằng chất liệu polyester tái chế từ vỏ chai.
Nike cũng khuyến khích khách hàng “hoàn thiện chuỗi vòng đời sản phẩm”
bằng cách trả lại hãng những đôi giày đã qua sử dụng để tái chế và gọi đó là
“đạo đức của những đôi chân”
Đối với Nike đi kèm theo các nhà máy sản xuất là các khu xử lí chất thải chuyên
nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn khí thảicủa châu Âu, thêm vào đó là việc đưa những
vật liệu thân thiện với môi trường vàotrong các sản phẩm của mình là một nước đi
táo bạo cho công ty. Việc tham gia đóng góp vào các tổ chức từ thiện cũng đã
làm tăng hình ảnh của công ty trên thị trường trong mắt người tiêu dùng PHẦN XẤU
Dĩ nhiên chẳng thành công nào mà không có sự đánh đổi. Nike cũng có lúc thăng
trầm, thịnh suy. Thậm chí, họ còn có những "lịch sử đen tối", liên quan đến vấn đề
đạo đức kinh doanh và bóc lột sức lao động của các nhân công "giá rẻ".
Từ thập niên 1970, Nike bị buộc phải giải đáp những cáo buộc liên quan đến môi
trường làm việc thiếu an toàn và bóc lột sức lao động của nhân công. Thời điểm
ấy, các nhà máy của họ được đặt tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Nhưng khi phong trào nhân quyền và kêu gọi tăng lương được cải thiện ở 2 địa
điểm này, họ chuyển nhà máy đến những nơi khác tại Trung Quốc đại lục và một
số quốc gia ở Đông Nam Á, như Indonesia.
Năm 1992, sau chuyến thực địa tới Indonesia, tác giả và nhà hoạt động Jeffrey
Ballinger đã đăng bài viết lên tạp chí Harpers Bazaar, với tựa đề "Nike kiếm lợi
khủng trên lưng của người châu Á". Trong bài viết này, ông đã đề cập đến mọi khía
cạnh trong chuyến đi của mình, và đặc biệt chú trọng vào mức lương mà Nike đã trả
cho các công nhân nữ. Bài viết không chỉ làm nổi bật tiêu chuẩn lao động thiếu nhân
đạo mà Nike từng có, mà còn về sự bất bình đẳng trong thu nhập cho lao động là phụ
nữ, với mức lương chỉ đủ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu.
Quá khứ bóc lột tàn tệ
Một trong những nhân vật trong bài viết của Ballinger là Sadisah. Người phụ nữ
ấy có lẽ chưa từng nghe đến cái tên Michael Jordan, cũng chưa bao giờ có cơ hội
được ngồi trước TV mà xem siêu sao trình diễn những cú úp rổ thời đỉnh cao tại
Barcelona (Tây Ban Nha). Cô chỉ biết về công ty đã ký hợp đồng với anh - Nike.
Cũng giống như Jordan, Sadisah làm việc cho Nike. Nhưng khác ở chỗ, cô không
xuất hiện một cách hào nhoáng như vậy, mà là một công nhân trực tiếp làm ra
những đôi giày mang tên Jordan, và nhận lương tại một nhà máy tại Indonesia.
Thập niên 1980, nhà máy cuối cùng của Nike tại Mỹ (cụ thể là ở Saco, Maine) đóng
cửa, theo sau là nhiều nhà máy khác được mở ra tại Hàn Quốc - nơi là trụ sở của
Sung Hwa Corp, một trong những nhà sản xuất độc lập ký kết hợp đồng với
Nike. Khi đó, đây được xem là một bước đi trong chiến dịch "toàn cầu hóa" của
Nike, và nó khiến nước Mỹ mất đi khoảng 65.300 công việc trong ngành sản
xuất giày dép vào giai đoạn 1982 - 1989. Họ hướng đến những nơi có nhân công
giá rẻ, không yêu cầu mức lương tối thiểu 6,94 USD/h như ở Mỹ.
Lại nói về Sadisah, qua tìm hiểu của Ballinger, chỉ kiếm được... dưới 14 cent cho
mỗi giờ làm việc (khoảng 6 ngàn đồng tiền Việt hiện nay tính cả trượt giá). Mức
thu nhập ấy thậm chí còn thấp hơn con số "đáp ứng nhu cầu cơ bản" do chính
phủ Indonesia đưa ra. Cuộc khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thời
điểm đó còn cho thấy 88% phụ nữ Indonesia làm việc với mức lương của
Sadisah bị suy dinh dưỡng, và trên 80% lao động trong nhà máy ấy là phụ nữ.
Với trình độ học vấn dừng lại ở tiểu học, đa số công nhân trong nhà máy là trẻ
vị thành niên hoặc mới chỉ ngoài 20. Và mức thu nhập như vậy chỉ giúp
Sadisah trả tiền nhà mà không có điện và nước.
Trong một bảng khảo sát, Sadisah phải làm thêm tới 63h trong một kỳ trả
lương, với mức nhận thêm là... 2 cent mỗi giờ. Nhà máy nơi cô làm việc chỉ
chuyên sản xuất những đôi giày tầm trung của Nike, và mỗi đôi sẽ cần khoảng
0,84 nhân lực/ giờ làm việc để sản xuất. Sadisah mỗi ngày làm được trung bình
13,9 đôi giày. Cô làm 6 ngày/ tuần, mỗi ngày hơn 10,5 tiếng, và nhận về mức
lương 37,46 USD/tháng - chưa bằng 1/2 giá trị của một đôi giày khi đó.
Nhìn chung, chi phí lao động cho mỗi đôi giày mà Nike bán ra tại Mỹ khi đó
(khoảng 80 USD) rơi vào khoảng 12 cent - một biên độ lợi nhuận phải nói là
khủng khiếp. Nếu so với Jordan, riêng một quảng cáo trên TV của anh cho Nike
đã mang về 20 triệu USD. Nghĩa là, Sadisah cần hơn 44 ngàn năm làm việc
không nghỉ mới kiếm được số tiền như vậy. THAY ĐỔI
Sự thay đổi lớn nhất bắt đầu từ tháng 5/1998, khi CEO đương thời là Phil Knight
đứng ra nhận trách nhiệm. Trong bài phát biểu của mình, ông cho biết Nike
không những đã sai với thể thao, mà còn sai với cả thế giới, đồng thời thừa nhận
công ty cần phải nâng độ tuổi lao động tối thiểu, cũng như tăng cường giám sát
để cải thiện tiêu chuẩn lao động tại tất cả các nhà máy.
Sau phát biểu ấy, Nike bắt đầu thành lập Hiệp hội Công bằng Lao động vào năm
1999 và đặt ra tiêu chuẩn mới, bao gồm độ tuổi lao động tối thiểu, số giờ làm việc
tối đa mỗi tuần. Đến thập niên 2000, công ty đã thực hiện kiểm toán cho hơn 600
nhà máy, và đặc biệt chú tâm đến những nơi bị báo cáo là "có vấn đề".
Nỗ lực của họ đã được ghi nhận. Năm 2004, các nhà hoạt động nhân quyền thừa
nhận rằng nỗ lực giám sát của họ ít nhất đã giải quyết được vài vấn đề được cho
là kinh khủng nhất. Đến năm 2005, Nike đã trở thành thương hiệu đầu tiên hoàn
toàn minh bạch về các nhà máy đặt ở nước ngoài với bản báo cáo dài 108 trang.
Cho đến tận ngày hôm nay, họ vẫn duy trì sự minh bạch này, công khai dữ liệu
kiểm toán và cam kết về tiêu chuẩn lao động
Một số người đánh giá rằng Nike không phải là công ty duy nhất, cũng không
phải nơi bóc lột tàn tệ nhất. Vẫn còn nhiều vấn đề, nhưng quan trọng là họ đã
tìm cách thay đổi, và được xem là một trong những pha "thay đổi hình ảnh"
thành công và vĩ đại nhất trong nhiều thập kỷ gần đây.